PDA

View Full Version : FeCL3+KSCN


loc_loc858
11-05-2007, 01:58 AM
theo minh thi phan ung :
FeCL3+6KSCN<=>K3[Fe(SCN)6](do mau)+3KCL
nhung co 1 dieu minh ko giai thich duoc khi lm thuc nghiem la:
khi tron 5ml fecl3 0,0025M voi 5ml kscn 0,002M sau do chia ra 4 lo
Lo1 : cho vao 1 giot fecl3 xuat hien do mau dam hon lo 4
Loø : cho vao 1 giot kscn xuat hien do mau nhung lai dam hon lo1
lo3 :cho kcl vao mau do nhat dan
lo 4 : de nguyen lam mau
vay ai co the giai thich dum minh
xin cam on nhiu
mai: loc_loc858@yahoo.com

giotnuoctrongbienca
08-26-2008, 03:15 PM
theo minh thi phan ung :
FeCL3+6KSCN<=>K3[Fe(SCN)6](do mau)+3KCL
nhung co 1 dieu minh ko giai thich duoc khi lm thuc nghiem la:
khi tron 5ml fecl3 0,0025M voi 5ml kscn 0,002M sau do chia ra 4 lo
Lo1 : cho vao 1 giot fecl3 xuat hien do mau dam hon lo 4
Loø : cho vao 1 giot kscn xuat hien do mau nhung lai dam hon lo1
lo3 :cho kcl vao mau do nhat dan
lo 4 : de nguyen lam mau
vay ai co the giai thich dum minh
xin cam on nhiu
mai: loc_loc858@yahoo.com

Fe3+ + nSCN- <=>[Fe(SCN)6-n](3-n)+
trong đó n = 1-6
Tất cả các phức này đều có màu đỏ máu nhưng có cường độ khác nhau và n càng cao thì màu càng đậm. Vả lại hằng số bền của phức này không lớn lắm có nghĩa là trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời Fe3+ và các phức [Fe(SCN)6-n](3-n)+ ở những nồng độ khác nhau tùy theo tương quan giữa chúng.
Khi tương quan nồng độ Fe3+ = 0,0025M/2 và SCN- = 0,002M/2 thì màu đỏ máu kia chủ yếu là phức FeSCN2+, trong dung dịch vẫn còn SCN- và Fe3+ tự do.
- Lọ 1: thêm Fe3+ thì cân bằng chuyển sang phải nhưng tạo thành nhiều FeSCN2+ hơn --> dung dịch có màu đỏ đậm hơn.
- Lọ 2: thêm SCN thì cân bằng cũng chuyển sang phải, sinh ra nhiều FeSCN2+ hơn, và có sự tạo thành [Fe(SCN)2]+ --> màu càng đậm. Và nếu thêm tiếp SCN- thì sẽ đậmhơn nữa.
- Lọ 3: thêm KCl tức là thêm chất điện ly -> ảnh hưởng đến cấu trúc phức FeSCN2+ làm giảm độ bền của phức FeSCN+, làm dịch chuyển cực đạihấp thu cũng như cường độ hấp thu của phức màu FeSCN2+ --> màu nhạt hơn.

Thân ái

truyenonline1803
08-27-2008, 03:39 PM
Fe3+ chỉ pứ được với SCN- chứ không pứ được với các đồng phân của SCN- vd NSC- ... đúng hay không đúng? Giải thích tại sao (giúp em)

tieulytamhoan
08-27-2008, 04:14 PM
Fe3+ chỉ pứ được với SCN- chứ không pứ được với các đồng phân của SCN- vd NSC- ... đúng hay không đúng? Giải thích tại sao (giúp em)
Nói đến đây thì chúng ta lại quay về các vấn đề cơ bản trong phức chất.

