PDA

View Full Version : Đun hồi lưu


duong
07-18-2008, 12:11 AM
Đun hồi lưu là gì vậy bạn, nó được ứng dụng trong lãnh vực nào ? các bạn giúp tôi nhé, cám ơn các bạn .

huyngoc
07-18-2008, 01:02 AM
đun hồi lưu theo mình nghĩ là quá trình tách các cấu tử ra rựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi bạn ạ nói về ứng dụng của nó thì nhiều nắm ko hiểu bạn nói là trong sản xuất hay cuộc sống . thôi mình cứ lấy ví dụ cả hai cho n\banj dễ hình dung nhé.trong cuộc sống bạn bạn phơi muối ở trên cánh đồng thì cũng là đun đấy nhưng nó ko hồi lưu chữ hồi luu là chỉ sự quay lại nếu hơi nước ấy quay lại một phần thì gọi là hồi luu thôi . trong sản xuất ví dụng quá trình chung tách đường trong các nhà máy đường đó bạn. nói về ứng dụng của cái này thì nhiều và cũng rất thú vị nguyên lý là thế chứ ứng dụng thì hay nắm và cả khái niệm này cũng là một nghệ thuật rồi bạn ạ. một chút thôngtin mong giúp bạn hiểu được đôi chút điều bạn mong muốn . nếu có gì thì xin cứ hỏi mình rất mong có thể giúp được bạn . ở mức độ sản xuất thì ko chắc vì mình chỉ mới được nhìn chưa được làm còn cấp độ trên sách chắc ko có vấn đề gì thế nhé!

Zero
07-18-2008, 09:11 AM
Sự đun hồi lưu chính là sự chuyển chất trở lại môi trường phản ứng thông qua hệ thống ngưng tụ (trong Nam hiểu là hoàn lưu), thuật ngữ tiếng Anh tương đương là reflux, bạn huyngoc chỉ giải thích một cách gần đúng khái niệm này.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: Khi ta tiến hành phản ứng este hóa giữa axit và ancol thì ancol có nhiệt độ thấp sẽ bay hơi. Để tránh sự thất thoát ancol thì người ta lắp một ống sinh hàn trên đầu bình phản ứng với mục đích hơi ancol thoát ra gặp sinh hàn sẽ ngưng tụ và trở về bình phản ứng. Quá trình đó được gọi là đun hồi lưu

huyngoc
07-18-2008, 10:44 AM
to zero thân: mình ko hiểu bạn nói mình nói gần đi\úng khái niệm này mình không hiểu nắm vì mình cho là mình nói đã chính xác( có nghĩa là hoàn toàn chính xác-chứ không phải là gần đúng như bạn nói )nếu bạn cho là câu nói của mình ko thỏa đáng thì co stheer chỉ giúp mình không. bên cạnh đó mình cũng rất ấn tượng các lấy ví dụ của bạn quả thật mình chưa từng nghĩ quá trình chưng theo hương này( vì mình là dân kỹ thuật) quả thật rất hay, cảm ơn bạn về ví dụ nhưng cũng rất mong bạn giải thích kỹ giúp nhé?!

Zero
07-18-2008, 11:05 AM
Vì trong phần của bạn không nói rõ vai trò của thiết bị ngưng tụ, trong khái niệm hồi lưu không thể thiếu nó. Vì thế nên theo mình cách giải thích của bạn chỉ đúng về mặt ý tưởng, chứ chưa chuẩn về mặt ngôn ngữ chuyên môn.
Xin lỗi bạn nếu mình nói có gì thất lễ ^__^

huyngoc
07-18-2008, 11:15 AM
không , không giống như bạn nghĩ đâu mình hỏi bạn vậy vì sợ có gì đó mà mình ko hiểu được hay hiểu sai mà cư nghĩ là chuẩn thì ko tốt. thêm nưa cách tư duy về vấn đề này cửa bạn tạo sự mới mẻ của vấn dề quả thật rất hay-rât hay cảm ơn bạn .

bluemonster
07-18-2008, 11:17 PM
to zero thân: mình ko hiểu bạn nói mình nói gần đi\úng khái niệm này mình không hiểu nắm vì mình cho là mình nói đã chính xác( có nghĩa là hoàn toàn chính xác-chứ không phải là gần đúng như bạn nói )nếu bạn cho là câu nói của mình ko thỏa đáng thì co stheer chỉ giúp mình không. bên cạnh đó mình cũng rất ấn tượng các lấy ví dụ của bạn quả thật mình chưa từng nghĩ quá trình chưng theo hương này( vì mình là dân kỹ thuật) quả thật rất hay, cảm ơn bạn về ví dụ nhưng cũng rất mong bạn giải thích kỹ giúp nhé?!

