PDA

View Full Version : Pháp: Học bổng sau Đại Học và cuộc sống


nguyencyberchem
05-17-2006, 01:47 AM
Mình xin chia sẻ kinh nghiệm cho những ai quan tâm đến du học Pháp
Bậy giờ mình chỉ nói về đi học Master ở Pháp thôi, ai quan tâm đến học ĐH thì mình sẽ nói sau

Đầu tiên là Master của Pháp có 2 năm là MI và MII, nhưng vì Cử Nhân của Pháp chỉ là 3 năm nên Cử Nhân VN (4 năm) được Pháp đánh giá là Maîtrise de 4 ans nên tương đương với MI của Pháp và khi sang Pháp du học Master sẽ học trực tiếp MII luôn
Tuy nhiên... điều này chỉ đúng cho các SV khối Pháp Ngữ tức là thuộc AUF, còn các bạn không học tiếng Pháp thường thì phải sang Pháp học tiếng 1 năm mới được vào MII mà đôi khi cũng chỉ được vào MI thôi, cái này cũng rắc rối, nhập nhằng.
Nếu các bạn học AUF thì mỗi lớp sẽ có ít nhất 2 suất học bổng MII,(trên tổng số khoảng 15 sv mỗi lớp) một tỉ lệ không phải là ít cơ hội. Nhưng... quan trọng hơn là "ít nhất", nếu kết quả các bạn tốt thì hoàn toàn có thể nhiều hơn, điển hình là năm 2004 của mình, lớp khoảng 15 người có tất cả là 5 suất, chiếm 1/3.
Học bổng sẽ được 700E/tháng và như thế là rất nhiều vì khi sang Pháp, là 1 người có học bổng, bạn sẽ được trợ cấp mỗi thàng từ 40-80% tiền nhà nữa, nên có thể nói là rất sướng.
Sau MII, bạn có thể tìm trường để làm PhD nữa với điều kiện điểm trên 12, nếu được khoảng 12.8-13 thì gần như 99% bạn sẽ tìm được chỗ làm PhD và lương mỗi tháng ít nhất là 1082E/tháng.

Các bạn trong khối Pháp cố lên nhé, cơ hội rất lớn cho các bạn có điều kiện học tiếp đấy.
Điều nữa là nếu bạn không được học bổng mà vẫn là sv cua AUF thì bạn có thể học tự túc 1 năm ở MII (1 năm cần khoảng 4000E để sống), và sau đó hoàn toàn có thể xin PhD.
Học phí MII ở Pháp rất rẻ chỉ chiếm 1% trong khoảng tiền cần cho 1 sv Master thôi, nghĩa là khoảng 180E/năm (20000E là chi phí thật cho tiền giảng day + hóa chất + chi phí thực nghiệm cho 1 sv Master).

Các bạn có thắc mắc gì cứ post lên, mình sẽ cố giúp nhé

nguyencyberchem
05-17-2006, 01:54 AM
Sau khi học xong MII hoặc đã có master, bất cứ ai cũng có thể tìm một chỗ làm doctorat hoặc post-doc trên trang www.abg.asso.fr. Ở đây có tất cả các offre ở Pháp và các lab liên quan đến lab của Pháp.
Chú ý: khi bạn ở VN, vẫn có thể gửi hồ sơ qua email để được xét. Bon courage

chocolatenoir
09-09-2006, 05:08 PM
Xin được bổ sung thông tin về học sau đại học tại Pháp:

Ở Pháp do giáo dục được nhà nước tài trợ nên gần như các bạn không phải đóng học phí, nhất là khi học ở các trường công. Khoản chi phí mà bạn phải đóng cho nhà trường chủ yếu là tiền bảo hiểm xã hội. Ở các trường tư học phí có thể cao hơn chút ít nhưng nếu so với các nước Anh, Mỹ, Úc thì vẫn quá rẻ. Ví dụ như trường CPE - Lyon là một trong các trường rất nổi tiếng về Hóa học (có GS được giải Nobel Hóa 2005) cũng chỉ thu học phí tối đa 800 euros/năm. Do vậy hiện nay tại Pháp có nhiều du học sinh đi du học tự túc các nghành cả tự nhiên và xã hội. (Số các cựu sinh viên Khoa Hóa của cả hai trường ĐHKHTN thuộc ĐH QG HN và ĐHQG TpHCM đang học Master và NCS tại Pháp khá đông do từ năm 1994 đến nay có sự tài trợ của AUF, gần đây có thêm các bạn từ Khoa Công nghệ Hóa học - ĐH BK Đà nẵng).

Điều kiện để sang Pháp học là:
Điều kiện 1: Bạn phải có đủ trình độ ngoại ngữ để theo học (tùy theo trường đòi hỏi TCF ở mức bao nhiêu

Điều kiện 2: Bạn phải có trường tiếp nhận (các bạn hoàn toàn có thể tự tìm trên Internet, sau đó viết E-mail trực tiếp cho giáo sư trình bày mong muốn của mình kèm với CV và bảng điểm hay thêm thư giới thiệu của các thầy cô trong Khoa Hóa)

Điều kiện 3: Bạn phải có đủ tài chính để sống tại Pháp đến hết thời gian học tập (theo mình nhớ là tối thiểu phải có khoảng 4500 euros/năm)


Từ vài năm nay các trường Đại học tại Pháp bắt đầu thay đổi chương trình cho phù hợp với hệ thống Anh Mỹ (được đánh giá là năng động hơn). Trong đó chia lại và hệ thống hóa chương trình Đại học và Sau đại học:
cử nhân = BAC + 3 năm
Master 1 = Cử nhân + 1 năm
Master 2 = Master 1 + 1 năm
DRT = Master 2 + 18 tháng (bằng DRT chỉ có trong hệ thống Pháp)
Docteur = Master 2 + 3 năm

Cá nhân mình thì ủng hộ các bạn học từ Master 1. Lý do là vì ở Master 2 chỉ học có 1 học kì lý thuyết, sau đó các bạn phải làm thực tập tốt nghiệp (luận án) trong học kì 2. Do thời gian học tập rất ngắn và chương trình nặng nên thường kết quả thi của các bạn sẽ không được như ý và điều này ảnh hưởng tới việc xin học bổng tiến sỹ của các bạn. Lý do gồm:

+ Các bạn (dù được học bổng AUF) thường chỉ bắt đầu sang vào đầu tháng 9, thời gian để làm quen với cuộc sống và văn hóa Pháp không nhiều. Khá nhiều rắc rối nảy sinh cho cuộc sống mới: thời tiết, thức ăn, đi lại, sự cô độc...

+ Không quen với cách học tại các nước phát triển, chương trình rẩt nặng. Nhiều môn học học dạng cuốn chiếu nên kết thúc và thi khá sớm.

+ Rào cản ngôn ngữ. Dù bạn có DELF tới A6 (theo chương trình cũ) thì việc nghe giảng, đọc sách, trao đổi học thuật vẫn không dễ dàng gì.

+ Còn một lý do nữa là kiến thức nền từ Việt nam sang thiếu hụt và nhiều khi quá tổng quát trong khi các ngành sau đại học thì đi rất chuyên sâu)


Nếu có quyết tâm thì các bạn vẫn vượt qua và được xếp mention (tức là điểm trung bình của các bạn > 12/20, dưới mức này bằng của bạn chỉ ghi passable, nếu >14/20 thì xếp là Bien và gần như luôn luôn có học bổng).
Tuy nhiên nếu được học từ Master 1 thì các bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn, sẽ vững vàng hơn ... có thời gian để thi cải thiện kết quả học tập (theo nhận xét của mình thì các anh chị và các bạn NCS từ hệ AUF của khoa Hóa cũng không nhiều người có điểm Master 2 trên 13.)

Thân

nguyencyberchem
09-13-2006, 04:14 PM
chocolatenoir bổ sung đầy đủ rồi. Tuy vậy, mình cũng xin thêm một số hướng khác. Ở Pháp, các bạn cũng có thể theo học cách formation mang tính trung gian hơn, nghĩa là nằm giữa Tự Nhiên và Bách Khoa của VN đó. Đó là các formation của IUP, nhưng khác với ingénieur hay Master Professionel, IUP bạn vẫn có thể xin PhD nếu muốn nghiên cứu, hoặc có thể xin đi làm nếu muốn làm việc.
Ngoài ra, các năm nay, hệ thống magistaire cũng rất hay, nó gồm 3 năm, tương đương L3+M1+M2 (L3 là ĐH năm 3, M1, M2 là 2 năm Master) nếu các bạn hứng thú, có thể theo cái này cũng rất hay.
Chocolatenoir có vẻ cũng lăn lộn ở P dữ hén, có điều kiện offline nghen!

Mikhail_Kalashnikov
09-13-2006, 04:19 PM
Anh Nguyên cho em hỏi cái này: ở bên Pháp có trường đại học nào có học bổng toàn phần (bao ăn, ở , học phí, cộng thêm tiền tiêu hàng tháng) không? Và nếu có thì nó ở thành phố nào? Muốn thi vào nó thì cần những tiêu chí gì :nhacto (

nguyencyberchem
09-13-2006, 04:28 PM
TRên lý thuyết, học bổng ở Pháp chủ yếu dành cho Master và PhD thôi em ạ. Còn dạng như em nói, thường là của VN cho chứ không phải Pháp. Vd như học bổng dầu khí, học bổng công ty X, Y, Z....
Em có thể học xong ĐH ở nhà rồi tìm học bổng để học tiếp cũng được

doremon
09-13-2006, 07:41 PM
Cám ơn mọi người. Mấy thông tin trên giúp ít cho doremon rất nhiều. Đành phải cố gắng trao dồi tiếng Pháp của mình thêm thôi (hy vọng có cơ hội, mặc dù mấy năm nay tình hình học bổng ko có khả quan mấy, đã có nhiều thay đổi và số lượng SV theo học tiếng Pháp đã tăng)

chocolatenoir
09-14-2006, 12:34 AM
Anh Nguyên cho em hỏi cái này: ở bên Pháp có trường đại học nào có học bổng toàn phần (bao ăn, ở , học phí, cộng thêm tiền tiêu hàng tháng) không? Và nếu có thì nó ở thành phố nào? Muốn thi vào nó thì cần những tiêu chí gì :nhacto (




Thân gửi AK

Như mình đã trình bày một chút về đặc điểm hệ giáo dục Pháp bên mục "10 ĐH hàng đầu thế giới" tại http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?p=3904#post3904
thì hệ thống Anh-Mỹ -Úc và hệ thống Pháp có một số khác biệt cơ bản. Mình xin trình bày các hiểu biết của mình về chỗ khác biệt đó và mong các bạn tham gia góp ý.

Rất nhiều thông tin xung quanh các vấn đề này đã được nhiều báo chí và diễn đàn đăng tải trong topic VN muốn xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế mà các bạn có thể đọc trên Internet.


Phần 1: Pháp: Bất kì SV tốt nghiệp cấp 3 nào cũng có thể vào trường ĐH. SV học đại học miễn phí, phần kinh phí đào tạo do nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên nhà nước sẽ có hạn chế về ngân sách nên không thể cấp nhiều quá một giới hạn nào đó được, con số trung bình khoảng 8500USD/năm/SV, học phí trung bình toàn quốc khoảng 250USD/năm/SV.

Mục tiêu là xã hội đảm bảo cho mọi công dân có quyền đến trường. Do vậy cũng ít có công dân nào được ưu tiên cho cả tiền tiêu, cho nhà ở miễn phí vì lý do ở cấp III tui học giỏi.


Phần 2 :
Anh-Mỹ-Úc: nhìn chung là độ tự lập về tài chính của trường ĐH là rất cao. Người SV đi học phải đóng học phí rất đắt (thay đổi từ 5000-30.000USD/năm).

Do thu học phí ở mức cao như vậy câu hỏi là với SV nghèo tiền đâu để đóng học phí.

Trả lời:
cách 1 Nhà nước tạo ra một hành lang rõ ràng và chặt chẽ để SV có thể vay mượn tiền từ ngân hàng để đầu tư cho việc học. Khi ra trường người SV sẽ đi làm trở nợ. Chính sach này cũng áp dụng cho người đi làm muốn mua nhà, mua xe hơi trả góp.
Cách 2 : thu học phí cao nhưng các trường đại học cũng cấp rất nhiều loại học bổng cho một bộ phận SV nghèo nhưng học giỏi. Có loại toàn phần bao toàn bộ, có loại cho học phí thôi, có loại bớt 50% học phí…. Nhưng điểm chung là sẽ xét từng năm

Các chính sách này tạo ra động lực ghê gớm cho người SV phải lao đầu vào học để trang trải học phí. Một phần không nhỏ SV ra trường mang gánh nặng nợ nần. Giả sủ SV vay 5000USD (chỉ học phí) thì khi tốt nghiệp 4 năm sẽ nợ 20000USD là một số tiền cũng không nhỏ.

Mục tiêu : tạo ra một nền giáo dục đại học hiện đại với ngân sách lớn. Tất nhiên chương trình đào tạo của họ tiên tiến và nặng (do vậy con triệu phú cũng không chắc qua ải đại học)


Do cấp nhiều học bổng (nhưng thực tế phần nhiều là học bổng giảm học phí) nên bạn có thể tìm được cơ hội học tại Anh Mỹ. Ở VN đã có nhiều bạn dùng kết quả học tập năm 1, năm 2 để apply cho các học bổng của Singapore , Úc... rồi. Cũng cần lưu ý do tính thương mại cao của các trường ĐH hệ Anh-Mỹ nên việc họ cấp học bổng cho các VĐV, các hoa hậu…chỉ để quảng cáo cho trường thôi.

Còn ở mức Sau đại học các trường Anh Mỹ có sự vượt trội hơn các trường ở Pháp vì 2 đặc điểm
1/ Các trường ở Mỹ thường có quy mô lớn và có nhiều kinh phí hơn. Khi có nhiều tiền thì người ta có thể đầu tư tốt hơn cho cơ sở vật chất học tập nghiên cứu của cả ĐH lẫn sau ĐH.

2/ Các trường ở Mỹ cũng là các trung tâm nghiên cứu. Pháp có Trung tâm nghiên cứu quốc gia CNRS độc lập với các trường. Phần lớn ngân sách nghiên cứu của nhà nước đi qua hệ thống này. Các lab của các trường nếu có sự kết hợp với CNRS mới nhiều kinh phí hơn.


+ Nếu bạn là người VN đi học bạn sẽ muốn đỡ chi phí cho gia đình và như vậy bạn có thể chọ ĐH Pháp và làm thêm để kiếm khoảng 300-400 euros (mức đủ để ăn ở học, không đi du lịch). Các ĐH Pháp hầu như không trao học bổng cho SV đại học và Master. Khi bạn đi vào nghiên cứu Ph.D thì mới có khái niệm học bổng tiến sỹ. Bởi vì khi nghiên cứu bạn mới mang lại cái gì đó cho trường.

