PDA

View Full Version : Toptic Dành Cho Hóa Lớp 9


linsaylinh
07-09-2007, 04:31 PM
:it ( :welcome ( :smile: Đề năm nay dễ quá, định post đề thi HSG tỉnh cơ, đề ấy mới kinh nhưng tiếc là mất đâu rồi ấy, nên đành tạm post đề này lên đã:
Môn hoá Thời gian làm bài 150'

Câu I:/
1. Khi bảo quản lâu dài những dung dịch sau: nước clo, nước hiđrosunfua, nước vôi trong, nước ga (chứa CO2) và dung dịch bari hidroxit trong các bình mở nắp, có những hiện tượng gì xảy ra. Viết pt? Giải thích
2.Hoàn thành phương trình các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 +MnSO4 + ? +?
b) KMnO4 + FeS2 -> K2MnO4 +MnO2 + ? + ?
c) H2SO4 + FexOy -> Fe2(SO4)3 + SO2 + ?
d) K2Cr2O7 + (C6H10O5)n + H2SO4 -> Cr2(SO4)3 +K2SO4 + ? + ?
3. Có 5 chất bột màu đen hoặc xám trong 5 lọ mất nhãn là : FeS, CuO, Ag2O, Feo, MnO2. Chỉ được dùng đèn cồn, ống nghiệm và một dung dịch thuốc thử, hãy nhận biết các hoá chất trên bằng phương pháp hoá học.

Câu II :/
1. Trong phòng thí nghiệm có hỗn hợp Na2CO3. 10 H2O và K2CO3 . Làm thế nào để xác định thành phần % về Khối lượng của hỗn hợp đã cho
2. Phân tử hợp chất X tạo nên từ 7 nguyên tử của hai nguyên tố A và B . X có KLPT là 144 ĐVC. A và B ko cùng một chu kì, ko cùng phân nhóm chính. ( Biết A là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất , A được sản xuất bởi điện phân oxit nóng chảy của nó và MA> MB) tìm CTPT và CTCT của X.

Câu III:/
1. Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian bị oxi hóa biến thành hỗn hợp B gồm 4 Chất với Khối lượng là 30g. Cho B phản ứng với hoàn toàn dung dịch HNO3 thu được 5,6l khí nO duy nhất (ĐKC)
a) Viết PT xảy ra
b0 Tính m?
2. Nung 25,28 g hỗn hợp FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4g Fe2O3 duy nhất. Cho khí A Hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15 M thu được 7,88g kết tủa.
a) Viết PT
b) Tìm ct oxit sắt

Câu IV:/

Cho 2,85g hợp chất Z ( Zchứa C, H, O và có CTPT trùng với cong thức đơn giản nhất) tá dụng hết với nước (có H2SO4 xúc tác); phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q . Khi đót cháy hết P thu được 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Khi đốt cháy hết Q thu được 0.03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Khối lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng trên bằng lượng O2 tạo ra khi nung hoàn toàn 42,66g KMnO4. Xác định CTPT của Z.
( Mọi người chịu khó tí, ko hiểu sao máy nhà em ko đánh được ) :it (

longtuanNBK
12-30-2007, 10:12 PM
em đang cần đề thi HSG lớp 9 TP Biên Hòa và TP Hồ Chí Minh ,ai có thì gửi lên giùm em

Bo_2Q
01-18-2008, 05:23 AM
6> Đem hoà tan một hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, và hai oxit A2O, B2O vào H2O được dung dịch và có 4g chất ko tan. Nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng 3/4 lượng Al2O3 có trong X rồi mới hoà tan vào H2O thì có 6,55g chất ko tan. Còn nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 đã có trong X rồi mới làm Thí nghiệm như trên thì có 9,1 g chất ko tan.
Lấy một trong số các dung dịch đã pư hết kiềm ở trên , sục vào CO2 vào cho đến dư , lọc bỏ kết tủa Al(OH)3 , cô cạn nước lọc, được24,99 g hỗn hợp các muối cacbonat trung tính và cacbonat axit khan. Biết khi cô cạn đã có 50% muối cacbonat axit của A và 30% muối cacbonat axit của B bị phân huỷ thành muối trung tính.
tìm 2 kl A,B. Biết chúng đều ở nhóm I và thuộc 2 chu kì liên tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn.
Còn một câu nữa nhưng câu ấy có hình vẽ. mình ko vẽ được. Thui mọi người thông cảm :ot ( :cuoimim ( :ungho ( :tuoi ( :liemkem ( :cool ( :quatang( :yeah (
Gọi 2 cái oxit đó là R2O cho tiện. Sau lần cho vào thứ 2 thì m rắn tăng lên chứng tỏ kiềm hết = > lượng rắn tăng lên ở lần 3 so với lần 2 do nguyên lượng Al2O3 thêm vào :danhnguoi => tính được m Al2O3 ban đầu và tính luôn cả m MgO luôn nhỉ :thandie ( . Sao đó u thay nốt các dữ kiên vào tìm ra 2 oxit đó theo M trung bình thoai

Cái bài đốt cháy ở trên tính toán đơn thuần thì tự làm nhé.

crAzybAby95
03-28-2009, 10:32 AM
1/ hòa tan hoàn toàn 3,34 g hh 2 muối C03 kim loại hóa trị 2 và hóa trị 3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch và 0,3896 lít khí bay ra ở ĐKTC. Xác định khối lượng có trong dung dịch A.
2/Hỗn hợp X gồm Fe, Fe0, Fe2O3. Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam, hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64g chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B(CO, CO2) có tỉ khối so với H2 là 20,4g.
Tạm thời giúp mình 2 bài này nha. Thank các bạn nhju` nhắm

Admin: Tớ rất kị thấy ai post bài trong "Thông báo chung".

that_love18
05-10-2009, 10:45 PM
1. tìm CO2 n=0.3896/22,4
nHCl =2nCO2 (cái này viết pt ra là thấy à) tìm mHCl
mH2O =mCO2(cái này viết pt ra là thấy à)tìm mH20
bả o toàn m: 3.34 +mHCl = m(muối trong ddA) + mH2O + mCO2 giải tìm m(muối trong ddA
2.đề bài 2 hơi kì để mình suy nghĩ

snow_white
06-08-2009, 03:57 PM
Yêu cầu bài 2 là gì vậy bạn?

oxit_bazo
03-11-2010, 08:29 AM
Hỗn hợp kim loại M có hóa trị II và M' có hóa trị III (hóa trị không đổi) được chia thành 3 phần bằng nhau:

P1: Hòa tan hết vào dd HCl thu được 1,792 lít H2

P2:Cho tác dụng hết dd NaOH dư thu được 1,344 lít H2 và muối NaM'O2 .Trong đó phần khối lượng ko tan có khối lượng=4/9 M' đã tan

P3:Đc đốt cháy hết trong dư thu dc 2,84 g oxit.

a.Xác định 2 kim loại M và M'
b. Tính thành phần % theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu
Em cảm ơn ạ
Nói cho em Phương pháp làm cũng được ạ :vanxin(

P/s:em mới vào diễn đàn huk bik gõ Công thức ạ!

__________________________________________________ ______
Đã sửa đề ạ.Cảm ơn các anh chị đã giúp em.

minhduy2110
03-11-2010, 08:35 AM
Bài toán này cần đặt 4 ẩn, số mol M là x, số mol M' là y, khối lượng nguyên tử M là M, khối lượng nguyên tử M' là M'.

Từ 4 dữ kiện số đề bài đã cho, tự tìm cách lập ra 4 phương trình liên quan đến 4 ẩn này nhé.
Bước cuối cùng là dùng toán, giải 4 phương trình là thu được 4 ẩn cần tìm.

oxit_bazo
03-11-2010, 08:44 AM
Hix cách này em làm mãi rồi mà cái phương trình sao sao ấy anh
Anh lập cho em được không ạ?
cứ 2 ẩn m và y cứ song song em giải pt mà không được
Em cảm ơn

Molti
03-11-2010, 10:16 AM
P2:Cho tác dụng hết dd NaOH dư thu được 1,344 lít H2 và muối NaM'O2 .Trong đó phần khối lượng M' ko tan có khối lượng=4/9 M' đã tan

Nếu nói là tác dụng hết với NaOH dư tạo NaM'O2 vậy M' đã tác dụng hết thì làm gì còn M' nào không tan :-? , chỉ còn M không tan thôi chứ

phưong79
03-11-2010, 11:25 AM
Hỗn hợp kim loại M có hóa trị II và M' có hóa trị III (hóa trị không đổi) được chia thành 3 phần bằng nhau:

P1: Hòa tan hết vào dd HCl thu được 1,792 lít H2

P2:Cho tác dụng hết dd NaOH dư thu được 1,344 lít H2 và muối NaM'O2 .Trong đó phần khối lượng M ko tan có khối lượng=4/9 M' đã tan

P3:Đc đốt cháy hết trong dư thu dc 2,84 g oxit.

a.Xác định 2 kim loại M và M'
b. Tính thành phần % theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu
Em cảm ơn ạ
Nói cho em Phương pháp làm cũng được ạ :vanxin(

P/s:em mới vào diễn đàn huk bik gõ Công thức ạ!


Bài này phải sửa chỗ màu đỏ thì mới làm được.Anh đã sửa cho chú rồi làm thôi.
Gọi x,y lần lượt là số mol của M ,M' trong 1/3 hh
phần 1M - 2e -->M2+ M' -3e-->M'3+
x 2x y 3y
2H+ +2e -->H2
0,16 0,08
BTe có 2x+3y=0,16
phần 2 chỉ có M' td hết,M k tác dụng
có M' +NaOH+ H2O---> NaM'O2 +3/2 H2
0,04 0,06
y=0,04 => x= 0,02
có 0,04 .M'.4/9 =0,02 M
=> 8M' = 9M (1)
M +1/2O2 --> MO
0,02 0,02
4M'+3O2 --> 2 M'2O3
0,04 0,02
(M+16)0,02 +0,02(2M+48) =2,84 (2)
Từ (1) và (2) có hệ
rồi bấm máy ra M'=27(Al) , M=24 (Mg)

Phần trăm khối lượng thì
% Al= (0,04.3.27)/(0,04.3.27+0,02.3.24)=69,23%
%Mg =100-69,23=30,77%
Xong rùi đó bạn thắc mắc gì cứ hỏi he.Thân!!!!!!!

thaicuc95
03-19-2010, 01:45 PM
Bài 1: Hỗn hợp X gồm 0.7 mol C2H5OH và 0.8 mol một axit hữu cơ RCOOH. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào X , đun nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y . Để trung hào vừa hết axit dư trong Y cần 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn hỗn hợp sau pư trung hòa thu được 38.4 gam muôi khan
Tính hiệu suất pư este hóa và xác định công thức của A
Bài 2: Cho 2 hỗn hợp khí A1 và A2 ở điều kiện bình thường , mỗi hỗn hợp gồm H2và 1 hiđrocacbon mạch hở bất kì. Khi đốt cháy 6 gam hỗn hợp A1 tạo ra 17.6 gam CO2, mặt khác 6 gam A1 làm mất màu được 32 gam brom trong dung dịch . Hỗn hợp A2 ( chứa H_2 dư ) có tỉ khối đối với H2 là 3. Cho A2 qua ống đựng Ni nung nóng ( hiệu suất 100% ) , tạo ra hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 là 4.5
a) Tính thành phần % thể tích khí trong A1 và A2
b) Tìm công thức phân tử của 2 hiđrocacbon trong A1 và A2
Em mong được giúp đỡ

thaicuc95
03-19-2010, 01:59 PM
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 6.9 g hợp chất hữu cơ A chỉ thu được CO2 và hơi nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 2M thì thu được 10 gam kết tủa . Xác định công thức phân tử của A

darks
03-19-2010, 08:00 PM
Bài 1: Hỗn hợp X gồm 0.7 mol C2H5OH và 0.8 mol một axit hữu cơ RCOOH. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào X , đun nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y . Để trung hào vừa hết axit dư trong Y cần 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn hỗn hợp sau pư trung hòa thu được 38.4 gam muôi khan
Tính hiệu suất pư este hóa và xác định công thức của A


:24h_038:
BÀI 1 NHÉ
PT PHẢN ỨNG
RCOOH+C2H5OH-->RCOOC2H5+H2O(1)
RCOOH+NAOH-->RCOONA+H2O(2)
TỪ PT 2 TA CÓ N(NAOH)=N(RCOONA)=0.4 MOL
M(RCOONA)=38.4/0.4=96 G
--> RCOOH LÀ C2H5COOH
TỪ PT (1) TA CÓ N(C2H5COOH PHẢN ỨNG)=0.8-0.4=0.4 MOL
HIỆU SUẤT SẼ LÀ H=0.4/0.7*100%=57.14285714%
NHƯNG MÀ NẾU XÉT CHI TIẾT THỲ BÀI NÈ HOK GIẢI ĐƯỢC
:010:

oxit_bazo
03-31-2010, 04:24 PM
A là hỗn hợp gồm Ba,Mg,Al.
- Cho m gam A vào nước đến khi phản ứng xong thoát ra 8,96 lít H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd NaOH dư thoát ra 12,32 lít khí H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd HCl dư thoát ra 13,44 lít khí (ở đktc)

Tính m và TP% mỗi KL trong A.



Em chưa hiểu đề lắm.Mong các anh chị giúp em , nói cách làm thui cũng được ạ
Em cảm ơn!
p/s: công thức hóa học trong 4rum như thế nào ạ?

nguyenquocbao1994
03-31-2010, 06:05 PM
Khi cho A vào nứoc chỉ có Ba td
Khí cho A vào NaOH dư thì có Al td và Ba td với H2O
Khi cho A vào dd HCl dư thì có Ba td với H2O của dd HCl, Ba td với HCl, Mg,Al td

Đặt phương trình 3 ẩn là ra thôi

darks
03-31-2010, 09:11 PM
Khi cho A vào nứoc chỉ có Ba td
Khí cho A vào NaOH dư thì có Al td và Ba td với H2O
Khi cho A vào dd HCl dư thì có Ba td với H2O của dd HCl, Ba td với HCl, Mg,Al td

Đặt phương trình 3 ẩn là ra thôi

BA+2H2O-->BA(OH)2+H2
BA(OH)2+2AL+2H2O-->BA(ALO2)2+3H2
THEO TỚ THỲ THẾ KHÔNG BIẾT CÓ ĐÚNG KHÔNG:24h_062:

chicong_cva
03-31-2010, 09:14 PM
Em học lớp mấy rồi?
TN1: Ba + 2H2O--> Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O ----> Ba(AlO2)2 + 3H2
TN2:
Ba + H2O--> Ba(OH)2 + H2
Al + NaOH + H2O ----> NaAlO2 +3/2H2
ở thí nghiệm này Al pứ hết:24h_039:
nhận thấy H2 (TN2) >H2 (TN1). vậy ở TN1 Al dư, Ba(OH)2 phan ứng hết, tính được Ba
theo H2.
TN2: tính được Al
TN3 tính được Mg
không cần lập hệ pt đâu tính từng chất 1.

duongthienthanh
03-31-2010, 09:34 PM
rất tiếc, theo anh bài này không thể suy nghỉ đơn giản như thế đc, bởi al+ba(oh)2=> h2, al+naoh+h2o=>h2, vì vậy không thể giải đc. đề không cho giả thuyết gì nên với trình độ lớp 8 ko thể giải. ngay cả anh cũng không giả ra đáp án nữa. chúc em học tốt.:))

meokitti26
04-01-2010, 03:11 AM
rất tiếc, theo anh bài này không thể suy nghỉ đơn giản như thế đc, bởi al+ba(oh)2=> h2, al+naoh+h2o=>h2, vì vậy không thể giải đc. đề không cho giả thuyết gì nên với trình độ lớp 8 ko thể giải. ngay cả anh cũng không giả ra đáp án nữa. chúc em học tốt.:))

đè cho NaOH dư cơ mà! nên vẫn tính đc tốt! Em cứ coi như ở TN2 Al chỉ pu với NaOH vì lên lớp 11 e sẽ hỉu ở trong dung dịch NaOH và Ba(OH)_2 tồn tại ở dạng ion Ba^{2+};Na+;OH- và bản chất của pu của nhôm với dung dịch kiềm là nhôm pu với nước trong môi trường kiềm ra muối aluminat và giải phóng H2 nên khi em viết Al pu với Ba(OH)2 hay NaOH k quan trọng vì bản chất là pu k liên quan j tới Ba2+ hay Na+ cả nó chỉ liên quan tới lượng OH- làm môi trường
còn môi trường là j?
trong pu OXHK để hỉu đơn giản em có thể coi môi trường có t/d giống chất xúc tác không có nó thì pu k xay ra hoặc sảy ra theo 1 hướng khác và nó có tác dụng trung hòa điện tích
VD khi em cho Cu +NaNO3 nó sẽ không phản ứng
nhưng Cu+ NaNO3+Hcl thì nó lại pu ! nguyên nhân là NO3- trong môi trường có H+ (axit) nó trở thành tác nhân oxi hóa oxi hóa đc Cu< chất khử>) cái nì lên cấp 3 e sẽ rõ@@
chúc e học tốt@@

HaiHaiHai
04-01-2010, 08:57 AM
Nói chung ở đây lập hệ 3 phương trình 3 ẩn để giải. Vấn đề là biết cái nào phản ứng trước, phản ứng sau để đặt phương trình cho đúng (xem thêm dãy điện thế đi). Chào em!

hoangbnd
04-01-2010, 05:09 PM
[QUOTE=oxit_bazo;56465]A là hỗn hợp gồm Ba,Mg,Al.
- Cho m gam A vào nước đến khi phản ứng xong thoát ra 8,96 lít H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd NaOH dư thoát ra 12,32 lít khí H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd HCl dư thoát ra 13,44 lít khí (ở đktc)

Tính m và TP% mỗi KL trong A.
QUOTE]

Mọi người cứ phải cãi nhau mà ko bắt tay vào làm thì sao ra được. Mọi người hãy làm thử rùi post đáp án mình làm lên và sau đó là hướng dẫn giải.
Mình giải thế này
t/ng 1: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O --> Ba(AlO2)2 + 3H2
t/ng 2: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 3/2 H2
vì NaOH dư ở t/m2 mà nH2(2) > nH2(1)
--> Al vẫn dư ở t/ng 1
từ pt ở t/m 1 ta suy ra nBa = 1/4 * nH2(1) = 0,1 mol
sau đó từ các pt ở t/ng 2 => nAl = 0,3 mol
cuối cùng là dựa vào t/ng 3 tính nốt nMg = 0,05 mol
m = 23g
Như vậy thì mọi người ko phải cãi nhau làm gì nữa rùi :tuoi (

oxit_bazo
04-02-2010, 09:45 PM
Hòa tan 18,4 Hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II va` III bằng dd HCl thu được dd A,khí B. Chia đôi B
a. Phần B1 đem đốt cháy thu được 4,5 g H_2O
Hỏi cô cạn dd A thu dc bao nhiêu g muối?


b.Phần B2 cho t/d hết với clo.Cho sản phẩm hấp thụ vào 200ml NaOH20% ,D=1,2g/ml .Tìm nồng độ % của các chất trong dd tạo ra.
c.Tim` 2 kim loại trên nếu bik tỉ số mol 2 muối khăn =1:1 và KL mol của Kim Loại này gấp2,4 lần KL mol của kim loại kia.



