PDA

View Full Version : Bàn về thuật ngữ, danh pháp


nbaotoan
01-19-2007, 02:57 AM
Trong khoa học (đặc biệt trong topic này, lý thuyết cơ bản), sử dụng thuật ngữ khoa học chính xác và thống nhất là hết sức quan trọng. Tớ nghĩ quy hết về tiếng Anh (English) là tốt nhất !!!
Theo đó, những từ sau đây cần viết cho chính xác:
1. Schrödinger
2. Cracking (chứ không phải crackinh?!?!)
3. Cyclo
4. Pentane
5. Alkane(s)/Alkene(s); Alkyl
6. Hydro
7. Lewis (Liuyt -> thua)
8. Carbocation/carbonium
9. Polymer
Nếu không chắc chắn thì search trên google !!!

Thân

Zero
01-19-2007, 08:44 AM
Không nhất thiết phải thế đâu bạn. Mình chỉ mong mọi người giữ nguyên tên gốc của các nhà bác học và thuật ngữ như: crackinh; Lewis... là được. Còn các thuật ngữ kiểu như: ankan, anken, cacbocation thì cũng có thể giữ nguyên chứ (hiện nay các sách VN đều giữ nguyên các thuật ngữ này). Với lại trong phần lý thuyết phổ thông, các em chưa được biết nhiều về tiếng Anh thì dùng những từ tiếng Anh chỉ làm cho các em cảm thấy xa lạ và khó tiếp thu.
Vài ý kiến nhỏ vậy thôi. Chúc bạn luôn vui khỏe và thành công

nbaotoan
01-19-2007, 01:19 PM
Thế carbonium không phải thuật ngữ à? Tại sao cái chịu cái không thế? Nên dùng cho thống nhất !!!

Vì thuộc tính quan trọng nhất của khoa học là thừa kế nên hệ thống trích dẫn (tên tác giả/phản ứng/tạp chí...) và thuật ngữ cần phải chính xác và thống nhất. Có như vậy, công trình của người đi sau nối tiếp được công trình người đi trước. Ngày nay, khi Mỹ là nước "thống trị" về kĩ thuật và công nghệ (KTCN) thì tiếng Anh chính là thứ tiếng dùng để lưu trữ KTCN. Không chấp nhận tiếng Anh chính là không chấp nhận/thừa kế KTCN mới.

Cho rằng các em phổ thông xa lạ với tiếng Anh là không đúng !!! các em học ngoại ngữ từ năm lớp 6. Lớp 8 Hóa mới được đưa vào chương trình. 2 năm học ngoại ngữ đủ để phân biệt carbon với cacbon; alkan với ankan !!! Tôi cũng "thông cảm" là sách giáo khoa thế này thế nọ. Và 1 cá nhân thì khó thể thay đổi cả hệ thống. Nhưng cứ làm theo lời Bác: người nhỏ làm việc nhỏ. Nếu có cơ hội thì tôi sẽ thuyết phục các em dùng đúng thuật ngữ tiếng Anh hơn là dùng theo cái mà mình biết là "không phù hợp".

Bạn cứ nghĩ xem có đúng không: phổ thông thì các em cứ cacbon, ankan; đại học thì Lyuit, crackinh; và cho đến tình hình hiện nay là tiếng Việt không có đủ từ để dịch các thuật ngữ tiếng Anh !!!

Thân

thanhatbu_13
01-21-2007, 11:14 PM
CẢm ơn những ý kiến đóng góp của bác nbaotoan. Nếu bác tranh cải về vấn đề danh pháp ở đây atbu e rằng nói mãi cũng chẳn đi đến kết quả. Hiện nay theo như mình biết thì đang có 1 đề tài Khoa học hẳn hoi do thầy Đặng Như Tại đảm nhiệm về vấn đề thống nhất danh pháp, bác có ý kiến thì liên hệ với thầy. Hiện có nhiều quan điểm người thì danh pháp miền nam theo thầy Thới , người đọc theo miền bắc, người thì mang nguyên tiếng Anh (IUPAC) vào. Mỗi quan điểm đều có cái hay và cái chưa hòan thiện .
Ngay cả danh pháp nếu đem nguyên Tiếng Anh (IUPAC) vào
1.Thứ nhất các em học sinh không nhớ (mình đã thử dạy).
2. Các em đã quen với những danh pháp đã Việt hóa rất quen thuộc và dễ chấp nhận. Vì vậy nhiều thứ không phải bê nguyên vào lại hay.
3. Nếu sử dụng danh pháp hay tên tiếng Anh thì ngay cả danh pháp IUPAC cũng đã có nhiều cách gọi vậy mình theo cái nào.