Bạn nên so sánh khái niệm zero nói với khải niệm bạn phát biểu, sẽ thấy khác nhau một trời một vực. Zero nói bạn gần đúng, còn mình thì nói bạn sai !!!

Trước hết, sau một thời gian theo dõi các bài post của huyngoc, mình thấy rất khó chịu khi phải đọc những bài viết ko dấu chấm câu, ngoài ra sai chính tả ko biết bao nhiêu, hix, bạn nên khắc phục điều này, vì viết đúng cho người khác dễ đọc chả có gì khó !!! :24h_093:Các bài viết sau này của bạn đôi khi bị delete thì chính là nguyên nhân này nhé. :24h_104: Thân.

Về câu hỏi của bạn duong, mình xin xác nhận lời zero phát biểu hoàn toàn chuẩn xác, còn bác huyngoc phát biểu hoàn toàn sai. Còn việc sai chỗ nào thì mong bác huyngoc so sánh với lời của zero.

Thế nhé.

huyngoc
07-19-2008, 01:24 AM
ok mình sẽ khắc phục về lỗi viết, còn sai của mình chắc là đoạn hơi nước hả BM. có lẽ nên gọi nó là cấu tử dễ bay hơi thì đúng hơn nhỉ?còn nếu bạn nói hoàn toàn sai thì mình không đồng ý với bạn đâu (rất ko đồng ý). mong chúng ta có nhưng trao đổi nhiều hơn ,vì thực sự mình cho là cai này thú vị đấy. ko hiểu bạn có cho là vậy ko BM?

bluemonster
07-19-2008, 12:07 PM
đun hồi lưu theo mình nghĩ là quá trình tách các cấu tử ra rựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi bạn ạ
Câu này là định nghĩa bạn phát biểu đúng ko, theo mình thì sai, thậm chí cơ bản ! kĩ thuật đun hồi lưu (refluxing) nhằm giữ các cấu tử dễ bay hơi ở lại, đặc biệt thường gặp là giữ dung môi, trong các hệ phản ứng nhiệt độ lớn hơn hoặc gần với nhiệt độ sôi của dung môi.

nói về ứng dụng của nó thì nhiều nắm ko hiểu bạn nói là trong sản xuất hay cuộc sống . thôi mình cứ lấy ví dụ cả hai cho n\banj dễ hình dung nhé.trong cuộc sống bạn bạn phơi muối ở trên cánh đồng thì cũng là đun đấy nhưng nó ko hồi lưu chữ hồi luu là chỉ sự quay lại nếu hơi nước ấy quay lại một phần thì gọi là hồi luu thôi

. trong sản xuất ví dụng quá trình chung tách đường trong các nhà máy đường đó bạn.

Mình sẽ ko nói bạn sai hoàn toàn nếu khái niệm phát biểu sai, nhưng ví dụ đưa ra đúng, đằng này sai hết trơn :nghi (

Suy nghĩ lại nhé. Theo kinh nghiệm, các sinh viên hay nhầm giữa hai khái niệm, distillation và refluxing, chắc bạn cũng nằm trong số này.

Thân ái.
:hutthuoc(

banglang
09-04-2008, 12:15 AM
mình nghĩ la ngoài các y kiến trên việc đun hồi lưu còn có tác dụng làm giảm áp suất trong hệ, điều này ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng phản ứng đối với những sản phẩm tạo ra khi áp suât giảm

huyngoc
09-04-2008, 05:55 AM
câu trả lời của bạn là ko thể bàn thêm và càng ko thể sai được. nhưng cũng ko có vấn đề để phát triển vì nhiệt độ tăng thì tất nhiên áp suát giảm mà áp suất giảm thì tất nhiên cân bằng ( sự trao đổi chât)thay đổi. dẫu sao cũng vẫn rất mong nhận được nhung trao đổi của bạn!

banglang
09-04-2008, 04:56 PM
Ý mình muốn nói là khi hồi lưu thì các chất dễ bay hơi sẽ ngưng tụ và làm giảm áp suất thành phần khí trong hệ, điều này sẽ có ý nghĩa khi bạn sử dụng với nhứng dụng cụ chịu dược áp suất thấp đạc biệt là dụng cụ thủy tinh trong điều kiện thiếu trang bị thí nghiệm, nếu ko có sư ngưng tụ này thì mình sợ khi cung cấp nhiệt độ liên tục se gây nổ, hơn nữa các phản ứng dòi hỏi sự chuyển dịch giảm khi cân bằng áp suất giảm.

bluemonster
09-04-2008, 05:46 PM
Ý mình muốn nói là khi hồi lưu thì các chất dễ bay hơi sẽ ngưng tụ và làm giảm áp suất thành phần khí trong hệ, điều này sẽ có ý nghĩa khi bạn sử dụng với nhứng dụng cụ chịu dược áp suất thấp đạc biệt là dụng cụ thủy tinh trong điều kiện thiếu trang bị thí nghiệm, nếu ko có sư ngưng tụ này thì mình sợ khi cung cấp nhiệt độ liên tục se gây nổ, hơn nữa các phản ứng dòi hỏi sự chuyển dịch giảm khi cân bằng áp suất giảm.

Mình không hiểu dụng cụ chịu được áp suất thấp là sao nhỉ ? Áp suất nội cao mới đáng ngại, chứ áp suất nội thấp thì việc gì phải sợ !!!

Trường hợp không có sự ngưng tụ tốt, có nghĩa tốc độ sản sinh khí cao hơn nhiều so với tốc độ ngưng tụ, thì có nhiều cách khắc phục. Có thể dùng hoàn lưu ruột gà, hoặc hoàn lưu nhiều tầng ..., hoặc tăng chiều dài ống hoàn lưu lên, ... Ngoài ra, nếu điều kiện thí nghiệm nghèo nàn không có những dụng cụ trên, cách ngăn ngừa tình trạng khí trong hệ nhiều quá, áp suất nội cao dễ gây bật tung hệ phản ứng đó là gắn capillary ngay trên miệng ống hoàn lưu. Capillary kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào áp suất nội gây bởi khí thoát ra cao hay thấp. Chính capillary giúp cân bằng áp suất với khí quyển.

Điều cuối cùng bạn banglang e ngại, là áp suất giảm làm hiệu suất phản ứng giảm. Điều này không phải lo, do giữa hai yếu tố nhiệt độ và áp suất, thì nhiệt độ vẫn có đóng góp lớn hơn trong một hệ phản ứng.
:hutthuoc(

huyngoc
09-04-2008, 05:54 PM
Điều cuối cùng bạn banglang e ngại, là áp suất giảm làm hiệu suất phản ứng giảm. Điều này không phải lo, do giữa hai yếu tố nhiệt độ và áp suất, thì nhiệt độ vẫn có đóng góp lớn hơn trong một hệ phản ứng.
:hutthuoc(

như ta đã biết nhiệt độ thường là yếu tố quan trong trong một phản ứng hóa học .nhưng yếu tố này ko phải lúc nào cũng đúng, nếu tốc độ hóa hơi lớn tức là độ thay đổi thể tích lớn thì vẫn có thể áp suất đóng vai trò quan trọng hơn so với nhiệt độ.
:hutthuoc

bluemonster
09-04-2008, 06:06 PM
như ta đã biết nhiệt độ thường là yếu tố quan trong trong một phản ứng hóa học .nhưng yếu tố này ko phải lúc nào cũng đúng, nếu tốc độ hóa hơi lớn tức là độ thay đổi thể tích lớn thì vẫn có thể áp suất đóng vai trò quan trọng hơn so với nhiệt độ.
:hutthuoc

Thế àh, trường hợp này thực sự mình chưa từng gặp. bạn có thể trích dẫn một vài hệ phản ứng cố định áp suất thay đổi nhiệt độ, và ngược lại, để so sánh tốc độ và hiệu suất hai dạng này được không.

Bản thân mình không biết mức độ tương đương giữa nhiệt độ và áp suất như thế nào, chẳng hạn đối với một phản ứng, ta thay đổi áp suất trong một range nào đó, thì nếu muốn so sánh, phải thay đổi nhiệt độ ở một range tương đương ??? :24h_104:

Đừng ai nói với mình là dùng phương trình khí thực hay khí lý tưởng để convert nhé :24h_083:

huyngoc
09-09-2008, 05:07 PM
mình cũng không định dùng cái đó đâu bm cứ yên tâm . vấn đề không đơn giản như mình tưởng tượng, nhưng nhất định mình sẽ quay lại vấn đề này ok!:tuongquan

tigerchem
09-09-2008, 10:22 PM
Khi đun hoàn lưu hay chưng cất, ta cung cấp 1 lượng nhiệt cho chất lỏng để các cấu tử trong đó bay hơi. Tuỳ lượng nhiệt cung cấp mà các cấu tử sẽ bay hơi hay không . Ví dụ khi chưng cất mà ta bật bếp maximum ngay từ đầu thì lượng nhiệt cung cấp quá lớn và dư thừa, các cấu tử có thể bay lên gần như cùng lúc hoặc nếu có tách ra thì vẫn có lẫn nên quá trình chưng cất không tốt, vậy ta phải vặn bếp tăng nhiệt từ từ .
Vấn đề thứ hai là khi đun hoàn lưu hay chưng cất thì hệ thống của ta không kín, nghĩa là thông với khí trời, về mặt lý thuyết thì sẽ luôn có cân bằng áp nên không thể có phun, phụt hay nổ được .
Nhưng quay lại lý thuyết nổ, phụt là do khối khí bị nung nóng quá nhiều hoặc nung nóng đột ngột dẫn đến giãn nở không kịp gây ra nổ để bùng phát đột ngột giải thoát lượng nhiệt quá lớn, tương tự như thuỷ tinh bị giãn nở đột ngột sẽ vỡ vậy .
Vậy lượng nhiệt quá lớn đó ở đâu ra, do ta cung cấp, hay nói cách khác vặn bếp quá lớn dẫn đến thừa nhiệt, không chỉ dư để cung cấp cho hệ mà còn dư đến mức nug nóng khối khí trong hệ dẫn đến nổ hay phụt .
Vậy kết luận cuối cùng là chỉ cần vặn bếp từ từ sẽ giúp tách cấu tử tốt, hoặc hòa lưu tốt mà không quá dư thừa nhiệt gây nổ, không lo phải tìm thiết bị chịu áp .
Thân!

huyngoc
09-09-2008, 10:36 PM
to tigerchem; xin nỗi nếu mình quá lời, mình thấy bài viết của bạn có vấn đề . theo mình thì quá nhiệt không phải là do đun với tốc độ cấp nhiệt cao .vì để cung cấp nhiệt cho bay hơi thì dù bạn cấp nhiệt cách nào cũng chỉ cần đủ nhiệt lượng là nó bay hơi thôi . mà nổ ở đây là do hơi bay quá nhanh thì có thể ở đáy bình tạo thành quá nhiều tâm tạo bọt, lên dẫn tới vùng hơi này bị quá nhiệt cục bộ ,mà độ dẫn nhiệt của hơi kém hơn lỏng nhiều (bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sổ tay hóa lý nào )dãn đến nung nóng thiết bị và vỡ . còn nổ mình cũng nghĩ là hơi khác, ta lên chĩa là phụt hơi và nổ (nổ là quá trình lan truyền ngọn lữa với tốc độ qua cao trong vùng không gian)mà ở đây chỉ lên hiểu là phụt như bạn nói có lẽ hợp lý hơn.mong nhận được ý kiên!:tuongquan

tigerchem
09-09-2008, 10:47 PM
Đúng là chỉ cần cung cấp đủ nhiệt đó là hóa hơi được chất lỏng, nhưng ta xét lại ta cung cấp nhiệt bằng cách nào, ta đun bình cầu, vậy bình cầu nóng trước, bình cầu sẽ truyền nhiệt cho chất lỏng, và cả khối khí bên trên chất lỏng nữa, khí này bao gồm không khí và cấu tử bay hơi (nếu có), càng cấp nhiệt thì phân tử khí di chuyển càng nhanh, càng hỗn độn, va đập với thành bình nhiều và cuối cùng là tạo áp, nếu không giải tỏa áp lực này thì sẽ nổ .
Còn định nghĩa nổ thì mình không nghĩ là lan truyền ngọn lửa nhanh, nếu không có lửa cũng có thể nổ: thổi bong bóng nổ, lựu đạn nổ (do hóa chất nổ trước do ma sát, sau đó sự nổ gây ra lực mạnh tạo nhiệt và cuối cùng mới cháy),các hóa chấtrắn, lỏng bị nổ khi ma sát mạnh ... Những ví dụ trên cũng có nổ nhưng không có lửa .
Một vài ý kiến!
Thân!

huyngoc
09-09-2008, 10:57 PM
ok !
thứ nhất bài viết cảu mình muốn nói đến ko chỉ có thể nổ(gây vỡ bình)ở thành mà còn có thể là ngay đáy bình bạn à.
thứ hai đúng như bạn nói nhưng sóng xung kích tạo ra sự nổ luôn là sự lan truyền với tốc độ cao hơn bình thường, ngay cả khi nó không phát lửa.
một vài ý kiến cá nhân mình mong nhận được ý kiến!