Cho em hỏi :
Khí B theo em la` H_2 thì khi chia đôi B ra hai phần B1 và B2 thì số mol của H_2 mỗi phân` la` bằng nhau nhưng em tính ra khác nhau.
Vậy chia đôi B la` chia như thế nao` ạ? Em huk hiểu đoạn này

Ai giúp em với~~~~:104:

darks
04-02-2010, 10:22 PM
hòa tan 18,4 hỗn hợp 1 kim loại hóa trị ii va` iii bằng dd hcl thu được dd a,khí b. Chia đôi b
a. Phần b1 đem đốt cháy thu được 4,5 g h_2o
hỏi cô cạn dd a thu dc bao nhiêu g muối?


B.phần b2 cho t/d hết với clo.cho sản phẩm hấp thụ vào 200ml naoh20% ,d=1,2g/ml .tìm nồng độ % của các chất trong dd tạo ra.
C.tim` 2 kim loại trên nếu bik tỉ số mol 2 muối khăn =1:1 và kl mol của kim loại này gấp2,4 lần kl mol của kim loại kia.



cho em hỏi :
Khí b theo em la` h_2 thì khi chia đôi b ra hai phần b1 và b2 thì số mol của h_2 mỗi phân` la` bằng nhau nhưng em tính ra khác nhau.
Vậy chia đôi b la` chia như thế nao` ạ? Em huk hiểu đoạn này

ai giúp em với~~~~:104:
tớ làm thử nhé
a)
khí b là h2
h2+1/2o2--> h2o
0.5 mol 0.5 mol
2h+ +2e-->h2
1 mol 0.5 mol
n(h+)=n(cl-)=1 mol
khối lượng muối thu được là 18.4+35.5=53.9 g
b) bạn tự tính nhé
c)ta sẽ lập đc hệ pt như sau
ax +bx =18.4
x+3/2x=0.5
-->a+b=92
a-2.4b=0
--> a =65 b =27
vậy kl hóa trị 3 là al; kl hóa trị 2 là zn:24h_025:

oxit_bazo
04-03-2010, 09:13 AM
[QUOTE=oxit_bazo;56465]A là hỗn hợp gồm Ba,Mg,Al.
- Cho m gam A vào nước đến khi phản ứng xong thoát ra 8,96 lít H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd NaOH dư thoát ra 12,32 lít khí H2 (ở đktc)
- Cho m gam A vào dd HCl dư thoát ra 13,44 lít khí (ở đktc)

Tính m và TP% mỗi KL trong A.
QUOTE]

Mọi người cứ phải cãi nhau mà bắt tay vào làm thì sao ra được. Mọi người hãy làm thử rùi post đáp án mình làm nên sau đó là hướng dẫn giải.
Mình giải thế này
t/ng 1: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O --> Ba(AlO2)2 + 3H2
t/ng 2: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2
Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + 3/2 H2
vì NaOH dư ở t/m2 mà nH2(2) > nH2(1)
--> Al vẫn dư ở t/ng 1
từ pt ở t/m 1 ta suy ra nBa = 1/4 * nH2(1) = 0,1 mol
sau đó từ các pt ở t/ng 2 => nAl = 0,3 mol
cuối cùng là dựa vào t/ng 3 tính nốt nMg = 0,05 mol
m = 23g
Như vậy thì mọi người ko phải cãi nhau làm gì nữa rùi :tuoi (
đÂY LA` bài làm của em:

n H_2(1)=0,4 ;

nH_2(2)=0,55

nH_2 (3)=0,6
gọi n_Ba= a mol
PHÂN 1:

Ba+2H_2O------->Ba(OH)_2+H_2
a-----------------a--------a

2Al + Ba(OH)_2 +2H_2O--------->Ba(AlO2)_2+ 3H_2
2a---a-------------------------------------------3a
=> 4a=0,4 =>a=0,1
phÂN` 2
Gọi số mol Al la`x
Ba +H_2O ------>Ba(OH)_2 +H_2
0,1---------------0,1mol----0,1 mol

Ba(OH)_2+ 2Al +2H_2O ------>Ba(AlO2)_2 +3H_2
0,1 mol------------------------------ 0,2 mol

2NaOH + 2Al + 2H_2O------->2NaAlO_2 + 3H_2
--------x mol-------------------------1,5x mol

=> 0,2 +0,1+1,5x =0,55

=> x= 0,1 => m_Al = 0,1.27=2,7
PHẦN 3:

Ba+ 2HCl ------>BaCl_2 + H_2
0,1-------------------------0,1

2Al+6HCl-------->2AlCl_3+3H_2

0,1-------------------------0,15
Mg +2HCl ------->MgCl_2+ H_2
---->n_Mg =0,3

------->m_Mg=8,4 ,

mBa=13,7
mAl=2,7

------------------>m=24,8

hoangbnd
04-03-2010, 10:28 PM
phÂN` 2
Gọi số mol Al la`x
Ba +H_2O ------>Ba(OH)_2 +H_2
0,1---------------0,1mol----0,1 mol

Ba(OH)_2+ 2Al +2H_2O ------>Ba(AlO2)_2 +3H_2 (*)
0,1 mol------------------------------ 0,2 mol

2NaOH + 2Al + 2H_2O------->2NaAlO_2 + 3H_2
--------x mol-------------------------1,5x mol

=> 0,2 +0,1+1,5x =0,55


Cách bạn làm không sai, nhưng khá dài.
Đáp án của bạn khác của mình là do bạn đã sai trong tính toán.
Ở pt (*) mà mình đánh dấu trog bài của bạn ấy, theo tỉ lệ pt thì nH2 ở đó phải là 0,3 mol
sau đó tình tiếp như bạn thì sẽ ra đáp án của mình.
Còn việc có thêm Ba(OH)2 + Al hay chỉ có NaOH + Al thì ko ai có thể nói chính xác cả. Chỉ có thể viết là Al + OH- + H2O --> AlO2- + H2 thui. Đề bài cho NaOH dư nên mình chỉ xét NaOH tác dụng để đơn giản bài toán đi.
Sau này bạn sẽ học pt ion lúc đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản chất của nó.
Thân.:cuoimim (

lamborghini20396
04-07-2010, 08:25 PM
Dùng 1.12l khí Hidro khử 8g CuO. Hỏi sau phản ứng có bao nhiêu gam chất rắn biết hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giúp mình nha các bạn:2one: ( các bạn cho đáp án cũng dc, mình đối chiếu thôi). Thanks nhìu lắm nhá

darks
04-07-2010, 08:46 PM
Dùng 1.12l khí Hidro khử 8g CuO. Hỏi sau phản ứng có bao nhiêu gam chất rắn biết hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giúp mình nha các bạn:2one:
TỚ LÀM THỬ NHÉ :
PT PHẢN ỨNG LÀ
CUO+H2-->CU+H2O
N(CUO)=0.1 MOL
N(H2)=0.05 MOL
H2+ CUO-->CU+H2O
0.05 ML 0.05 MOL
H=75% NÊN N(CUO PHẢN ỨNG ) LÀ 0.05*75%=0.0375 MOL
M(CHẤT RẮN )=(0.1-0.0375)*80+0.0375*64=7.4 G
:24h_033:

stupi
04-07-2010, 09:06 PM
làm như pạn kia!cộng thêm mCuO còn lại-->khối lượng rắn thu đc=7,4g
bài này cần chú ý trong hh rắn còn lại có Cu và cả CuO dư:nhau (

vânpro^`95
05-09-2010, 09:37 PM
Có 2 dung dịch NaOH và B1 và B2, dung dịch A là H2SO4.Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 1:1 được dung dịch X.Để trung hòa 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A.Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2:1 được dung dịch Y.Để trung hòa 30ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A
Tìm thể tích B1 và B2 cần phải trộn để tạo thành dung dịch Z sao cho khih trung hòa 70ml dung dịch Z cần 67,5 ml dung dịch A

Hồ Sỹ Phúc
05-12-2010, 10:57 PM
bài này của bạn thanhang hỏi nhưng khi tôi trả lời xong thì bạn mất tích luôn, nên tôi đành gửi ở đây! Mong thông cảm cho!
Cho biết nồng độ của dd KAl(SO4)2 bão hòa ở 20 độ là 5,66%.
a, Cho biết nồng độ mol/lít của dd KAl(SO4)2 ở 20 độ.
b, Lấy 600g dd bão hòa KAl(SO4)2 ở 20 độ đem đun nóng để bay hơi bớt 200g H2O, phần dd còn lại đem làm lạnh đến 20 độ. Hỏi có bao nhiêu gam tinh thể phèn KAl(SO4)2.12H2O kết tinh.
Câu 1.a):
Ta có CM = C%.10d/M = 5,66.10.d/258 = 5,66.10.d/258 =0,21938d.
Vì không có d nên k tính được CM cụ thể.
b) ở 20 độ C ----600g dd -----có 33,96gam KAl(SO4)2 và 566,04gam H2O
Khi cô bớt 200g nước, gọi x là số mol KAl(SO4)2.12H2O bị kết tinh ta có:
mdd = 600-200-474x
mH2O = 566,04 200- 216x
ta có:
ở 20 độ C ----600g dd -----có 33,96gam KAl(SO4)2 và 566,04gam H2O
-----------(400-474x)---------------------------------(366,04 - 216x)
Vậy:
600.(366,04-216x) = 566,04.(400-474x)
Giải ra được x = 6792/138702.96 = 0,04897
Vậy m KAl(SO4)2.12H2O = 474x =23,21gam
Phù! Mệch quá!

Thân!

vânpro^`95
05-13-2010, 06:55 AM
anh cho em hỏi luôn bài này nhaZ
Chođung dịch A chứa CuSO4 nồng độ x% sau khi cho bay hơi 20% lượng nước thì dung dịch trở nên bão hòa .Thêm 2,75g CuSO4 vào dung dịch b ão hòa thì có 5g CuSO4.5H2O tách ra
a-tính nồng độ % dung dịch bão hòa
b-tính nồng độ % dung dịch A
(bài hóa 9 anh a)

Hồ Sỹ Phúc
05-13-2010, 10:18 AM
Bài này không đủ dữ kiện để giải rồi. Thêm 2,75g CuSO4 vào bao nhiêu gam dung dịch bão hoà??

vânpro^`95
05-13-2010, 12:02 PM
đề bài chỉ có thế thui anh ạ
bài này thầy em mới cho hum thứ 2 nhưng em thấy hơi kì nên hỏi các tiền bối chỉ thêm ạ

Hồ Sỹ Phúc
05-14-2010, 03:24 PM
Gọi a, b lần lượt là nồng độ của dung dịch B1, B2.
___c_______________________________A
Ta có:
H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O
Dữ kiện 1: Ta có khi trộn lẫn 2 dung dịch B thu được dung dịch X có nồng độ (a+b)/2
Để trung hòa 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A
<-> V.(a+b)/2 = 2c.V
Hay a+b=4c ___________________________________(1)
Dữ kiện 2: Ta có khi trộn lẫn 2 dung dịch B thu được dung dịch Y có nồng độ (2a+b)/3
Để trung hòa 30mL dung dịch Y cần 32,5 mL dung dịch A
<-> 30.(2a+b)/3 = 2c.32,5
Hay 2a+b=6,5c ______________________________(2)
Từ (1) và (2) ta có: a = 2,5c; b = 1,5c__________(3)
Dữ kiện 3:Gọi tỷ lệ trộn lẫn 2 dung dịch B là x:y thu được dung dịch Z có nồng độ là (xa+yb)/(x+y)
Để trung hòa 70mL dung dịch Z cần 67,5 mL dung dịch A
<-> 70.(xa+yb)/(x+y) = 2c.67,5_________________(4)
Thay (3) vào (4) ta có x/y = 3/4.
Vậy tỷ lệ cần trộn 3:4
Thân! Phù, mệch quá!:24h_092::24h_124::24h_055:

vânpro^`95
05-14-2010, 07:52 PM
ca?m ơn anh
em sẽ post nhìu bài hơn để anh ôn lại kiến thức mà em cũng sẽ học tốt hơn
thank anh nhìu

Hồ Sỹ Phúc
05-14-2010, 11:57 PM
Ok thôi! Có gì em có thể gửi qua Y!M hoặc email cho nhanh và tiện.
Chúc em học tốt! Mới lớp 9 mà ham Hoá quá! hihi
Thân!

dainhanphaan
06-17-2010, 11:52 PM
Em thấy Toptic Hóa Học Phổ Thông bao quát quá , hoạt động hiệu quả nhưng cũng có phần khó dành cho các mem . Ví dụ 1 bài hóa 11 mà các mem lớp 9 như em ko biết lớp mấy cũng hơi khó , để bọn em xem bài . Vì vậy mạo muội nhưng cũng xin mọi người lượng thứ lập Toptic này , mong các bạn lớp 9 sẽ post bài hỏi vào đây để cùng chia sẻ cùng nhau
Thanks mọi người

vânpro^`95
06-18-2010, 08:21 AM
Bài 1:
Tỉ trọng của hỗn hợp A gồm etilen,propilenvà hiđro (đktc)=pA g/l.Khi cho hỗn hợp đó đi qua xúc tác niken thì thu được hỗn hợp khí B.
a)Xác đinh jxem ở những giá trị nào của p thì hh B không làm mất màu đ nước brom
b)Tính thành phần hh A (theo % về thể tích) Nêud pA=0,741g/l còn pB=1,176 g/l
Bài 2:
Cho 2 chất A và B(khí) tương tác hoàn toàn với nhau coómặt xúc tác thì thu đwocj một hỗn hợp khí X có tỉ trọng là 1,568 g/l.Hỗn hợp X có khả năng làm mất màu dd nước của KMnO4 nhưng không p/ứ với NaHCO3.Khi đốt cháy 0,896 lit hh khí X trong O2 dư ,sau khi làm lạnh sp cháy thu được 3,52 g cácbon(IV) oxit vá,085g dd chất Y.dung dịch chất Y khi cho tác dụng vừa đủ với dd AgNO3 thì thu đwocj 1,435g một kết tủa trắng ,còn dd thu đwocj khi đó cho tác dụng với dd NaHCO3 dư thì thu dc 224ml khí (thể tích và tỉ trọng của các khí dc tính ở đktc)
a)Xác định các khí trong hhX và tỉ lệ thể tích là bao nhiêu ?
b)Xác định khí A ,B và tỉ lệ thể tích đã lấy để p/ứ
c)Viết ptpứ xảy ra
em vẫn chưa hiểu lắm về phần tỉ trọng này mong các anh chị giải thích giùm ạk(đây là đề thi vào 10của tỉnh thanh hóa):water (

thaicuc95
06-18-2010, 08:46 AM
Toptic lớp 9 đây hả , giúp mình bài này
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm AgNO3 và RNO3 ( R kim loại kiềm ) vào nước .Dung dịch thu được cho tác dụng với lượng dư halogennua của R . Lọc lấy kết tủa rửa sạch xấy khố thấy khối lượng kết tủa bằng khối lượng hỗn hợp A ban đầu
Xác định R
Mọi người cũng có thể tải File đề bài ở dưới đầy :

charming_boy
06-20-2010, 12:27 AM
Toptic lớp 9 đây hả , giúp mình bài này
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm AgNO3 và RNO3 ( R kim loại kiềm ) vào nước .Dung dịch thu được cho tác dụng với lượng dư halogennua của R . Lọc lấy kết tủa rửa sạch xấy khố thấy khối lượng kết tủa bằng khối lượng hỗn hợp A ban đầu
Xác định R
Mọi người cũng có thể tải File đề bài ở dưới đầy :
sao trong đề mình tải về không có xác dịnh R vậy bạn. hình như không tìm được đâu
đề chỉ yêu cầu tìm CT kết tủa và % AgNO3 trong hh
mình làm thecaais đè tải về nah
CT kết tủa có 2 tH là AgI và AgBr mỗi trường hợp cho ta 1 % khối lượng khác nhau cụ thể
AgBr: % = 170/188 = 90.4%
AgI: %= 170/235= 72.3%