Trích của nbaotoan
1. Schrödinger
2. Cracking (chứ không phải crackinh?!?!)
3. Cyclo
4. Pentane
5. Alkane(s)/Alkene(s); Alkyl
6. Hydro
7. Lewis (Liuyt -> thua)
8. Carbocation/carbonium
9. Polymer

từ crackinh lúc đầu mình cũng có thắc mắc như bạn, và mình đã hỏi cô Thuận rất tiếc tài liêu cô dùng là crackinh và axít Liuyt . b :ngo 1 ( .


Vì thuộc tính quan trọng nhất của khoa học là thừa kế nên hệ thống trích dẫn (tên tác giả/phản ứng/tạp chí...) và thuật ngữ cần phải chính xác và thống nhất. Có như vậy, công trình của người đi sau nối tiếp được công trình người đi trước. Ngày nay, khi Mỹ là nước "thống trị" về kĩ thuật và công nghệ (KTCN) thì tiếng Anh chính là thứ tiếng dùng để lưu trữ KTCN. Không chấp nhận tiếng Anh chính là không chấp nhận/thừa kế KTCN mới.
Có phải ý bạn là muốn nói đến danh pháp IUPAC , hay bạn đang tranh cãi vấn đề dạy học bằng tiếng Anh...Ý kiến của bạn là không sai.

Thân ái.

n2h
01-21-2007, 11:47 PM
Nói chung vấn đề danh pháp còn bài cãi nhiều, miễn sao anh em hiểu là được. Chỉ khi nào dự hội nghị quốc tế thì cứ dùng tiếng Anh.
Còn về thống nhất danh pháp thì đang từ từ, đề tài đó thuộc cấp nhà nước, nếu mình nhớ không lầm khoảng 180 chai. Tập hợp một số nhà khoa học đầu ngành của VN để soạn thảo lại, thầy Hồ Sĩ Thoảng đứng đầu thì phải.
Tạp chí Hóa Học Ứng Dụng số 1/2007 đã đưa ra cách gọi thống nhất tên tiếng Việt các nguyên tố trong bảng hệ thông tuần hòan, nói chung là không khác với cách gọi trong SGK là mấy.

nbaotoan
01-22-2007, 03:01 AM
CẢm ơn những ý kiến đóng góp của bác nbaotoan. Nếu bác tranh cải về vấn đề danh pháp ở đây atbu e rằng nói mãi cũng chẳn đi đến kết quả. Hiện nay theo như mình biết thì đang có 1 đề tài Khoa học hẳn hoi do thầy Đặng Như Tại đảm nhiệm về vấn đề thống nhất danh pháp, bác có ý kiến thì liên hệ với thầy. Hiện có nhiều quan điểm người thì danh pháp miền nam theo thầy Thới , người đọc theo miền bắc, người thì mang nguyên tiếng Anh (IUPAC) vào. Mỗi quan điểm đều có cái hai và cái chưa hòan thiện .
Ngay cả danh pháp nếu đem nguyên Tiếng Anh vào
1.Thứ nhất các em học sinh không nhớ (mình đã thử dạy).
2. Các em đã quen với những danh pháp đã Việt hóa rất quen thuộc và dễ chấp nhận. Vì vậy nhiều thứ không phải bên nguyên vào lại hay.
3. Nếu sử dụng danh pháp hay tên tiếng Anh thì ngay cả danh pháp IUPAC cũng đã có nhiều cách gọi vậy mình theo cái nào.


từ crackinh lúc đầu mìnhcũng có thắc mắc như bạn, và mình đã hỏi cô Thuận rất tiếc tài liêu cô dùng là crackinh và axít Liuyt . b :ngo 1 ( .




