PDA

View Full Version : Định luật tác dụng khối lượng


daoyen_a1
06-04-2010, 08:23 AM
Cho em hỏi định luật này có nội dung ra sao .

khang_chemvn
06-04-2010, 09:01 AM
định luật tác dụng khối lượng nằm trong phần cân bằng hóa học.
Vd đối với cân bằng aA = bB + cC K
ta có đc là K=(B)^b*(C)^c/(A)^a
Định luật tác dụng khối lượng chính là số mũ của hoạt độ cấu tử ( ký hiệu bằng dấu '()'), định luật tác dụng khối lượng chỉ đúng trong 1 số phản ứng thôi, không hoàn toàn chính xác đâu, vậy nên với bài toàn nào có cho thì mới đc áp dụng. Trong các trường hợp không đúng thì các số mũ không trùng với a,b,c đâu bạn ạ.
Thêm 1 điều lưu ý nhỏ khi bạn áp dụng công thức này chính là các hoạt độ cấu tử. Có thể coi hoạt độ cấu tử là 'nồng độ hiệu lực' của các chất khi tham gia pứ. Thực tế trong dung dịch các chất điện ly do sự tương tác giữa các phần tử của chất điện ly với nhau cũng như vơi các phần tử của dung môi. 'nồng độ hiệu lực' này khác với nồng độ thật của dung dịch, liên hệ qua hệ thức:
(i) = [i]*f trong đó f là hệ số hoạt độ của i.
Như vậy trong biểu thức của định luật tác dụng khối lượng, ta có thể đổi thành như sau
K = [A]^a*[B]^b/[C]^c với các f của A,B,C gần bằng 1.
Chúc bạn hiểu và học tốt.
Thân:022:

daoyen_a1
06-04-2010, 09:52 PM
vấn đề mình cần hỏi nữa là trong công thức tính tốc độ pư
v = k*Ca^a*.Cb^b...
thì có thật các hệ số trong pt đã cân bằng a,b có phải là các số mũ ko . mình đọc trong một số sách thì người ta bảo các số mũ đó được xác định bằng thực nghiệm , ko có lên hệ với các hệ số của pt .
nhưng trong sách gk thì lại trùng nhau:24h_048:

khang_chemvn
06-06-2010, 03:06 PM
Trong một số pứ thì điều trong sách giáo khoa nói là đúng, nhưng theo thực nghiệm thì lại không phải là như vậy. Một số pứ đơn giản với hệ số nhỏ thì số mũ gần bằng hệ số (cái này đã đc thực nghiệm), còn một số lại không như thế mà phải thông qua thực nghiệm.
:015:

nkq_55
10-07-2010, 09:44 PM
"Tốc độ phản ứng tỷ lệ với nồng độ các chất tham gia phản ứng theo hàm mũ với số mũ là bậc của phản ứng" r=k*[A]^x * [B]^y
Nói chung bậc phản ứng không trùng với hệ số tỷ lượng của phương trình,nhưng trong một số phương trình nó có thể là hệ số tỷ lượng