Hồ Sỹ Phúc
06-20-2010, 02:58 PM
Bài 1:
Tỉ trọng của hỗn hợp A gồm etilen,propilenvà hiđro (đktc)=pA g/l.Khi cho hỗn hợp đó đi qua xúc tác niken thì thu được hỗn hợp khí B.
a)Xác đinh jxem ở những giá trị nào của p thì hh B không làm mất màu đ nước brom
b)Tính thành phần hh A (theo % về thể tích) Nêud pA=0,741g/l còn pB=1,176 g/l

em vẫn chưa hiểu lắm về phần tỉ trọng này mong các anh chị giải thích giùm ạk(đây là đề thi vào 10của tỉnh thanh hóa):water (
Tỷ trọng, thực ra đây chính là khối lượng riêng đó em (đơn vị là gam/l). Vì 1 mol khí có thể tích 22,4lít (đktc) nên từ đó ta tính được KLPT M theo công thức:
M = 22,4.p
Từ đó em có thể tính bài trên nhé! Ok?

thaicuc95
06-20-2010, 07:09 PM
Có 4 lọ mất nhãn chứa dung dịch CH3CHO , C6H12O6 , C3H5(OH)3 , C2H5OH
Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên

Hồ Sỹ Phúc
06-20-2010, 07:29 PM
Có 4 lọ mất nhãn chứa dung dịch CH3CHO , C6H12O6 , C3H5(OH)3 , C2H5OH
Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên
Bài này anh đã chỉ cho trên Box chat rồi mà, Hoá chất cần dùng là Cu(OH)2:
- Ở nhiệt độ thường: 2 dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đậm là C6H12O6 (glucose) và C3H5(OH)3 (nhóm I). Hai dung dịch không hoà tan Cu(OH)2 là CH3CHO và C2H5OH (Nhóm II)
- KHi đun nóng: Nhóm I có 1 dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 là C6H12O6, do trong phân tử có nhóm -CHO; Nhóm II cũng có 1 dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 là CH3CHO.
Ok?

luthanhxuan
06-21-2010, 12:03 PM
Hòa tan 18,4 Hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II va` III bằng dd HCl thu được dd A,khí B. Chia đôi B
a. Phần B1 đem đốt cháy thu được 4,5 g H_2O
Hỏi cô cạn dd A thu dc bao nhiêu g muối?


b.Phần B2 cho t/d hết với clo.Cho sản phẩm hấp thụ vào 200ml NaOH20% ,D=1,2g/ml .Tìm nồng độ % của các chất trong dd tạo ra.
c.Tim` 2 kim loại trên nếu bik tỉ số mol 2 muối khăn =1:1 và KL mol của Kim Loại này gấp2,4 lần KL mol của kim loại kia.



Cho em hỏi :
Khí B theo em la` H_2 thì khi chia đôi B ra hai phần B1 và B2 thì số mol của H_2 mỗi phân` la` bằng nhau nhưng em tính ra khác nhau.
Vậy chia đôi B la` chia như thế nao` ạ? Em huk hiểu đoạn này

Ai giúp em với~~~~:104:

mình chưa làm câu b/ nhưng câu a/ kết quả của mình là 36.15(g) .cách làm của mình:

2H2 + O2 => 2H2O
0.25mol 0.25mol
nH2O=4.5/18=0.25(mol)
gọi kl hóa trị II là A , kl hóa trị III là B
A + 2 HCl => ACl2 + H2
xmol x x
2 B + 6 HCl => 2 BCl3 + 3 H2
ymol y 1.5 y

gọi nA=x, nB= y
x + 1.5 y= 0.25 <= > 2x + 3y =0.5
Ax + By = 18.4
ta có :
m muối = (A+71)x + ( B + 106.5) y
= Ax + 71x + By + 106.5y
= (Ax+ By )+ 35.5 (2x + 3y )
= 18.4 + 17.75
= 36.15 (g)
xong cau a/ oj pận ăn cơm nên chưa làm câu b/ .....hihihi

thaicuc95
06-25-2010, 11:23 PM
Al phản ứng với Fe3O4 : Al + Fe3O4 = Al2O3 + Fe
Nung 93.9 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al trong môi trường ko có ko khí . Sau khi phản ững xãy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y . Chia Y làm 2 phần
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1.344 lít H2
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14.112 lít H2
Biết các khí đo ở đktc . Tính khối lượng các chất trong X
P/S : Híc híc làm sai òi

kiensamac96
06-26-2010, 07:52 PM
CHO EM HỎI Na + với cái gì thì ra Na2S ạ!!

nguyenquocbao1994
06-27-2010, 08:14 AM
CHO EM HỎI Na + với cái gì thì ra Na2S ạ!!

Na cộng với S, H2S....

nguyenquocbao1994
06-27-2010, 08:41 AM
Al phản ứng với Fe3O4 : Al + Fe3O4 = Al2O3 + Fe
Nung 93.9 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al trong môi trường ko có ko khí . Sau khi phản ững xãy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y . Chia Y làm 2 phần
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1.344 lít H2
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14.112 lít H2
Biết các khí đo ở đktc . Tính khối lượng các chất trong X
P/S : Híc híc làm sai òi

Ta có pt : 3Fe3O4 + 8Al = 4Al2O3 + 9Fe

Vì thao P1, Khi cho hh vào NaOH dư thì xuất hiện bọt khí nên trong hh Y bao gồm Al2O3, Fe và Al dư

P1 : Al + NaOH + H2O ----> NaAlO2 + 3/2H2

nH2 = 0.06 mol => nAl(dư) = 0.04 mol

P2 : 2Al + 6HCl ----> 2AlCl3 + 3H2
------ax-----------------------------3/2ax----
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
bx---------------------------bx--------------

nH2 = 0.63 mol => 3/2ax + bx = 0.63 mol
mà a = 0.04 mol
=> 0.06x + bx = 0.63

Mặt khác

3Fe3O4 + 8Al = 4Al2O3 + 9Fe

nFe = b + bx mol
=> 232/3(b + bx) + 27(b+bx) + 0.04*27 + 0.06x*27 = 93.9 g
Từ hai pt trên mình nghĩ là có thể giải ra đươc đáp án

thaicuc95
06-27-2010, 08:54 AM
Sai chả đúng rùi

nFe3O4 = 0.57*1/3 = 0.19 mol
=> mFe3O4 = 2*0.19*232 = 88.16 g
nAl = 2*0.57*8/9 + 0.04*2 = 1 mol
=> mAl = 1*27 = 27 g
m Fe3O4 + m Al = 88.16+27 = 115.16 > 93.9 = > Sai
Thứ 2 đề cho là 2 phần thì chưa chắc chắn đã bằng nhau => Bạn chọn bằng nhau là ngộ nhận => Sai
P/S : Đề thi Nguyễn Du đây , mìn làm đặt theo k mà ra bậc 2 sau đó bấm máy đựoc 1 nghiệm dương => thử lại sai . Rớt Nguyễn Du òi hu hu

vânpro^`95
06-27-2010, 10:03 AM
câu I Có sơ đồ biến hóa
Cu(OH)2----------->Cu
| \ / |
| / \ |
X --------->CuCl2
biết X gấp đôi PTK của CuO tìm X và viết pt
2)cho 10g hỗn hợp gồm canxicacbonnat và kalihiđrocacbonnat tác dụng với dd axit clohiđric dư .Khí thoát ra đem đãn vào 100ml ddNaOH 1,2M -->ddB.viết pthh tính khối klg muối khan thu dc sau khi cô cạn ddB
câu II
1) Silic đi oxit không những có thể tác dụng với oxit bazo ,kiềm mà còn tác dụng dc với muối cacbonnat và axit HF trong những điều kiện khác nhau .Viết pthh minh họa
2)Cho 5,4g kim loại M và 25,2g NaHCO3 vào a gam đ HCl khuấy đều cho đến khi chất rắn tan hoàn toàn ->ddX trong đó có nồng độ % của muối cloruakim loại M .của NaCl và của HCl dư lần lượt là 13,397%, 8,806%,1,831% Viết pthh xác định M và nồng độ % của dd HCl ban đầu
Câu III
1)đổ 100g dd magiêsunfat nồng độ C1% vào 100g natrihiđrôxit nồng độ C2% lọc tách riêng toàn bộ kết tủa -->dd X .
Tìm tỉ lệ C1:C2 để dd X chỉ chứa 1 chất tan và lập biểu thức tính nồng độ % của chất tan đó trong dd X theo C1
2)trong phòng thí nghiệm của trường A có chất lỏng Y,nó là hỗn hợp với tp% về khối lượng các nguyên tố như sau 15,54%Na,8,78%H;75,68%O
a)Xác định tp % khối lượng các chất có trong chất lỏng Y
b)viết pthh của chất lỏng Y (nếu có) với CaO,SO3,HCl,Ca(ỌH)2,Na2CO3,NaHCO3
Câu IV
1)Hỗn hợp A gồm metan và etilen có tỉ khối với hiđro là 10,4 .Trộn A với 1 lg khí hiđro ->hh B,cho B qua bột Ni nung nóng ->hhD có tỉ khối với hiđro là 10,65.Biết rằng D không còn chứa hiđro.Viết pthh và tính tp% số mol etilen tham gia p/ứ
2)Hỗn hợp khí P gồm C3H8và C2H4 .P chứa 34,375% C3H3 về khối lượng
a)Dẫn 4,48l(đktc) P qua bình đựng dd brom dư sau p/ứ bình brom tăng bao nhiêu gam
b)thêm chất khí X vào P thu dc hỗn hợp Q có khối lượng riêng =khối lượng riêng của P ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất (X không tác dụgn với các chất trong P ở đk trên) X có thể là chất nào?
Câu V
1)điền tiếp vào bảng sau
tp nguyên tố p/ứ thủy phân
chất béo C,.. chất béo +nước --> ...
saccarozo C,.. saccarozo +nươc--> ...
tinh bột C,.. tinh bột +nước-->...
protein C,... prôtêin +nước->...
nêu điều kiện của các p/ứ thủy phân trên
2)thêm 1 lương axit sunfuric vào bình đựng hh gồm 15g axit axetic và 6,9g rượu etylic
bình đựng nút kín rồi đun nóng một thời gian sau đó ngừng đun -->hhX .Khih cho toàn bộ X ở trên tác sdụgn với bari clorua tạo ra 2,33 g kết tủa ,nếu hco toàn bộ lượng X đó tác dụgn với dd kali hiđrocacbonnat tạo ra 4,032 l (đktc)l cácbonnic.viết phương trình hóa học,tính tp % về số mol rượu tham gia p/ứ với axitaxetic
các bạn cùng giải và cho mình xjn đáp án:24h_048:

nguyenquocbao1994
06-27-2010, 10:43 AM
2/ CaCO3 + 2HCl ----> CaCl2 + CO2 + H2O

KHCO3 + HCl -----> KCl + CO2 + H2O

Xét từng trường hợp nhá CO2 dư, CO2 thiếu, và tạo hai muối
Từ đó suy ra khối lượng muối khan

3/ SiO2 phản ứng :
SiO2 + 4HF ---> SiF4 + 2H2O
SiO2 + M2CO3 ----> M2SiO3 + CO2
M là kim loại kìm

2/ 2M + 2xHCl ----> 2MClx + xH2

NaHCO3 + HCl ----> NaCl + CO2 + H2O

Từ nồng độ phần trăm của NaCl và MClx thì ta rút ra đc
a= 182.39 g
và pt :
3.07M - 0.134Ma + 192x = 0
thay a vào
ta đc
M = 9x
Chọn x = 3 vậy M =27 (Al)
Từ đó tiếp tục tính mấy câu sau

tko.louis
06-27-2010, 03:15 PM
làm thế nào để nhận biết một chất kết tủa trong phương trình hoá học ???? Như đuôi của nó là j như SO4 hay CO3 ? Đây là hoá 9 :vanxin( piúp e vs :020:

hankiner215
06-27-2010, 03:38 PM
làm thế nào để nhận biết một chất kết tủa trong phương trình hoá học ???? Như đuôi của nó là j như SO4 hay CO3 ? Đây là hoá 9 :vanxin( piúp e vs :020:

chào bạn pư tạo kết tủa là một pư acid-base (ko hẳn phải là pư giữa acid và base mới được). theo mình thì ko có cách nào khác là ngoài việc học thuộc lòng các kết tủa tạo ra từ sự kết hợp giữa các cation (ion dương) và anion (ion âm).Thường là học theo các anion sẽ tạo kết tủa với cation nào sẽ dễ hơn. Vd: trong dung dịch bạn có SO4 2- hay CO3 2- thì bạn kiếm xem có cation nào có thể kết tủa nó ko? (vd: Ba2+). Còn để biết xem có hay ko thì bạn lấy bảng tính tan của một số hidroxid và muối trong bảng Hệ thống tuần hoàn mà học.Các chất ít tan xem như là kết tủa.
Thân!

hankiner215
06-27-2010, 04:19 PM
câu I Có sơ đồ biến hóa
Cu(OH)2----------->Cu
| \ / |
| / \ |
X --------->CuCl2
biết X gấp đôi PTK của CuO tìm X và viết pt



Cu(OH)2 (đpnc)---> Cu + 1/2O2 + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl --> CuCl2 + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 --> CuSO4 (X) + 2H2O
CuSO4 + BaCl2 --> CuCl2 + BaSO4
Cu + 2FeCl3--> CuCl2 + 2FeCl2
Cu + 2H2SO4đ --> CuSO4 + SO2 + 2H2O
hi vọng đúng!:020:

nguyenquocbao1994
06-27-2010, 04:39 PM
Câu III:
MgSO4 + 2NaOH -----> Mg(OH)2 + Na2SO4
---a---------2a--------------a----------------a
Để dd sau phản ứng chỉ tạo ra duy nhất một chất tan thì MgSO4 và NaOH phải hết
Ta có C1 =1.2a ; C2 = 0.8a

Vậy tỷ lệ C1 và C2 là
C1/C2 = 1.2/0.8 = 3/2

mdd(sau phản ứng ) = 200 - 58a g
Vậy C% Na2SO4 = 142a/ 200 -58a
Từ C1 ở trên rút ra mối liên hệ giủa C1 và a thay vào biểu thức tính C% Na2SO4 thì ta đc kết quả

vânpro^`95
06-27-2010, 07:56 PM
Từ nồng độ phần trăm của NaCl và MClx thì ta rút ra đc
a= 182.39 g
và pt :
3.07M - 0.134Ma + 192x = 0
thay a vào
ta đc
M = 9x

bạn giải mình chưa hiểu lắm
theo mình thì thế này từ nồng độ % của NaCl và MClx ta có
mMClx/mNaCl=0,13397/0,08806
mà mNaCl=0,3.58,5=17,55
=>mMClx=26,7
5,4/M(M+35,5x)=26,7
=>M=9x và tìm dc M là Al

cattuongms
06-27-2010, 09:49 PM
làm thế nào để nhận biết một chất kết tủa trong phương trình hoá học ???? Như đuôi của nó là j như SO4 hay CO3 ? Đây là hoá 9 :vanxin( piúp e vs :020:

Trong chương trình hóa 9 đã ghi rõ độ tan của một số axit, bazo, muối của theo tui cách tốt nhất là học thuộc rồi vận dụng.
Lưu ý những chất ít tan khi tạo thành trong dung dịch sau phản ứng cũng đựoc coi là chất kết tủa.
Một số muối không tồn tại trong dd sau khi sinh ra sẽ phân hủy thành hidroxit vv..

darks
06-28-2010, 07:25 AM
câu II
1) Silic đi oxit không những có thể tác dụng với oxit bazo ,kiềm mà còn tác dụng dc với muối cacbonnat và axit HF trong những điều kiện khác nhau .Viết pthh minh họa


Các Pt phản ứng minh họa :
SiO2+NaOH-->Na2SiO3+H2O
SiO2+CaO-->CaSiO3
SiO2+HF-->SiF4+H2O
Na2CO3+SiO2-->Na2SiO3+CO2:24h_048:

darks
06-28-2010, 07:28 AM
CHO EM HỎI Na + với cái gì thì ra Na2S ạ!!
Theo tớ thỳ thế này :
Na+S-->Na2S
Na+H2S-->Na2S+H2
:24h_048:

river93yb
07-02-2010, 02:12 PM
CHO EM HỎI Na + với cái gì thì ra Na2S ạ!!
Na+S-->Na2S
Na+H2S-->Na2S+H2
Na+NaHS-->Na2S+H2

river93yb
07-02-2010, 03:25 PM
câu II
1) Silic đi oxit không những có thể tác dụng với oxit bazo ,kiềm mà còn tác dụng dc với muối cacbonnat và axit HF trong những điều kiện khác nhau .Viết pthh minh họa