Có phải ý bạn là muốn nói đến danh pháp IUPAC , hay bạn đang tranh cãi vấn đề dạy học bằng tiếng Anh...Ý kiến của bạn là không sai.
Nên dừng tranh luận ở đây. Mong bạn đóng góp về học thuật cho diễn đàn.
Thân ái.

1. Tôi không tranh luận !!! Cái tôi đang nói là xu thế của khoa học thế giới. Chuyện chịu/muốn thích nghi hay không là tùy mỗi cá nhân/hệ thống. Nếu bạn nghĩ vấn đề thuật ngữ không thuộc phạm trù học thuật thì đó cũng là một suy nghĩ không phù hợp. Còn nghĩ tôi chỉ vào đây nói suông kiểu khoe mẽ thì càng không đúng. Nếu không thì tôi không bỏ thời gian vào đây làm gì.

2. Cứ lập đi lập lại chuyện các em học sinh không quen, không nhớ,... để không truyền đạt cho các em kiến thức phù hợp chính là né cái khó khăn, chọn cái dễ dàng mà không phù hợp.

3. Thuật ngữ kiểu "Crackinh và Liuyt" là hoàn toàn không phù hợp. Tôi nói là có lý do. Nếu các em học sinh sử dụng thuật ngữ không phù hợp thì việc tra cứu tài liệu sau này (trong công việc cũng như trong quá trình học sau ĐH) sẽ trở nên hết sức phiền phức !!! Trên các "search engine" có uy tín cao, trong lĩnh vực khoa học, nếu bạn search được thuật ngữ Liuyt có nghĩa là Lewis thì thua cái gì tôi cũng chịu !!!

4. Chuyện thuật ngữ không thống nhất là 1 vấn đề "đau nhức" ở VN. Trong hiện trạng đó đòi hỏi người đọc phải tự có chọn lựa riêng. Là 1 người mang nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, chọn lựa thuật ngữ để sử dụng càng trở nên quan trọng. Không phải vì 1 số sách/cá nhân sử dụng từ crackinh thì crackinh là phù hợp. Lấy 1 vd, hơi thô thiển, ở VN có không ít người nói "Hà Nội" là "Hà Lội", chúng ta có cần "tranh luận" luôn hay không ?!?!?!

Xin nhắc lại là tôi không có tranh luận. Tôi đang nêu lên xu thế sử dụng thuật ngữ trong khoa học. Chuyện tiếp thu hay không mỗi cá nhân tự quyết định.

Thân

votuantu20
01-23-2007, 12:34 AM
Mình thấy bạn nbaotoan nói đúng. Mình cũng ko nghĩ rằng có người lại đổi tên Lewis thành Liuyt nữa.
Thực ra nguyên nhân chính của việc lộn xộn ngôn ngữ hiện nay thao mình biết là bắt nguồn từ thời xưa, lúc mới giải phóng xong. Bởi vì người Việt Nam rất "yêu" ngôn ngữ của mình, rất tự hào về nó nên đã tốn một khoản không nhỏ để tập hợp các nhà khoa học và ngôn ngữ học để dịch tất cả những gì của thế giới thành tiếng Việt Nam : như tên quốc gia, tên nguyên tố hóa học, tên người....
Việc tốn công sức này ko mang lại hiệu quả thiết thực mà còn gây phản tác dụng đối với thế hệ con cháu sau này trong việc tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Với danh pháp kiểu hiện nay ( nửa ta, nửa Tàu, nửa Pháp, nửa Anh ) thì sẽ rất khó khăn trong việc học tập, và làm việc. Mình cho rằng nên trả toàn bộ thuật ngử hóa học về tiếng Anh vì đó là ngôn ngữ nhiều nhà khoa học dùng nhất ( ko có nhà khoa học nào ko biết tiếng Anh).
:liemkem ( :liemkem ( :liemkem ( :liemkem ( :liemkem ( :liemkem (

chocolatenoir
01-23-2007, 03:38 AM
Thân gửu các bạn
Vấn đề danh pháp cho cac Hóa học đúng là một vấn đề mang tính lịch sử và có khá nhiều "nhức đầu" cho giới Hóa học ở Việt nam chúng ta. Vấn đề nảy sinh từ khi Hóa học được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam (sau 1954 ở cả hai miền Nam Bắc). Ở cả hai miền các nhà hóa học lwosp đầu tiên đa phải làm việc cật lực để xây dựng lên hệ thống danh pháp và Việt hóa một số lượng lớ thuật ngữ hóa học từ các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp... để có thể đưa vào giảng dạy trong nước. Sau khi nước nhà thống nhất các nhà hóa học Nam Bắc đã ngồi lại với nhau và thống nhất được nhiều vấn đề nhưng vẫn còn khá nhiều vướng víu.

