PDA

View Full Version : giải thích hiện tượng thí nghiệm sau


pichu15
09-14-2010, 11:04 PM
Cho mình hỏi câu này:
Tại sao khi nhúng giấy thấm dd LiCl rồi đốt thì có màu, còn khi thay bằng Li2SO4 thì ko co màu??:3:

cattuongms
09-15-2010, 12:21 AM
Cho mình hỏi câu này:
Tại sao khi nhúng giấy thấm dd LiCl rồi đốt thì có màu, còn khi thay bằng Li2SO4 thì ko co màu??:3:

Vì Li2SO4 khó bay hơi hoặc bị phân huỷ thế thôi. Khi đốt giấy cháy mà Li2SO4 vẫn còn trong tro, muối Li+ không bay hơi thì lấy đâu ra màu.

nhungoc
09-23-2010, 11:34 AM
thí nghiệm cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng sau đó nhỏ dung dịch NaOH vào
ban đầu axit sẽ được trung hòa bởi bazơ. cho tiếp NaOH thì thấy có kết tủa. tiếp tục cho NaOH thì kết tủa tan
tại sao vậy?
mong sự giúp đỡ tham gia thảo luận của mọi người
:24h_035: :art (

cattuongms
09-23-2010, 03:12 PM
thí nghiệm cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng sau đó nhỏ dung dịch NaOH vào
ban đầu axit sẽ được trung hòa bởi bazơ. cho tiếp NaOH thì thấy có kết tủa. tiếp tục cho NaOH thì kết tủa tan
tại sao vậy?
mong sự giúp đỡ tham gia thảo luận của mọi người
:24h_035: :art (

Có lẽ do có t^0 cao nên NaOH đặc mới tác dụng được với Fe(OH)3
-> NaFe(OH)4 nhưng ở đây không thấy nói gì về NaOH đặc cả.
:24h_010:

nhungoc
09-24-2010, 08:26 AM
Có lẽ do có t^0 cao nên NaOH đặc mới tác dụng được với Fe(OH)3
-> NaFe(OH)4 nhưng ở đây không thấy nói gì về NaOH đặc cả.
:24h_010:

Ngọc quên mất đấy NaOH là đặc. nhưng mình để nguội mới cho NaOH vào mà, vẫn tạo ra Fe(OH)3 đấy với lại Fe(OH)3 có lưỡng tính đâu sao có thể ra NaFe(OH)4 được

cattuongms
09-24-2010, 11:41 PM
Ngọc quên mất đấy NaOH là đặc. nhưng mình để nguội mới cho NaOH vào mà, vẫn tạo ra Fe(OH)3 đấy với lại Fe(OH)3 có lưỡng tính đâu sao có thể ra NaFe(OH)4 được
Thực ra Fe(OH)3 thể hiện tính axit yếu, tác dụng chậm với NaOH đặc, nhanh hơn ở t^0 cao.

HORIZON
09-25-2010, 09:34 AM
Fe(OH)3 có tính acid yếu, vậy các M(OH)x khác (M là kim loại chuyển tiếp) có tính acid yếu không?
cattuong có thể cho mình tài liệu về phần này được không?
Thank

luckysunny1988
09-25-2010, 10:19 AM
tớ không nghĩ là Fe(OH)3 lần có tính axit yếu đâu.còn tại sao kết tủa tan thì tó chưa nghĩ ra. tớ sẽ tìm hiểu xem

cattuongms
09-25-2010, 11:40 AM
tớ không nghĩ là Fe(OH)3 lần có tính axit yếu đâu.còn tại sao kết tủa tan thì tó chưa nghĩ ra. tớ sẽ tìm hiểu xem

Tính axit yếu ở đây là tớ nói khi tác dụng với dd bazo mạnh thì nó thể hiện tính axit yếu.
Còn nó tan là do tác dụng với NaOH chẳng còn lí do gì nữa cả.:24h_048:

nhungoc
09-28-2010, 04:44 PM
Tính axit yếu ở đây là tớ nói khi tác dụng với dd bazo mạnh thì nó thể hiện tính axit yếu.
Còn nó tan là do tác dụng với NaOH chẳng còn lí do gì nữa cả.:24h_048:

bạn nói đúng rồi đó Fe(OH)3 có tính axit yếu, kết tủa tan khi tác dụng với NaOH đặc
cảm ơn bạn nhé !
minh cũng muốn tìm chút tài liệu về Fe(OH)3 là axit yếu khi cho tác dụng với kiềm đặc các bạn giúp mình nha !:24h_076::art (:24h_091:

phansang0209
12-04-2010, 12:02 PM
cho em hỏi :
vì sao khi I2(iot) tan trong dung dich hồ tinh bột thì làm hồ tinh bột nhuốm màu tím, khi đun sôi thì mất màu nhưng khi để nguội lại xuất hiện màu tím như ban đầu???
anh chị giúp em !!!

trathanh
12-06-2010, 09:45 AM
theo mình đọc trong wiki và các diễn đàn khác, tóm lại như sau:
tinh bột: amyloza + amylopectin
với amyloza là một polymer của glucoza, C1 của phân tử gluco này liên kết với C4 của phân tử gluco tiếp theo, và như vậy tạo một polymer có cấu trúc hình xoán ốc. ở nhiệt độ phòng, Iod bị hấp phụ vào trong vòng xoắn này, tạo phức dưới tác dụng của ánh sáng có màu xanh tím ( giống như K+ bị giữ trong eter crown), khi tăng nhiệt độ, vòng xoắc ốc này bị phá hủy, Iod thoát ra ngoài, không còn phức xanh tím nữa, để nguội thì đâu lại vào đấy.
bạn tham khảo thêm tại nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Amyloza
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=38713

tieuthu_quy_toc
01-06-2011, 07:24 PM
Mong các tiền bối giúp với????????
Bài 1: Hai hoc sinh cùng làm thí nghiệm với 2 dd Al2(SO4)3 và NaOh.
Học sinh thứ 1 nhỏ từ từ dd NaOH vào dd Al2(SO4)3 có kết tủa trắng .
Hoc sinh thứ 2 nhỏ ngược lại, nhỏ từ từ Al2(SO4)3 vào dd NaOh kết tủa xuất hiện rồi biến mất. Hãy giải thích hiên tượng:24h_037::ot (:023:

nhokngok_96
01-06-2011, 08:07 PM
nhỏ từ từ NaOH vào Al2(SO4)3 thì xảy ra pứ:
6NaOH+Al2(SO4)3=> 2Al(OH)3(R)+3Na2SO4
sau đó nếu NaOH dư thì:
Al(OH)3+NaOH=>NaAlO2+2H2O

nếu làm ngược lại NaOH luôn dư nên xảy ra ngay pứ hòa tan kết tủa
Al2(SO4)3+8NaOH=> 3Na2SO4+2NaAlO2+4H2O

quynhan
01-06-2011, 10:23 PM
Mong các tiền bối giúp với????????
Bài 1: Hai hoc sinh cùng làm thí nghiệm với 2 dd Al2(SO4)3 và NaOh.
Học sinh thứ 1 nhỏ từ từ dd NaOH vào dd Al2(SO4)3 có kết tủa trắng .
Hoc sinh thứ 2 nhỏ ngược lại, nhỏ từ từ Al2(SO4)3 vào dd NaOh kết tủa xuất hiện rồi biến mất. Hãy giải thích hiên tượng:24h_037::ot (:023:

chữ in đậm ko chính xác đâu nhá vì kết tủa tan nhanh làm sao quan sát được nên ko gọi là hiện tượng (cơ bản ko nhìn thấy)TN1 :nếu NaOH của bạn thiếu hoặc vừa đủ thì chỉ dừng lại ở mức tạo kết tủa tăng dần đến khối lượng max
nếu nhỏ đén dư thì kết tủa sẽ tan cho đến hêt
TN2:nếu Al2(SO4)3 dư thì hiện tựong không dừng lại ở kết tủa tan hết
khi đó NaOH hết
Al2(SO4)3 + Na[al(OH)4]-->Al(OH)3 +Na2SO4 (tự CB)
khi nhỏ đến dư Al2(SO4)3 đến dư vào thì lúc đầu ko hiện tựong(kết tủa tan ngay nên ko quan sát được)sau 1 thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa lượng kết tủa tăng đến max rồi ko đổi
bạn nên viết đề chặt chẽ hơn nếu ko sẽ hiểu sai vấn đề

nhokngok_96
01-07-2011, 06:48 PM
TN2:nếu Al2(SO4)3 dư thì hiện tựong không dừng lại ở kết tủa tan hết
khi đó NaOH hết
Al2(SO4)3 + Na[al(OH)4]-->Al(OH)3 +Na2SO4 (tự CB)
khi nhỏ đến dư Al2(SO4)3 đến dư vào thì lúc đầu ko hiện tựong(kết tủa tan ngay nên ko quan sát được)sau 1 thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa lượng kết tủa tăng đến max rồi ko đổi

sao lại có phức chất ở đây hả anh?

tieuthu_quy_toc
01-07-2011, 07:06 PM
chữ in đậm ko chính xác đâu nhá vì kết tủa tan nhanh làm sao quan sát được nên ko gọi là hiện tượng (cơ bản ko nhìn thấy)TN1 :nếu NaOH của bạn thiếu hoặc vừa đủ thì chỉ dừng lại ở mức tạo kết tủa tăng dần đến khối lượng max
nếu nhỏ đén dư thì kết tủa sẽ tan cho đến hêt
TN2:nếu Al2(SO4)3 dư thì hiện tựong không dừng lại ở kết tủa tan hết
khi đó NaOH hết
Al2(SO4)3 + Na[al(OH)4]-->Al(OH)3 +Na2SO4 (tự CB)
khi nhỏ đến dư Al2(SO4)3 đến dư vào thì lúc đầu ko hiện tựong(kết tủa tan ngay nên ko quan sát được)sau 1 thời gian bắt đầu xuất hiện kết tủa lượng kết tủa tăng đến max rồi ko đổi
bạn nên viết đề chặt chẽ hơn nếu ko sẽ hiểu sai vấn đề

Đề cô mình photo như thế đó:24h_052:

quynhan
01-07-2011, 07:22 PM
em ơi viết NaAlO2 là cách viết cũ hiện nay sách mới là Na[Al(OH)]4(SGK 12),NaAl(OH)4=NaAlO2.2H2O

nhokngok_96
01-07-2011, 07:38 PM
tụi em mới học lớp 9 mà anh
hơn nữa trong sách giáo khoa cũng không có phản ứng lưỡng tính của Al
có khi mình phải mua sách giáo khoa lớp 12 về đọc

hoangthanhduc
01-07-2011, 07:39 PM
em ơi viết NaAlO2 là cách viết cũ hiện nay sách mới là Na[Al(OH)]4(SGK 12),NaAl(OH)4=NaAlO2.2H2O
Thực ra nếu học theo chương trình cơ bản thì viết NaAlO2, còn nếu theo chương trình nâng cao thì viết NaAl(OH)4, hai cách viết đều ko sai:ungho (

hoangthanhduc
01-07-2011, 07:43 PM
tụi em mới học lớp 9 mà anh
hơn nữa trong sách giáo khoa cũng không có phản ứng lưỡng tính của Al
có khi mình phải mua sách giáo khoa lớp 12 về đọc

Ko cần mua sách 12, em mua một số sách nâng cao của lớp 9 cũng có, theo anh nhớ thì lớp 9 có học các pư oxit của Al lưỡng tính mà:24h_062:

nhokngok_96
01-07-2011, 07:50 PM
sách nâng cao lớp 9 thì đương nhiên là phải có rồi
sgk cũ thì em không biết nhưng sgk em đang học thì không
tại có năm đề thi hsg còn chấm sai vấn đề này do phản ứng không có trong sgk:24h_120:

quynhan
01-07-2011, 08:35 PM
lớp 9 mà phải học nhiều thế.em học đội tuyển ah?tìm thêm sách học cũng tốt mà không cần phân biệt lớp mấy đâu.nếu ko em có thể lên google tìm