+ Nguyên tử trung tâm là acid Lewis có các vân đạo hóa trị trống, thường là các ion kim loại chuyển tiếp

+ Ligand là base Lewis có điện tử hóa trị tự do và có khả năng cho điện tử. Các nguyên tử có điện tử cho (còn gọi là "nguyên tố cho") của ligand thường là các nguyên tố âm điện cao như: halogen, O, N, S...do chúng có mật độ điện tử lớn.
Trường hợp bạn nói trên là 1 ligand lưỡng thủ (ambidentate): -SCN & -NCS thôi, nghĩa là M<---SCN; M<---NCS

Tuy nhiên mình cảm thấy cách giải thích này của mình vẫn chưa thõa mãn vì mình cũng có 1 điểm băn khoăn là: "vậy còn -CN & -NC thì sao?" :mohoi (. Đến đây thì mình chỉ có thể "phán" 1 câu "vạn vật đều có ngoại lệ, có thể CN là 1 trong số đó" :mohoi (

tigerchem
08-28-2008, 12:45 AM
Khi viết cấu trúc Lewis của HCN và HNC thì HCN không cần điện tích hình thức còn HNC cần 1 điện tích hình thức dương gắn cho N và 1 điện tích hình thức âm gắn cho C.
Cấu trúc Lewis có điện tích hình thức nhỏ nhất là bền nhất .
Cho nên cấu trúc HCN được ưu đãi và thực tế chỉ có cấu trúc HCN chứ không có HNC .
Do đó chỉ có ion CN- còn NC- không bền
Thân .

tieulytamhoan
08-28-2008, 09:44 AM
Khi viết cấu trúc Lewis của HCN và HNC thì HCN không cần điện tích hình thức còn HNC cần 1 điện tích hình thức dương gắn cho N và 1 điện tích hình thức âm gắn cho C.
Cấu trúc Lewis có điện tích hình thức nhỏ nhất là bền nhất .
Cho nên cấu trúc HCN được ưu đãi và thực tế chỉ có cấu trúc HCN chứ không có HNC .
Do đó chỉ có ion CN- còn NC- không bền
Thân .
Tui xin nói rõ dzụ này là đang bàn về các ligand trong phức chất nhé tiger.

Trong phần ligand của vài sách phức chất và ngay trong giáo trình vô cơ 2 của cô Xuân chương phức chất, phần ligand lưỡng thủ có viết: -CN: cyano; -NC: isocyano. Vậy phát biểu như cậu là chưa chính xác nhỉ?!

tigerchem
08-29-2008, 12:15 AM
Khi CN- tham gia tạo phức thì nó sẽ cho điện tử (electron) của mình vào vân đạo trống của kim loại .
Ở đây ta bàn tiếp về khả năng cho của CN- và NC-.
Về CN- thì điện tử nằm trên C- có khả năng cho, ngoài ra nhị liên (đôi điện tử) cô lập trên N cũng có khả năng cho nên ta có thể nói ligand CN- có khả năng tạo liên kết phối trí bằng 2 cách là e trên C và nhị liên trên N, gọi tắt là -CN- và :NC-.
Còn về H-N:::C thì N có 4 nối nên mang điện dương, C 3 nối nên mang điện âm, về công thức Lewis như đã trình bày thì không bền, và thực tế chứng minh nó không tồn tại .
Do đó chỉ comment tieuly 1 chút là nên nói rõ :
cyano và isocyano là 2 ion khác nhau về cấu trúc nhưng giống nhau (hay khác nhau) cách tạo nối phối trí
hay thực chất nó chỉ là 1, chỉ khác nhau cách tạo nối nên có tên gọi khác nhau, thực chất 2 ligand này đều xuất phát từ HCN.
Thân

bluemonster
08-29-2008, 03:10 AM
Fe3+ chỉ pứ được với SCN- chứ không pứ được với các đồng phân của SCN- vd NSC- ... đúng hay không đúng? Giải thích tại sao (giúp em)

Đúng, Fe3+ phản ứng tốt với dạng thiocyanate SCN- (N-bonded thiocyanate) và không phản ứng tốt với dạng isothiocyanate NCS- (S-bonded thiocyanate).

Giải thích: Thiocyanate là một ambidentate ligand, với hai tâm S và N. Trong đó, S là tâm mềm (soft centre), và N là tâm cứng (hard centre) theo thuyết HSAB (Hard & Soft Acid & Base). Và khi phản ứng với soft metal ion sẽ ưu tiên ở S, và hard metal ion sẽ ưu tiên ở N.

Fe3+ là một hard metal ion (kim loại chuyển tiếp có điện tích lớn), do đó sẽ ưu tiên phản ứng với tâm N.