PT hóa học là :
SiO2+HF-->SiF4+H2O
SiO2+Na2Co3-->Na2SiO3+CO2:water (

vânpro^`95
07-03-2010, 08:24 AM
2/ CaCO3 + 2HCl ----> CaCl2 + CO2 + H2O

KHCO3 + HCl -----> KCl + CO2 + H2O

Xét từng trường hợp nhá CO2 dư, CO2 thiếu, và tạo hai muối
Từ đó suy ra khối lượng muối khan

cái này mình nghĩ từ khối lượng 2 muối ban đầu có thể suy ra số mol của CO2 và từ đó lập tỉ lệ giữa kiềm và CO2 và => hỗn hợp 2 muối tạo thành chứ không cần xét trường hợp

vânpro^`95
07-03-2010, 08:58 AM
[B]Hòa tan 18,4 Hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II va` III bằng dd HCl thu được dd A,khí B. Chia đôi B
a. Phần B1 đem đốt cháy thu được 4,5 g H_2O
Hỏi cô cạn dd A thu dc bao nhiêu g muối?
mình chưa làm câu b/ nhưng câu a/ kết quả của mình là 36.15(g) .cách làm của mình:

2H2 + O2 => 2H2O
0.25mol 0.25mol
nH2O=4.5/18=0.25(mol)
gọi kl hóa trị II là A , kl hóa trị III là B
A + 2 HCl => ACl2 + H2
xmol x x
2 B + 6 HCl => 2 BCl3 + 3 H2
ymol y 1.5 y

gọi nA=x, nB= y
x + 1.5 y= 0.25 <= > 2x + 3y =0.5
Ax + By = 18.4
ta có :
m muối = (A+71)x + ( B + 106.5) y
= Ax + 71x + By + 106.5y
= (Ax+ By )+ 35.5 (2x + 3y )
= 18.4 + 17.75
= 36.15 (g)
xong cau a/ oj pận ăn cơm nên chưa làm câu b/ .....hihihi
làm ji mà dài thế bạn theo mình là
A+ 2HCl ->ACl2 +H2
2B+ 6HCl ->2BCl3+3H2
2H2+O2->2H2O
nH2=nH2O=4,5:18=0,25 mol =>mH2=0,5 g
nHCl=2nH2=0,5 mol =>mHCl=0,5 . 36,5=18,25 g
nmuối=18,4+18,25-0,5=36,15 g

thaicuc95
07-04-2010, 09:52 AM
Sách " Giúp trí nhớ chuôi phản ứng hóa học " của thầy Ngô Ngọc An có vài chỗ viết như sau , em có thắc mắc xin được giải đáp
1.
Trang 9 có ghi
Ankan làm mất màu vàng của khí Cl2 , màu nâu đỏ của dung dịch Brom . => Nhận biết Ankan
Em hỏi là Ankan cũng làm mất màu dung dịch Br2 ạ , cũng nhận biết bằng cách cho qua Br2 ạ ???
2.
Trang 9 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( điều kiện 300*C , Cu , 200 atm )
Trang 79 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxut của Nitơ và 600 *C )
Em hỏi là 2 pư này đều xãy ra ạ , cả 2 điều kiện này pư đều xãy ra ạ ???
3.
Phản ứng C2H5OH => C4H6
Điều kiện là MgO , Zn , Al2O3 , Cr2O3 ( cái nào được ạ , hay đều được)

tran tranh cong
07-04-2010, 10:34 AM
Sách " Giúp trí nhớ chuôi phản ứng hóa học " của thầy Ngô Ngọc An có vài chỗ viết như sau , em có thắc mắc xin được giải đáp
1.
Trang 9 có ghi
Ankan làm mất màu vàng của khí Cl2 , màu nâu đỏ của dung dịch Brom . => Nhận biết Ankan
Em hỏi là Ankan cũng làm mất màu dung dịch Br2 ạ , cũng nhận biết bằng cách cho qua Br2 ạ ???
2.
Trang 9 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( điều kiện 300*C , Cu , 200 atm )
Trang 79 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxut của Nitơ và 600 *C )
Em hỏi là 2 pư này đều xãy ra ạ , cả 2 điều kiện này pư đều xãy ra ạ ???
3.
Phản ứng C2H5OH => C4H6
Điều kiện là MgO , Zn , Al2O3 , Cr2O3 ( cái nào được ạ , hay đều được)

1, akan ko lam mat mau dd Br2
thuong trong nhận biết ngươi ta nhận biêt ankan sau cùng

2, minh nghi la:
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxut của Nitơ và 600 *C )

3, đây là phản ứng tách nước: diêu kiện cua no la H2SO4 ở to 170 hoặc 180 đều được
:tutin (

thaicuc95
07-04-2010, 10:50 AM
1, akan ko lam mat mau dd Br2
thuong trong nhận biết ngươi ta nhận biêt ankan sau cùng

2, minh nghi la:
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxut của Nitơ và 600 *C )

3, đây là phản ứng tách nước: diêu kiện cua no la H2SO4 ở to 170 hoặc 180 đều được
:tutin (
Vấn đề 1 sách thầy Ngô Ngọc An nói vậy sai ạ
Vấn đề 2 dùng H2SO4 , 170*C để tách nước có nhầm ko vậy
Pư đó là từ C2H5OH = > C2H4 chứ

tran tranh cong
07-04-2010, 11:28 AM
k. sách giao khoa ban tu nhiên lơp 11a1 co viết như thế. đầu tiên toi cung nghĩ như vậy. nhưng thục chât phản úng thủy phân co o cả 2 nhiêt độ la 180 va 170

Hồ Sỹ Phúc
07-04-2010, 03:37 PM
Sách " Giúp trí nhớ chuôi phản ứng hóa học " của thầy Ngô Ngọc An có vài chỗ viết như sau , em có thắc mắc xin được giải đáp
1.
Trang 9 có ghi
Ankan làm mất màu vàng của khí Cl2 , màu nâu đỏ của dung dịch Brom . => Nhận biết Ankan
Em hỏi là Ankan cũng làm mất màu dung dịch Br2 ạ , cũng nhận biết bằng cách cho qua Br2 ạ ???
2.
Trang 9 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( điều kiện 300*C , Cu , 200 atm )
Trang 79 có ghi
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxut của Nitơ và 600 *C )
Em hỏi là 2 pư này đều xãy ra ạ , cả 2 điều kiện này pư đều xãy ra ạ ???
3.
Phản ứng C2H5OH => C4H6
Điều kiện là MgO , Zn , Al2O3 , Cr2O3 ( cái nào được ạ , hay đều được)
Câu 1: Bạn cần xem lại bạn đang đọc về phần gì? Ankan hay phần khác? Có thể có sự sai sót ở khâu đánh máy. Thực tế Ankan có thể làm mất màu khí Cl2 - do pứ thế, nhưng cần phải thực hiện ở nhiệt độ cao (khoảng 300độ C). Tương tự với khí Br2.
Còn dung dịch Br2 (tức là ở nhiệt độ thấp) thì không thể!
Tất nhiên anken, akin... thì làm mất màu Br2, dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường.
Câu 2: Các pứ đúng như sau:
2CH4 + O2 = 2CH3OH ( điều kiện 300*C , Cu , 200 atm )
CH4 + O2 = HCHO + H2O ( Các oxit của Nitơ và 600 *C)
Pứ sau thực ra chỉ có NO và NO2 mới có tác dụng, trong đó NO2 pứ với CH4... (NO + O2 => NO2).
Câu 3: Tôi nhớ người ta gọi là xúc tác đặc biệt: Có MgO, Cr2O3 và hình như cả Al2O3...:
2C2H5OH => C4H6 + 2H2O + H2 (pứ đề hiđro, đề hiđrat)

river93yb
07-14-2010, 06:57 PM
So sánh độ hoà tan CO2 trong các dung dịch sau :
a)KCl
b)NH4Cl
c)Na2S

river93yb
07-14-2010, 06:58 PM
mọi người làm hộ tớ nhé :


Cho 12.88 gam hỗn hợp magie và sắt kim loại vào 700 ml dung dịch AgNO3 .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn C nặng 48.72 gam và dung dịch D.Cho dung dịch NaOH dư vào D ,rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn .
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn ban đầu và CM của dung dịch AgNO3 đã dùng .

darks
07-14-2010, 07:13 PM
So sánh độ hoà tan CO2 trong các dung dịch sau :
a)KCl
b)NH4Cl
c)Na2S
Theo tớ thì thế này :
CO2+H2O-->H2CO3
H2CO3+H2O-->HCO3- +H3O+ (1)
a)KCl
KCl-->K+ +Cl-
Môi trường trung tính ,không ảnh hưởng đến độ tan CO2
b) NH4Cl
NH4Cl-->NH4+ +Cl-
NH4+ +H2O-->NH3+ H3O+

Trong môi trường đã có sẵn H3O+ làm cân bằng (1) chuyển dịch sang trái -->độ tan CO2 giảm
c)Na2S
Na2S-->2Na+ +S2-
S2- +H2O-->HS- +OH-
Trong dung dịch có OH- sẽ trung hoà bớt H3O+ làm cân bằng (1) chuyển dịch sang phải --> độ tan CO2 tăng

darks
07-14-2010, 07:14 PM
mọi người làm hộ tớ nhé :


Cho 12.88 gam hỗn hợp magie và sắt kim loại vào 700 ml dung dịch AgNO3 .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn C nặng 48.72 gam và dung dịch D.Cho dung dịch NaOH dư vào D ,rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn .
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn ban đầu và CM của dung dịch AgNO3 đã dùng .

Theo tớ thỳ thế này :
-Các phương trình phản ứng :
Mg+2AgNO3-->Mg(NO3)2+2Ag (1)
x mol
Fe+2AgNO3-->Fe(NO3)2+2Ag (2)
z mol
Theo (1) :1 mol Mg phản ứng hết làm tăng khối lượng chất rắn 2*108-24=192 g
Vì tống số mol của Mg và Fe lớn hơn 12.88/56=0.23 nên nếu 2 kim loại phản ứng hết thì số gam bạc tạo ra phải lớn hơn 0.23*2*108=49.68 g ,trái với giả thiết .Vậy sau phản ứng (1,2) AgNO3 hết ,kim loại ban đầu dư .
-Cho dung dịch NaOH dư vào D gồm Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2:
Mg(NO3)2+2NaOH-->Mg(OH)2+2NaNO3 (3)
Fe(NO3)2+2NaOH-->Fe(OH)2+2NaNO3 (4)
-Nung kết tủa trong không khí :
Mg(OH)2-->MgO+H2O (5)
2Fe(OH)2+ ½O2--> Fe2O3+2H2O (6)
Nếu chỉ có Mg phản ứng với ,Fe không phản ứng thì không có các phản ứng (2,4,6)khi đó số mol Mg phản ứng là :
nMg=(48.72-12.88)/192=0.187 mol
Chất rắn sau khi nung là MgO
Theo(1,3,5) :mMgO=0.187*40=7.48 -> vô lý !
Do đó ,suy ra Mg đã phản ứng hết ,Fe phản ứng một phần .
-Đặt x,y là số mol Mg,Fe ban đầu ,z là số mol Fe tham gia phản ứng .
Ta có :
24x+56y=12.8 (I)
2*108(x+z)+56(y-z)=48.72 (II)
40x+160*0.5z=14 (III)
Giải hệ phương trình (I,II,III) ta có :
x=0.07,y=0.2,z=0.14.
-Thành phần khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu :
%mMg=13.04%
%mFe=86.96%
-Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng :
CM(AgNO3)=2*(0.07+0.14)/0.7=0.6 M.

cattuongms
08-10-2010, 11:02 AM
mọi người làm hộ tớ nhé :


Cho 12.88 gam hỗn hợp magie và sắt kim loại vào 700 ml dung dịch AgNO3 .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn C nặng 48.72 gam và dung dịch D.Cho dung dịch NaOH dư vào D ,rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn .
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn ban đầu và CM của dung dịch AgNO3 đã dùng .

[QUOTE=darks;64857][FONT="Times New Roman"][SIZE="4"]Theo tớ thỳ thế này :
-Các phương trình phản ứng :
Mg+2AgNO3-->Mg(NO3)2+2Ag (1)
x mol
Fe+2AgNO3-->Fe(NO3)2+2Ag (2)
z mol
Theo (1) :1 mol Mg phản ứng hết làm tăng khối lượng chất rắn 2*108-24=192 g
Vì tống số mol của Mg và Fe lớn hơn 12.88/56=0.23 nên nếu 2 kim loại phản ứng hết thì số gam bạc tạo ra phải lớn hơn 0.23*2*108=49.68 g ,trái với giả thiết .Vậy sau phản ứng (1,2) AgNO3 hết ,kim loại ban đầu dư .
-Cho dung dịch NaOH dư vào D gồm Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2:
Mg(NO3)2+2NaOH-->Mg(OH)2+2NaNO3 (3)
Fe(NO3)2+2NaOH-->Fe(OH)2+2NaNO3 (4)
-Nung kết tủa trong không khí :
Mg(OH)2-->MgO+H2O (5)
2Fe(OH)2+ ½O2--> Fe2O3+2H2O (6)
Nếu chỉ có Mg phản ứng với ,Fe không phản ứng thì không có các phản ứng (2,4,6)khi đó số mol Mg phản ứng là :
nMg=(48.72-12.88)/192=0.187 mol
Chất rắn sau khi nung là MgO
Theo(1,3,5) :mMgO=0.187*40=7.48 -> vô lý !
__________________________________________________ ___________________

Do đó ,suy ra Mg đã phản ứng hết ,Fe phản ứng một phần .
-Đặt x,y là số mol Mg,Fe ban đầu ,z là số mol Fe tham gia phản ứng .
Ta có :
24x+56y=12.8 (I)
2*108(x+z)+56(y-z)=48.72 (II)
40x+160*0.5z=14 (III)
Giải hệ phương trình (I,II,III) ta có :
x=0.07,y=0.2,z=0.14.
-Thành phần khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu :
%mMg=13.04%
%mFe=86.96%
-Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 đã dùng :
CM(AgNO3)=2*(0.07+0.14)/0.7=0.6 M.
----------------------------------------------------------------------
Theo em ta xét: Nếu chỉ có Mg phản ứng >nAg=2nMgO =0,7 mol
mAg=75,6 gam> 48,72 gam .
Vậy Mg phản ứng hết và Fe cũng tham gia phản ứng
n Fe<=nhh<=nMg <-> 0,23<=n hh <= 0,53
Nếu 2 kl phản ứng hết -> mAg >= 2x0,23x108 >=49,68 loại vì trái với gt. Vậy kim lọa dư
Mg phản ứng hết và Fe phản ứng 1 phần. Như vậy là ta xét được các điều kiện rồi mà không cần tính theo PTHH.

111
08-15-2010, 09:19 AM
Ưm , đây là KT Hữu cơ 9. Năm kia E đc học vào lúc đag ôn thi (chỉ học vô cơ ) nên k chú trọng lắm . Bây h e đọc lại để làm nền tảng cho hữu cơ 11 năm tới , gặp phải 1 số vđ .Mong mọi người giúp đỡ . Cảm ơn ạ .

1. CH3Cl: metyl clorua
CH2Cl2: metylen clorua
CH3Cl
CCl4 đc ntn ?
có quy tắc j vs cách đọc các h/c ntn k ?

2.Tại sao etilen (C2H4) có thể có phản ứng trùng hợp mà C2H2, CH4, C6H6 lại ko ?

3. Etilen (C2H4) tham gia pư cộng làm mất màu d d Br2 :
C2H4+Br2--->C2H4Br2
Trong khi đó pứ làm mất màu d d Br2 của C2H2 có thể đạt 2 nấc :
C2H2+Br2--->C2H2Br2
C2H2+Br2--->C2H2Br4
Tại sao ạ ?
Có phải vì C2H4 có 1 liên kết đôi trog đó có 1 liên kết pi kém bền
Còn C2H2 có 1 lk ba trong đó có 2 liên kết pi kém bền đứt gãy lần lượt trog các pư k ạ ?

4.Tại sao :
" Nhìn chung các chất chứa liên kết đôi dễ tham gia pư cộng" ?

5. Nước brom khác với dung dịch brom ntn ạ ?
Tại sao benzen (C6H6) pứ thế vs nước brom mà dung dịch brom lại k ?
Tại sao nói :
" C6H6 k td vs Br2 trog dung dịch chứng tỏ benzen khó tham gia pư cộng hơn axetilen và etilen"?

6. " CH3COOH là 1 axit hữu cơ yếu"
Vậy mức độ yếu của nó ngang cơ axit nào trog vô cơ ?
Có pứ: CH3COOH +H2SO4 k ?

7. Mối quan hệ giữa muối cacbua và sản phẩm khí khi thuỷ phân chúng ?
VD như : CaC2+H2O---->Ca(OH)2 + C2H2
E đọc ở HH&UD , họ giải thích rất là sơ sơ .
Mqh : cấu tạo tương đồng giữa CaC2 và C2H2
Nên mỗi muối cacbua khi thuỷ phân sẽ tạo ra những sản phầm khí tương ứng vs CTCT của nó. E muốn biết thêm , nếu chỉ thế này thôi thì việc xđ sp khí rất khó.

8. Trong SGK Hoá 9 có 1TN đ/c C2H2 ( từ CaC2 )
Nhỏ nước vào CaC2 , dẫn sp khí wa NaOH rồi mới thu vào ống nghiệm , làm vậy để làm j ạ ? tại sao lại là d d NaOH ?