+ Nếu bạn giỏi và muốn định cư lâu dài thì có thể vay mượn để học, tương lai sẽ trả dần (chắc chắn là bạn không xù được rồi).

+ Theo mình biết nhiều SV giỏi châu Âu chọ học ĐH tại Pháp rồi qua Anh-Mỹ làm PhD hay đi làm. Theo học đó là phương án kinh tế nhất


Để đi học ĐH tại Pháp hiện nay thì bắt đầu từ 2 năm nay Đề án đào tạo bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) đã bắt đầu xét cho các bạn đi học đại học rồi.

chocolatenoir
09-26-2006, 10:04 PM
Minh lay cai nay tren web truong KHTN( Co the cac ban khong chu y). Ai quan tam thi len mang download tai lieu ve gui nhẹ



Chương trình Học bổng Eiffel 2007/2008

Đối tượng: Các Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc biết hoặc không biết tiếng Pháp (nếu chưa biết tiếng Pháp, sẽ được theo học 1 khoá bồi dưỡng tiếng Pháp trong thời gian tối đa là 1 năm). Tuổi dưới 30.
Các Sinh viên đã từng được học bổng của Chính Phủ Pháp hoặc đã từng nộp hồ sơ xin học bổng Eiffel các năm trước nhưng bị từ chối không được chấp nhận.
Hạn chót nhận hồ sơ: 12/01/2007
Tham khảo và tải hồ sơ dự tuyển tại website: www.egide.asso.fr/eiffel
Địa chỉ liên lạc : Egide – Programme Eiffel Doctorat
Service France- Pôle Mobilité universitaire
28 rue de la Grange aux Belles 75010 Paris
Tel : 0140405930 Fax : 0140405924
Email : eiffel-doctorat@egide.asso.fr

datmadaisu
09-26-2006, 10:17 PM
Học bổng Eiffel khó lụm lắm ! Hình như Vn cho 100 nguòi thì phải ! Toàn là xuất sắc cả !
Chocolatenoir nghe nick wen lắm ! khoá nào vậy mà Mod phải kêu là đại ca thế !

nguyencyberchem
09-27-2006, 01:41 PM
Cái này 1030E/1 tháng. Tui thấy cái này dành quá trời cho con ông cháu cha luôn. Toàn mấy ông gần 30, sát tuổi lắm rồi mới được cho đi.

Ptnk_TriZ
09-28-2006, 10:52 PM
năm 2006 , việtnam được 38 người đi trên tổng số 402 người . Trong số các nước thì Chine là nhiều nhất. Theo như anh Nguyên nói , thì mình ko có cửa được chọn bourse eiffel phải ko anh ? chắc là toàn bạn hà nội phải ko anh ?

Thế theo anh , những bạn học Auf thì có thể tìm học bổng nhiều ko anh ? em thấy những thông báo học bổng điều kiện ko cao , chỉ cần GPA 75% , ngoại ngữ thì Delf 2 ... nhưng liệu có cơ hội ko anh ?

nguyencyberchem
09-29-2006, 01:45 PM
Thực tế thì các bạn học AUF luôn là những người có điều kiện rất cao để được học bổng thậm chí trong điều kiện không có học bổng vì các lí do sau
- AUF chắc chắn có 2 suất cho 1 lớp AUF khoảng 20 người (tỉ lệ đã là 10%), một cho régional và 1 cho internationnal, tuy nhiên đây là minimum, thực tế vẫn có thể được nhiều hơn nhất là khi AUF bỏ bourse hàng tháng để dành toàn bộ cho bourse master. VÀ thực tế cho thấy năm của anh, lớp chỉ có 14-15 người nhưng có đến 5 suất AUF: 3 internationnal và 2 régional. Vì vậy, hãy cố gắng học cho kết quả chuyên môn tốt, chắc chắn sẽ có cơ hội thôi.
-Trong TH không có bourse, các em có thể du học tự túc, vì ngay trong trường hợp tự túc, các em cũng đã được hưởng lợi khoảng 20000E do học phí của Pháp là 99% free (20000E là chi phí để đào tạo 1 Master chimie bao gồm hóa chất phí.....). Một năm ở Pháp, em cần khoảng 3000-4000E, chỉ cần vượt qua master, em sẽ có cơ hội rất lớn để tìm bourse de thèse. Khi trong AUF, sang P em sẽ được học trực tiếp master 2, còn nếu ko phải AUF, vd như khối tiếng A, em chỉ có thể được nhận vào master I thôi.

Chúc em thành công

chocolatenoir
10-17-2006, 06:49 PM
Có thông báo học bổng trên mạng trường KHTN nữa nè các bạn



HỌC BỔNG « EVARISTE GALOIS » NĂM 2007

CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM

Năm học 2007/2008 French


Một chương trình chất lượng cao

Evariste Galois (1811-1832) là một nhà toán học thiên tài người Pháp, một nhà phát minh, ở tuổi 17, 20, ông đã là một nhà đại số học hiện đại.

Chương trình học bổng Evariste Galois của Đại sứ quán Pháp giúp các sinh viên giỏi của các trường đại học tại Việt Nam được tiếp tục theo học trong các trường đại học và ô các trường lớn tại Pháp.

Chương trình học bổng này dành cho các sinh viên muốn được đào tạo sau đại học chuyên về nghiên cứu (Master 2 nghiên cứu, Tiến sĩ).

Các ngành học liên quan :
- Khoa học và công nghệ,
- Đào tạo kỹ sư,
- Kinh tế và quản lý,
- Khoa học chính trị và luật.


Các chương trình đào tạo tại Pháp có thể học bằng tiếng Anh.
Các thí sinh đều phải có quốc tịch Việt Nam, tuổi dưới 40 vào thời điểm nộp hồ sơ.
Thí sinh của tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam, của các tổ chức dân sự, cơ quan nhà nước hay tư nhân đều có thể nộp hồ sơ.

Học bổng được trao căn cứ vào trình độ văn bằng và lý do xin học bổng của từng sinh viên. Sự liên kết, tính thích đáng của đề tài nghiên cứu hay học tập là những yếu tố quyết định cho việc được lựa chọn của các thí sinh. Việc xác định một khoá học cụ thể trong một trường đại học với đề cương nghiên cứu để làm luận án sẽ được hội đồng xét duyệt xem xét cẩn trọng.

Việc đăng ký xin học bổng được chia thành 2 giai đoạn :
Tờ khai xin học bổng lấy ở trên mạng theo địa chỉ : www.ambafrance-vn.org
Sau đó gửi về địa chỉ thư điện tử: bureaudesbourses@yahoo.fr


Một bộ hồ sơ đầy đủ (tờ khai xin học bổng + các giấy tờ kèm theo) gửi về địa chỉ, tuỳ theo nơi ở của các thí sinh, như sau :
- Tại Hà Nội : Chương trình ô Evariste Galois, Phòng học bổng, Bộ phận văn hoá và các hoạt động văn hoá / Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

57 Trần Hưng Đạo

- Tại thành phố Hồ Chí Minh : Chương trình « Evariste Galois », Phòng học bổng

Bộ phận văn hoá và các hoạt động văn hoá/ Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh

27, Nguyễn Thị Minh Khai, B.P 307

TP. Hồ Chí Minh


- Tại Huế : Chương trình « Evariste Galois » , Trung tâm văn hoá Pháp tại Huế,
1, Lê Hồng Phong - Tp Huế


Hồ sơ bắt buộc phải có những giấy tờ sau :
(Tất cả những hồ sơ không đầy đủ là những hồ sơ không hợp lệ và sẽ không được xét duyệt) :

- Tờ khai chương trình học bổng 2007, khai đầy đủ và ký tên ;

- CV mới nhất ;

- Giấy khai sinh dịch và hợp pháp hoá tại Phòng công chứng nhà nước ;

- Các văn bằng đại học hoặc bảng điểm hai năm cuối đại học, dịch và hợp pháp hoá tại Phòng công chứng nhà nước ;

- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học dịch và hợp pháp hoá tại Phòng công chứng nhà nước ;

- Tóm tắt đề cương nghiên cứu (từ 2 đến 3 trang).



Không bắt buộc, song một giấy chứng nhận trình độ tiếng Pháp (DELF, DALF, giấy chứng nhận của AUF, TCF, bằng tốt nghiệp đại học) hoặc giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh (TOEFL, giấy chứng nhận của Cambridge...) cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá của hội đồng xét duyệt.

Giới thiệu về chương trình học bổng được đăng trên mạng của Đại sứ quán Pháp :
http://www.ambafrance-vn.org

THỜI GIAN CUỐI CÙNG NỘP HỒ SƠ
15 THÁNG 1 NĂM 2007

Danh sách những thí sinh được học bổng sẽ được công bố trên mạng của Đại sứ quán Pháp vào tháng 3 năm 2007.



BOURSES « EVARISTE GALOIS » 2007.

PROGRAMME DE BOURSES DE L’AMBASSADE DE FRANCE AU VIETNAM

Année universitaire 2007/2008


Un programme d’excellence

Evariste Galois (1811-1832) est un génie mathématique français, inventeur, entre sa dix-septième et sa vingtième année, de l’algèbre moderne.

Le programme de bourses « Evariste Galois » de l’Ambassade de France permet aux étudiants des meilleures universités du Vietnam de poursuivre leurs parcours académique dans les universités et « grandes écoles » de France.

Il s’adresse aux étudiants de niveau Master 2 Recherche et aux doctorants de 1ère ou 2ème année de thèse.

Les filières concernées sont :

- Sciences et technologies,

- Sciences de l’ingénieur,

- Economie et gestion,

- Sciences politiques et droit.

Les formations suivies en France peuvent être en anglais.

Les candidats doivent être de nationalité vietnamienne, âgés de moins de 40 ans au moment de la candidature. Les candidatues de toutes les provinces du Vietnam, de la société civile, des institutions publiques et du secteur privé sont encouragées.
Les bourses sont attribuées en fonction du niveau académique et de la motivation de l’étudiant. La cohérence et la pertinence du projet de recherche ou d’études sont des éléments déterminants lors de la sélection des candidatures. L’identification d’un cycle précis dans une école doctorale, en relation avec le projet de recherche dans le cas d’une thèse, est également examinée attentivement par le jury.

L’inscription est en deux temps :

1) Le formulaire de candidature est téléchargeable sur le site www.ambafrance-vn.org

Il doit nous être retourné par courrier électronique à l’adresse suivante : bureaudesbourses@yahoo.fr

2) Le dossier de candidature complet (formulaire d’inscription+ pièces justificatives) doit être adressé, en un exemplaire, à l’adresse suivante, selon la région de résidence du candidat :

-à Hanoi :Programme « Evariste Galois », Service des bourses, SCAC/Ambassade de France au Vietnam

57, Tran Hung Dao


-à Ho Chi Minh-Ville: Programme « Evariste Galois », Service des bourses, CAC/Consulat Général de France à Ho Chi Minh-Ville

27, Nguyen Thi Minh Khai, B.P 307

Ho Chi Minh Ville



-à Hué: Programme « Evariste Galois », Centre culturel français de Hué

1, Le Hong Phong

Hué

Le dossier comportera obligatoirement les pièces suivantes :
(tout dossier incomplet sera déclaré non conforme et entraîne le rejet de la candidature) :

- Le formulaire du programme de bourses 2007, dûment rempli et signé ;

- curriculum vitae actualisé ;

- acte de naissance traduit et certifié conforme à l’original par le notaire public ;

- copie certifiée conforme des diplômes universitaires ou, à défaut, les relevés de notes des deux dernières années d’études ;

- copie certifiée conforme du diplôme du baccalauréat ;

- pour les doctorants : un résumé détaillé du projet de recherche (2 à 3 pages).



Sans être obligatoire, une attestation du niveau de français (DELF, DALF, certification francophone de l’AUF, TCF, diplôme universitaire) OU du niveau d’anglais (TOEFL, Cambridge certificate…) est un élément important pour l’appréciation du jury.

La présentation du programme boursier de l’Ambassade est accessible sur le site Internet de l’Ambassade : http://www.ambafrance-vn.org


DATE LIMITE DE CANDIDATURE :
15 janvier 2007


La liste des lauréats sera publiée sur le site Internet de l’Ambassade au mois de mars 2007.

:doivien( :quyet ( :phuthuy ( :dantoc ( :nhanmat( :ninja1 ( :nhau (

aqhl
10-30-2006, 04:46 AM
Master program international scholarships

Special selection for international students

http://www.ens-lyon.eu/web/nav/article.php?id=23&rub=5&rub2=53

The ENS Lyon organizes an international selection for Master studies aimed at the most outstanding students currently in their final year of undergraduate studies at a university abroad. If accepted, they then become ENS Lyon International Students and receive a monthly allowance of €1,000 to study in one of the Master programs (mathematics, computer science, physics, chemistry, molecular and cellular biology, and Earth sciences) offered by the ENS Lyon.

The scholarship is awarded for one academic year and is renewable for a second year in order to obtain the Master. Renewal depends on the participants academic achievement.


Candidatures are accepted under the following conditions:

Candidates must have undertaken their higher education outside of France.
Candidates must be enrolled in their final year of undergraduate studies and obtaining a degree equivalent to a Bachelor of Science (180 ECTS credits) at the time of their departure for France.
Candidates may apply only once.

Contact: international@ens-lyon.fr

aqhl
10-30-2006, 04:53 AM
The Ecole normale superieure de Lyon offers 19 postdoctoral and PhD positions

12 Postdoctoral and 7 PhD positions available in biology, chemistry, physics, astrophysics and geology

The Ecole normale superieure de Lyon is one of the top french multidisciplinary academic research institution. Research activities in the sciences are organized around 10 laboratories totalling 500 professors, permanent scientists, PhD students, post-doctorate researchers and visitors.

The laboratories, principally oriented towards fundamental research, are supported by the French National Research Agencies (CNRS, INRA, INSERM, INRIA) and have close connections with industry and many national or international academic institutions.

Research activities at the ENS Lyon are based on exchanges that favor transdisciplinarity and give access to high level technological facilities (high field NMR, Fonctional Genomics, Proteomics and Cytometry Plateforms, computer grid, high performance parallel computer facilities…).

The Ecole normale superieure de Lyon offers 19 postdoctoral and PhD positions

Postdoctoral position in Molecular and Cellular Biology/Protein Biochemistry

PhD position in Theoretical Chemistry: Inelastic Vibration Electron Tunneling Spectroscopy of Flavin adsorbed on Metallic Surfaces From First-Principles

PhD position in Theoretical Chemistry: Vibrational Spectroscopy of Quinoline Derivatives on Hydrated Metallic Surfaces From First-Principles

Post-doctoral fellowship in Statistical Physics : kinetics of fracture in heterogeneous materials

Postdoctoral position in Biology : mouse brain development
Postdoctoral position in Biology : mouse molecular genetics
Postdoctoral position in Numerical Galaxy Formation and Evolution
Postdoctoral position in Molecular System Biology: mesoscopic simulations of membranes
Postdoctoral position in Molecular Material Science: design of catalytic materials

PhD position in Theoretical Chemistry : water on metal surfaces: towards reaction conditions

Postdoctoral position in Plant and Molecular Biology : trafficking of plant receptor kinases
Postdoctoral position in Biology : osteoimmunology
Postdoctoral position in Biology : DNA replication in human
Postdoctoral position in Astrophysics : hydrodynamical processes in stellar interiors/star formation

Postdoctoral position in Experimental Physics : measure of fluctuations in out of equilibrium systems

PhD position in BioMaterials : phase behaviour of model membranes
PhD position in BioMaterials : collective behaviour of peptides
PhD position in Catalytic Materials : adsorption on metal surfaces
PhD position in Catalytic Materials : diffusion in zeolites

Duration : 36 months

Salary/month : The salary is non negociable, given by an EC excellence grant. The total monthly contribution is 3161 Euros, including mobility allowance

Conditions :
University degree giving access to doctoral studies.

Position available from : Position can start between March 1st and October 31, 2006

http://www.ens-lyon.fr/web/nav/article.php?id=369&rub=35

chocolatenoir
09-07-2007, 11:04 AM
Trường Bách khoa Paris (tiếng Pháp: École polytechnique), còn được nhắc đến với tên X, là một trong những trường đào tạo kĩ sư nổi tiếng nhất tại Pháp. Trước 1976, trường tọa lạc tại khu khu phố La Tinh ở trung tâm Paris. Sau đó, vì lý do cần mở rộng, trường đã được chuyển đến Palaiseau nằm ở ngoại ô về phía Nam của Paris. Khẩu hiệu của trường Polytechnique là "Pour la Patrie, les Sciences et la Gloire" nghĩa là "Vì Quốc gia, Khoa học và Vinh quang") do Napoléon Bonaparte khởi xướng. Mục đích truyền thống của các sinh viên Bách khoa Paris (polytechniciens) là trở thành nhân lực cấp cao của quốc gia và mục đích này vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay. Ví dụ 10 sinh viên đứng đầu khóa sẽ được lựa chọn trở thành Corps de Mines, là chương trình đào tạo nhân lực cấp cao hàng đầu.

• 1794: Trường École centrale des travaux publics được thành lập bởi Lazare Carnot và Gaspard Monge trong cuộc Cách Mạng Pháp. Một năm sau trường đổi tên thành École Polytechnique
• 1805: Hoàng đế Napoléon Bonaparte đặt trường tại Montagne Sainte-Geneviève, trong khu Quartier Latin nổi tiếng tại trung tâm Paris, hoạt động như một Học viện quân sự quốc gia. Chính vua đã đặt ra cho trường khẩu hiệu Pour la Patrie, les Sciences et la Gloire ("Vì Tổ quốc, khoa học và vinh quang").
• 1814: Các sinh viên ra mặt trận phòng thủ Paris chống lại quân Phổ xâm lược.
• 1830: 50 sinh viên tham gia Cách mạng tháng Bảy
• 1914 - 1918: Sinh viên sơ tán vì chiến tranh và trường được biến thành bệnh viện. Hơn 200 sinh viên bị thiệt mạng
• 1939 - 1945: trường được sơ tán đến Lyon trong vùng tự do. Hơn 400 sinh viên bị chết trong Thế chiến thứ II
• 1972: Sinh viên nữ đầu tiên được nhận vào trường
• 1976: Trường chuyển đến Palaiseau (cách Paris khoảng 25 km)
• 1994: Lễ kỉ niệm 200 thành lập trường bởi Tổng thống François Mitterrand
• 2000: Chương trình học được thay đổi thành 4 năm

Trường Polytechnique được quản lý trực tiếp bởi Bộ Quốc phòng Pháp. Cho dù ngày nay trường không còn là một học viện quốc phòng, nhưng các truyền thống quân đội vẫn được tiếp nối. Trước hết, đứng đầu trường là một vị tướng, thêm vào đó, các vị trí điều hành, quản trị, thể thao đều do các nhân sự trong quân đội đảm nhiệm. Tất cả các sinh viên, kể cả sinh viên nữ, đều phải trải qua một kì huấn luyện quân sự trước khi bắt đầu khóa học kĩ sư. Bản thân họ cũng là các sĩ quan dự bị. Về sau tính chất quân sự của trường ngày càng giảm đi, trên thực tế, rất ít sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo đuổi nghiệp binh. Vào những dịp lễ lớn như ngày Quốc khánh Pháp (ngày 14 tháng 7), các sinh viên của Polytechnique tham gia lễ duyệt binh trên đại lộ Champs-Élysées trong bộ đồng phục quân đội truyền thống nổi tiếng của trường.

Trường Polytechnique bao gồm cả đào tạo đại học và sau đại học. Trường có các khu nghiên cứu trên các lĩnh vực khoa học khác nhau như vật lý, toán, tin học, kinh tế, hóa học, sinh học... hầu hết hợp tác với các viện nghiên cứu quốc gia như Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (Centre National de la Recherche Scientifique - CNRS). Ngoài ra, trường còn có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nghiên cứu sinh từ khắp nơi tham gia làm việc tạo nên một môi trường học tập nghiên cứu trình độ cao. Chương trình học của trường khác so với các chương trình đại học bình thường. Tuy vẫn được nhắc đến như đào tạo đại học, nhưng trên thực tế chương trình học luôn vượt khá xa so với chương trình đại học khoa học bình thường. Sau 3 năm học, sinh viên được trao bằng tốt nghiệp tương đương với Master năm nhất của Pháp.

Thêm vào đó, chương trình học thường rất rộng, sinh viên thường tiếp cận các môn học nằm ngoài chuyên ngành của mình. Triết lý "rộng hơn sâu" đã gây nên rất nhiều tranh cãi từ nhiều năm nay, nhưng điều này đã làm nên tính đặc trưng của chương trình học Polytechnique. Thực tế cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp đa số có một nền tảng khoa học cơ bản rất chắc chắn giúp họ dễ dàng đào sâu vào bất cứ chuyên ngành nào trong thời gian ngắn hơn nhiều so với một sinh viên đại học bình thường. Trong môi trường làm việc, các nhà tuyển dụng đặc biệt ưu tiên sinh viên Polytechnique do tin rằng với kĩ năng này, các "polytechnicien" có thể tiến xa trong bất kì công việc nào.
Ngoài khoa học, các sinh viên phải theo học một môn thể thao bắt buộc, từ các môn đại chúng như bóng đá, bơi lội... cho đến những môn cao cấp như quần vợt, golf, đánh kiếm... Thể thao chính là đặc tính giúp gắn kết các sinh viên với nhau. Thường các sinh viên học cùng môn thể thao được sắp xếp ở cùng một khu vực.

Cuộc thi tuyển vào trường Polytechnique là một kì thi tuyển đặc biệt khó khăn. Sinh viên cần học ít nhất 2 năm "dự bị" (préparatoire) sau khi tốt nghiệp phổ thông. Các trường dự bị nổi tiếng như Lycée Louis-Le-Grand hay the Lycée Henri IV. Cuộc thi tuyển bao gồm 1 tuần thi viết các môn toán, vật lý, hóa học, văn học, triết học và tiếp sau đó là kì thi nói.
Khoảng 400 sinh viên Pháp được lựa chọn mỗi khóa. Sinh viên nước ngoài từng theo khóa học dự bị như sinh viên Pháp cũng phải trải qua một kì thi tương tự (gọi là EV1, thường là các sinh viên đến từ các nước dùng tiếng Pháp). Các sinh viên nước ngoài khác có thể được nhận thông qua một kì thi tuyển nhẹ hơn (gọi là EV2, bao gồm một bài thi trắc nghiệm toán nhiều câu hỏi về nhiều phần khác nhau của toán đại cương như Đại số tuyến tính, Giải tích, Phương trình vi phân, Xác suất,..., tiếp đó các thí sinh trải qua 3 bài thi vấn đáp về Toán, Vật lý đại cương và bài hiểu biết tổng hợp. Mỗi bài thi có 30 phút chuẩn bị và 45 phút trình bày). Trong một khóa học có khoảng 100 sinh viên nước ngoài, hầu hết đến từ Brasil, Việt Nam, Trung Quốc, Iran, Nga và Romania. Trước năm 2004, cộng đồng sinh viên Việt Nam ở X khá đông, mỗi năm có khoảng hơn 10 sinh viên, nhưng trong 3 năm nay mỗi chỉ có khoảng 5,6 sinh viên Việt Nam thi đỗ. Trong khi đó lượng sinh viên Trung Quốc tăng khá mạnh từ 4,5 hai năm trước tăng lên khoảng 20 năm 2007.
Khóa học đại học trước đây kéo dài trong 3 năm, trong đó có 1 năm nghĩa vụ quân sự, 1 năm "chương trình chung" và 1 năm học chuyên ngành (majeurs). Đến khóa X2000, chương trình đã được sửa đổi thành 4 năm, trong đó năm cuối sinh viên có 2 lựa chọn: theo học năm 4 tại một trường đại học thứ hai tại Pháp hay nước ngoài (và sẽ có bằng của cả 2 trường) hoặc theo học một chương trình Master. Phần lớn sinh viên lựa chọn con đường thứ nhất. Khóa học bắt đầu bằng 8 tháng học quân sự. Trước đây khóa học này kéo dài 12 tháng và bắt buộc cho tất cả sinh viên Pháp. Sau này do việc bãi bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Pháp, khóa học này được chuyển thành "đào tạo quân sự và con người" và trở nên nhẹ nhàng hơn. Các sinh viên quốc tịch Pháp tập trung học tháng đầu tiên trong một trung tâm quân sự tại Barcelonette. Kết thúc tháng học, sinh viên được điều vào các dịch vụ dân sự hay quân sự như Hải quân, Không quân, Cảnh sát. Năm tháng cuối cùng từng sinh viên sẽ ở lại trong một đơn vị quân sự như bộ binh, pháo binh, hải quân...
Trong thời gian các sinh viên Pháp thực hiện khóa học quân sự, các sinh viên nước ngoài theo các khóa thực tập dân sự. Các sinh viên không thuộc cộng đồng Pháp ngữ được theo học một khóa học ngôn ngữ.

Sau khóa học quân sự là năm học chung tronc commun. Trước đây kì học chung này rất vất vả do sinh viên phải học tất cả các môn học định sẵn. Kể từ X2000, tronc commun được giảm nhẹ đi đáng kể và được bắt đầu ngay sau khi khóa học quân sự kết thúc. Trong vòng 4 tháng, các sinh viên được học những môn nền tảng như giải tích Hilbert, toán xác suất, vật lý lượng tử, tin học nền tảng và kinh tế. Ngoài ra còn có các môn xã hội và một môn thể thao bắt buộc.

Từ năm thứ 3, sinh viên phải chọn 2 majeurs, hay là chuyên ngành sâu. Kết thúc chuyên ngành, mỗi sinh viên tiếp tục thực hiện một thực tập chuyên ngành kéo dài ít nhất 3 tháng trong một trung tâm nghiên cứu, trường đại học hay công ty. Đến năm 4, trừ các sinh viên theo chương trình Corps, mỗi sinh viên lựa chọn hoặc một chương trình Master, hoặc là một chương trình chuyên ngành tại một trường đại học chuyên ngành (Mines, ENSAE, Télécom, ENS, HEC...). Lý do chính của việc học chuyên ngành năm cuối tại một trường khác là do trong 3 năm học Polytechnique, các sinh viên được chú trọng nhiều đến phương pháp luận hơn là kiến thức chuyên môn thực sự cần cho một kỹ sư. Do đó, năm học chuyên ngành sẽ giúp cho họ hoàn thiện sẵn sàng bước vào môi trường làm việc
Sinh viên được xếp hạng sau khi hoàn tất khóa học tại trường. Đối với sinh viên quốc tịch Pháp, thứ hạng rất quan trọng vì nó liên hệ trực tiếp đến chương trình đào tạo nhân lực quốc gia (Corps), bao gồm các chương trình tinh tú như Corps de Mines. Vào năm cuối, các chương trình Corps được giới thiệu và sinh viên có thể đăng kí nếu họ có thứ hạng đủ cao. Nếu một sinh viên đủ tiêu chuẩn mà không muốn tham gia, sinh viên có thứ hạng cao nhất trong danh sách chờ sẽ được gọi thay thế. Kể từ khóa X2000, tính quan trọng của bảng xếp hạng đã được giảm đi nhiều. Trừ chương trình Corps, các trường đại học nơi các polytechnicien theo học năm cuối thường dựa vào transcript để đánh giá họ.

Sinh viên Pháp không phải đóng học phí khi học tại trường. Họ còn được nhận lương như một sĩ quan dự bị. Thông qua Hội sinh viên của trường (Caisse des élèves hay KES) các sinh viên Pháp đóng một phần lương của mình để trợ giúp chi phí cho các sinh viên nước ngoài, chủ yếu là các sinh viên không có học bổng tài trợ.
Thông thường, không có điều khoản cam kết về tài chính khi học tại Polytechnique. Tuy nhiên, các sinh viên Pháp theo những chương trình đào tạo nhân lực quốc gia (Corps) phải cam kết làm việc ít nhất 10 năm trong các dịch vụ công sau khi tốt nghiệp. Nếu sinh viên không hoàn thành khoảng thời gian cam kết thì phải bồi hoàn học phí đào tạo. Trường hợp này xảy ra khi một cựu sinh viên đang là Corps và muốn làm việc cho một công ty tư nhân. Khi đó anh ta thường yêu cầu công ty bồi hoàn chi phí cho nhà nước trước khi vào làm viêc.

Các đặc trưng của trường
1/ Số lượng sinh viên tuyển vào hàng năm rất ít. Chỉ tuyển sinh viên đã học xong chương trình đại cương (dự bị) 2 năm.
2/ Chương trình đào tạo rất khắc nghiệt ; chú trọng nhiều về Toán.
3/ Chương trình trao đổi sinh viên với các Đại học lớn trên thế giới.

chocolatenoir
09-07-2007, 11:05 AM
Sinh viên Việt Nam đầu tiên ở Trường bách khoa Paris là giáo sư Hoàng Xuân Hãn, X1930. Từ năm 1995, các sinh viên đến từ Việt Nam được tuyển chọn qua kì thi dành cho sinh viên nước ngoài EV2. Nhiều trong số các sinh viên Việt Nam học tại đây đã từng đoạt huy chương trong các kì thi học sinh giỏi quốc tế toán và lý. Sinh viên nước ngoài không được xếp hạng cùng sinh viên Pháp, tuy nhiên khóa X1997 có SV Ngô Đắc Tuấn (huy chương vàn Toán quốc tế) có thứ hạng tương đương với người thủ khoa của khóa.

Sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học như bác Trần Thanh Vân đã giúp nhiều sinh viên Việt nam, đặc biệt từ ĐHQG HN và TpHCM có cơ hội học tập và trưởng thành từ X. Phần tiếp theo là lời tự sự của một trong nhũng người đã xây dựng nên chương trình gửi SV VN sang X.

Sau mười năm, với trên 100 sinh viên Việt Nam được học hoặc đang học theo chương trình đào tạo tại Polytechnique, chúng ta có thể hỏi kết quả như thế nào? Bây giờ có lẽ còn quá sớm để trả lời câu hỏi này một cách chính xác vì chúng ta phải đánh giá sự thành công của chương trình này theo những kết quả các sinh viên sau khi ra đời trong việc làm của họ chứ không phải vì thứ họ đạt được trong lúc học ở trường. Mặc dầu còn hơi sớm, những thành tích đầu tiên cho ta thấy đây là một chương trình đã thành công và sau này có thể giúp Việt Nam nhiều trong việc xây dựng đất nước.

Về ngành Toán học có Ngô Đắc Tuấn (khóa X1997), ra trường đứng đầu cùng với một bạn người Pháp, đã lấy bằng tiến sĩ (TS) cách đây ít năm, đã thành công rực rỡ trong việc nghiên cứu và đã có một địa vị vĩnh viễn trong Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp ; Nguyễn Hoài Minh vừa lấy tiến sĩ Toán học và sẽ tiếp tục công trình khảo cứu ở Hoa Kỳ tại Đại học Rutgers và viện Institute for Advanced Study ở Princeton.

Một số sinh viên Việt Nam ra trường đã chọn làm tiến sĩ ở Hòa Kỳ tại những đại học nhiều tiếng tăm như Đỗ Quốc Anh (X1997), một sinh viên lớp ĐTCNTN trẻ tuổi nhất được nhận vào trường Polytechnique, đã học xuất sắc tại đây, và đã theo học ngành kinh tế tại Đại học Harvard ; Nguyễn Thái Hà (X1997) về toán ứng dụng tại Đại học Illinois, Lương Tuấn Anh (X2000) về kinh tế ở Đại học Princeton, Cao Vũ Dân (X2002) về kinh tế ở MIT, Vũ Việt Anh (X1999) về toán học ở Đại học Columbia, Trần Văn Xuân (X2000) về cơ học ở Đại học Michigan, Lê Thái Hoàng (X2001) về toán học ở UCLA và Nguyễn Bình MInh (X2002) về Vật Lý ở Đại học Northwestern.

Một số sinh viên khác đã làm xong luận án tiến sĩ ở Pháp như Ngô Đức Thành (X1998), Ngô Đức Duy (X1998) về toán học, Nguyễn Đức Trung Kiên (X1998) và Nguyễn Đức Phương (X1998) về Vật lý, Bùi Văn Điệp (X1999) và Đào Thiện Hải (X1999) về Vật lý ứng dụng. Một số khác sau khi ra trường đã quyết định không làm tiến sĩ và đã làm việc như kỹ sư trong kỹ nghệ ở Pháp và một số nhở ở Châu Âu.

Một trường hợp đặc biệt đáng chú ý là Ngô Đức Thành (X1998) sau khi làm luận án tiến sĩ xuất sắc ở Pháp, đã đến làm việc tại Đại học Tokyo, ngành Vật lý địa cầu và đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hai năm vừa rồi. Sau đó được mời ở lại Nhật thêm 5 năm, Thành đã từ chối và quyết định về Việt Nam phục vụ đất nước.
Hiện nay đã có một số nhỏ sinh viên ở Polytechnique trở về Việt Nam như Bùi Văn Điệp (X1999), Nguyễn Anh Hoa (X2000) về ngành kỹ sư và Nguyễn Vĩnh Xuân Tiên (X2000) về giáo dục.

Sự đào tạo ở Polytechnique không phải là chuyên môn mà là rất rộng. Đã có rất nhiều sinh viên Pháp ra trường cầm đầu trong kỹ nghệ Pháp. Nhiều sinh viên đã đổi ngành một cách dễ dàng và đã thành công như nguyên tổng thống Pháp Giscard d’Estaing là cựu sinh viên trường này. Trong những sinh viên Việt Nam được đào tạo ở đây cũng có những người thành công sau khi ra trường và đã đổi nghề như Nguyễn Xuân Sơn (X1996) sau khi đã học xong Vật lý tại trường, đã làm xong tiến sĩ Vật lý, đã đổi nghề theo đường kinh tế và đã rất thành công ở Luân Đôn. Vũ Ngọc Anh (X2001) chuyên về Vật lý và đã được phần thưởng của Polytechnique vì đã tập sự xuất sắc ở hãng IBM (Mỹ), đã ra trường nhưng quyết định không theo học bằng tiến sĩ và đang làm cho một hãng tư vấn về kỹ nghệ và chiến lược ở Pháp, một địa vị đòi hỏi sự phối hợp về học thức rộng về kinh tế và kỹ sư.
Chính phủ Pháp, trường Polytechnique và các mạnh thường quân như giáo sư Odon Valet đã đóng góp một cách thiết thực không vụ lợi giúp Việt Nam đào tạo một số nhân tài xuất sắc về khoa học kinh tế có thể giúp Việt Nam bay lên. Đến lúc này là lúc chính phủ Việt Nam phải biết nắm thời cơ dùng những tài năng trẻ bằng cách tạo điều kiện làm việc để đem họ về Việt Nam giúp vào việc kiến thiết đất nước. Để chậm trễ lâu dài chuyện này sẽ rất khó khuyến khích những người này trở lại quê hương trong tương lai vì những lý do cá nhân.
:matcuoi (

chocolatenoir
12-20-2008, 06:43 PM
Université Paris Sud có một số Học bổng dành cho sinh viên/ nghiên cứu sinh nước ngoài muốn dang học Master 2 (học bằng tiếng Pháp) hoặc làm post-doc tại Paris 11. Các bạn muốn theo học Master de Physico--Chimie Moléculaire thì liên lạc với chị MINH HUONG
hahuong@free.fr



hay các ngành khác có thể liên lạc với responsable de formation trên trang web của Université Paris 11.

Hồ sơ xin học bổng phải nộp trước ngày 23/3/2009 cho năm học 2009-2010.

http://adonis.u-psud.fr/depot/1480/Appel_b...%20UPS_2009.doc

http://adonis.u-psud.fr/depot/1480/Appel_P...oc_UPS-2009.doc

chocolatenoir
12-30-2008, 07:11 PM
Từ vài năm nay 2 Pôles Universitaires Français au Vietnam đã được đặt tại Hanoi và Ho Chi Minh Ville. Từ năm 2006 các khóa Cao học đầu tiên về Công nghệ thông tin, Sinh học, Kinh tế đã được mở. Chương trình học hoàn toàn do các Giáo sư Pháp đảm nhận, học bằng tiếng Pháp riêng ngành CNTT có thể chọn tiếng Anh.
Học phí khoảng tương đương 5000USD cho khóa 2 năm

Thực tập Master tại Việt Nam hay tại các Công ty - Trường Đại học ở Pháp. Thời gian thực tập làm Luận án là 6 tháng (theo mình biết trường hợp 1 bạn đang thực tập làm Master thesis về CNTT thì thu nhập do Công ty Pháp trả là 1100E/tháng bao chỗ ở)


Hiện nay Đồng chủ tịch PUF tại HCMV là thầy Bùi Thọ Thanh (đồng chủ tịch còn lại là 1 người Pháp)

Các bạn quan tâm có thể liên lạc tìm hiểu thông tin về các chuyen ngành đào tạo và đăng ký học :


PUF Hanoi
# 902, Bâtiment administratif
Université Nationale du Vietnam - Hanoi
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi
Tél. : (84-4) 754 95 05
Fax: (84-4) 754 95 02
Email: contact-hn@puf.edu.vn



PUF Ho Chi Minh ville
# 706, Bâtiment administratif
Université Nationale du Vietnam - Ho Chi Minh Ville
Quartier 6, Linh Trung, Thu Duc, HCM Ville
Tél. : (84-8) 7 24 21 69 / 724 21 81 ext. 1472
Fax: (84-8) 724 21 66
Email: puf.hcm@vnuhcm.edu.vn

chocolatenoir
01-06-2009, 04:24 PM
PhD Studentship on nanomaterials:

Surface Mechanical Attrition Treatment (SMAT) is a new surface treatment developed in our lab to enhance the mechanical properties of metallic alloys. This process involves the formation of a nanocrystalline layer ascribable to a grain refinement mechanism induced by repeated impact loadings supported by the surface. The resultant system has a layered structure, composed of nanometric grains (less than 100 nm) at the top surface and a strain hardened transition layer in the subsurface. This nanocrystallised microstructure was observed in different metallic materials like iron, copper, titanium alloy or stainless steel.

Tensile and fatigue tests performed at room temperature showed that this superficial nanostructure coupled to the transition layer induces very attractive mechanical properties. The tribological properties are also affected by SMAT as the surface hardness is increased and a high compressive residual stress state is created.

The goals of this PhD work will be to characterize, to better understand and to model the SMAT process. The aim is to enhance the mechanical properties (fatigue, thermal fatigue) as well as the surface properties (wear, corrosion behavior) of industrial parts using SMAT.
The appointee will have the opportunity to use a wide variety of techniques to characterise the nanocrystallised materials: Scanning and Transmission Electron Microscopy, nanoindentation tests, X-ray diffraction technique… This work will be carried out together with a big French automotive company.
Requirement: Candidates must have Master degree in Mechanics and/or in Materials Science
Financial support : 1 650 euros per month


Ở Pháp đây là lương bỏ túi của bạn, sau thuế thì còn 1320E (học bổng 322 hiện là 740E/tháng Net). Học phí không phải đóng như bên Mỹ, Anh. Mức này cho trong 36 tháng lên tục
Applications and enquiries should be sent BY E-MAIL to Dr Delphine RETRAINT,
Email: delphine.retraint@utt.fr, including:
1) a short motivation letter
2) a curriculum vitae
3) a copy of your diploma/MSc certificate (as appropriate)
4) brief summaries of your previous research
5) names and contact details of your academic references.

Dr Delphine RETRAINT
Université de Technologie de Troyes
ICD/LASMIS
12 rue Marie Curie – BP 2060
10 010 TROYES Cedex
FRANCE

kimhoàng
02-12-2009, 09:29 PM
xin chào anh chị, em đang là học sinh lớp 11 em học chuyên về môn Pháp. Em có dự định hết 12 là sẽ đi du học ở Pháp luôn nhưng thực sự em không biết phải làm những gì và trình tự ra sao?? Em mong anh chị có thể tư vẫn cho em , Em tiềm hiểu thông tin trên mạng có nói là em phải thi bằng DEL mới có thể qua du học bên PHáp được , em có hởi các giáo viên bộ môn thì họ có nói là em ko cần phải thi del chỉ cần đỗ tốt nghiệp môn Pháp cuỗi năm 12 là có thể đi du học, hồ sơ nộp học vào các trường bên Pháp có phải nộp trước 1 năm ko ạ? zậy là bấy giờ em có phải nộp hồ sơ cho trường bên Pháp ko ?? em rất thích hóa hcọ em mong có thể vào một trường đại học để biết thâm kiến thức môn hóa, anh Nguyên có thể tư vấn cho em vài trường kho? cản ơn anh trước nha. em còn nhiều điều muốn hỏi lắm, em sẽ hỏi anh chị lần sau nha. CẢm ơn rất nhiều đã giúp em

chocolatenoir
02-13-2009, 04:06 PM
Em có thể vào đây download cuốn sách Hướng dẫn du học (Nhìn bên tay phải)
http://www.aevg.fr


Em đăng ký nick vào forum để đọc thêm, rất nhiều thông tin em ạ.


Còn trang này cũng hay: http://www.vietphd.org/index.php

chocolatenoir
04-01-2009, 03:12 PM
Thêm vài thông tin về khác biệt khi làm Ph.D giữa Mỹ và Pháp

Nói chung bên Pháp ĐH, Cao học, TS cái gì cũng Miễn phí hết, có rất ít trường tư
* Đại học có 2 hệ
+ Hệ kỹ sư: được coi là Tinh hoa của hệ thống giáo dục, đào tạo 5 năm. Có ít trường và rất khó vào: nói chung là đầu vào rất cáo, kiểu như thi tuyển ở VN. Thông thường phải học dự bị 2 năm Đại cương sau đó sẽ xét hồ sơ trên cơ sở điểm Tốt nghiệp PPTH+ 2 năm Đại cương.
Nhà nước chi cho mỗi đầu sinh viên Kỹ sư theo mình biết khoảng 25.000E/năm. Một trường tuyển khoảng 500SV/ khóa là cao.

Học kì cuối của Kỹ sư là đi làm Đồ án

+ Hệ Đại học: 3 năm, cứ xong trung học là được vào. Tùy theo điểm Phổ thông mà bạn được vào trường-khoa uy tín cao hay thấp. Ngoài ra còn có hệ cao đẳng IUT học 2 năm

* Cao học chia làm 2 loại
+ Master prof: học để ra đi làm
+ Master: chia làm Master 1 và Master 2.
Không phải cử nhân nào cũng được học Master, học Master 1 (1 năm) xong xét điểm mới được học tiếp Master 2

Master 2 chỉ học có 1 học kì lý thuyết (cũng rất nặng), học kì sau là đi làm Đồ án.

Nguyên tắc chung là làm đồ án Kỹ sư và Master đều được trả tiền từ 300E đến 1100E/tháng - vì ta làm project cho Giáo sư hay cho công ty mà (thực tập kỹ sư được trả cao hơn thực tập Master 2 - cái này cũng do nước Pháp quan niệm thế - bạn mà học Hóa Bách Khoa Hà Nội, TpHCM hay Đà nẵng thì qua đây được đánh giá cao hơn Tự nhiên nhiều). Tất nhiên có Giáo sư ở các Lab cũng hay Quên cái vụ này.

Ai học kỹ sư thì năm thứ 5 nếu điểm tốt có thể học thêm một số môn để lấy luôn Master 2 chung. Nói chung có bằng Kỹ sư thì ngon hơn có Master 2 không thôi !!!


* Tiến sỹ: yêu cầu bắt buộc phải có Master 2 được nhà trường nơi ta đăng ký Chấp nhận

Về phía Luận án và Giáo sư
+ Nơi làm Luận án có thể ở bất kì Lab nào, không nhất thiết phải thuộc trường
+ Tất cả các đề tài Tiến sỹ đều phải đưa lên online trên mạng từ 6 tháng để mọi sinh viên biết mà apply. Giáo sư nào không có nguồn kinh phí thì không được nhận Sinh viên.
+ Người liên hệ chính là người sẽ xem hồ sơ và phỏng vấn ta, thường đó là người hướng dẫn ta hay là chủ nhiệm project và sẽ quyết định hết.
+ Sinh viên là người đi làm chứ không đóng học phí, không phải Xin xỏ hồ sơ gì cả. Bạn gửi Hồ sơ họ mà mời bạn phỏng vấn thì phải trả tiền di chuyển cho bạn. Nói khác đi là ban LÀM TIẾN SỸ chứ không phải ĐI HỌC TIẾN SỸ như bên Mỹ.
+ Làm Tiến sỹ thì mỗi năm có 24 ngày nghỉ phép + 12-26 ngày nghỉ khác (chưa tính lễ lạt...) tức khoảng 6-10 tuần
+ Làm Tiến sỹ thì phải có Lương. Thông thường trong 1 project mà có thuê nghiên cứu sinh với mức lương khoảng hơn 25000E/năm thì thường có số tiền chi cho Hóa chất thí nghiệm các thứ ít nhất là gấp đôi số đó. Nguồn ở đâu thì Giáo sư phải lo
+ Các trường hợp đi bằng học bổng 322 qua Pháp thì Chính phủ VN chỉ lo chi phí cho Du học sinh thôi, không phải tốn thêm 20.000- 30.000 USD đóng học phí nữa như đi Úc, Anh, Mỹ. Chi phí nghiên cứu Giáo sư phải lo cho mình. Có khi ít, có khi nhiều, có thì cũng thiếu thốn đó là tùy Giáo sư, tùy Lab.
+ Làm Tiến sỹ mà Giáo sư mời đi dạy thì phải trả tiền cho Nghiên cứu sinh mức trung bình là 30E/giờ thực tập và 40E/ giờ bài tập. Nghiên cứu sinh không được dạy lý thuyết. Nói chung các Giáo sư cũng hay ưu tiên Sinh viên làm việc giỏi và học bổng thấp.
+ Yêu cầu làm Tiến sỹ là trong vòng 3 năm, năm học tính từ tháng 10. Trường hợp cá nhân mình bảo vệ Luận án trễ 1 vài tháng so với thời hạn tháng 10 thì phải đăng ký năm thứ 4. Giáo sư hướng dẫn ghi vào hồ sơ khoảng 10 dòng giải thích lý do. Nếu mình đăng ký năm thứ 5 thì giáo sư phải viết 1 hồ sơ trình bày lý do khoa học tại sao Nghiên cứu sinh bị trễ. Sinh viên mà ở đến năm thứ 6 thì Giáo sư coi chừng đó. Tái phạm vài lần thì giáo sư tiêu !!!
Khác với Mỹ là nơi ta làm việc tốt thì càng bị giáo sư giữ lại lâu để "bóc lột" !!!

Về phía nghiên cứu sinh:
Sau khi được nhận thì lo làm, nếu không hết năm học sẽ bị cho nghỉ. Bảng lương và cả VISA được cấp mỗi năm 1 lần. Thầy đuổi thì đi về VN luôn.

Do vậy so sánh mấy cái ranking, Hồ sơ, điểm này kia... như bên Mỹ rất khó với hệ thống Pháp. Bên Pháp là giáo sư quyết hết, ông coi hồ sơ thấy đạt yêu cầu bằng Master 2 tương đương là được; ngôn ngữ cũng không quan trọng lắm không biết tiếng Pháp thì biết tiếng Anh. Làm nghiên cứu mà !!!

thuydung
04-02-2009, 02:07 PM
Nghe bác chocolate bình luận thì có vẻ du học Mỹ không được tốt cho lắm, he he . Cái khác nhau lớn nhất của sự so sánh này là Mỹ xem trọng thương mại hóa giáo dục (trường tư mạnh), trong khi Pháp xem trọng việc tài trợ cho giáo dục từ phía nhà nước (trường công mạnh). Em không quan tâm cách làm nào tốt hơn cách làm nào.
Nhưng có một điều chắc chắn là số du học sinh quốc tế đến Mỹ học là đông nhất trên thế giới và các bảng xếp hạng luôn xếp các trường của Mỹ vào loại tốt nhất. Có nhiều người không tin vào bảng xếp hạng nhưng em thiết nghĩ nếu nó không có giá trị thì thế giới tốn cả đống giấy mực cho nó làm gì. Có người cho rằng bảng xếp hạng không khách quan, em lại nghĩ khác, toàn những tổ chức uy tín làm việc thì tại sao lại không khách quan. Dù xếp theo kiểu của Trung Quốc (ARWU ranking) hay Anh (hình như là Higher Education gì đó) thì Mỹ vẫn đứng đầu. Nói chung, Mỹ được xem làm đất học tốt nhất vào thời điểm này.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
<o:p>Nói khác đi là ban LÀM TIẾN SỸ chứ không phải ĐI HỌC TIẾN SỸ như bên Mỹ</o:p><o:p> </o:p>
Cái nhìn này không phải ảnh đúng thực tế. Xin nói hẹp lại trong phạm vi nghành hóa để dễ so sánh. Học TS ở Pháp (hay EU) chỉ khoảng 3 năm nhưng cũng tốn mất 2 năm cho master rối còn gì. Đa số các trường Mỹ yêu cầu 2 năm đầu học course nhưng cũng đồng thời với làm research chứ không có nghĩa là chỉ Học không. Grad student bên Mỹ lãnh lương từ TA/RA job nên nó cũng được xem như là một job, các chế độ về thu nhập đc áp dụng như một người đi làm chứ không như một anh chàng student dài lưng đọc sách. Chuyện một grad bên này vừa taking course, doing research and teaching là chuyện thường.<o:p></o:p>
ngôn ngữ cũng không quan trọng lắm không biết tiếng Pháp thì biết tiếng Anh. Làm nghiên cứu mà !!! <o:p></o:p>

Theo em thì cái ngôn ngữ này rất quan trọng. Ngôn ngữ kém đồng nghĩa với giao tiếp kém và networking kém trong nghiên cứu, cuối cùng không làm ra những đề tài có tính đột phá hay liên nghành. Cứ nhìn các bạn sinh viên T Quốc thì biết (sinh viên VN cũng vậy). Học thì điểm cao nhưng khi trình bày cái mình đang làm hay bàn luận về cái mình đang làm thì kém. Hiện nay số sinh viên T Quốc chiếm 2/3 grad students trên toàn nước Mỹ (lấy thông tin này từ mấy người bạn, cũng khá ngạc nhiên) nhưng không có mấy sinh viên T Quốc đưa ra các break thought và hàng năm chúng ta lại nghe những giải thưởng lớn trao cho người Mỹ hoặc châu Âu… Xin nhớ là du học sinh T Quốc đã sang Mỹ cách đây mấy chục năm rồi, nếu các bác ấy giỏi thì giờ này T Quốc đâu chỉ có vài Giải Nobel hay Field.
Bên Pháp là giáo sư quyết hết
Bên Mỹ: giáo sư là the fucking awesome boss:24h_060:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

nguyencyberchem
04-02-2009, 09:19 PM
Hey
hi thuydung, có mấy điều phải tâm sự để bro rõ hén. Về vụ classement, ở Pháp, doctorat đã là đi làm, đi làm thì xếp hạng trường ĐH liên quan gì đến nữa.
2 năm Master ở Pháp, năm đầu tiên là nữa học lý thuyết, nửa còn lại làm đề tài nghiên cứu, năm thứ 2 cũng vậy đó bro à. Còn 3 năm Doctorat là 100% nghiên cứu, không có học hành, trợ giảng linh tinh gì hết, nếu bro làm ở trung tâm nghiên cứu.
Túm lại, nói thế này cho bro dễ hiểu nhé.
Đề tài của mình là 3 năm, tổng trị giá đề tài là 4 triệu euros, riêng lab mình là 1 tr, ọk, để làm đề tài này thì phải có người, ai? đó là doctorat, 1 mình doctorat làm hết đâu có nổi, ai phụ? Đó là các chú làm nghiên cứu kết thúc ĐH, Master năm 1, Master năm 2. Nhưng cũng có nhiều việc tay chân, ai làm??? đó là các chú thực tập cao đẳng hoặc trung cấp...
Tất cả đều là 1 vòng rất kín, mình hiểu rất rõ, tiền ở đâu và được dùng cho nghiên cứu thế nào. Với contrat của mình và trong projet, tất cả nguồn tiền từ tiền lương, máy móc, họp hành, dành cho master... mình đều được nắm rõ ràng. Gọi là Đi làm là như vậy đó bro.
Hok biết bro có thấy khác gì chưa hén
Nói cho bro để so sánh, lương của doctorat kiểu làm thuần túy nghiên cứu như mình ở Pháp dao động từ 1400E đến 2400E/1 tháng (22k-38k usd/1 năm) cái này là sau thuế, mà đã đi làm thì làm gì còn học phí gì nữa.
mỗi năm bro có 51 ngày nghỉ, ko tính ngày lễ, tức hơn 10 tuần, cộng ngày lễ nữa, mỗi năm coi như có 2 tháng rưỡi ngày nghĩ, mình chắc chắn ở Mỹ bro chỉ mơ đến điều này thôi, đúng không nè. Đơn giản đây là tiêu chuẩn của người đi làm ở Pháp.
làm ở Mỹ 5 năm (ko master), nhưng chỉ là dành cho Mỹ thôi, bro học master ở nước khác, cũng phải làm lại 5 năm thôi à. Nói chung, nếu có điều kiện mạnh về tài chính, đi Mỹ là quá okie, nói tiếng Anh, nếu được ở lại thì lương cao. Nhưng nghĩ lại xem, bro làm 3 năm ở Pháp, sau đó sang Mỹ làm post doc, lý tưởng hơn nhiều, hehe.
Chocolate nói "giáo sư quyết hết" vì giáo sư hay người chịu trách nhiêm đề tài là người ký hợp đồng nghiên cứu mà, là người nhận tiền và phải có kết quả, vị này không quyết thì ai quyết hả bro, với lại ý chocolate nói quyết ở đây là chọn ai để làm Ph.D chung với equip của họ thôi, chứ bro nghĩ đi đâu dạ?
Thân

thuydung
04-03-2009, 03:59 AM
Về vụ classement, ở Pháp, doctorat đã là đi làm, đi làm thì xếp hạng trường ĐH liên quan gì đến nữaBác không hiểu về hệ thống ranking hiện nay rồi. Các tiêu chí rank được dựa trên thành quả chủ yếu ở bậc graduate, như số công trình nghiên cứu, số lần đc trích dẫn, số cựu học sinh thành đạt, qui mô của trường…. Mấy tiêu chí này nằm cả trong chương trình Ph.D. Undergraduate thì ai đi so làm gì. Các ranking này cũng so luôn cả các Institutes. Ranking không chính xác tuyệt đối nhưng nó là một thông tin bổ ích để tham khảo. Ai không tin thì tùy, chẳng sao cả.
Còn 3 năm Doctorat là 100% nghiên cứu, không có học hành, trợ giảng linh tinh gì hết, nếu bro làm ở trung tâm nghiên cứu
Cái việc học course có thể là linh tinh với một số rất ít người vì họ quá giỏi, có thể tự học được. Nhưng đa số là học theo thầy, lớp, bạn, thi cử… thì kiến thức vững lên hơn nhiều so với tự học. Cũng có người cho rằng trợ giảng mất thời gian. Những nghiên cứu cho thấy grad student cũng cố kiến thức, tăng khả năng diễn đạt, quản lý thời gian, ứng xử tốt hơn khi học tham gia TA. TA không đơn thuần chỉ là để get payment mà làm become more professional. Cách đây 1 tháng, tui có làm một cái review cho bọn sinh viên. Dù chỉ có trình bày trong 90 phút trước 500SV nhưng tui cảm thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Với contrat của mình và trong projet, tất cả nguồn tiền từ tiền lương, máy móc, họp hành, dành cho master... mình đều được nắm rõ ràng. Gọi là Đi làm là như vậy đó bro.
Mấy việc này bên này gọi là “just a piece of cake”, đó là khác biệt. Ph.D Mỹ mà không professional thì còn ai nữa. Bác cứ cố khẳng định Ph.D Pháp = đi làm, Ph.D Mỹ = đi học thì cứ giữ chính kiến đó. Em không có ý thay đổi chính kiến của bác. Bên này Ph.D là cheap labour.

mỗi năm bro có 51 ngày nghỉ, ko tính ngày lễ, tức hơn 10 tuần, cộng ngày lễ nữa, mỗi năm coi như có 2 tháng rưỡi ngày nghĩ

Cái này thì em cười té ghế. Số ngày nghỉ của em: 3 tháng hè + 3 tuần giáng sinh + 1 spring break. Thứ 7, CN: nghỉ. Buồn, chán : nghỉ. Làm biếng hoặc chưa có ý tưởng: nghỉ. Hôm qua nhậu xỉn quá: sáng nay nghỉ. Bác không biết thì so sánh làm gì. Nhưng em vẫn thích lên lab hàng ngày, đơn giản là em thích lên lab.

lương của doctorat kiểu làm thuần túy nghiên cứu như mình ở Pháp dao động từ 1400E đến 2400E/1 tháng (22k-38k usd/1 năm)Nếu muốn so sánh thu nhập thì phải dựa trên living cost của vùng đó. Bác qui Euro sang $ làm gì. Mà con số bác đưa ra như vậy mà bảo bên này phải mơ thì em phải cười ba ngày mới hết. Bác hỏi thằng aqhl thì biết thu nhập của em thế nào nhé. Còn dân Ph.D Mỹ mà nghe bác nói như thế thì nó cũng cười cả tuần mới hết. Việc đi học Ph.D là để theo đuổi đam mê nghiên cứu nên tụi nó không care tiền. Ph.D không giàu nhưng chẳng quá nghèo. Bác nhìn hai thằng mới qua <st1:city><st1:place>Houston</st1:place></st1:city> thì biết. Tụi nó đem vợ con qua, mua xe cả rồi đấy. Thằng aqhl còn mua cả Camry 09.
Đi học Ph.D bên Mỹ vất vả hơn và thu nhập thấp nhưng khối thằng vẫn chọn Mỹ, vì sao thì bác tự hiểu. Khi so sánh số sinh viên châu Âu muốn qua Mỹ làm Ph.D và số sv Mỹ muốn qua Châu Âu làm Ph.D thì người ta sẽ có cảm nghĩ thôi.
mà đã đi làm thì làm gì còn học phí gì nữa.
Câu này quá thừa. Ph.D bên này không trả tuition fee
chứ bro nghĩ đi đâu dạ?Không nghĩ gì khác cả.
Oh, I am running to my Office Hours

nguyencyberchem
04-03-2009, 02:17 PM
hi bro
Thanks bro cung cấp thông tin, nói chung vậy là ok rồi, nếu làm được như bro thì quá phê rồi, 3 tháng hè được nghỉ thì còn gì bằng nữa.
Mà bro kỳ ghê nghen, đọc không kỹ (mặc dù đã quote ???) rồi ngồi cười té ghế, tui nói mức lương bên Pháp như vậy thì ở Mỹ chỉ có mơ hồi nào???? Tui chỉ nói vụ ngày nghỉ với người đi làm thôi. Vụ nghỉ của bro mà đúng với 1 người đi làm ở Mỹ thì tui chỉ có vài phần trăm tin thôi. Vụ làm trên lab thì dĩ nhiên rồi, bro ko có việc làm hay không có ý tưởng, hay xỉn thì ở nhà chứ lên lab làm gì, đúng không, cái đó ở đâu cũng vậy thôi mừ
Thanks bro đã cho tui mở rộng tầm mắt về thiên đường USA

aqhl
04-04-2009, 05:26 AM
Hix, chẳng phải thiên đường gì đâu à. Stipend của em là tư bản trả, chỉ được 20.000, mà lại còn phải đóng thuế nữa ạ, mỗi tháng phải đóng thuế vài trăm. Với lại trường em nó nghèo, tiền thì không cho nhiều mà còn bắt tụi em đóng các phí linh tinh, như phí vào thư viện (ngắm girl xinh :D), phí restroom... mỗi năm cũng hết vài ngàn nữa...Ôi, xót xa !!! Nên cái khoảng 20 mấy ngàn như bác nguyencyberchem nói, em cũng mơ nhiều lắm...hix...

Còn chuyện bác thuydung đi chơi thoải mái, khi nào có ý tưởng thì lên lab cũng được, chẳng qua là do advisor của bác ý là Viện sĩ Hàn lâm Khoa học của Mỹ, danh trấn thiên hạ, nên các bài bác ý định publish phải trên các tạp chí rất xịn, muốn vậy thì phải có ý những ý tưởng rất mới. Các ý tưởng như vậy thì ko thể có được trong ngày 1 ngày 2, nên cũng không cần thúc ép học trò nhiều đâu ạ. Còn advisor của em chỉ là Assistant Prof, không biết sẽ bị đuổi lúc nào, nên làm việc như buffalo. Các bác mà nghe em nói ra chắc các bác ngất luôn, vì không thể nào tưởng tượng được. Advisor của em ngày nào cũng có mặt ở lab lúc 4h sáng, 5h chiều về, weekend, holiday gì... cũng là weekday tất. Báo hại em ngày nào cũng phải lên lab từ 7h sáng đến tối mịt mới về tới nhà. Hobby của em là đi du lịch mà giờ em cũng không biết đến bao giờ mới ra khỏi được cái city em đang ở...hix... Được cái cô bé labmate của em xinh như Zhang Zilin (lại chưa có boyfriend :D), nên thấy đời cũng đỡ vất vả...hì hì...

Anyway, em vẫn khuyến khích các bác khác, nếu có điều kiện thì nên đi Mỹ. Tuy cực khổ và nghèo 1 chút, nhưng mà học được nhiều thứ và quan trọng là giúp mình tự tin và trưởng thành hơn nhiều.

Em xin hết.

ngoctukhtn
04-04-2009, 11:57 AM
Nghe mấy anh lớn nói chuyện thấy vui quá. Anh thuydung được học ở "Bờ cờ lỳ" chắc đang tự hào lắm vì trường này được xếp hạng No.1 mà. Thế mà mấy anh bên Pháp cứ bảo không tin cái bảng xếp hạng thì anh ấy chịu thế nào được, phản pháo là phải:D. Em thì chỉ nghĩ trường ấy hạng nhất vì cái thằng sinh viên hạng bét của nó giỏi hơn sinh viên hạng bét của mấy trường khác, (hạng nhất thì chưa chắc, nếu không thì trường ấy nắm hết Nobel, hehe) còn lại thì chẳng nói được gì. Điều quan trọng không phải là mình tự hào về trường được học mà trường đó phải tự hào có mình học ở đấy (hơi nổ tí). Tính em thì lại thích đi nhiều nên chọn học châu Á trước, rồi đến Mỹ. Dự dịnh là sau khi tốt nghiệp ở Mỹ thì đi châu Âu, mỗi nơi biết một tí vì chỗ nào cũng có cái hay cả, không thể nói cái nào hơn cái nào. Chứ học xong mà bị bắt quay về nước phân công công tác tậm tẹt thì cũng chán. hehe vài dòng chen ngang phát biểu ý kiến!

nguyencyberchem
04-04-2009, 07:16 PM
Hix, chẳng phải thiên đường gì đâu à. Stipend của em là tư bản trả, chỉ được 20.000, mà lại còn phải đóng thuế nữa ạ, mỗi tháng phải đóng thuế vài trăm. Với lại trường em nó nghèo, tiền thì không cho nhiều mà còn bắt tụi em đóng các phí linh tinh, như phí vào thư viện (ngắm girl xinh :D), phí restroom... mỗi năm cũng hết vài ngàn nữa...Ôi, xót xa !!! Nên cái khoảng 20 mấy ngàn như bác nguyencyberchem nói, em cũng mơ nhiều lắm...hix...


Ah nếu đúng như aqhl nói thì bây giờ thì em đã hiểu tại sao bác thuydung lại có thể làm PhD như thiên đường. Thì ra là được chính phủ VN trả tiền. Vậy ko thiên đường sao được. Thử nghĩ xem prof nhận đề tài nghiên cứu, nắm một đống tiền, bi giờ tìm người làm thực nghiệm.... thông thường cũng phải trả một mớ tiền thuê về (như aqhl hoặc dân làm PhD như tụi tui ở Pháp). Đằng này, ổng có được một người mà không phải trả một cục lương, quá sướng. Ở lab tui cũng vậy, có 1 chú PhD người Brazil, 1 cô người Ấn, làm việc thì thôi rồi, siêu phá hoại, kiến thức thiếu đủ thứ, chỉ toàn phá (hư 2 hệ thống HPlc rùi), tui thấy lạ, mới hỏi tại sao lại chọn 2 người này, xếp trả lời, tại do hợp tác quốc tế, họ được CP Ấn và Brazil cho tiền học bổng. Hèn gì bác thuydung nói prof của bác là "fucking awesome boss", thật tình, bác chỉ cần làm bằng 1/3 tụi PhD mà xếp bác phải trả tiền thuê về (như aqhl) là prof đã quá hài lòng. EM cũng hiểu tại sao bác được nghỉ nhiều như vậy, prof bác chắc cũng ko dám rấy la bác gì đâu.
Hey, thiên đường là phải tìm học bổng do VN chu cấp, vạn đường khó khăn. Mà nghĩ cũng lạ, VN mình là nước nghèo, vậy mà cho học bổng cao hơn (chắc ít nhất gấp đôi aqhl) người PhD bình thường ở Mỹ, thiệt khó hiểu, trong khi ở Pháp, CP VN cho học bổng chỉ 750-800E thôi. Đúng là nhiều điều khó hiểu thật ...

Bài này cần Edit lại. Thân

chocolatenoir
04-04-2009, 08:09 PM
Trước khi tiếp tục mình nghĩ anh em ta nên có vài lưu ý thế này để trao đổi. Nếu không thì topic này sẽ đi rất xa khỏi nội dung chính của nó và không mang lại gì bổ ích cho gia đình Chemvn:

1/ Ta nên dùng những cái chung mang tính tổng quát của hệ thống Mỹ và Pháp. Nên dùng các dẫn chứng mang tính tiêu biểu. Về mức học bổng cần cho biêt mức trung bình (theo tìm hiểu của anh em) là bao nhiêu.

2/ Không đi vào vấn đề cá nhân, không dẫn chứng các VD mang tính cá biệt.

3/ Vấn đề tài chính và mức sống ở Mỹ và Pháp nên dựa theo mức chuẩn hàng tháng của 322 là 740E cho châu Âu và 870USD cho Mỹ (không tính theo tỷ giá hối đoái). Tức là nếu thu nhập của ta trên mức này là đủ sống, gấp đôi mức này - tức nếu anh có thu nhập Net 1480E ở châu Âu thì coi như bằng 1740USD bên Mỹ- là nuôi được vợ/chồng khá thoải mái (2 người ở chung đỡ tốn hơn 2 người ở riêng).

4/ Mua xe hơi thì đi vay ngân hàng rồi trả góp.
Ở châu Âu và Pháp giao thông công cộng rất thuận lợi, giá xe đắt hơn (chính sách thuế và bảo vệ môi trường). Ngoài ra thi bằng lái khó hơn bên USA do các rào cản thủ tục nên anh em ít mua xe.
Ở Mỹ nói chung cần phải có xe hơi, xe cũ hỏng hóc không biết sửa thì rất mệt nên anh em VN hay mua xe mới.

thuydung
04-05-2009, 04:04 AM
Sorry bà con, hôm nay mới vào diễn đàn được. Trước hết là aqhl đưa thông tin không chính xác, xin vui lòng không làm lộ thông tin cá nhân của mình trên mạng (xóa số tiền trên). Số tiền này dùng để trả học phí non-resident fee, chứ mình không được dụng đến. Thu nhập của mình là làm TA và RA như những sinh viên bình thường khác. Do vậy giáo sư không ưu ái mình hơn người khác đâu. Mà số tiền trên cũng không là gì so với khoa mình cả, 27k không mua được danh tiếng của <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:City><st1:place>Berkeley</st1:place></st1:City> đâu.
Những ưu điểm trong môi trường nghiên cứu mà mình kể trong post trước là do điều kiện của trường tốt. Những trường khác như MIT, Harvard, Stanford, Caltech… cũng tương tự như vậy.
Tất nhiên là cũng có những giáo sư bắt phải làm việc cật lực nhưng đa số thì mình thấy giáo rất thoải mái. Đa số các grad students tự quản lý thời gian và lên kế hoạch nghiên cứu cho chính mình. Tự quản lý tài chính trong nhóm, tự mua sắm nâng cấp thết bị, tự tìm tòi ý tưởng, tự viết paper và grant, đề xuất các cooperation…. Những việc này giáo chỉ ký hay gật đầu là xong. Mỗi giáo sư trong khoa điều có thư ký riêng nên họ take paper work.
Về thu nhập/năm (trước thuế) thì xin kể như sau: Stanford : ~ 30k, <st1:City><st1:place>Berkeley</st1:place></st1:City> : ~26.5k, Harvard, MIT cũng khoản cỡ đó hoặc thấp hơn chút do sống ở <st1:City><st1:place>Boston</st1:place></st1:City> không quá đắt đỏ. Stipend phụ thuộc rất nhiều vào thành phố bạn sống và chi phần lớn cho housing. Ở <st1:City><st1:place>Berkeley</st1:place></st1:City>, nhà tạm tạm cũng phải 900/tháng/người. Ở <st1:City><st1:place>Houston</st1:place></st1:City> thì chỉ cần 3~400 USD là đủ.
Xe hơi và máy tính là hai thứ rất rẻ bên Mỹ. Xe giá 1000-2000USD là chạy được rồi, còn rất tốt chứ không như ở Việtnam.
Trường của aqhl hơi bị kỳ, trừ đủ thứ tiền. Grad student vốn đã nghèo.
Mình không có ý định làm một so sánh hoành tráng và đầy đủ về làm Ph.D tại Pháp và Mỹ. Bác nào muốn tìm hiểu thêm thì lên vietph.org. Những bài post của mình, thủy chung, support cho kết luận “làm Ph.D ở Mĩ không phải chỉ là đi học”, nói như thế để các bạn sau này rút kinh nghiệm. Các thông tin mình đưa ra không ám chỉ về mình, những thông tin đó là chung nhất.
Như mình nói, các ngày nghỉ thì rất nhiều, nhưng grad bên này vẫn làm quần quật vì họ thích làm việc, thích có những kết quả tốt. Nếu họ không thích làm thì không ai bắt họ làm trong ngày nghỉ cả.
Thôi mình lên Lab đây.
PS. Khi có quyết định đi học, ai cũng chọn cách tốt nhất và phù hợp nhất có thể. Dù học ở đâu thì điều quan trọng là sau này mình làm được gì, đóng góp được gì cho đất nước và khoa học thế giới.

Admin
04-15-2009, 02:24 PM
Hợp đồng là post-doc 2 năm, lương Net 2300E/tháng, đề tài về phân tích Hg trong nước bằng kỹ thuật điện hóa. Hồ sơ gửi qua Email gồm CV và motivation letter trước ngày 01/06/2009

Proposition d’un contrat post-doctoral :

Laboratoire de Chimie Agro-Industrielle (LCA UMR 1010 INRA/INP-ENSIACET)

Laboratoire de Génie Chimique (LGC UMR 5503 UPS/INP/CNRS)

Mesure in situ de l’analyse de spéciation du mercure

dans les eaux continentales par détection électrochimique


Contexte
La réalisation de véritables observatoires autonomes et multidisciplinaires constitue un des enjeux du 21e siècle dans le domaine de la surveillance de l’environnement. Cette surveillance nécessite une instrumentation in situ, autonome, fiable, précise, robuste, résistante à la formation de biofilms, miniaturisée, capable d’opérer sur de longues durées (> 3 mois) et peu consommatrice d’énergie. La transmission des données recueillies doit être intégrée, optimisée et se faire en temps réel. Ces données permettront de mieux comprendre l’évolution du climat de notre planète, en relation avec l’océan, de ses interactions avec l’atmosphère, les surfaces continentales, la biosphère ainsi qu’avec les activités humaines.
Dans ce contexte, il est nécessaire de développer une série de capteurs in situ permettant la détection, le dosage et le suivi en dynamique des variations de concentration d’un certain nombre d’éléments nutritifs (carbone, silicium, phosphore, azote…) et toxiques (en particulier le mercure). L’objectif est de pouvoir développer des systèmes d’analyses, si possible de spéciation en continu, sans perturber le milieu étudié tout en optimisant l’échantillonnage.
En ce qui concerne le mercure, sa toxicité est liée à la présence de formes organiques bioaccumulables et à sa forte affinité pour les composés soufrés, à son extrême volatilité et à sa relative solubilité dans l’eau lorsqu’il est à son état d’oxydation +II. Présent sous forme minérale ou organique, la spéciation du mercure dépend de nombreux paramètres physico-chimiques, tels que le pH, l’état redox, et la composition du milieu en ligands, notamment la matière organique et la phase colloïdale et particulaire.
Mis à part pour l’analyse du mercure élémentaire, il n’existe pas à ce jour de techniques de mesure du mercure total in situ. Les analyses ex situ existantes nécessitent quant à elles un prélèvement préalable de l’échantillon dans des conditions assurant la non-modification de la spéciation de cet élément ou sa non-sorption.
Compte tenu de l’électroactivité du mercure, les méthodes électroanalytiques ouvrent des perspectives tout à fait prometteuses pour aller plus loin dans la miniaturisation, la flexibilité, la réduction du temps de réponse et l’autonomie de la mesure. Il semble toutefois nécessaire de coupler la détection électrochimique à des systèmes de traitement de l’échantillon impliquant des éléments de microfluidique et des procédés de fabrication en microtechnologie du silicium.

Cette étude s’inscrit dans le cadre du projet MAISOE (Microlaboratoires d’Analyses In Situ pour des Observatoires Environnementaux) qui est soutenu par la Fondation de coopération scientifique STAE (Sciences et Technologies pour l’Aéronautique et l’Espace, www.fondation-stae.net (http://www.fondation-stae.net/)). Le projet général consiste à développer et à valider des microcapteurs in situ afin d’analyser en continu les concentrations et la spéciation d’éléments nutritifs ou toxiques en milieu océanique ou dans les eaux continentales. Neuf équipes de recherche issues de sept laboratoires toulousains (dont le LCA et le LGC) vont travailler ensemble durant 4 ans.

Sujet du Post Doc
Le sujet de recherche porte sur l’élaboration et la mise au point d’un microcapteur électrochimique pour la détection et le dosage du mercure à l’état de trace. Les résultats doivent permettre d’obtenir une information à la fois sur le mercure total in situ et sur l’analyse de spéciation. Les travaux porteront notamment sur la cinétique électrochimique des différentes formes élémentaires du mercure, les conditions de préparation des échantillons (incluant des systèmes de séparation de phases et des systèmes microfluidiques) et la réalisation de microélectrodes à surfaces modifiées. Les capteurs produits seront validés dans des solutions modèles avant d’être testés en milieu réel.

Le post-doc doit démarrer en octobre 2009 pour une durée de 2 ans.



Compétences requises
Doctorat en électrochimie analytique dans le domaine de l’eau ou en chimie analytique avec utilisation de méthodes électrochimiques.
Le salaire mensuel net est de 2 300 €.


Contact
Tout(e) candidat(e) intéressé(e) doit envoyer son CV, une lettre de motivation et les coordonnées de deux personnes de référence avant le 1er juin 2009 à :
Philippe BEHRA(LCA) : Philippe.Behra@ensiacet.fr
Pierre GROS (LGC) : gros@chimie.ups-tlse.fr


Laboratoires partenaires

L’équipe « Capteurs Electrochimiques et Procédés » du LGC (Laboratoire de Génie Chimique - Toulouse) développe depuis 30 ans une activité de recherche sur la mise au point de capteurs et biocapteurs électrochimiques. Les domaines d’application concernent la biologie clinique (biocapteur à acide lactique, microcapteur voltamétrique pour la détection de marqueurs antioxydants…), l’agro-alimentaire (biocapteurs pour la vinification) et l’environnement (capteurs à silicates dans les fonds marins). A travers ces travaux, l’équipe affiche des compétences reconnues dans l’élaboration et la modélisation d’interfaces bioélectrochimiques, l’application de la thermodynamique et la cinétique électrochimique, la mise au point de capteurs pour la résolution de problèmes analytiques, le développement d’outils métrologiques pour le contrôle des procédés.

L’équipe « Génie analytique – Impact et devenir des agro-constituants » (GADEA) du LCA (Laboratoire de Chimie Agro-Industrielle) développe d’une part de nouvelles méthodes analytiques permettant l’analyse de molécules organiques ou minérales, et d’autre part étudie le cycle de certains éléments afin de mieux comprendre leur impact dans l’environnement, en associant à cette approche la modélisation du transport réactif.
Les travaux au sein de l’équipe GADEA portent sur l’étude du cycle du mercure dans des sites contaminés par le mercure et du rôle de l’orpaillage dans ce cycle (Bolivie), sur sa spéciation ainsi que sur les mécanismes d’échange aux interfaces liquide-solide dans les sédiments et eaux en quantifiant les constantes d’échanges pour différentes phases solides utilisées.


Ôi Bớc Cờ Li, tạm biệt mi...Hic

Thế là mộng vào trường No.1 của em đã tan thành mây khói. Em vừa nhận được reject letter của anh Ber. (đã đoán trước rồi nhưng giờ mới chính thức, có chữ kí của bác Chair mới hiệu lực chứ).Buồn như con chuồn chuồn.
Thêm một tin buồn nữa là em chắc là đã bị bác VEF thân yêu cho out rồi. Đúng là song ai (<>song hỷ)

@bac ngoctukhtn: thế là em không được chung thuyền với bác rồi.

Thấy các bậc tiền bối bàn về chuyện PhD Mỹ/Pháp rôm rã quá nên em cũng vào cho vài ý kiến từ cái nhìn thiển cận của em:

Thứ nhất, hình như em thấy bác ThuyDung và một số bác khác không đồng ý với bác Nguyen về cụm từ đi học PhD là do các bác nghĩ rằng từ "đi học" chỉ dành cho các em tiểu học or stuff like that chớ cỡ cao cấp PhD thì super rồi nên ai mà đi học thì xem như là bèo, mới cần bổ túc văn hóa thì phải (nếu sai các bác sữa dùm em hén). Em thì em thấy khác, em (sắp) đi học ở Mẽo cốt yếu thì ngoài "học" ra chẳng thấy "làm" được cái gì. học đủ thứ, học background, học kinh nghiệm, học làm TA, RA, học văn hóa (culture), ... chỉ thấy toàn cái để học thậm chí học rèn luyện để đừng đến khi gặp chuyện thì đem súng nả vào đám đông nữa. :-). Nên em thấy cụm từ đi học PhD là bình thường. còn em thấy cụm từ "làm PhD" mới là lạ. như bác Nguyen nói thì đi "làm" PhD cũng như một nhân viên đi làm em mới thấy ngộ. làm cho em cảm tưởng học PhD ở Pháp xong thì có thể không bằng một sô anh kĩ sư 5-7 năm kinh nghiệm nhĩ. Vì cũng lắm chú kĩ sư làm ra cái mới, patent đầy đấy chứ. khó hiểu, khó hiểu. mong bác Nguyen và các bác khác giải thích thêm dùm em.

Thứ hai, em thấy nhiều bác cho rằng có tiền (từ VEF hay 322,...) thì dễ vào các trường đỉnh (hơn) thì phải. Thế bác chỉ ra vài bác 322 nào học trường đỉnh ở US trước khi 332 đi Mỹ nhờ VEF tuyển sinh thử?
Em thấy VEF fellows hay 322ers vào được trường đỉnh Mỹ thì cái fund không quyết định nhiều bằng những cái khác và cái quality để được cái fund đó. các trường đỉnh thì họ cần gì số tiền nhỏ (đối với họ) đó của bác. Đúng như bác ThuyDung nói 27k không tạo được danh tiếng của anh Ber.

Mong các tiền bối tiếp tục chỉ giáo.

Từ “học” hiểu trong ngữ cảnh các bài post trước đây là take course. Còn từ “học” theo nghĩa rộng thì “học, học nữa, học mãi” mà. Trong môi trường mới thì phải học nhiều hơn.

:nhau (:nhau (:nhau (:nhau (

nguyencyberchem
04-15-2009, 07:37 PM
Hi bro admin (hok biết có phải BM hok)
Cái vụ đi làm PhD ở Pháp anh đã nói ở trên rồi. Khác nhau giữa "đi làm PhD" với đi học là thế này
Đi học là lên lớp học, có thi cử...
Còn đi làm như tụi anh, ngay từ năm thứ nhất đà làm ở phòng thí nghiệm, mình nhận 1 đề tài làm trong vòng 3 năm, như e làm đề tài tốt nghiệp í, nhưng là 3 năm thôi. Các công việc tay chân thì mình chỉ đạo cho mấy đứa thực tập hoặc cao đẳng (chuyên chạy máy), hoặc sinh viên cao học (làm 1 phần nhỏ trong đề tài đủ cho làm đề tài cao học)
Đi làm là vậy đó bro. Còn bro nhắc đến dân làm patent thì ... hihi, cũng có PhD làm patent, cái này tùy loại đề tài thôi, nếu đề tài công nghiệp hoàn toàn, bro ko viết báo được, nhưng thay vào đó, có thể đăng ký patent
Hok biết bro hiểu "đi làm" là sao chưa hén

Admin: Em chỉ re-post các bài đã mất khi chạy file backup. Em có ghi rõ "Nguyên văn bởi xxx" mừ !

aqhl
05-19-2009, 07:19 AM
Trường của aqhl hơi bị kỳ, trừ đủ thứ tiền. Grad student vốn đã nghèo.

Hôm qua em mới chạy lên Texas A&M chơi với hội sinh viên VN trên đấy (cách chỗ em 1h30 lái xe). Em tưởng chỉ có chỗ em mới bị bắt đóng các fee kỳ quặc, thì ra trên đó cũng thế, vì đây là qui định của bang Texas...hehe... Thế chắc chú CTN đi UT Austin cũng khó thoát cái fee này rồi.

Trường TAMU to vật vã, campus (area 20 km2) to gấp 10 lần trường em. Lái xe đi vòng vòng mà cũng mất hơn 2 tiếng :nhacnhien. Hình như diện tích chỉ kém UCB chút xíu thôi.

Khoa Hóa cũng to vật, đâu khoảng 70-80 faculties.

Sinh hoạt phí trên này cũng rẽ, tiền nhà tốn có 300 USD/month, free điện, nước, internet luôn. Hội sinh viên VN trên này cũng khá đông, khoảng 30 chú + vợ con. Hôm qua làm quả barbecue xong về nhà hết ăn tối luôn. :24h_090:

Các bác profile ngon ngon khi apply sang US, nhớ vất 1 cái vào đây. Hồi trước em apply Chemical Engineering nên thất bại thảm hại. Graduate chairman đọc xong hồ sơ là reject luôn -> chưa qua vòng gởi xe...:24h_054:

chocolatenoir
07-01-2009, 03:04 PM
Trên trang web ETUDIANT có Bảng xếp hạng năm 2009 của 36 thành phố đại học ở nước Pháp. Các tiêu chí gồm: <link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CVANMAN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:HyphenationZone>21</w:HyphenationZone> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:70.85pt 70.85pt 70.85pt 70.85pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Tableau Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->ngành học, quan hệ quốc tế, giải trí, văn hóa, thể thao, môi trường, việc làm, thuê nhà, giao thông đi lại....

[I]Où vaut-il mieux habiter pendant vos études? En collaboration avec "l’Express", la deuxième édition de notre classement des villes françaises, tente d'y répondre en analysant offre de formation et vie étudiante. Sorties, emploi, transports, culture, logement, environnement..., 36 critères passés au crible et répartis en neuf thèmes, pour voir où poser vos valises.
[I]Où fait-il bon étudier ? : le tableau

Dans le tableau ci-dessous, vous allez retrouver les 36 villes françaises où il fait bon étudier. Les différents critères qui ont permis de réaliser ce classement sont : l'offre de formation, le rayonnement international, les sorties, la culture, le sport, l'environnement, l'emploi, le logement, et le transport.
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CVANMAN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" name="PersonName"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:HyphenationZone>21</w:HyphenationZone> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:595.3pt 841.9pt; margin:70.85pt 70.85pt 70.85pt 70.85pt; mso-header-margin:35.4pt; mso-footer-margin:35.4pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Tableau Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Le classement 2009 des villes où il fait bon étudier :


Grenoble 1
Toulouse 2
Montpellier 3
Bordeaux 4
Strasbourg 5
Lyon 6
Marseille-Aix 7
Nantes 8
Paris 9
Nancy 10
Dijon 11
Rennes 11
Poitiers 13
Caen 14
Rouen 15
Clermont-Ferrand 16
Lille 17
Tours 18
Metz 19
Saint-Etienne 20
Nice 21
Besançon 22
Angers 23
<st1:personname productid="La Rochelle" w:st="on">La Rochelle</st1:personname> 24
Limoges 25
Perpignan 26
Amiens 27
Pau 28
Reims 28
Orléans 30
Brest 31
Le Mans 32
Toulon 33
Valenciennes 33



Link:
http://www.letudiant.fr/etudes/rendezvous--etudier-en-region/le-classement-2009-des-villes-ou-il-fait-bon-etudier-17144/ou-fait-il-bon-etudier-le-tableau-12404.html

chocolatenoir
07-07-2009, 02:39 AM
Danh sách các trường Đại học và trang web các trường chia theo từng vùng địa lý có thể tìm được ở đây

http://infos.daugau.com/truonghoc.php

Anh chị em sinh viên tại Pháp ở các vùng đều có các trang web mang thông tin riêng của từng vùng. Tại Paris thì có daugau và trang Những người bạn NNB

chocolatenoir
09-21-2009, 01:57 AM
Diễn đàn du học Pháp do Hội sinh viên VN tại Pháp (UEVF) lập
http://www.uevf.net/forum/index.php?

chocolatenoir
12-24-2009, 05:26 PM
Thông báo về Học bổng TS và post-doc của Bỉ - do cũng nói tiếng Pháp nên mình để vào đây. Phần thông báo tiếng Việt xem ở phía dưới.
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CTHUNHI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:HyphenationZone>21</w:HyphenationZone> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:Verdana; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:536871559 0 0 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:70.85pt 70.85pt 70.85pt 70.85pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:1934624952; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:1672390982 -786655836 1936638368 67895301 67895297 67895299 67895301 67895297 67895299 67895301;} @list l0:level1 {mso-level-start-at:0; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:; mso-level-tab-stop:53.4pt; mso-level-number-position:left; margin-left:53.4pt; text-indent:-18.0pt; font-family:Symbol; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; text-decoration:none; text-underline:none;} @list l0:level2 {mso-level-start-at:26; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:89.4pt; mso-level-number-position:left; margin-left:89.4pt; text-indent:-18.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} ol {margin-bottom:0pt;} ul {margin-bottom:0pt;} --> </style><!--> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0pt 5.4pt 0pt 5.4pt; mso-para-margin:0pt; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CTHUNHI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:HyphenationZone>21</w:HyphenationZone> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Verdana; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:536871559 0 0 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:70.85pt 70.85pt 70.85pt 70.85pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0pt 5.4pt 0pt 5.4pt; mso-para-margin:0pt; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Các lĩnh vực ưu tiên là : vận tải và lo-gis-tic, cơ khí , khoa học đời sống, nông nghiệp -công nghiệp, hàng không – vũ trụ<o:p></o:p>
Deadline cho PhD: 01/03/2010<!--[endif]--><!--[endif]--><!--[endif]--><!--[endif]-->
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CTHUNHI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" name="PersonName" downloadurl="http://www.microsoft.com"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:HyphenationZone>21</w:HyphenationZone> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:Verdana; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:536871559 0 0 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} h1 {mso-style-next:Normal; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; text-align:center; mso-pagination:widow-orphan; page-break-after:avoid; mso-outline-level:1; font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:12.0pt; font-family:Arial; mso-font-kerning:0pt; mso-ansi-language:FR-BE;} h3 {mso-style-next:Normal; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; text-align:justify; mso-pagination:widow-orphan; page-break-after:avoid; mso-outline-level:3; font-size:10.0pt; mso-bidi-font-size:12.0pt; font-family:Arial; mso-ansi-language:FR-BE; font-style:italic;} h4 {mso-style-next:Normal; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; page-break-after:avoid; mso-outline-level:4; font-size:10.0pt; mso-bidi-font-size:12.0pt; font-family:Arial; mso-ansi-language:FR-BE; font-style:italic;} h5 {mso-style-next:Normal; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; text-align:justify; mso-pagination:widow-orphan; page-break-after:avoid; mso-outline-level:5; font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:12.0pt; font-family:Arial;} p.MsoBodyText, li.MsoBodyText, div.MsoBodyText {margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:13.0pt; font-family:Verdana; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} p.MsoBodyText2, li.MsoBodyText2, div.MsoBodyText2 {margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; text-align:justify; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Verdana; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; color:black; mso-ansi-language:FR-BE;} p.MsoBodyTextIndent2, li.MsoBodyTextIndent2, div.MsoBodyTextIndent2 {margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; text-align:justify; text-indent:35.4pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:12.0pt; font-family:Arial; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:70.85pt 70.85pt 70.85pt 70.85pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:1345206889; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:1772129980 1297747316 727503238 67895301 67895297 67895299 67895301 67895297 67895299 67895301;} @list l0:level1 {mso-level-start-at:2; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:36.0pt; mso-level-number-position:left; text-indent:-18.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @list l0:level2 {mso-level-start-at:1080; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:; mso-level-tab-stop:72.0pt; mso-level-number-position:left; text-indent:-18.0pt; font-family:Symbol; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} @list l1 {mso-list-id:1934624952; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:1672390982 -786655836 1936638368 67895301 67895297 67895299 67895301 67895297 67895299 67895301;} @list l1:level1 {mso-level-start-at:0; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:; mso-level-tab-stop:53.4pt; mso-level-number-position:left; margin-left:53.4pt; text-indent:-18.0pt; font-family:Symbol; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; text-decoration:none; text-underline:none;} @list l1:level2 {mso-level-start-at:26; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:89.4pt; mso-level-number-position:left; margin-left:89.4pt; text-indent:-18.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} ol {margin-bottom:0pt;} ul {margin-bottom:0pt;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0pt 5.4pt 0pt 5.4pt; mso-para-margin:0pt; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> <o:p> </o:p><o:p></o:p><o:p>
</o:p>
<o:p>
</o:p>

Note à tous les partenaires de <st1:personname productid="la D←l←gation Wallonie" w:st="on">la Délégation Wallonie</st1:personname> - Bruxelles<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Réf. DWBH/FP/vtd/V200/2009<o:p></o:p>

Annexes : plusieurs<o:p></o:p>

Hanoi, le 21 décembre 2009<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Objet : Programme de Bourses d’excellence [I]IN - Wallonie – Bruxelles <o:p></o:p>
[I] International (IN.WBI)<o:p></o:p>
Année académique 2010-2011<o:p></o:p>

Année civile 2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Madame, Monsieur, <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Depuis 2008-2009, dans un contexte de mobilité et de mondialisation accrues, un nouveau programme de bourses d’excellence (IN.WBI) a été mis en place par Wallonie-Bruxelles International (WBI).<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Ce programme est destiné à des ressortissants étrangers, diplômés d’une <o:p></o:p>
institution étrangère d’enseignement supérieur de niveau master II ou de formation équivalente au master II ou possédant le titre de docteur reconnus et jugés équivalents au niveau master ou docteur par les Autorités compétentes de Wallonie-Bruxelles et désireux d’effectuer une spécialisation ou des recherches dans les Universités de Wallonie-Bruxelles reconnues ou subventionnées par <st1:personname productid="la Communaut←" w:st="on">la Communauté</st1:personname> française de Belgique. Il est donc susceptible d’intéresser des étudiants vietnamiens.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Notre objectif est de permettre aux meilleurs diplômés et chercheurs de venir poursuivre leurs études en Wallonie et à Bruxelles.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!---->·<!--[endif]-->Profil du candidat<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Etre titulaire d’un diplôme de l’enseignement supérieur de niveau master II ou de formation équivalente et/ou de docteur délivrés par une institution étrangère reconnu et jugé équivalent au niveau master II par les Autorités compétentes de Wallonie-Bruxelles. Ce diplôme doit permettre d’entamer un programme doctoral ou postdoctoral dans une Université de Wallonie ou de Bruxelles.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->Type de programme<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Octroi de :<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->bourses de niveau doctoral ou postdoctoral d’une durée de 1 an minimum, renouvelables au maximum deux fois;<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->bourses de recherche de niveau doctoral ou postdoctoral de courte durée de 1 à 3 mois; celles – ci ne peuvent servir au financement de recherche sur le terrain.<o:p></o:p>

<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->Domaines <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Les domaines privilégiés seront ceux du Plan Marshall de <st1:personname productid="la R←gion Wallonne" w:st="on"><st1:personname productid="la R←gion" w:st="on">la Région</st1:personname> Wallonne</st1:personname> :<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->transport et logistique<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->génie mécanique<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->sciences du vivant<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->agro-industrie<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->aéronautique-spatial<o:p></o:p>
Tout autre domaine pourra être pris en considération, qu’il s’agisse des sciences humaines, fondamentales ou appliquées.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Remarque importante : lors de l’introduction de la demande, il est<o:p></o:p>
indispensable de joindre à celle – ci l’accord de principe de l’institution d’accueil de Wallonie – Bruxelles.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Je me permets de vous rappeler les délais d’introduction des candidatures :<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
pour les bourses de niveau doctoral ou postdoctoral d’une durée de 1 an minimum : au 1<sup>er</sup> mars 2010 pour l’année universitaire 2010-2011 et le 1<sup>er</sup> mars 2011 pour l’année universitaire 2011-2012.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
pour les bourses de recherches : 3 fois par an. Les prochaines échéances sont : <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- pour les séjours prévus entre juin et septembre 2010 : au 1<sup>er</sup> février 2010<o:p></o:p>
- pour les séjours prévus entre octobre 2010 et janvier 2011 : au 1<sup>er</sup> mai 2010<o:p></o:p>
- pour les séjours prévus entre février et mai 2011 : au 1<sup>er</sup> octobre 2010 <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
A cette fin, vous voudrez bien trouver en annexe l’appel à candidature de ce programme de bourse et reprenant d’une manière complète les renseignements nécessaires pour l’obtention de cette bourse. Le formulaire complet en français ou en anglais est disponible sur le site : http://www.wbi.be/cgi/bin3/render.cgi?id=0132990_media&userid=&lang=ln1&rubr=bourse+bourses.
<o:p> </o:p>
Le dossier complet est à renvoyer par le candidat à WBI :
<o:p> </o:p>
[I]- soit par courrier : <o:p></o:p>
Wallonie – Bruxelles International - Service des Bourses d’excellence <o:p></o:p>
A l’attention de M. Eric VANDELOOK <o:p></o:p>
2, place Sainctelette à 1080 Bruxelles – Belgique<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- soit par courriel : e.vandelook@wbi.be<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Je vous remercie de bien vouloir diffuser ces informations le plus largement possible aux intéressés et reste à votre disposition pour toute information complémentaire.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vous souhaitant bonne réception de la présente et Bonne Année 2010, je vous prie d’agréer, Madame, Monsieur, l’expression de ma considération distinguée.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Franck PEZZA<o:p></o:p>
Délégué Wallonie-Bruxelles au Vietnam<o:p></o:p>
(Délégué des Gouvernements francophones de <o:p></o:p>
Belgique)<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>

<o:p> </o:p>
Kính gửi các đối tác của Phái đoàn Wallonie – Bruxelles<o:p></o:p>

tại Việt Nam<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>

<o:p> </o:p>

<o:p> </o:p>

Số : DWBH/FP/vtd/V200/2009<o:p></o:p>

Phụ lục : 6 trang<o:p></o:p>

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2009<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Về việc : chương trình cấp học bổng tài năng [I]IN - Wallonie – Bruxelles <o:p></o:p>
International (IN.WBI)<o:p></o:p>
Niên học 2010-2011<o:p></o:p>
Năm 2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Kính thưa quí Bà, quí Ông,<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Từ năm 2008-2009, trong khuôn khổ thúc đẩy việc đưa/đón sinh viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, Wallonie – Bruxelles International (WBI - Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Wallonie – Bruxelles (Cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ và Vùng Wallonie) thành lập chương trình cấp học bổng mới : học bổng tài năng[I] IN.WBI.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Chương trình học bổng IN.WBI dành cho người nước ngoài, đã có bằng thạc sĩ II hoặc có bằng tương đương bậc học này, hoặc đạt học vị tiến sĩ do một trường đại học nước ngoài cấp và được các cấp có thẩm quyền của Wallonie – Bruxelles công nhận tương đương với trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Wallonie - Bruxelles. <o:p></o:p>
Chương trình này dành cho những ứng viên có mong muốn theo học các khoá đào tạo chuyên sâu, hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên ngành tại các trường Đại học của Wallonie – Bruxelles hoặc tại các trường được Cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ tài trợ. Như vậy, chương trình học bổng IN.WBI hoàn toàn phù hợp với các ứng viên Việt Nam. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện cho những người cán bộ giỏi và nghiên cứu sinh xuất sắc của các nước có thể nâng cao học vấn tại Wallonie và tại Bruxelles.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!---->·<!--[endif]-->Yêu cầu chính về ứng viên<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Là người có bằng thạc sĩ II hoặc có bằng tương đương bậc học này và / hoặc có bằng tiến sĩ do một trường đại học nước ngoài cấp và bằng thạc sĩ đó phải được các cấp có thẩm quyền của Wallonie – Bruxelles công nhận tương đương với trình độ thạc sĩ II của Bỉ. Đồng thời, bằng thạc sĩ đó phải có đủ điều kiện cho phép người được cấp bằng theo học tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ tại một trường Đại học của Wallonie hoặc của Bruxelles<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->Các loại hình học bổng<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->cấp học bổng tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ thời hạn tối thiểu là một năm và được gia hạn tối đa là hai lần;
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->cấp học bổng nghiên cứu ngắn hạn từ 1 tháng đến 3 tháng dành cho trình độ tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ; học bổng này không bao gồm các chi phí nghiên cứu thực địa của các ứng viên<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->Lĩnh vực<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Các lĩnh vực ưu tiên là những lĩnh vực thuộc kế hoạch MARSHALL của Vùng Wallonie :<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->vận tải và lo-gis-tic <o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->cơ khí<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->khoa học đời sống<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->nông nghiệp -công nghiệp<o:p></o:p>
<!--[if !supportLists]-->-<!--[endif]-->hàng không – vũ trụ<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tất cả các lĩnh vực khác thuộc khoa học nhân văn, khoa học cơ bản hoặc khoa học ứng dụng, đều có thể được xem xét.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Lưu ý quan trọng : khi nộp hồ sơ xin học bổng, ứng viên cần phải nộp giấy chứng nhận đồng ý tiếp nhận ứng viên của trường đại học/cơ quan nghiên cứu của Wallonie - Bruxelles.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Thời hạn nộp hồ sơ là :<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->đối với học bổng tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ thời hạn tối thiểu một năm : ngày 01 tháng 3 năm 2010 đối với niên học 2010 – 2011 và ngày 01 tháng 3 năm 2011 đối với niên học 2011 – 2012.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<!--[if !supportLists]-->·<!--[endif]-->đối với học bổng nghiên cứu : nhận hồ sơ 3 lần một năm. Các thời hạn nộp sắp tới là : <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- đối với thời gian học tậpgiữa tháng 6 và tháng 9 năm 2010 : nộp hồ sơ trước ngày 01 tháng 02 năm 2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- đối với thời gian học tậpdự kiến giữa tháng 10 năm 2010 và tháng 1 năm 2011 : nộp hồ sơ trước ngày 1 tháng 5 năm 2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- đối với thời gian học tập giữa tháng 2 và tháng 5 năm 2011 : nộp hồ sơ trước ngày 01 tháng 10 năm 2010<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tôi xin trân trọng gửi tới quí vị kèm theo công văn này tài liệu giới thiệu đầy đủ về chương trình học bổng tài năng IN.WBI. Để nhận được “[I]Mẫu đơn xin cấp học bổng” và tài liệu cần thiết bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, kính mời quí vị xem trên trang web : http://www.wbi.be/cgi/bin3/render.cgi?id=0132990_media&userid=&lang=ln1&rubr=bourse+bourses.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Hồ sơ hoàn chỉnh của các ứng viên xin được gửi tới :<o:p></o:p>
- hoặc qua bưu điện tới địa chỉ : <o:p></o:p>
Wallonie – Bruxelles International - Service des Bourses d’excellence<o:p></o:p>
A l’attention de M. Eric VANDELOOK<o:p></o:p>
2, place Sainctelette à 1080 Bruxelles – Belgique<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- hoặc qua thư điện tử : e.vandelook@wbi.be<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Tôi xin chân thành cám ơn quí vị vui lòng thông báo chương trình học bổng này tới tất cả những người có quan tâm. Tôi xin sẵn sàng cung cấp mọi thông tin bổ sung tới quí vị.<o:p></o:p>
Kính mong quí vị sớm nhận được công văn này và tôi xin kính chúc quí vị một năm mới 2010 An Khang Thịnh Vượng. Nhân dịp này, tôi xin gửi tới quí Bà, quí Ông, lời chào trân trọng.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p> </o:p>
Franck PEZZA<o:p></o:p>
Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam<o:p></o:p>
(Đại diện các Chính phủ có sử dụng tiếng Pháp của Bỉ)<o:p></o:p>

chocolatenoir
01-07-2010, 04:21 PM
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/01/3BA17782/

Top 10 nước có chất lượng cuộc sống tốt nhất:

1. Pháp
2. Australia
3. Thụy Sĩ
4. Đức
5. New Zealand
6. Luxembourg
7. Mỹ
8. Bỉ
9. Canada
10. Italy

chocolatenoir
01-20-2010, 07:51 PM
Nhằm đáp ứng nhu cầu của đào tạo của sinh viên Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực “Khoa học – Công nghệ” và “Kinh tế - Quản lí”. Đại sứ quan Pháp tại Việt Nam và Văn phòng CampusFrance phối hợp với Cơ quan Trao đổi Hà lâm Đức (DAAD) tổ chức “Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp – Đức” từ ngày 24-1-2010 tại Khách sạn Rex Tp.HCM.
(bản tin ĐHQG TpHCM)

http://salons.campusfrance.org/vietnam10/visitors/