PDA

View Full Version : Phân tích các chỉ tiêu của đường mía


ThuXĐ
01-09-2008, 02:09 AM
Tìm cả buổi chiều mà chẳng có thông tin gì về kiểm nghiệm đường cả hu hu. Ai có thể giúp em một vài thông tin về nguyên tắc các phương pháp phân tích đường không. Giới thiệu dùm sách viết về chủ đề này cũng được (Nhớ chỉ luôn chỗ mua nhé. Em đang ở TP HCM). Giúp em nhanh lên đồng bào ơi em sắp phải nộp báo cáo mà chưa có gì nè!

BẠN ĐÃ POST SAI MỤC RỒI, PHẦN NÀY BẠN NÊN POST TRONG "HÓA PHÂN TÍCH"
THÂN

ThuXĐ
01-09-2008, 02:43 AM
Có ai chỉ dùm em nguyên lý của phương pháp đo Pol đường được không. hu huhu em đang rất cần

Scooby-Doo
01-09-2008, 04:08 AM
Có ai chỉ dùm em nguyên lý của phương pháp đo Pol đường được không. hu huhu em đang rất cần

Có phải là em định dùng máy Triền Quang Kế (Polarimeter hay Polarimetry) để đo đường mía? hay đường gì?

Em đang dùng máy nào? Thường mỗi máy đều có cuốn manual đi kèm chỉ cách dựng đường chuẩn thường từ 4-10 điểm data với mẫu đường tinh khiết: độ quay cực theo nồng độ đường.

Sau đó mới đo mẫu thật, rồi lấy độ quay cực của mẫu thật suy ngược lại để nồng độ đường có trong mẫu thật. Thường cuốn manual sẽ cho biết khoảng nồng độ mẫu thích hợp cho loại máy em đang sử dụng. Nếu không kiếm được cuốn manual, em coi tên hãng của máy em đang dùng rồi google vào trang chủ của hãng tìm phần "Support" để download cuốn manual về dùng. Nếu vẫn không tìm được, thì email cho bộ phận "Techinical service" nhờ họ chỉ dùm hoặc gửi tặng cuốn manual cho em.

Khi pha mẫu nhớ pha đủ lượng mẫu cho số lần đo, có thể tiết kiệm mẫu bằng cách pha loãng dần nhưng quan trọng là lượng mẫu phải đủ với loại cuvet sẽ sử dụng: 1mL, 5 mL, 10 mL hay 20 mL.

Có một số máy và cuvet nên đo cuvet đúng một chiều nhất định, mỗi lần đảo đầu cuvet lại cho kết quả khác nhau. Nếu cuvet xịn thường không có vấn đề. Nên đọc kết quả cho nhanh khi độ quay cực đã ổn định. Vi càng về sau, máy sẽ càng nóng và cho kết quả những mẫu đo với sai số lớn hơn.

Good luck!

Scooby-Doo
01-09-2008, 09:46 AM
Tìm cả buổi chiều mà chẳng có thông tin gì về kiểm nghiệm đường cả hu hu. Ai có thể giúp em một vài thông tin về nguyên tắc các phương pháp phân tích đường không. Giới thiệu dùm sách viết về chủ đề này cũng được (Nhớ chỉ luôn chỗ mua nhé. Em đang ở TP HCM). Giúp em nhanh lên đồng bào ơi em sắp phải nộp báo cáo mà chưa có gì nè!

Chắc em chưa quen với việc search tài liệu với key words bằng tiếng Anh!

Scooby-Doo google thử với key word :"sucrose content in sugar cane + polarimetry" thì ra ti tỉ tài liệu luôn: xác định nồng độ đường bằng Mid-IR, triền quang kế hay khúc xạ kế.

Dưới đây là một số tài liệu tui load mẫu cho em (file đính kèm). Em nên tự google lại nhe vì tui chỉ đọc lướt trang đầu của kết quả tìm kiếm.

Có lẽ quan trọng nhất là cuốn "Handbook of Sugar Cane Engineering" co` trong đường dẫn của ĐH Nha Trang.

http://thuvien.ntu.edu.vn/forum/post.asp?method=TopicQuote&TOPIC_ID=321&FORUM_ID=16

http://en.wikipedia.org/wiki/Special:Search?search=polarimetry+%2B+sugar&go=Go

Để viết bài báo cáo này em nên trình bày theo hướng sau:
- Cấu tạo thiết bị thường dùng để xác định hàm lượng đường (tùy loại máy mà em sẽ dùng: triền quang kế, khúc xạ kế, IR)
- Quy trình đo (có thể liên hệ trung tâm III dể mua chỉ tiêu VN và ISO cho bài viết mang tính thực tế hoặc gọi điện Phòng Kỹ Thuật nhà máy đường Hiệp Hòa chỗ gần Củ Chi để xin chỉ tiêu và quy trình xác định).
- Ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp.
- Kết luận: ở VN nên dùng quy trình nào.