9. Cách viết CTCT các h/c hữu cơ dưới dạng mạch vòng và mạch nhánh ?
Làm sao biết đc ạ ?
Cảm ơn nhiều ạ =):020:

dst
08-15-2010, 06:57 PM
Ưm , đây là KT Hữu cơ 9. Năm kia E đc học vào lúc đag ôn thi (chỉ học vô cơ ) nên k chú trọng lắm . Bây h e đọc lại để làm nền tảng cho hữu cơ 11 năm tới , gặp phải 1 số vđ .Mong mọi người giúp đỡ . Cảm ơn ạ .

1. CH3Cl: metyl clorua
CH2Cl2: metylen clorua
CH3Cl
CCl4 đc ntn ?
có quy tắc j vs cách đọc các h/c ntn k ?

2.Tại sao etilen (C2H4) có thể có phản ứng trùng hợp mà C2H2, CH4, C6H6 lại ko ?

3. Etilen (C2H4) tham gia pư cộng làm mất màu d d Br2 :
C2H4+Br2--->C2H4Br2
Trong khi đó pứ làm mất màu d d Br2 của C2H2 có thể đạt 2 nấc :
C2H2+Br2--->C2H2Br2
C2H2+Br2--->C2H2Br4
Tại sao ạ ?
Có phải vì C2H4 có 1 liên kết đôi trog đó có 1 liên kết pi kém bền
Còn C2H2 có 1 lk ba trong đó có 2 liên kết pi kém bền đứt gãy lần lượt trog các pư k ạ ?

4.Tại sao :
" Nhìn chung các chất chứa liên kết đôi dễ tham gia pư cộng" ?

5. Nước brom khác với dung dịch brom ntn ạ ?
Tại sao benzen (C6H6) pứ thế vs nước brom mà dung dịch brom lại k ?
Tại sao nói :
" C6H6 k td vs Br2 trog dung dịch chứng tỏ benzen khó tham gia pư cộng hơn axetilen và etilen"?

6. " CH3COOH là 1 axit hữu cơ yếu"
Vậy mức độ yếu của nó ngang cơ axit nào trog vô cơ ?
Có pứ: CH3COOH +H2SO4 k ?

7. Mối quan hệ giữa muối cacbua và sản phẩm khí khi thuỷ phân chúng ?
VD như : CaC2+H2O---->Ca(OH)2 + C2H2
E đọc ở HH&UD , họ giải thích rất là sơ sơ .
Mqh : cấu tạo tương đồng giữa CaC2 và C2H2
Nên mỗi muối cacbua khi thuỷ phân sẽ tạo ra những sản phầm khí tương ứng vs CTCT của nó. E muốn biết thêm , nếu chỉ thế này thôi thì việc xđ sp khí rất khó.

8. Trong SGK Hoá 9 có 1TN đ/c C2H2 ( từ CaC2 )
Nhỏ nước vào CaC2 , dẫn sp khí wa NaOH rồi mới thu vào ống nghiệm , làm vậy để làm j ạ ? tại sao lại là d d NaOH ?

9. Cách viết CTCT các h/c hữu cơ dưới dạng mạch vòng và mạch nhánh ?
Làm sao biết đc ạ ?
Cảm ơn nhiều ạ =):020:

Câu 1: chả có quy tắc nào với cách đọc tên trên vì nó là tên thông thường mà bạn! :020:
Câu 2: ai bảo bạn C2H2 không trùng hợp được? Điều kiện trùng hợp tất nhiên phải có lk pi và không bị 0 gian cản trở nhiều.
Câu 3: Về cơ bản bạn có thể hiểu vậy.
Câu 4: thế bạn định cộng vào hợp chất no kiểu gì? Ra C bậc 5 chăng? Còn đương nhiên thì năng lượng liên kết của liên kết pi nhỏ nên dễ phá vỡ tạo ra cacbocation (trừ trường hợp tạo hệ liên hợp thơm như benzen)
Câu 5: cái này là do trong nước brom, brom bị phân cực hóa nên pư được. Bạn nên xem lại cơ chế trong SGK. Còn bạn thấy normal, anken, ankin cộng Br2 đâu cần xúc tác phải 0?
Câu 6: pKa=4,76. Mình 0 biết đk acid nào có cùng pKa như vậy. Không có pư của bạn, trừ phi là CH3COONa.
Câu 7: thường người ta chỉ cho CaC2 (tạo C2H2), và Al4C3 (tạo CH4) vì nếu ra cái #, bạn sẽ phải nhớ khá nhiều đó (nếu thik bạn xem hóa vô cơ của thầy Hoàng Nhâm)
Câu 8: bạn làm thử TN xem, ngay khi CaC2 gặp nước, lượng nhiệt tỏa ra rất lớn, kéo theo nước và 1 số tạp chất # trong CaC2 (như H2S), NaOH giữ lại những chất trên.
Câu 9: bạn hỏi câu quá khó, mình xin bó tay! :)) Làm nhiều rồi quen bạn ạ.

111
08-15-2010, 10:13 PM
Câu 2: ai bảo bạn C2H2 không trùng hợp được? Điều kiện trùng hợp tất nhiên phải có lk pi và không bị 0 gian cản trở nhiều.
Rõ hơn tý nữa đc k ?
Câu 3: Về cơ bản bạn có thể hiểu vậy.
Chỉ là về cơ bản thôi à ? Kĩ hơn thì như thế nào ?

Câu 5: cái này là do trong nước brom, brom bị phân cực hóa nên pư được. Bạn nên xem lại cơ chế trong SGK. Còn bạn thấy normal, anken, ankin cộng Br2 đâu cần xúc tác phải 0?
Mình đọc kĩ rồi , người ta nói rõ sự khác biệt.
Câu 1: chả có quy tắc nào với cách đọc tên trên vì nó là tên thông thường mà bạn!
Câu 2: ai bảo bạn C2H2 không trùng hợp được? Điều kiện trùng hợp tất nhiên phải có lk pi và không bị 0 gian cản trở nhiều.
Câu 3: Về cơ bản bạn có thể hiểu vậy.
Câu 4: thế bạn định cộng vào hợp chất no kiểu gì? Ra C bậc 5 chăng? Còn đương nhiên thì năng lượng liên kết của liên kết pi nhỏ nên dễ phá vỡ tạo ra cacbocation (trừ trường hợp tạo hệ liên hợp thơm như benzen)
Câu 5: cái này là do trong nước brom, brom bị phân cực hóa nên pư được. Bạn nên xem lại cơ chế trong SGK. Còn bạn thấy normal, anken, ankin cộng Br2 đâu cần xúc tác phải 0?
Câu 6: pKa=4,76. Mình 0 biết đk acid nào có cùng pKa như vậy. Không có pư của bạn, trừ phi là CH3COONa.
Câu 7: thường người ta chỉ cho CaC2 (tạo C2H2), và Al4C3 (tạo CH4) vì nếu ra cái #, bạn sẽ phải nhớ khá nhiều đó (nếu thik bạn xem hóa vô cơ của thầy Hoàng Nhâm)
Câu 8: bạn làm thử TN xem, ngay khi CaC2 gặp nước, lượng nhiệt tỏa ra rất lớn, kéo theo nước và 1 số tạp chất # trong CaC2 (như H2S), NaOH giữ lại những chất trên.
Câu 9: bạn hỏi câu quá khó, mình xin bó tay! :)) Làm nhiều rồi quen bạn ạ.

Tóm lại bạn trả lời chung chung quá . Mình cần rõ ràng hơn .
Cảm ơn bạn . Mong mọi người tiếp tục góp ý .

hely
08-16-2010, 06:49 AM
5. Nước brom khác với dung dịch brom ntn ạ ?
Tại sao benzen (C6H6) pứ thế vs nước brom mà dung dịch brom lại k ?
Tại sao nói :
" C6H6 k td vs Br2 trog dung dịch chứng tỏ benzen khó tham gia pư cộng hơn axetilen và etilen"?
Câu 5: cái này là do trong nước brom, brom bị phân cực hóa nên pư được. Bạn nên xem lại cơ chế trong SGK. Còn bạn thấy normal, anken, ankin cộng Br2 đâu cần xúc tác phải 0?

phản úng benzen với Brom xay ra khi co mặt xuc tác là bột sắt và brom là nguyên chât. thường thì it nói brom nguyên chất là nước brom lắm mà nói thẳng là brom nguyen chất ( trong PTHH ghi là Br(nguyên chất)). Lúc bạn ghi so sánh nước brom vs dd brom mình nghĩ chẳng có gì khắc nhau cả vì cùng là dung dịch, hixhix!!!
còn tại sao benzen phản ứng với Br nguyên chất mà ko phải dd brom thi theo minh nghĩ như thế này: nguyên tắc xảy ra phản ứng là phải có sự tiếp xúc giua các phân tử, nguyên tử. benzen và brom nguyen chất ko phân cực nên hòa tan vào nhau dễ dàng, khả năng tiếp xúc và xay ra phản ứng cao hơn và xuc tác Fe đẩy nhanh quá trinh này.Còn vs dd brom co dung môi là nước phân cực ko hoa tan benzen được thì làm sao co thẻ xảy ra phản ứng. Hơn nữa khi tiếp xuc cũng chưa chắc xảy ra phản ứng, càng nhiêu tiếp xúc thi phản úng càng dễ, brom trong dung dich bị nước bao vây tú phia rồi cũng chẳng có cơ "gặp mặt" benzen, vs Br nguyen chất thi ko phải nói nữa rồi.
Mọi Người Cho Nhận Xét Naz:danhnguoi

Molti
08-16-2010, 07:35 AM
Câu 2: Dĩ nhiên là có thể trùng hợp .. vd đơn giản nhất: 3 C2H2 --> C6H6
Câu 3: Giải thích vậy là được rồi, 1 lk pi thì phản ứng 1 mol, 2lk pi thì phản ứng 2 mol, bạn cần gì hơn ở câu này.. cơ chế chăng ??
Câu 6: bạn hỏi "acid axetit ngang cơ với acid nào bên vô cơ?? "
Câu này khó ai mà trả lời cho bạn được.. so sánh acid chỉ so sánh tương đối hơn kém v.v.. và chủ yếu thì dùng pka ... nếu muốn tìm cái "ngang cơ" thì bạn tìm 1 acid pka = với acid axetit nhé
Cấu 1: tên thông thường thì phải học thuộc chả có cách nào hết, tên theo IUPAC thì mới có "cách" bạn ạ !!
và câu 9 .. chẳng ai có thể giải thích cặn kẽ cho bạn bằng việc mở sách ra xem và làm nhiều bài tập !!
Các câu còn lại bạn đó trả lời vậy là được rồi

p/s: Người ta đã bỏ công giúp bạn thì dù thế nào. không nhấn cám ơn thì cũng đừng nên nhấn "than phiền".

Prayer
08-16-2010, 11:53 AM
phản úng benzen với Brom xay ra khi co mặt xuc tác là bột sắt và brom là nguyên chât. thường thì it nói brom nguyên chất là nước brom lắm mà nói thẳng là brom nguyen chất ( trong PTHH ghi là Br(nguyên chất)). Lúc bạn ghi so sánh nước brom vs dd brom mình nghĩ chẳng có gì khắc nhau cả vì cùng là dung dịch, hixhix!!!
còn tại sao benzen phản ứng với Br nguyên chất mà ko phải dd brom thi theo minh nghĩ như thế này: nguyên tắc xảy ra phản ứng là phải có sự tiếp xúc giua các phân tử, nguyên tử. benzen và brom nguyen chất ko phân cực nên hòa tan vào nhau dễ dàng, khả năng tiếp xúc và xay ra phản ứng cao hơn và xuc tác Fe đẩy nhanh quá trinh này.Còn vs dd brom co dung môi là nước phân cực ko hoa tan benzen được thì làm sao co thẻ xảy ra phản ứng. Hơn nữa khi tiếp xuc cũng chưa chắc xảy ra phản ứng, càng nhiêu tiếp xúc thi phản úng càng dễ, brom trong dung dich bị nước bao vây tú phia rồi cũng chẳng có cơ "gặp mặt" benzen, vs Br nguyen chất thi ko phải nói nữa rồi.
Mọi Người Cho Nhận Xét Naz:danhnguoi

Phân biệt nước brom và dung dịch brom mình đã nói sơ qua ở đây: http://forum.hoahoc.org/showthread.php?t=14043
Còn cách hiểu khúc sau của bạn đúng rồi.

celtic
08-16-2010, 04:05 PM
1. CH3Cl: metyl clorua
CH2Cl2: metylen clorua
CH3Cl
CCl4 đc ntn ?
có quy tắc j vs cách đọc các h/c ntn k ?


Đây chẳng phải tên thường ( vì không có ý nghĩa khoa học, thương mại) mà là tên ghép theo gốc chức nên khá là đơn giản. Lấy ví dụ của bạn:
+ CH3Cl ( -CH3 là gốc metyl) có thể đọc là Metyl clorua, hay Monoclo metan ….
- Theo IUPAC là Clo metan.
- Tên thường: Artic, Freon 40, UN 1063…..
+ CH2Cl2 (=CH2 là gốc metylen) có thể đọc là Metylen clorua, hay Metylen diclorua
- Theo IUPAC là: Diclo metan
- Tên thường: Solmethine, Narkotil, Freon 30, UN 1593,…..
+ CHCl3 có thể đọc là: Fomyl triclorua, Metan triclorua, Methenyl triclorua…
- Theo IUPAC là: Clorofom ( cái này là qui ước Quốc tế, không có qui tắc), Triclo metan
- Tên thường: TCM, Freon 20, R-20, UN 1888,…..
+ CCl4 có thể đọc là Cacbon tetraclorua, hay Metan tetraclorua, hay Pecloro metan …..
- Theo IUPAC là Tetraclo metan.
- Tên thường: Freon 10, Halon 104, Tetrasol….

dst
08-16-2010, 09:21 PM
Nếu bạn thích hỏi rõ thêm câu 2, thì có thể giải thích như sau:
Để trùng hợp thì trước hết các phân tử rời rạc phải liên kết được với nhau, thường thì điều này được đảm bảo bằng sự đứt ra của một liên kết pi trong phân tử (tức là tách sự xen phủ giữa 2 orbital p trong phân tử), mỗi orbital p này sẽ quay ra xen phủ với một orbital p của phân tử khác. Còn về hiệu ứng không gian, nếu phân tử cồng kềnh, khả năng xen phủ orbital p sẽ rất yếu do sự đẩy lẫn nhau của lớp vỏ e của các nguyên tử. Để đơn giản bạn cứ tưởng tượng như sau: các thành viên của lớp bạn cần phải nắm tay nhau thành 1 dãy, trước khi làm việc này thì cứ 2 người lớp bạn tạo thành 1 cặp nắm tay nhau (cả 2 tay nhé). Vậy để làm được như yêu cầu, mỗi bạn sẽ bỏ 1 tay ra và 2 người trên sẽ chỉ nắm nhau bằng 1 tay, sau đó tìm đến cặp bạn khác cũng vừa làm như trên! Kết quả sẽ tạo thành 1 dãy đúng như yêu cầu. Tuy nhiên nếu các bạn làm việc trên giữa 1 nơi chỉ có toàn lớp bạn đương nhiên sẽ dễ hơn là giữa cả 1 sân vận động đầy người => yêu cầu sẽ gần như 0 thể thực hiện được, hoặc nếu có thì rất lâu. :5:

playboy
08-16-2010, 09:24 PM
1)Làm nguội 182.2g dung dịch muối X2SO4có nồng độ 11.69% từ 100độC xuống 20độC thì xuất hiện một số tinh thể.Lọc các tinh thể,dung dịch còn lại có khối lượng bằng 150g và nồng độ 4.73%.Đem lượng tinh thể trên hòa tan trong dung dịch BaCl2 dư thấy xuất hiện 23.3g kết tủa.
a)Tìm tên kim loại X?
b)Muối kết tinh là muối ngậm nước có công thức X2S04.aH20.Tính a ?

2)Khi nung 25g muối hydrat đồng (II) sunfat ở 600độC đến khối lượng k0 đổithì thu được chất rắn A.hòa tan chất rắn A thành dung dịch rồi thêm dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư thì thu được kết tủa B .Nung kết tủa B đến khối lượng k0 đổi được chất rắn C có khối lượng 31.3g .cho chắt rắn C nhận được dưới dạng bột vào ống sứ,nung nóng, rồi cho khí H2 đi wa cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 29.7g chất rắn D.
Lập công thức phân tử của muối hydrat đồng(II) sunfat đã cho ?

3)Hòa tan vừa đủ 1 lượng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO(M có hóa trị k0 đổi và MO k0 phải là oxit lưỡng tính)trong 750ml HNO3 0.2M được dung dịch A vá khí NO(DKTC).cho A tác dụng vừa đủ với 240ml dung dich NaOH 0.5M , thu được kết tủa.Nung kết tủa đến khối lượng k0 đổi được 2.4g chất rắn
a)Tìm M ?
b)Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và tính thể tích No sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
anh,chị giúp dùm em nha !

hely
08-16-2010, 11:25 PM
1)Làm nguội 182.2g dung dịch muối X2SO4có nồng độ 11.69% từ 100độC xuống 20độC thì xuất hiện một số tinh thể.Lọc các tinh thể,dung dịch còn lại có khối lượng bằng 150g và nồng độ 4.73%.Đem lượng tinh thể trên hòa tan trong dung dịch BaCl2 dư thấy xuất hiện 23.3g kết tủa.
a)Tìm tên kim loại X?
b)Muối kết tinh là muối ngậm nước có công thức X2S04.aH20.Tính a ?