Bạn nbtoan nêu ra một câu hỏi khó không chỉ cho nước ta đâu vì nước ta sử dụng bảng chữ cái Latin giống các nước Anh, Pháp (hãy tưởng tượng các bạn học sinh Trung Quốc, Campuchia, Lào... dùng các bảng chữ cái khác khó khăn thế nào). Ngay cả ở nước Pháp một nước tự hào về ngôn ngữ đa dạng và phong phú của họ mà ngày nay trong rất nhiều lĩnh vực vẫn phải chấp nhận thuật ngữ tiếng Anh như giải pháp duy nhất. VD trường hợp từ E-mail chẳng hạn, người Pháp đã quy định phải dùng courrier éléctronique (nghĩa là thư điện tử, sau lại cho phép viết tắt thành courriel thế mà người dân vẫn cứ dùng chữ E-mail thôi)

Cá nhân tôi thực ra ủng hộ cách đặt vấn đề của bạn nbtoan, tức là nếu chúng ta áp dụng ngay từ đầu câc thuật ngữ khoa học đúng và chính xác theo tiếng Anh là rất có lợi. Tất nhiên nếu những thuật ngữ đã và đang dùng đảm bảo đầy đủ ý nghĩa và trong sáng về mặt tiếng Việt thì vẫn nên giữ.

+ Danh pháp hóa chất: tôi nghĩ nên viết đúng tiếng Anh hay theo quy định IUPAC trừ những tên qus quen như nhôm, chì...
+ Tên các nhà khoa học nên phiên âm ra tiếng Anh trừ tiếng Hoa nên giữ nguyên theo cách phiên âm tiếng Hoa.

lmqcuong1611
01-23-2007, 04:08 PM
Mình cũng rất đồng ý với ý kiến của các bạn. Vì nếu theo cách dùng thuật ngữ hiện nay làm mình rất khó khăn tra cứu tài liệu. Chẳng hạn như mình cần tìm thông tin về một nhà hóa học nào đó mà mình không biết tên chính xác của nhà bác học đó thì vô phương hoặc là thông tin về một hợp chất nào đó thì cũng vậy. Trong trường mình thì hệ thống danh pháp cũng phức tạp lắm, người thì theo danh pháp tiếng Anh, người thì theo tiếng Pháp, người thì dùng thuật ngữ đã được việt hóa. Và theo mình là nên dùng danh pháp tiếng Anh, có thể lúc đầu mình chưa quen nhưng dần dần rồi cũng quen thôi. Mình mong là sẽ sớm có một tổ chức đứng ra để mà thống nhất các cách gọi tên trong hóa học.

thanhatbu_13
01-23-2007, 07:08 PM
Mình có nhắn riêng bác nbaotoan, nhưng không ngờ chủ đề này xom tụ như vậy.
theo mìhn nghỉ cái chính của việc thống nhất danh pháp giờ là quan điểm của mỗi cá nhân, nhưng quả thật xu hướng dùng danh pháp quốc tế thì đa phần anh em tán thành. Tuy nhiên việt sử dụng danh pháp quốc tế như thế nào cũng là 1 vấn đề.
Với những gì đã quá quen thuộc với chúng ta sắt kẽm đồng chì... anken , ankan. thì tốt nhất là để nguyên mà đơn giản. chỉ dễ dàng trong trao đổi. Còn đọc tài liệu nước ngoài mấy cái này anh em ta cũng ko Vướng .
Còn với những tên các chất cụ thể. đồng ý mình sẽ theo Iupac hòan tòan. :yeah (

nbaotoan
01-23-2007, 10:21 PM
@thanhatbu_13: Mình đã đọc tin nhắn của bạn :) Chắc là vì giọng điệu xxx của tớ nên dễ có người "dị ứng" gây ra hiểu lầm. Thật ra tớ hiền khô hà :D Và đương nhiên khi trao đổi với thầy/cô hay với em HS/SV chắc chắc tớ phải dùng văn phong khác hehehe !!!

Thôi thì trong khi tình hình thuật ngữ "ở nhà" còn chưa thống nhất thì chúng ta dùng tạm cái đã có sẵn của Anh/Mỹ vậy :) Những cái gì biết chắc chắn là sai thì nên bỏ vd crackinh, Lyuit, pentan (thiếu chữ e),...

Chúc "chúng ta" thành công !!!

emyeuhoahoc
01-25-2007, 12:07 AM
Mình cũng đồng ý "hai tay hai chân" với các bạn theo xu hướng sử dụng danh pháp quốc tế. Ngày nay lượng kiến thức thì rất phong phú, không ngừng phát triển, mà trí nhớ của chúng ta lại có hạn. Vậy thì tội gì chúng ta lại lãng phí một phần trí nhớ để nhớ thêm một loại danh pháp tự chế của riêng chúng ta (mà quốc tế hỏng hiểu) phải hông các bạn?

Các "bậc tiền bối" của chúng ta do hoàn cảnh lịch sử , rùi do thói quen sử dụng theo năm tháng nên không thể thay đổi ngay được. Còn những người trẻ như chúng ta phải thay đổi cho phù hợp với xu thế hội nhập với thế giới chứ , phải hông các bạn?

bluemonster
01-29-2007, 10:24 AM
Theo BM nghĩ, vấn đề nbaotoan đưa ra rất lý tưởng ! Vì hầu như đứng trên cấp độ phổ thông cho đến phần đông sinh viên đại học hiện nay, việc đọc tài liệu nước ngoài là ko phổ biến lắm. Mặt khác, tài liệu tiếng việt trong nước thì đại đa số là dùng danh pháp riêng (tuỳ theo miền Nam hay Bắc). Vấn đề này luôn là muôn thuở với các nhà khoa học hai miền nước ta, đã qua bao nhiêu cuộc họp, nhưng chưa đưa ra được thống nhất !
Về ý kiến của mình thì luôn luôn ủng hộ sử dụng nhiều từ thông dụng là tiếng anh trong bài post (các keyword phổ biến), còn viết tên riêng thì tuỳ thôi, nhưng tốt hơn hết là tập viết chuẩn chính xác.
Chẳng hạn như zero vốn là dân sư phạm, nên để có chân giảng dạy ở phổ thông đương nhiên phải chịu viết theo lối từ ngữ "cổ điển" nước nhà ! ko bắt bẻ được ! Mặc dù BM biết tay này đọc toàn tài liệu tiếng anh !!! :tinh (
Hay atbu cũng tương tự thôi, anh em toàn là dân sư phạm !!!
Riêng các anh em ở KHTN, đứng về mặt nghiên cứu, việc search tài liệu như một công việc tất yếu, và dùng đúng từ khoá, đúng tên riêng... cũng là điều đương nhiên !
Trong diễn đàn có nhiều thành phần mem, nên chúng ta cần biết dung hoà, chẳng hạn như mấy chú phổ thông viết sai tên tiếng anh, nhưng đó là do copyright trong SGK, cho nên anh em thông cảm và đọc hiểu !! thế thôi !!!

@nbaotoan: Hồi trứơc anh em mình tranh luận mấy topic trước, anh đều trách em trả lời ko nhìn vào trình độ người hỏi (lúc đó là các em phổ thông), và anh đưa ra những câu trả lời đúg với góc nhìn đơn giản nhưng chưa chắc đúng bản chất (trường hợp topic bậc liên kết) !!! hehehe !
Bây giờ em đọc được câu anh phát biểu:
Cứ lập đi lập lại chuyện các em học sinh không quen, không nhớ,... để không truyền đạt cho các em kiến thức phù hợp chính là né cái khó khăn, chọn cái dễ dàng mà không phù hợp
BM rất vui !!! thanks nbaotoan !!!
Chúc anh nghiên cứu tốt !!!
:tantinh (