Đó chỉ là một số gợi ý, em có thể tự phát triên thêm theo tình hình thực tế tài liệu thu thập được.

ThuXĐ
01-10-2008, 03:43 AM
Cảm ơn bạn đã giúp tôi. Thật lòng thì tôi không hiểu nguyên lý đo quang dựa vào đâu. Chứ sử dụng máy đo thì tôi biết làm, phương pháp làm cũng biết nhưng mà nguyên tắc thì không hiểu lắm.

quynhthi
01-12-2008, 11:18 PM
kiểm nghiệm đường có trong tài liệu Thí nghiệm Hóa Sinh bán rất rộng rãi ở các tiệm sách gần trường Bách Khoa Tp. HCM, em có thể tham khảo. Chúc em nhiều may mắn nhé !

aqhl
01-16-2008, 03:04 PM
Cảm ơn bạn đã giúp tôi. Thật lòng thì tôi không hiểu nguyên lý đo quang dựa vào đâu. Chứ sử dụng máy đo thì tôi biết làm, phương pháp làm cũng biết nhưng mà nguyên tắc thì không hiểu lắm.

Ánh sáng hay bức xạ điện từ hợp thành từ 2 hợp phần: điện trường và từ trường. Khi ánh sáng truyền đi thì 2 hợp phần này dao động theo phương vuông góc với nhau.

http://img291.imageshack.us/img291/1811/picture1du5.gif

Ánh sáng bình thường gồm nhiều tổ hợp "2 hợp phần" như vậy, nên mặt phẳng dao động của ánh sáng thường là theo tất cả mọi hướng theo trục chuyển động của ánh sáng.

http://img169.imageshack.us/img169/5474/polarizedpm8.jpg

Khi ánh sáng thường đi qua một môi trường phân cực (polarizer) thì chỉ còn dao động theo một mặt phẳng nhất định. Ánh sáng chỉ dao dộng theo 1 phẳng xác định gọi là ánh sáng phân cực. Khi ánh sáng phân cực này đi qua môi trường chứa chất hoạt quang, thì mặt phẳng dao động sẽ bị thay đổi một góc xác định nào đó.

http://scholar.hw.ac.uk/site/chemistry/clicker.swf

http://scholar.hw.ac.uk/site/chemistry/polarimeter1.swf

Góc quay cực và nồng độ chất hoạt quang phụ thuộc tuyến tính theo định luật Biots:

http://www.rudolphresearch.com/images/definitions_01.gif


Do đó chỉ cần đo góc quay ở các nồng độ khác nhau, dựng đường chuẩn, từ đường chuẩn này ta có thể xác định được nồng độ khi biết góc quay.

buthetmuc
01-17-2008, 12:41 PM
Có ai chỉ dùm em nguyên lý của phương pháp đo Pol đường được không. hu huhu em đang rất cần

Theo định nghĩa độ Pol là số gram đường saccaroz có trong 100 g dung dịch. Độ Pol của dung dịch đường được xác định bằng triền quang kế, sau đó tính theo công thức:
Pol = (alpha x 26 x 100 x n)/(34,626 x 99,718 x d)
trong đó: alpha là chỉ số đọc được từ triền quang kế
n là hệ số pha loãng; d là tỷ trọng của dung dịch suy ra từ độ Brix đã hiệu chỉnh (vậy phải đo độ Bx trước, tra bảng thì có tỷ trọng d).
Nguyên tắc của cách tính này là 100 g dung dịch chứa 26 g đường saccaroz có góc quay cực là 34,6 độ và có độ Pol là 100 độ.

ThuXĐ
01-17-2008, 08:59 PM
Hi hi thật cảm ơn mọi người nhé. Nhưng tớ còn một théc méc nữa là: Sao lại là 26g đường chứ không phải một con số nào khác

nguyen ngoc huy
01-22-2008, 11:30 AM
tất cả những cái em hỏi em có thể tìm ở cuốn"kỷ thuật phân tích mía đường"anh ko nhớ tác giả là ai hiiiiiiii đọc nâu quá rùi

ThuXĐ
01-23-2008, 10:01 PM
tất cả những cái em hỏi em có thể tìm ở cuốn"kỷ thuật phân tích mía đường"anh ko nhớ tác giả là ai hiiiiiiii đọc nâu quá rùi
ANH NÓI KHÔNG THUYẾT PHỤC RÙI. EM ĐANG SỞ HỮU CUỐN KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐƯỜNG MÍA DO BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT HÀNH NHƯNG CHẲNG AI TRẢ LỜI CHO EM CÂU HỎI ĐÓ CẢ NÊN EM MỚI HỎI MỌI NGƯỜI CHỨ. sÁCH EM CÓ NHIỀU LẮM NHƯNG TẠI SAO LÀ 26G THÌ EM CHỊU

nguyen ngoc huy
01-25-2008, 07:02 AM
a xin nỗi minh chưa đọc phân trên
còn tại sao la 26g thì nó là quy đinh làm chuẩn để so sánh thôi.
p/s nói thật minh cũng ko hiểu nhiệu bạn có thể pót lên một số đầu sách để anh em đọc thêm được ko

ThuXĐ
01-25-2008, 10:15 PM
VỀ PHÂN TÍCH ĐƯỜNG BẠN HÃY KIẾM QUYỂN SÁCH ICUMSA TRONG ĐÓ CÓ HẾT. NÓ CÓ TRÊN MẠNG ĐÓ HÃY DÙNG TỪ KHOÁ LÀ ICUMSA. THẾ NHÉ. MỖI TỘI NÓ BẰNG TIẾNG ANH
TRONG CUỐN SÁCH NÀY CÓ NÓI DUNG DỊCH ĐƯỜNG TRONG ĐÓ CHỨA 26G SACCHAROSE GỌI LÀ DUNG DỊCH ĐƯỜNG CHUẨN NHƯNG CŨNG KHÔNG GIẢI THÍCH TẠI SAO? TỚ CHỈ HƠI TÒ MÒ THÔI! :liduc (

nguyen ngoc huy
01-26-2008, 01:28 AM
tớ hỏi thầy rồi đễ so sánh chất lượng với số liệu nhà sản suất công bố. cảm ơn nhé

aqhl
01-26-2008, 01:38 AM
Bạn đọc thêm 2 bài này để hiểu thêm về số 26 nè. Trước đây có khi người ta dùng số 20 nữa, nhưng khi chuyển qua hệ thống đo lường của Pháp thì gặp khó khăn, nên vẫn dùng 26, bạn đọc kỹ sẽ thấy. Về xuất xứ số 26 thì từ thang Ventzke (Ventzke scale), độ đường từ 0-100, 100 tương ứng với dd 26g sucrose. Ông Ventzke là người Đức nên chắc bài viết ban đầu tại sao chọn 26 sẽ bằng tiếng Đức, mình thì ko biết tiếng Đức nên ko tìm hiểu được cho bạn. Bản tiếng Anh thì mình nghĩ có lẽ trong quyển này, Annual Reports of the National Bureau of Standards, 1901-1933, Washington: Government Printing Office. Mình cũng ko tìm được quyển này trên mạng nên đành bó tay. Bạn có hứng thú thì vào thư viện Quốc gia tìm thử.

Annual Report of the Director of the Bureau of Standards, 1933: 53. The name “International” was an unfortunate choice: Sidersky and Pellet had already proposed an “international” scale at the Second International Congress of Applied Chemistry in 1896. Based on a normal weight of 20 grams, theirs was also called the “bidecimal system", reflecting the intentions of the two chemists that calculations would benefit from the weight’s easy divisibility. Unfortunately, changes in the original French standard on which the bidecimal system was based eventually negated these advantages by lowering the
required weight to 19.973 grams (Browne and Zerban, Sugar Analysis, 181).
http://nvl.nist.gov/pub/nistpubs/jres/112/1/V112.N01.A04.pdf

phan đỗ dạ thảo
02-29-2008, 10:26 PM
xin chào các bạn. Tui đang chuẩn bị phân tích hàm lượng đường và tinh bột tổng số nhưng không biết làm thế nào. Hiện tui có một thiết bị mà người ta gọi là máy phân cực kế KRUSS của Đức nhưng không biết có đo được 2 chỉ tiêu trên koông. ai biết chỉ cho tui với. Mến.

ThuXĐ
03-08-2008, 01:40 AM
Phân cực kế là thiết bị dùng để đo Pol đường tức là hàm lượng % saccharose trong mẫu.
Còn để xác định hàm lượng đường tổng số và hàm lượng tinh bột trong mẫu thì bạn có thể làm theo phương pháp sau:
- Xác định hàm lượng đường tổng số: Thủy phân toàn bộ đường trong dung dịch thành đường khử rồi xác định hàm lượng đường khử.
-Xác định hàm lượng tinh bột: Dùng mẫu thủy phân đã biết hàm lượng đường tổng số dùng enzym để thủy phân tinh bột thành glucose rồi xác định hàm lượng đường khử. Lấy kết quả thu được trừ đi hàm lượng đường tổng bạn sẽ xác định được lượng glucose do tinh bột thủy phân thành.
Để xác định hàm lượng đường khử bạn có thể dùng phương pháp Bertrand hay phương pháp Ofner viết ở các mục trên.