X2SO4 + BaCl2 -> 2XCl + BaSO4(kt) (vì X2SO4 tan nên X ko thể là Ag,Pb,)
mol X2SO4 tách ra bằng mol BaSO4 bằng 0,1
Gọi Mol X2SO4 ban đầu là a
xét dd ban đầu:
C%=(2X+96)a.100/182,2=11.69 (1)
xét dd sau khi hạ nhiệt độ
C%=(2X+96)(a-0,1)/150=4,73 (2)
(1)(2)=>X là Na
b. khoi lượng muối kết tinh = 182,2-150
mol muối kết tinh = mol muối tách ra =0,1
=> KlgPT=>n=10
2)Khi nung 25g muối hydrat đồng (II) sunfat ở 600độC đến khối lượng k0 đổithì thu được chất rắn A.hòa tan chất rắn A thành dung dịch rồi thêm dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư thì thu được kết tủa B .Nung kết tủa B đến khối lượng k0 đổi được chất rắn C có khối lượng 31.3g .cho chắt rắn C nhận được dưới dạng bột vào ống sứ,nung nóng, rồi cho khí H2 đi wa cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 29.7g chất rắn D.
Lập công thức phân tử của muối hydrat đồng(II) sunfat đã cho ?

đặt mol muối hydrat la x
CuSO4.nH2O --> CuSO4 + nH2O
CuSO4 + Ba(OH)2 -> Cu(OH)2 + BaSO4
B gồm Cu(OH)2 và BaSO4, chỉ có Cu(OH)2 bị nhiệt phân
Cu(OH)2->CuO+H2O
có PT: 233x+80x=31,3
=> x
=> M của muối hydrat
=> n
C gồm CuO và BaSO4, CuO bị khử bởi H2
CuO + H2 -> Cu + H2O
Mỏi quá bài 3 mai trả lời nha, đáp số M:Mg

cattuongms
08-17-2010, 09:34 PM
3)Hòa tan vừa đủ 1 lượng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO(M có hóa trị k0 đổi và MO k0 phải là oxit lưỡng tính)trong 750ml HNO3 0.2M được dung dịch A vá khí NO(DKTC).cho A tác dụng vừa đủ với 240ml dung dich NaOH 0.5M , thu được kết tủa.Nung kết tủa đến khối lượng k0 đổi được 2.4g chất rắn
a)Tìm M ?
b)Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và tính thể tích No sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
anh,chị giúp dùm em nha ![/QUOTE]

a. Vì các phản ứng vừa đủ -> chất rắn sau khi nung là MO.
nMO=1/2nNaOH=0,06 mol.
M(MO)=40 (gam)
-> M(M)=40-16 = 24 (gam)-> Mg.
b.nNO3 mt = 2n Muối = 2nMO= 0,12 mol.
nNO=nHNO3- nNO3 mt =0,15 -0,12 = 0,03 mol.
VNO = 0,03.22,4=0,672 (l)

Mg -2e -> Mg2+
x....2x
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
......0,09........0,03
->nMg=0,045. (mol) -> mMg=1,08 gam.
-> nMgO= nMgO(sau nung) - nMg = 0,06-0,045 = 0,015 (mol)
mMgO=0,6 gam.
%mMg = 64,3% -> % MgO=35,7%.

playboy
08-19-2010, 07:34 PM
ai giải hiúp em bài này với!

Hòa tan 7.3h hỗn hợp (Na,Al) vào nước được dung dịch A và 5.6lít H2 (DKTC).thêm từ từ dung dịch HCl 0.1M vào 1/10 dung dịch A cho đến khi vừa bắt đầu có xuất hiện kết tủa trắng keo thì dừng lại.Thể tích dung dịch HCl 0.1M cần dùng bằng V1 lít.Nếu thêm tiếp 50ml dung dịch HCl 0.1 M thì thấy có m(g) kết tủa.
a)Viết phương trình phản ứng_Giải thích?
b)Tính m mỗi kim loại trong hỗn hợp.Tính v1 ,m(g)

phưong79
08-19-2010, 07:43 PM
ai giải hiúp em bài này với!

Hòa tan 7.3h hỗn hợp (Na,Al) vào nước được dung dịch A và 5.6lít H2 (DKTC).thêm từ từ dung dịch HCl 0.1M vào 1/10 dung dịch A cho đến khi vừa bắt đầu có xuất hiện kết tủa trắng keo thì dừng lại.Thể tích dung dịch HCl 0.1M cần dùng bằng V1 lít.Nếu thêm tiếp 50ml dung dịch HCl 0.1 M thì thấy có m(g) kết tủa.
a)Viết phương trình phản ứng_Giải thích?
b)Tính m mỗi kim loại trong hỗn hợp.Tính v1 ,m(g)

Dễ thui.Anh giúp nhá
Na +H2O ---->NaOH +1/2 H2
Al +NaOH+H2O---->NaAlO2 +3/2 H2
HCl +NaOH--->NaCl +H2O
NaAlO2 +HCl +H2O-->NaCl+Al(OH)3
Al(OH)3 +3HCl --->AlCl3 +3H2O
Đó pt có rùi.Nhớ xét hai trường hợp nhá.Tính toán là việc của bạn.OK?Thân!!!!!!

cattuongms
08-19-2010, 09:19 PM
ai giải hiúp em bài này với!

Hòa tan 7.3h hỗn hợp (Na,Al) vào nước được dung dịch A và 5.6lít H2 (DKTC).thêm từ từ dung dịch HCl 0.1M vào 1/10 dung dịch A cho đến khi vừa bắt đầu có xuất hiện kết tủa trắng keo thì dừng lại.Thể tích dung dịch HCl 0.1M cần dùng bằng V1 lít.Nếu thêm tiếp 50ml dung dịch HCl 0.1 M thì thấy có m(g) kết tủa.
a)Viết phương trình phản ứng_Giải thích?
b)Tính m mỗi kim loại trong hỗn hợp.Tính v1 ,m(g)
a).Vì thêm từ từ ddHCl vào A đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thấy hết 1 lượng ddHCl nên trong A còn dư NaOH.
A: Gồm NaAlO2 và NaOH.

Na +H2O ---->NaOH +1/2 H2
x....................0,5x
Al +NaOH+H2O---->NaAlO2 +3/2 H2
y..........................1,5y
23x + 27y = 7,3.
0,5x+1,5y = 0,25,
->y=0,1; x=0,2-> mNa=4,6 gam.
%Na~ 63%; %Al~37%.
b) Vậy trong A có 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2.
- 1/10 A : 0,01NaOH và 0,01 NaAlO2.
- NaOH + HCl -> NaCl + H2O
-> nHCl =nNaOH = 0,01 mol. -> VHCl =0,01/0,1 =0,1 lít ///100ml.
-NaAlO2 + HCl + H2O -> NaCl+ Al(OH)3
...........0,005...............0,005
m kết tủa = 0,005x78=0,39 gam.
Ở đây NaAlO2 dư nên không xét trường hợp nào cả?
Nếu đề bài đổi thành thêm Vml ddHCl 0,1M thấy thu được 0,39 gam kết tủa thì khi đó mới xét 2 trường hợp : Thiếu HCl hoặc dư HCl.
Thân. Chúc bạn học giỏi.

cattuongms
08-22-2010, 05:06 PM
Các bạn làm bài này nghe?
Thí nghiệm 1: Cho một lượng kim loại Mg vào 200ml dd X chứa 0,15M và 0,01M. Phản ứng kết thúc thu được 5g chất rắn và dd Y
Thí nghiệm 2: Cho 0,78g một kim loại T (đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, có hoá trị II trong hợp chất) cũng vào 200ml dd X. Phản ứng kết thúc thu được 2,592g chất rắn và dd Z.
1. Tính khối lượng kim loại M đã dùng
2. Xác địmh kim loại T
3. tính nồng độ Cm của các chất trong dd X và Z, coi thể tích của dd không thay đổi và thể tích của chất rắn là không đáng kể. cho biết tham gia phản ứng xong thì sẽ tham gia phản ứng

cattuongms
08-22-2010, 08:08 PM
bài của mình thì bị delll topic bài của nó dễ hơn thì có người rep :@

Cậu đừng lập topic riêng, boss bài vào các topic co phần kiến thức tương ứng lúc đó mọi người đều tập trung cả, nếu lập nhiều topic thì các anh admin khó quản lí he.

con heo con
08-22-2010, 08:40 PM
hòa tan 7g cao vào 200ml h2o thì 1 phần nước do nóng quá bị bay hơi ( giải thiết dung dịch bị bay hơi mất 4% nứoc) thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ 0,2% và 1 phần k tan lắng xuống. tính C% khối lượng cao đã hòa tan thành dung dịch . ds 47,1 %

cattuongms
08-22-2010, 09:58 PM
hòa tan 7g cao vào 200ml h2o thì 1 phần nước do nóng quá bị bay hơi ( giải thiết dung dịch bị bay hơi mất 4% nứoc) thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ 0,2% và 1 phần k tan lắng xuống. tính C% khối lượng cao đã hòa tan thành dung dịch . ds 47,1 %
Bài này chỉ có tính thui mà.
200ml H2O ~200 gam. -> mH2O bay hơi = 8 gam.
Gọi phần tan trong dd của CaO là m ->(m.74/56).100/(m+192)=0,2
Giải tìm m rồi tính % nhé?

darks
08-26-2010, 07:57 PM
AL + FexOy tạo thành Al2O3 + FeO. các bạn hãy nói rõ cách cân bằng pt cho mình nha:mohoi (

2/3(y-x)+FexOy-->(y-x)/3 Al2O3+xFeO

cattuongms
08-26-2010, 10:34 PM
AL + FexOy tạo thành Al2O3 + FeO. các bạn hãy nói rõ cách cân bằng pt cho mình nha
Thế này nhé anh cân bằng theo PP ion- electron đi.
(y-x).[2Al + 3O2- -6e -> Al2O3
3[FexOy + x.(2y/x - 2)e -> xFeO + (y-x)O2-
__________________________________________________

2(y-x)Al + 3FexOy -> (y-x)Al2O3 + 3xFeO

cattuongms
08-27-2010, 01:51 PM
KỲ THI HSG LỚP 9 THCS THANH HÓA
NĂM HỌC 2002 - 2003 . Bảng A
Thời gian làm bài 150 phút.

Câu 1: (5 điểm)
1/ Thế nào là muối trung hòa, muối axit, muối bazơ?
2/ Viết phương trình phản ứng điều chế muối trung hòa, muối axit, muối bazơ.
(Mỗi loại viết 3 phương trình khác nhau)
Câu 2: (5 điểm)
Đốt cháy hết hỗn hợp metan và hydro bằng không khí (chứa 20% thể tích O2) vừa đủ, hỗn hợp khí thu được sau khí làm lạnhcho qua dung dịch KOH dư thì có 1/ 13 thể tích hỗn hợp khí phản ứng và còn lại N2 sạch.
a/ Hãy xác định thành phần % thể tích của metan và hydro trong hỗn hợp khí ban đầu.
b/ Nếu đốt cháy hết 13,44 lit (đktc) hỗn hợp CH4 và H2 ở trên bằng O2, sản phẩm đốt cháy được hấp thụ hết vào 200 gam dung dịch hidroxit của một kim loại nồng độ 3,885%, sau phản ứng thu được 1,00 gam kết tủa. tìm hidroxit kim loại.
Câu 3: (5 điểm)
1/ Ba nguyên tố A. B, X thuộc cùng một nhóm các nguyên tố của hệ thống tuần hoàn. Tổng số thứ tự trong bảng hệ thống tuần hoàn của hai nguyên tố đầu và cuối bằng 76. Muối của axit nitric được tạo thành từ các nguyên tố đó thường được sử dụng để nhuôm màu lửa của pháo bông, pháo hoa thành màu đỏ và dung dịch của nó có môi trường trung tính.
a/ Cho biết tên của A, B, X và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b/ Các hợp chất trong tự nhiên của nguyên tố nào được biết nhiều nhất, hợp chất nào của chúng được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp, nông nghiệp.
2/ Nêu hiện tượng xảy ra khí cho các mẫu kim loại X ở trên vao dung dịch CuCl2. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.
Câu 4: (5 điểm)
Hỗn hợp R gồm bột của kim loại đồng, đồng (II) oxit, đồng(I) oxit. Lẫy a gam hỗn hợp R đun nóng với H2SO4 loãng, dư; sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bằng 0,25a gam. Cũng lấy a gam hỗn hợp trên đun nóng với dung dịch axit HCl đậm đặc thì có 85% khối lượng tham gia phản ứng.
a/ Muốn điều chế được 42,5 gam đồng thì cần bao niêu gam hỗn hợp R.
b/ Nếu trộn 32 gam đồng với 10,2 gam kim loại, sau đó cho phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 22,4 lit SO2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch.

cattuongms
08-30-2010, 07:41 AM
Đề thi tuyển sinh THPT chuyên Lê Quý Đôn- Đà Nẵng 2006-2007

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
----------- Khoá ngày 28 tháng 6 năm 2006
----------------------------------
MÔN THI : HOÁ HỌC (Hệ số 2 )
Thời gian : 150 phút ( không tính thời gian giao đề )

ĐỀ CHÍNH THỨC :
Đề thi này gồm 2 trang , thí sinh kiểm tra lại số trang trước khi làm bài .
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Xác định X1 , X2 ,....... và hoàn thành dãy chuyển hoá sau :
(1) Na + H2O ---> X1 + ..... (2) Al + Cl2 ---> X2
(3) X1 + X2 ---> X3 + ..... (4) X3 + X1 ---> X4
(5) X4 + CO2---> X3 + ..... (6) X1 + CO2 ---> X5
(7) X5 + X1 ---> X6 + ...... (8) X2 + X6 + H2O---> .....
b) Không khí có thể bị ô nhiễm bởi một số khis độc như Cl2 , H2¬S , SO2 . Dùng dung dịch nước vôi trong dư có thể loại bỏ khí độc nào trong số các khí trên ? Viết phương trình hoá học xảy ra ( nếu có ) .
Câu 2 ( 1,5 điểm )
a) Xác định A, B, D, E, F và hoàn thành dãy chuyển hoá sau với đầy đủ điều kiện. Biết A là hiđrocacbon đơn giản nhất . Mỗi mũi tên ứng với 1 phản ứng .
A

PVC <--- E <--- B ---> D ---> xiclohexan

F
b) Đun sôi dung dịch hỗn hợp saccarozơ và H2SO4 một thời gian, sau đó để nguội. Thêm từ từ NaHCO3 vào đến khi khí ngừng thoát ra . Cho một ít dung dịch thu được vào ống nghiệm có sẵn dung dịch AgNO3/NH3 rồi ngâm ống nghiệm vào dình đựng nước nóng . Nếu mục đích thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra sau khi ngâm ống nghiệm vào bình nước nóng và viết phương trình hoá học minh hoạ toàn bộ quá trình thí nghiệm trên.
Câu 3 (1,5 điểm) :
a) A, B, D là 3 chất đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 . Cho A, B, D lần lượt tác dụng với Na , dung dịch NaOH , thì có kết quả như sau :
A B D
Na + + -
Dung dịch NaOH - + +
Dấu + : có phản ứng
Dấu - : không phản ứng

Xác định công thức cấu tạo đúng của A, B, D và viết phương trình hoá học liên quan.
b) Trình bày phương pháp phân biệt các chất lỏng đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau : dung dịch rượu etylic 960 , rượu etylic nguyên chất , benzen , dầu mè, giấm ăn .
Câu 4 ( 1,25 điểm) :
a) Cho FexOy hoà tan trong một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A . Dung dịch A hoà tan được Cu và tác dụng được với Cl2 . Xác định x,y và viết phương trình hóa học liên quan.
b) Một hợp chất vô cơ có công thức XY2 có tổng số proton trong phân tử là 38 . X chiếm tỉ lệ về khối lượng là 15,79% . Trong hạt nhân của mối nguyên tử X, Y , số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện .
- Xác định X, Y và so sánh tính phi kim của X, Y .
- Đốt cháy hoàn toàn XY2 với một lượng vừa đủ thu được hỗn hợp Z có 2 khí . Bằng phương pháp nào có thể tách lấy khí có phân tử khối nhỏ hơn ra khỏi hỗn hợp Z ?
Câu 5 ( 2,25 điểm) :
a) Cho 48 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại Zn, Fe, Ag trong đó % khối lượng của Zn, Fe lần lượt là 54,17% , 23,34% . Cho hỗn hợp A tác dụng với V ml dung dịch Cu(NO3)2 2M thu được 48,4 g hỗn hợp chất rắn B và dung dịch D .
- Tính V và % khối lượng các chất trong B .
- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư , kết tâur thu ddược đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn X. Tính m .
b) Oxi hóa hoàn toàn 5,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại M, N thu được 13,1 g hỗn hợp X có hai oxit . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (D=1,25 g/ml ). Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng .
Câu 6 (2,0 điểm) :
a) Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ A chứa C, H, O, N cần vừa đủ 39,6 g không khí (chứa 80% N2 và 20% O2 ) về thể tích) , thu được 8,8 gam CO2 , 6,3 gam H2O và 25,76 lít N2 ở điều kiện tiêu chuẩn .
- Tính a. Xác định công thức phân tử của A , biết phân tử khối của A < 100.
- A tác dụng với dung dịch NaOH sinh muối B, khí NH3 và H2O . Xác định công thức cấu tạo đúng của A và gọi tên . Từ xenlulozơ, người ta có thể điều chế muối B qua 4 phản ứng . Viết 4 phản ứng hoá học nêu trên .
c) X là hợp chất khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối B và rượu etylic . Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X . Nêu cách tiến hành thí nghiệm điều chế và tách riêng X trong phìng thí nghiệm từ các nguyên liệu phù hợp . Vẽ hình minh họa .

-------------------- Hết --------------------

vânpro^`95
08-30-2010, 08:46 AM
Câu 1 (1,5 điểm)
a) Xác định X1 , X2 ,....... và hoàn thành dãy chuyển hoá sau :
(1) Na + H2O ---> X1 + ..... (2) Al + Cl2 ---> X2
(3) X1 + X2 ---> X3 + ..... (4) X3 + X1 ---> X4
(5) X4 + CO2---> X3 + ..... (6) X1 + CO2 ---> X5
(7) X5 + X1 ---> X6 + ...... (8) X2 + X6 + H2O---> .....
b) Không khí có thể bị ô nhiễm bởi một số khis độc như Cl2 , H2¬S , SO2 . Dùng dung dịch nước vôi trong dư có thể loại bỏ khí độc nào trong số các khí trên ? Viết phương trình hoá học xảy ra ( nếu có ) .
a-
1)Na+H2O->NaOH+1/2H2
2)2Al+3Cl2->2AlCl3
3)NaOH+AlCl3-> Al(OH)3+NaCl
4) Al(OH)3+NaOH->NaAlO2+2H2O
5)NaAlO2+CO2+H2O->Al(OH)3 +NaHCO3
6)NaOH+CO2-> NaHCO3
7)NaHCO3+NaOH->Na2CO3+H2O
8)2AlCl3+3Na2CO3+3H2O-> 2Al(OH)3+3NaCl+6CO2
b-
dùng nc vôi trong dư loại bỏ được khí SO2
Ca(OH)2+2SO2->Ca(HSO3)2
chã biết có đúng không ,các anh chị góp ý phần b với

vânpro^`95
08-30-2010, 09:23 AM
Câu 2 ( 1,5 điểm )
a) Xác định A, B, D, E, F và hoàn thành dãy chuyển hoá sau với đầy đủ điều kiện. Biết A là hiđrocacbon đơn giản nhất . Mỗi mũi tên ứng với 1 phản ứng .
A

PVC <--- E <--- B ---> D ---> xiclohexan

F
b) Đun sôi dung dịch hỗn hợp saccarozơ và H2SO4 một thời gian, sau đó để nguội. Thêm từ từ NaHCO3 vào đến khi khí ngừng thoát ra . Cho một ít dung dịch thu được vào ống nghiệm có sẵn dung dịch AgNO3/NH3 rồi ngâm ống nghiệm vào dình đựng nước nóng . Nếu mục đích thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra sau khi ngâm ống nghiệm vào bình nước nóng và viết phương trình hoá học minh hoạ toàn bộ quá trình thí nghiệm trên.

câu a
A->B :2CH4-> C2H2+3H2
B->D :3C2H2->C6H6 (đk C ,600*C)
D->xiclohexan: C6H6+3H2->C6H12
B->E: C2H2+HCl->CH2=CHCl
E->PVC : n(CH2=CHCl)-> (trùng hợp ) PVC
B->F : ChH2 +H2-> C2H4
câu b
C12H22O11 +H2O-> C6H12O6+C6H12O6(có xt H2SO4)
C6H12O6 +Ag2O -> C6H12O7+2Ag (xtNH3)
đây là phản ứng tráng gương
khi ngâm vào nước nóng sẽ có 1 lớp bạc bám trên thành ống nghiệm
bài lí giải của em chắc là còn sơ sài các bạn ủng hộ thêm nhé

vânpro^`95
08-30-2010, 09:48 AM
b) Oxi hóa hoàn toàn 5,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại M, N thu được 13,1 g hỗn hợp X có hai oxit . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (D=1,25 g/ml ). Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng .

khối lg X là lg của hh +klg O
mO=13,1-5,1=8g
nO=0,5mol
nH2SO4=nO=0,5mol
Cm H2SO4=(24,5.10.1,25)/98=3,125
V=0,5/3,125=0,16 lit

vânpro^`95
08-30-2010, 11:03 AM
Câu 3 (1,5 điểm) :
a) A, B, D là 3 chất đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 . Cho A, B, D lần lượt tác dụng với Na , dung dịch NaOH , thì có kết quả như sau :
A B D
Na + + -
Dung dịch NaOH - + +
Dấu + : có phản ứng
Dấu - : không phản ứng

Xác định công thức cấu tạo đúng của A, B, D và viết phương trình hoá học liên quan.
b) Trình bày phương pháp phân biệt các chất lỏng đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau : dung dịch rượu etylic 960 , rượu etylic nguyên chất , benzen , dầu mè, giấm ăn .

a)
theo em là A là CH2-CH-O-OH
B là CH3COOH
D là HCOOCH3
pt CH2-CH-O-OH+Na-> CH2-CH-O-ONa+1/2H2
CH3COOH+Na->CH3COONa+1/2H2
CH3COOH+NaOH->CH3COONa+H2O
HCOOCH3+NaOH-> HCOONa+CH3OH
b)cho quỳ vào nhận biết dược giấm ăn
cho HNO3 đặc nhận biết dc benzen(có khí màu vàng mùi hạnh nhân)
C6H6+HNO3->C6H5NO2+H2O
Cho NaOH vào nhận biết được dàu mè
còn lại 2 kái rượu 96* và rượu ng chất em chịu
(đầu bài không yêu cầu nhânbjet bằng pp hóa học thì nhận bằng pp vật lí cho nhanh
màu vàng sánh là dầu mè ,màu vàng cam là benzen ,3 cái còn lại nếm ,nêu schua là giấm, rượu nguyên chất đậm đặc hơn ,rượu 96* không bằng )
hihi

cattuongms
08-30-2010, 12:46 PM
[QUOTE=vânpro^`95;67709]a)
còn lại 2 kái rượu 96* và rượu ng chất em chịu
Dùng CuSO4 khan là nhận ra được ngay mà: Rượu 96^0 thì làm CuSO4 khan màu trắng chuyển thành màu xanh do ngậm nước. ( Đây cũng là 1 chất hay được dùng là khan rượu).

tran tranh cong
08-30-2010, 03:42 PM
Câu 5 ( 2,25 điểm) :
a) Cho 48 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại Zn, Fe, Ag trong đó % khối lượng của Zn, Fe lần lượt là 54,17% , 23,34% . Cho hỗn hợp A tác dụng với V ml dung dịch Cu(NO3)2 2M thu được 48,4 g hỗn hợp chất rắn B và dung dịch D .
- Tính V và % khối lượng các chất trong B .
- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư , kết tâur thu ddược đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn X. Tính m .
b) Oxi hóa hoàn toàn 5,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại M, N thu được 13,1 g hỗn hợp X có hai oxit . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (D=1,25 g/ml ). Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng .


a) mFe = 11.2 g; mZn = 26 g; mAg = 10.8 g
nFe = 0.2 mol; nZn = 0.4; nAg = 0.1
Zn + Cu(NO3)2 --> Zn(NO3)2 + Cu
0.4____0.4________0.4_______0.4
Fe + Cu(NO3)2 --> Fe(NO3)2 + Cu
x_____x____________x________x
ta có: 64(0.4 + x) + 56*(0.2-x) = 48.4 - 10.8
=> x = 0.1 mol
nFe(NO3)2 = 0.1; nZn(NO3)2 = 0.4
=> nFe(OH)2 = 0.1
=>nFe2O3 = 0.05 mol => m chất rắn = mFe2O3 = 8 g

b)
mO = mKL - m oxit = 13.1 - 5.1 = 8 g
nO = 0.5 mol
nO = nSO4(2-) = 0.5 mol
=>n H2SO4 = 0.5 mol
=> mH2SO4 = 0.5*98 = 49 g
=> VH2SO4 = 49*100/(24.5*1.25) = 250 ml

ThảoMy20
09-05-2010, 09:58 PM
Chào mọi người em là men mới, hiện em đang học lớp 9. Hum rùi thầy em ra một loạt PTHH toàn phản ứng oxi hoá khử của kim loại, oxit kim loại với H2SO4 đặc và HNO3. Bọn em cân bằng mãi mới được vài PTHH.
Em xin mọi người ai chỉ em cách cân bằng với.
VD: FexOy + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O.
- Nghe thầy em bảo dùng cách cân bằng theo phương pháp electron-ion nhanh nhất nhưng em chưa học, ai có tài liệu hướng dẫn về việc này chỉ em luôn với nghe, em cảm ơn mọi người trước.

thanhtungk09
09-06-2010, 10:20 AM
Chào mọi người em là men mới, hiện em đang học lớp 9. Hum rùi thầy em ra một loạt PTHH toàn phản ứng oxi hoá khử của kim loại, oxit kim loại với H2SO4 đặc và HNO3. Bọn em cân bằng mãi mới được vài PTHH.
Em xin mọi người ai chỉ em cách cân bằng với.
VD: FexOy + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O.
- Nghe thầy em bảo dùng cách cân bằng theo phương pháp electron-ion nhanh nhất nhưng em chưa học, ai có tài liệu hướng dẫn về việc này chỉ em luôn với nghe, em cảm ơn mọi người trước.
hay thật, lớp 9 mà ông bắt cân = phản ứng oxy hóa-khử:chabit (, thầy dạy nhầm lớp 10 rồi, nhưng mà các em cứ nghiên cứu từ từ từ cũng tốt:24h_056:

>"<
09-06-2010, 12:37 PM
Hoàn thành các Pt phản ứng sau đây :
1.NaCl+H2SO4 (đ,n)
2.NaBr+H2SO4 (đ,n)
3.NaClO+PbS
4.FeSO4+HNO2+H2SO4
5.KMnO4+H2SO4+HNO2
6.NaNO2+H2SO4 (l)

ThảoMy20
09-06-2010, 12:41 PM
[QUOTE=>"<;68152][B]Hoàn thành các Pt phản ứng sau đây :
1.NaCl+H2SO4 (đ,n)
Em biết mỗi cái này vì có trong đề thi HSG lớp 9 tụi em:
NaCl + H2SO4 (đ, n) -> Na2SO4 +2HCl
Sở dĩ sảy ra được vì HCl trong điều kiện trên bay hơn làm cho cân bằng chuyển dịch về bên phải ( thầy em nói vậy, chứ cân bằng chuyển dịch như thế nào thì em chịu).

darks
09-06-2010, 12:49 PM
Hoàn thành các Pt phản ứng sau đây :
1.NaCl+H2SO4 (đ,n)
2.NaBr+H2SO4 (đ,n)
3.NaClO+PbS
4.FeSO4+HNO2+H2SO4
5.KMnO4+H2SO4+HNO2
6.NaNO2+H2SO4 (l)


1.NaCl+H2SO4(đ,n)-->NaHSO4+HCl
2NaCl+H2SO4(đ,n)-->Na2SO4+2HCl
2.2NaBr+3H2SO4(đ,n)-->2NaHSO4+SO2+Br2+2H2O
3.4NaClO+PbS-->PbSO4+4NaCl
4.2FeSO4+H2SO4+2HNO2-->Fe2(SO4)3+2NO+2H2O
5.2KMnO4+3H2SO4+5HNO2-->K2SO4+2MnSO4+5HNO3+3H2O
6.3NaNO2+H2SO4-->Na2SO4+NaNO3+2NO+H2O

hoang tu hoa
09-06-2010, 12:53 PM
Mình ko rành lắm về các pt kiểu này, mình làm thử :
1.NaCl(r) + H2SO4(đ.n) => NaHSO4 + HCl
2.NaBr + H2SO4 => NaHSO4 + SO2 + HBr + H2O
3.NaClO + PbS => Na2S + PbCl2 + Cl2 + H2S + H2O
4.FeSO4 + HNO2 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3+ NO + SO2 + H2O
5.KMnO4 + HNO2 + H2SO4 => K2SO4 + MnSO4 + NO + SÒ +H20
6.NaNO2 + H2SO4(l) => NaNO3 + Na2SO4 + NO + H20
Tệ lắm!......làm bấy nhiêu nhưng đoán là mình đã ghi sai hơn một nửa rồi .Mong các bạn chỉ giáo thêm !
Thân!

vietnguyen_vjt
09-06-2010, 01:06 PM
Chào mọi người em là men mới, hiện em đang học lớp 9. Hum rùi thầy em ra một loạt PTHH toàn phản ứng oxi hoá khử của kim loại, oxit kim loại với H2SO4 đặc và HNO3. Bọn em cân bằng mãi mới được vài PTHH.
Em xin mọi người ai chỉ em cách cân bằng với.
VD: FexOy + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O.
- Nghe thầy em bảo dùng cách cân bằng theo phương pháp electron-ion nhanh nhất nhưng em chưa học, ai có tài liệu hướng dẫn về việc này chỉ em luôn với nghe, em cảm ơn mọi người trước.

Mình cũng học lớp 9 naz để mình cho bạn các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e và ion-e. Các anh chị xem có j sai sót thì sửa chửa giúp em nhák:chaomung:
+ phương pháp thăng bằng e
B1: xác định số oxi hóa; chất khử;chất oxi hóa
B2: Thành lập 2 bán phản ứng và xác định các hệ số
B3: điền vào phương trình ở các vị trí tương ứng
B4: bổ túc các nguyên tố theo thứ tự KL--> PK---> H --> O
+ Trong đơn chất, hợp chất số oxi hóa lun bằng 0
+ nguyên tử H, kim loại kiềm trong hợp chất có số oxi hóa là +1 trừ trường hợp các hidrua kim loại
+ nguyên từ O trong hợp chất lun có số oxi hóa là -2(trừ trường hợp peoxit và supeoxit)
vd: S + HNO3 ------> H2SO4 + NO:
b1: xác định số oxi hóa: ta thấy S là đơn chất nên số oxi hóa=0. trong H2SO4 thì O có số oxi hóa=2 và H là 1 thì S sẽ là +6 trong HNO3 ta tính dc số oxi hoa của N là +5 và trong NO số oxi hóa của N là +2 và của O là -2.
b2: thành lập bán phản ứng:
So -6e --------> S+6
N+5 -3e ---> N+7
S + 2N ----> S + 2N
từ đó thế hệ số vào vị trí thích hợp là xong^^
S + 2HNO3 ---> H2SO4 + 2NO
+ phương pháp ion-e:
Cũng wa các bước như phương pháp thăng bằng e nhưng ở bước 2 chất oxi hóa và chất khử phải viết ở dạng ion-e rồi cân bằng theo nguyên tắc sau:
1. nếu phản ứng có Axit tham gia: vế nào thừa O2 phải thêm H+ để tạo nước
2. nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O2 phải thêm nước để tạo ion (OH)-
3. nếu phản ứng có nước tham gia: sản pẩhm có Axit thì theo 1 hoặc bazơ thì theo 2.
Mấy cách này hơi khó hỉu tí nhưng cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng e thì dễ hỉu hơn:bachma (

ThảoMy20
09-08-2010, 08:21 PM
Mình cũng học lớp 9 naz để mình cho bạn các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e và ion-e. Các anh chị xem có j sai sót thì sửa chửa giúp em nhák:chaomung:
+ phương pháp thăng bằng e
B1: xác định số oxi hóa; chất khử;chất oxi hóa
B2: Thành lập 2 bán phản ứng và xác định các hệ số
B3: điền vào phương trình ở các vị trí tương ứng
B4: bổ túc các nguyên tố theo thứ tự KL--> PK---> H --> O
+ Trong đơn chất, hợp chất số oxi hóa lun bằng 0
+ nguyên tử H, kim loại kiềm trong hợp chất có số oxi hóa là +1 trừ trường hợp các hidrua kim loại
+ nguyên từ O trong hợp chất lun có số oxi hóa là -2(trừ trường hợp peoxit và supeoxit)
vd: S + HNO3 ------> H2SO4 + NO:
b1: xác định số oxi hóa: ta thấy S là đơn chất nên số oxi hóa=0. trong H2SO4 thì O có số oxi hóa=2 và H là 1 thì S sẽ là +6 trong HNO3 ta tính dc số oxi hoa của N là +5 và trong NO số oxi hóa của N là +2 và của O là -2.
b2: thành lập bán phản ứng:
So -6e --------> S+6
N+5 -3e ---> N+7
S + 2N ----> S + 2N
từ đó thế hệ số vào vị trí thích hợp là xong^^
S + 2HNO3 ---> H2SO4 + 2NO
+ phương pháp ion-e:
Cũng wa các bước như phương pháp thăng bằng e nhưng ở bước 2 chất oxi hóa và chất khử phải viết ở dạng ion-e rồi cân bằng theo nguyên tắc sau:
1. nếu phản ứng có Axit tham gia: vế nào thừa O2 phải thêm H+ để tạo nước
2. nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O2 phải thêm nước để tạo ion (OH)-
3. nếu phản ứng có nước tham gia: sản pẩhm có Axit thì theo 1 hoặc bazơ thì theo 2.
Mấy cách này hơi khó hỉu tí nhưng cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng e thì dễ hỉu hơn:bachma (
_______________________________________
Thanhks bạn nhìu nhé, nhưng bạn lấy ví dụ đi chứ mình lý thuyết hiểu sao nổi. Mấy hum nay mình đến nhờ thầy giảng chỗ này cũng hiểu được chút ít. Mình viết mấy PTHH để bạn và các anh xem rồi nhận xét hộ em nhé.
Chẳng hạn Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O
Thì ta có :
Cu -2e -> Cu2+
SO4 2- +2e + 4H+ -> SO2 + 2H2O
_____________________________
Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
------------------------------------
PT: Al + HNO3 ->Al(NO3)3 + NO + H2O

Al -3e -> Al3+
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________
Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
-----------------------------------

PT: FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
FeO -e + 2H+ -> Fe3+ + H2O
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________________
Sao chỗ này em cộng vào mà không cân bằng ? Giúp em.

cattuongms
09-08-2010, 08:29 PM
_______________________________________
Thanhks bạn nhìu nhé, nhưng bạn lấy ví dụ đi chứ mình lý thuyết hiểu sao nổi. Mấy hum nay mình đến nhờ thầy giảng chỗ này cũng hiểu được chút ít. Mình viết mấy PTHH để bạn và các anh xem rồi nhận xét hộ em nhé.
Chẳng hạn Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O
Thì ta có :
Cu -2e -> Cu2+
SO4 2- +2e + 4H+ -> SO2 + 2H2O
_____________________________
Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
------------------------------------
PT: Al + HNO3 ->Al(NO3)3 + NO + H2O

Al -3e -> Al3+
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________
Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
-----------------------------------

PT: FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
FeO -e + 2H+ -> Fe3+ + H2O
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________________
Sao chỗ này em cộng vào mà không cân bằng ? Giúp em.

2 PT trên em thấy e cho = e nhận rồi nhưng PT 3 em để ý nhé
FeO -e + 2H+ -> Fe3+ + H2O Chỗ này mới cho 1 e *
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O Chỗ này nhận tân 3e **.
Vậy em phải nhân * với 3 để đảm bảo e cho = e nhận lúc đó cộng lại thì sẽ cân bằng em à. Cố lên nghe chúc em học giỏi.

vietnguyen_vjt
09-08-2010, 08:40 PM
_______________________________________
Thanhks bạn nhìu nhé, nhưng bạn lấy ví dụ đi chứ mình lý thuyết hiểu sao nổi. Mấy hum nay mình đến nhờ thầy giảng chỗ này cũng hiểu được chút ít. Mình viết mấy PTHH để bạn và các anh xem rồi nhận xét hộ em nhé.
Chẳng hạn Cu + H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + H2O
Thì ta có :
Cu -2e -> Cu2+
SO4 2- +2e + 4H+ -> SO2 + 2H2O
_____________________________
Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
------------------------------------
PT: Al + HNO3 ->Al(NO3)3 + NO + H2O

Al -3e -> Al3+
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________
Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO + 2H2O
-----------------------------------

PT: FeO + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
FeO -e + 2H+ -> Fe3+ + H2O
NO3- +3e +4H+ -> NO + 2H2O
_______________________________________
Sao chỗ này em cộng vào mà không cân bằng ? Giúp em.

cái phương trình cuối áh bạn xem cái nguyên tố nào có số oxi hóa thay đổi thì lập bán phản ứng cho đơn giản hơn.
FeO + HNO3-----> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thì mình thấy chỉ có 2 nguyên tố là Fe+2 và N+5 là có số oxi hóa thay đổi thì lập ra bán phản ứng:
Fe+2 -1e ----> Fe+3
N +3e ----> N+2
thì ta có hệ số là 3(Fe) và 1(N)=> 3Fe + N---> 3Fe + N
thế hệ số đó vô phương trình rồi cân bằng các nguyên tố và gốc A còn lại theo trình tự:KL-->PK-->H-->O là ra: 3FeO + 10HNO3---> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

ashakurami
09-08-2010, 09:22 PM
2 chất A,B đều có công thức phân tử C4H7ClO2 tác dụng với dung dịch NaOH cho các sản phẩm :
A+NaOH-->muối hữu cơ A1+C2H5OH+NaCl
B+NaOH-->muối hữu cơ B1+C2H4(OH)2+NaCl

darks
09-08-2010, 09:29 PM
2 chất A,B đều có công thức phân tử C4H7ClO2 tác dụng với dung dịch NaOH cho các sản phẩm :
A+NaOH-->muối hữu cơ A1+C2H5OH+NaCl
B+NaOH-->muối hữu cơ B1+C2H4(OH)2+NaCl

Theo tớ thỳ thế này :
A:Cl-CH2-COO-C2H5 ;A1 : OH-CH2-COONa
B:CH3-COO-C2H4Cl ; B1 :CH3-COONa

cattuongms
09-13-2010, 02:46 PM
Khi phân tích một hỗn hợp khí có thành phần % theo khối lượng như sau: 8 ; 9,5 và 82,5 . Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí đó?

Sunshine.In.Rain_Rainbow
09-21-2010, 05:09 PM
Em có một loạt bài khó post lên cho mọi ng` cùng giải nè:
1)Khi cho a gam Fe vào 400 ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn thu được 62 gam chất rắn X. Nếu cho hỗn hợp gồm a g Fe và b (g) Mg vào 400 ml dung dịch HCl thì sau phản ứng kết thúc thu được 896ml H2 ở đktc và cô cạn dung dịch thì thu được 6,68 g chất rắn Y. Tính a,b, nồng độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất có trong X,Y. Giả sử Mg ko phản ứng với nước và khi phản ứng với Axit Mg phản ứng trước mới đến Fe. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn

2)Cho 33,6 gam hỗn hợp gồm KHSO3 và K2CO3 vào 300 gam dung dịch HCL 6,08%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với Hidro bằng 24 và 1 dung dịch A
a)hãy chứng minh rằng axit còn dư
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A

3)Hoà tan 25,8 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 214,2 ml nước để được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A 210 ml dung dịch Na2CO3 1M thì thu được 23,82 gam kết tủa và 480 ml dung dịch B. Tính nống độ % của dung dịch BaCl2 và CaCl2

4)Cho 15,9 gam hỗn hợp X gồm 2 muối: MgCO3 và CaCO3 vào 0,4 l dung dịch HCL 1M thu được dung dịch Y
a) Hỏi dung dịch Y có dư axit không?
b)Tính lưọng CO2 có thể thu được?
c)Cho vào dung dịch Y một lượng dung dịch NaHCO3 dư thì thể tích CO2 thu được là 1,12l ở đktc. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X

cattuongms
09-22-2010, 04:46 PM
[QUOTE=Sunshine.In.Rain_Rainbow;69049]Em có một loạt bài khó post lên cho mọi ng` cùng giải nè:
1)Khi cho a gam Fe vào 400 ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn thu được 62 gam chất rắn X. Nếu cho hỗn hợp gồm a g Fe và b (g) Mg vào 400 ml dung dịch HCl thì sau phản ứng kết thúc thu được 896ml H2 ở đktc và cô cạn dung dịch thì thu được 6,68 g chất rắn Y. Tính a,b, nồng độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất có trong X,Y. Giả sử Mg ko phản ứng với nước và khi phản ứng với Axit Mg phản ứng trước mới đến Fe. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
____________
Bài này bạn xem lại là 6,68 hay 66,8 nhé.
Dễ dàng chứng minh được Fe dư.
a=62-0,4x71=33,6 (gam).
b= mMg=4,8 gam
CMHCl=0,8/0,4=2M.
Phần còn lại em tự làm nhé.

2)Cho 33,6 gam hỗn hợp gồm KHSO3 và K2CO3 vào 300 gam dung dịch HCL 6,08%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với Hidro bằng 24 và 1 dung dịch A
a)hãy chứng minh rằng axit còn dư
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A
-Số mol n của hh KHSO3 và K2CO3 nằm trong khoảng. (0,24;0,28)
nHCl=0,5 mol.>2x0,24>0,28 -> HCl dư.
- Phần còn lại bạn tính nhé.

3)Hoà tan 25,8 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào 214,2 ml nước để được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A 210 ml dung dịch Na2CO3 1M thì thu được 23,82 gam kết tủa và 480 ml dung dịch B. Tính nống độ % của dung dịch BaCl2 và CaCl2
Ta thấy : n(Cl2-CO3)=1,98/11=0,18 mol<nNa2CO3 . Vậy Na2CO3 dư.
Từ đó bạn lập hệ PT rồi giải tìm m mỗi muối nhé.

4)Cho 15,9 gam hỗn hợp X gồm 2 muối: MgCO3 và CaCO3 vào 0,4 l dung dịch HCL 1M thu được dung dịch Y
a) Hỏi dung dịch Y có dư axit không?
b)Tính lưọng CO2 có thể thu được?
c)Cho vào dung dịch Y một lượng dung dịch NaHCO3 dư thì thể tích CO2 thu được là 1,12l ở đktc. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X
a. nhh trong khoảng (0,159; 0,19) <nHCl/2=0,2 mol Vậy axit dư.
Các câu còn lại em tự tính nhé.
:24h_048: :24h_033: :24h_086:

darks
09-25-2010, 06:21 PM
1. Cho 115,3g hỗn hợp(MgCO3;RCO3) vào trong 500ml dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch A, chất rắn B, 4,48l CO2. Khi cô cạn dung dịch A thu được 12g muối khan. Nung B đến khối lượng không đổi được 11,2 lít CO2 và chất rắn B1 (các khí đo ở đktc).
a, tính CM của dung dịch H2SO4
b, tính khối lượng B,B1
c, xác định R biết trong hỗn hợp ban đầu nRCO3=2,5nMgCO3


Theo tớ thỳ thế này :
2H+ +CO3 2- -->CO2+H2O
0.4 (mol )
nH2SO4=0.5nH+ =0.2 (mol )
-->CM(H2SO4)=0.4 M.
Ta có nCO2=nMgCO3+nRCO3=0.7 (mol )
Gọi nMgCO3= a (mol ),nRCO3=b (mol )
Ta có :
a+b=0.7
2.5a-b=0
84a+b(R+60)=115.3
-->a=0.2,b=0.5,R=137.
Vậy R là Bari .

cattuongms
10-03-2010, 06:19 AM
Dung dịch A chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6g kết tủa .Tính khối lượng NaOH có trong A.

nAl(OH)3=0,2 mol.
n1 HCl pư với NaAlO2=0,2
n2 = 1,2-0,2=1 mol
Vì phản ứng trung hoà sảy ra trước:
n1NaOH=0,8 mol -> mNaOH=32 gam.
n2NaOH=0 -> mNaOH=0 (Trong dd ko có NaOH)

darks
10-12-2010, 10:25 AM
Một hợp chất A gồm các nguyên tố C,H,O,N với
%C=20%
%N=46,67% (về khối lượng) và phân tử chỉ có 2 nguyên tử Nitơ

Tìm công thức PT của A.

Bài này chắc dễ với mấy anh chị .Giúp em!
M(A)=28/(46.67%)=60 (g)
Trong 1 mol hay 60 (g) chất A có :
mN=28 (g)~ 2 mol N
mC=12 (g)~1 mol C
mO+mH=20 (g) ~ 1 mol O + 4 mol H
Vậy CT phân tử của A là CH4ON2.

sweet_apple.96
10-22-2010, 07:28 PM
Cho A là hỗn hợp 2 muối Cacbonat trung hòa của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II. Hòa tan hoàn toàn 18g hỗn hợp A bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 3,36l khí ở đktc và dung dịch B
a) Nếu cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan
b) Nếu tỉ lệ mol của muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong hỗn hợp A là 2:1 , Nguyên tử khối của kim loại hóa trị I lớn hơn kim loại hóa trị II là 15 đvC. Hãy tìm CTHH của hai muối

p/s: Bài này mình đã làm đc câu a. các mem làm giúp mình câu b vs. mình đag cần gầp. tks all

vietnguyen_vjt
10-22-2010, 07:53 PM
Mình giúp bạn bài này nhák:24h_048:
Gọi công thức 2 muối là: R2CO3 và MCO3
R2CO3 + 2HCl ---> 2RCl + H2O + CO2
x
2y
MCO3 + 2HCl ---> RCl2 + H2O + CO2
y
a) m hỗn hợp muối là 19.65(g)
b) goi x là nR2CO3 và y là nMCO3. Theo đề bài ta có x:y=2:1=> x=2y
theo phương trình ta có 3y=nCO2=3,36/22,4=0,15(mol) => y=0,05(mol)=>x=0,1(mol)
M(R) - M(M)=15 => M(R)=15+M(M)
Theo phương trình ta có: 0,1(2R + 60) + 0,05(M + 60)=18
thế M(R)=15+M(M) vô phương trình => M(R) =24 ---> Mg
=>M(M)=39 --->K:022:

cattuongms
10-22-2010, 09:21 PM
Một hỗn hợp gồm kẽm và sắt. Thực hiện 2 thí nghiệm sau :

TN1: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xong, cô cạn thu được 5.91 gam chất rắn.

TN2: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 300 ml dung dịc HCl ( dung dich HCl như trên ), phản ứng xong, cô cạn thu được 6.62 gam chất rắn.

1) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở TN1 (đktc) và nồng độ mol dd HCl

2) Tính % theo khối lượng hỗn hợp 2 kim loại.

darks
10-22-2010, 10:11 PM
Một hỗn hợp gồm kẽm và sắt. Thực hiện 2 thí nghiệm sau :

TN1: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xong, cô cạn thu được 5.91 gam chất rắn.

TN2: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 300 ml dung dịc HCl ( dung dich HCl như trên ), phản ứng xong, cô cạn thu được 6.62 gam chất rắn.

1) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở TN1 (đktc) và nồng độ mol dd HCl

2) Tính % theo khối lượng hỗn hợp 2 kim loại.
Trong TN 1 HCl phản ứng hết, hh kim loại dư ;trong TN2 HCl dư ,hỗn hợp kim loại phản ứng hết .
1)
nCl- =(5.91-3.07)/35.5=0.08 (mol )
-->nHCl=0.08 (mol )
Nồng độ mol của dung dịch HCl : Cm=0.4 M
Thể tích khí H2 bay ra : V=0.04*22.4=0.896 (l)
2)
Gọi số mol Zn và Mg lần lượt là :x,y (mol ).
Zn+2HCl-->ZnCl2+H2
x (mol )
Fe+2HCl-->FeCl2+H2
y (mol )
Ta có hệ phương trình sau :
65x+56y=3.07
136x+127y=6.62
-->x=0.03 ( mol );y=0.02 (mol )

loveyoumey96
10-28-2010, 12:58 PM
:24h_057:Dẫn khí H2 dư qua 25,6 hỗn hợp X Fe3O4 , MgO, CuO, đun nóng hoàn toàn hh thu được 20,8 g chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hh X tác dụng đủ với 225ml đ HCl 2M
a)PT
b)phần trăn số mol trong X

Boyhoa-16
10-28-2010, 04:39 PM
Phần a, dễ tự làm.
Đặt hỗn hợp thành Fe304(xmol) và X0(a mol) ta có (X0 gồm Cu0 và Mg0)
x+a=0,15
4x+a=0,225
=>x=0,025:a=0,125
ta thấy tỉ lệ số mol của fe304/nX0=1/5
nếu nFe304=x =>nMg0 +nCu0=5x
gọi y,z là số mol của Mg0,Cu0:ta có
232x+40y+80z=25,6
168x+40y+64z=20,8
y+z=5x
=>x=0,05:y=0,15;z=0,1

prohd2101
10-31-2010, 01:02 PM
Cho mình hỏi khi cho hỗn hợp hai muối ( muôi trung hòa và muối axit) vào axit thì ưu tiên phản ứng của cái nào trước vậy

tran tranh cong
10-31-2010, 01:53 PM
Bạn tải cái này về đọc là rõ ngay!
Tải Ngay (http://www.mediafire.com/download.php?ssklknfdxhc5jkh)

prohd2101
11-04-2010, 08:15 PM
sao mình tải về mở lên nó bị loạn chữ vậy , mà cho mình hỏi thêm về phần hóa biên luận và dạng 4 chiếc dép với.

Cá Mập
02-10-2011, 10:15 AM
[QUOTE=vânpro^`95;67701]câu a
A->B :2CH4-> C2H2+3H2
B->D :3C2H2->C6H6 (đk C ,600*C)
D->xiclohexan: C6H6+3H2->C6H12
B->E: C2H2+HCl->CH2=CHCl
E->PVC : n(CH2=CHCl)-> (trùng hợp ) PVC
B->F : ChH2 +H2-> C2H4

thế còn F --> B thì sao?? theo mình thì F là CH3-CHCL2
C2H2 + 2HCl --> CH3-CHCL2
CH3-CHCL2 -KOH--> C2H2 + HCl
( cái này lấy trog sách hehe)

Cá Mập
02-10-2011, 10:25 AM
a-
1)Na+H2O->NaOH+1/2H2
2)2Al+3Cl2->2AlCl3
3)NaOH+AlCl3-> Al(OH)3+NaCl
4) Al(OH)3+NaOH->NaAlO2+2H2O
5)NaAlO2+CO2+H2O->Al(OH)3 +NaHCO3
6)NaOH+CO2-> NaHCO3
7)NaHCO3+NaOH->Na2CO3+H2O
8)2AlCl3+3Na2CO3+3H2O-> 2Al(OH)3+3NaCl+6CO2
b-
dùng nc vôi trong dư loại bỏ được khí SO2
Ca(OH)2+2SO2->Ca(HSO3)2
chã biết có đúng không ,các anh chị góp ý phần b với

Ca(OH)2 +H2S --> CaS + H2O (axit vs bazo í bạn)
Ca(OH)2 + CL2 --> CaCl2 + CaClO + H2O ( giốg như cl2 vs naoh, m nghĩ vậy :D)