Tuy nhiên mình cảm thấy cách giải thích này của mình vẫn chưa thõa mãn vì mình cũng có 1 điểm băn khoăn là: "vậy còn -CN & -NC thì sao?"
Có phải tieulytamhoan băn khoăn là cyanide có phải là một ambidentate ligand, và có khả năng tạo phối trí ở cả hai tâm ?

Nếu vậy thì khá đơn giản ! Vẫn tương tự như trên, C là một tâm mềm, còn N là một tâm cứng. Tuy nhiên nguyên lý này áp dụng trong các phản ứng hữu cơ nhiều hơn, và không phổ biến trong phản ứng vô cơ, ở một vài trường hợp ligand trong đó có anion cyanide.

Tuy nhiên, mình khẳng định, vẫn có sự phối trí ở cả hai tâm N và C trong một số trường hợp ligand cyanide đóng vai trò như bridge nối hai phức chất.

http://img525.imageshack.us/img525/5263/19679512ek6.jpg

http://img165.imageshack.us/img165/610/41567666ta4.jpg

Và hệ phức chất bền khi cyano-bridge tương tác đúng qui luật của HSAB theory.

@Tigerchem: Do đang bàn về ligand, nên không việc gì phải ghép Hydrogen (hay H+) vào với hai anion "N-bonded cyanide" và "C-bonded cyanide" cả ! Đồng ý hai dạng anion này thực chất là một, chúng chỉ khác nhau vị trí tạo liên kết, thế thôi.

Vài lời góp vui :hun (:24h_057:

tieulytamhoan
08-29-2008, 10:55 AM
Có phải tieulytamhoan băn khoăn là cyanide có phải là một ambidentate ligand, và có khả năng tạo phối trí ở cả hai tâm ?

Nếu vậy thì khá đơn giản ! Vẫn tương tự như trên, C là một tâm mềm, còn N là một tâm cứng. Tuy nhiên nguyên lý này áp dụng trong các phản ứng hữu cơ nhiều hơn, và không phổ biến trong phản ứng vô cơ, ở một vài trường hợp ligand trong đó có anion cyanide.

Tuy nhiên, mình khẳng định, vẫn có sự phối trí ở cả hai tâm N và C trong một số trường hợp ligand cyanide đóng vai trò như bridge nối hai phức chất.
Không phải mình băn khoăn chỗ cyanide là ambidentate hay không (vì mình đã tham khảo trong sách thấy có 2 dạng ligand này rồi) mà là đối với thiocyanate thì thấy có tồn tại 2 dạng ligand -SCN & -NCS chứ không thấy đề cập đến -CSN, cộng với cái mà mình đã post ở trên được trích trong giáo trình ở trường có viết:
Ligand là base Lewis có điện tử hóa trị tự do và có khả năng cho điện tử. Các nguyên tử có điện tử cho (còn gọi là "nguyên tố cho") của ligand thường là các nguyên tố âm điện cao như: halogen, O, N, S...do chúng có mật độ điện tử lớn.
Mình băn khoăn ở chỗ: C trong cyanide có thể tạo phối trí ("C-bonded cyanide") còn C trong thiocyanate lại không thấy nói là có. Nếu xét về độ âm điện (theo thang Pauling) thì C:2.55; S: 2.58; N: 3.04 (số liệu tham khảo từ "Les propriétés atomiques")
Mong nhận được sự tương trợ của các anh em. Thanks các anh em nhiều! :hun ( :hun ( :hun (

bluemonster
08-29-2008, 03:36 PM
Mình băn khoăn ở chỗ: C trong cyanide có thể tạo phối trí ("C-bonded cyanide") còn C trong thiocyanate lại không thấy nói là có. Nếu xét về độ âm điện (theo thang Pauling) thì C:2.55; S: 2.58; N: 3.04 (số liệu tham khảo từ "Les propriétés atomiques")
Mong nhận được sự tương trợ của các anh em. Thanks các anh em nhiều! :hun ( :hun ( :hun (
Trong thiocyanide, C ko phải là một tâm ligand. Vì hai lí do chính sau:

+ C là nguyên tố chu kì 2, nên khi liên kết đã bão hoà thì khó tạo thêm liên kết

+ C trong anion cyanide được hỗ trợ bởi negative charge, do đó có khả năng phối trí. Trong khi negative charge trong anion thiocyanide chỉ định vị trên S và N thôi.

Vài lời góp ý "tương trợ", hehe ! :24h_046: