PDA

View Full Version : Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông


Pages : [1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

kinhvanhoa
12-06-2007, 04:57 AM
Trong hoá học 11 có chất SiH4. số oxi hoá của Si trong hợp chất trên là -4 nhưng độ âm điện của silic lại nhỏ hơn của hidro.
Bạn nào biết chỉ mình vơi.<nag n="" hh="0,24/0,1=2,4<4<br"><t><t><x=><vco2=><v2>
</v2></vco2=></x=></t></t></nag>

Mr.Ghost
06-08-2009, 12:51 AM
1.Tích số ion của nước ở 25 độ C là [H+][OH-] = 10^-14
a)Độ điện ly của nước ở 25 độ C là :
A.1.8 . 10^ -7 %
B.0.018%
C.10^-5%
D.Tất cả đều sai.
b)Trung bình trong bao nhiêu phân tử nước thì sẽ có một phân tử nước phân ly ở 25 độ C?
A.Khoảng 10 triệu phân tử
B.Khoảng 555 triệu phân tử
C.Khoảng 1 tỉ phân tử
D.Khoảng trên 5555 phân tử.
2.Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56.86 ml dung dịch NH3 16% ( có khối lượng riêng 0.936 g/ml) ở 20 độ C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch dịch A về 0 độ C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22.9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
A.2.515g
B.2.927g
C.3.014g
D.3428g
Em hơi chậm 1 tí mong mấy anh chị giúp em
Em thanks truớc

minhduy2110
06-08-2009, 11:13 AM
Câu 2 bạn tự làm được.

Câu 1 có thể là 1 số khái niệm mới.
Bạn xét trên 1 lít nước nguyên chất. ==> nồng độ H+ trong 1 lít nước đó tại 25C là 10^-7 M==> tính được số mol H+ ~ chính bằng số mol phân tử nước đã phân ly.
Trong 1 lít nước, ta tính được số mol nước tổng.
Từ đây tính được độ phân ly alpha theo định nghĩa!

Câu b thì được khai thác luôn từ câu a.

Mr.Ghost
06-08-2009, 11:45 AM
Nhân tiện cho mình hỏi(Mình không muốn thêm topic nhiều):
1.Độ dài liên kết C là gì? có thể cho mình ví dụ chăng?
2.DD MgCl2, Ca(NO3)2 có đổi màu quỳ tím không vậy?(màu gì ạ)
Thanks.

minhduy2110
06-08-2009, 03:09 PM
"Độ dài liên kết C" ? ko hiểu câu này! với 1 liên kết bình thường thì độ dài liên kết tính bằng khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử.

ddMgCl2 và Ca(NO3)2 không làm đổi màu quì tím.

Mr.Ghost
06-08-2009, 07:44 PM
1.Cái " Độ dài liên kết" mình xin đưa ví dụ cụ thể lun:
Có bao nhiêu trị số độ dài liên kết giữa C với C trong phân tử C3H7 C6H4 CCH ( Mình không biết đánh công thức trong này Srr)
A.3
B.4
C.2
D.1
2.Còn cái bạn nói là không đổi màu hén có vấn đề chút( Thực ra mình cũng nghĩ như cậu).Còn câu hỏi hén thực ra như thế này:
Dung dịch muối X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch muối Y làm đổi màu quỳ tím hóa xanh. Đem trộn 2 dung dịch với nhau thì thu được kết tủa, X , Y có thể là
A.BaCl2 , CuSO4
B.MgCl2, Na2CO3
C.Ca(NO3)2 , K2CO3
D.Ba(NO3)2 , NaAlO2
Nếu bạn đừng nghĩ cái mình hỏi cậu thì cậu trả lời cho này là câu gì?
3.Mình hỏi lun vấn đề này: Ví dụ nhé mình tính được % đồng vị Cl35 và Cl37 rồi. Chừ họ bảo tính % Cl35 trong 1 hợp chất nào đó cậu tính sao?
Mình thanks trước

minhduy2110
06-08-2009, 09:46 PM
Câu 1 nó hỏi số trị số độ dài liên kết C-C,
http://img39.imageshack.us/img39/840/68316406.th.gif (http://img39.imageshack.us/my.php?image=68316406.gif)
hãy tìm xem trong phân tử đó có các dạng liên kết nào giữa các dạng lai hóa của C. Cụ thể: ta thấy có 5 trị số độ dài liên kết. Kô có đáp án hợp lý! Csp3-Csp3 ; Csp3-Csp2 ; Csp2-Csp2; Csp2-Csp ; Csp-Csp.

Câu 2: Có tới 2 đáp án hợp lý.

Câu 3: bước 1: tính phần trăm Clo triong hợp chất đó
bước 2: lấy đáp số của bước 1 nhân với %Cl35 mà bạn đã tính được. ôkê?

PS: đề bài đâu phải bao giờ cũng đúng :)) "Hóa học là môn khoa học thực nghiệm", cái gì đúng với thực nghiệm thì ta chấp nhận, thực tế mình đã thử và qùi tím ko đổi màu với cả chất MgCl2 hay cũng như Ca(NO3)2.

Đề trắc nghiệm, in sai 1 vài đáp án là chuyện bình thường - đề thi đại học còn sai nữa là :))

kuteboy109
06-08-2009, 11:22 PM
Câu 2: B và C đều đúng
Câu 3: % 35Cl=(% số nguyên tử . số nguyên tử có trong phân tử).100%/M
Ví dụ trong KClO3, %35Cl=(x. 1).100%/122,5

Mr.Ghost
06-09-2009, 12:26 AM
Dẫu sao cũng thank hai bác trên đã giúp đỡ mình
@minhduy2110: Cách tính vấn đề 3 của cậu có chút vấn đề thì phải ( giống ý của mình nhưng không giống ý của thầy mình đã dạy => mình không chắc nên mới hỏi)


@kuteboy109: Cách tỉnh của cậu có vẻ giống của thầy mình (nhưng hình như là bạn thiếu cái khối lượng chính đồng vị thì phải)

Bây giờ thế này nhé: Ví dụ %Cl35=75% %Cl37=25%.Tính %Cl35 trong hợp chất HClO4 là bao nhiêu? Mấy cậu tính thử?
Thanks

kuteboy109
06-09-2009, 09:54 AM
Đầu tiên là bạn nên xem lại sách GK 10 thật kỹ, lấy ví dụ phía trên thì không khó để tính lắm đâu:
M(trung bình của Cl)=(35.75+ 37.25) /100=35,5 (đvC)
--->M (HClO4)=1+ 35,5+ 16.4=100,5
-->%m 35Cl= (35 .1. 75)/100,5=26,12 %

hú hùa
06-15-2009, 10:08 AM
giúp tớ làm mấy bài hóa này với mọi người ơi!!!

1/ Đun nóng a g một hợp chất hữu cơ X có chứa C,H,O mạch ko phân nhánh với dd chứ 11,2g KOH đến khi pứ xảy ra hoàn toàn đc dd B. để trung hòa hết lượng KOH dư trong B ta dùng 80ml dd HCl 0,5M. Làm bay hơi hh sau khi trung hòa cẩn thận ta thu đc 7,36g hh 2 rượu đơn chức và 18,34g hh 2 muối. Xác định CTCT của X và các chất hữu cơ trong dd B.


2/Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol este A dùng 200ml dd NaOH 1,25M, cô cạn dd thu đc 14,2 g chất rắn khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A rồi cho sp cháy lần lượt qua bình 1 đựng 171g dd H2SO4 98% thì nồng độn H2SO4 giảm 3%, bình 2 đựng dd Ba(OH)2 thu đc 19,7g kết tủa. Thêm tiếp NaOH dư lại thu đc 19,7g kết tủa nữa.

a,este là đơn chức hay đa chức
b,Xác định CTCT của A


3/ chia hh 2 este mạch hở chứa C,H,O là đồng phân của nhau thành 2 phần bằng nhau. Cho bay hơi hoàn toàn phần 1 thu đc một thể tích hơi bằng đúng V của 0,96g O2. Đem xà phòng hóa hoàn toàn phần 2 bằng 400ml dd NaOH 0,1M rồi tiến hành chưng cất thì đc 1,11g hh 2 rượu là đòng đẳng kế tiếp. Cô cạn dd còn lại sau chưng cất thu đc 3,14g chất rắn A. Xác định CTCT 2 este.

TungPham1986
06-15-2009, 11:09 AM
Công thức của rượu 2 có thể tính như sau : Ta tính được số gam este từ tổng khối lượng của rượu và khối lượng của phần axit. Biết số mol este là 0,08 mol ta tính được M este. Gọi công thức este là CxHyOz thì 12x + y + 16z = M. Biết M và biết z = 4 ( vì có 2 chức este ) ta tính được 12x +y. dùng phương pháp chọn lọc kết quả khi thay các giá trị thích hợp của x và y ta xác định được giá trị x và y phù hợp, từ đó xác định được công thức phân tử của este và suy ra được công thức của rượu còn lại. Mình chỉ đưa quy trình thôi còn bạn tự tính toán nhé!

TungPham1986
06-15-2009, 11:19 AM
Bài 2 : Từ số mol của este và NaOH ta có tỉ lệ số mol este : NaOH là 3:5, vì người ta không nói dùng vừa hết nên trong trường hợp này NaOH sẽ dư và este là đơn chức. Ta tính được M phần axit của este dựa vào lượng chất rắn thu được ( gồm muối Na của este và NaOH ). SP cháy cho qua H2SO4 ta tính được lượng H2O, từ lượng kết tủa thu được 2 lần tính được lượng CO2 ( tổng lượng kết tủa là BaCO3 ) -> xác định được công thức phân tử của este -> CTCT

trathanh
06-15-2009, 11:43 AM
haha đang dọc đề bài cuốn hút, tơi khi thu được 0.448l DKC thì bó tay, hok biết khí gì cả

minhduy2110
06-15-2009, 12:30 PM
haha đang dọc đề bài cuốn hút, tơi khi thu được 0.448l DKC thì bó tay, hok biết khí gì cả

Ag tác dụng với HNO3 chỉ có thể cho NO2 thôi, tính khử Ag rất yếu.:cam (

Bài này nhìn sơ qua nhận thấy có 6 ẩn là tối đa và có đủ 6 số liệu để giải quyết 6 ẩn này! Tất cả chỉ còn dựa vào biến đổi toán học.

TungPham1986
06-15-2009, 02:19 PM
Bài này ko có gì khó. Chỉ cần suy luận ngược là OK. Từ lượng NO2 tính được lượng Ag (mol ) -> số mol axit -> số mol aldehyde (D) -> số mol ancol (C) -> M ancol. Từ số mol NaOH tính được tổng số mol axit và este -> số mol ancol, biết số mol ancol ( tổng của este và ancol) tính được số mol este và suy ra số mol axit. Từ đây quay trờ lại dữ kiện của phần 1 đốt cháy ta có thể xác định được công thức của axit ( do đã biết số mol của từng chất và xác định được công thức của rượu, gọi công thức của axit là CxHyO2 ta lập được 2 PT từ số mol của CO2 và H2O).

tarus_1993
06-15-2009, 06:10 PM
Từ 1 tấn quặng pirit chứa 72% FeS2: 18,4% CuFeS2và 9,6 %tạp chất ko cháycó thể điều chế được bao nhiêu lít dd H2SO4 98%(d=1,84g/ml).Biết hiệu suất thu hồi SO2khi đốt cháy đạt 95,5%,hiệu suất oxi hoá đạt 90%và lượng axit bị mất mát là 5%.
Mình nghĩ mãi mà ko ra ! các bạn giải thích hộ mình hiệu suất thu hồi và hiệu suất oxi hoá
là gì nhé! cảm ơn các bạn trước nhờ các bạn mà mình cũng mở mang ra nhiều:010:

Mình còn muốn hỏi về kinh nghiệm học tốt hoá của các bạn nữa! Những công thức toán lý mình còn nhớ được nhưng mấy pt hoá học dài dài thì khó nhớ quá ! mong các bạn chỉ bảo:24h_021:

sadlove_1410
06-15-2009, 09:11 PM
Em thân mến, bài này em viết phương trình rồi từ từ giải ra.

Trong trường hợp này thì hiệu suất oxi hóa có thể là hiệu suất khi đốt cháy FeS2 và CuFeS2, và cả khi oxi hóa SO2 thành SO3 (đề không nói rõ). Ví dụ trong trường hợp SO2 -> SO3, HS oxi hóa là 90% nghĩa là 1 mol SO2 chỉ thu được 0.9 mol SO3 mà thôi. Thực chất đó là hiệu suất phản ứng.

Hiệu suất thu hồi là khái niệm dùng trong hóa học thực nghiệm và công nghiệp. Ta luôn bị tổn hao hóa chất và ít khi thu được hoàn toàn lượng chất sinh ra (trong trường hợp này là SO2). Giả sử ta thu được n mol SO2 với hiệu suất phản ứng là h1, hiệu suất thu hồi là h2 thì cuối cùng, ta sẽ được n thực tế thu được = h1.h2 x số mol SO2 trên lý thuyết.

Thân!

kuteboy109
06-16-2009, 09:53 AM
Cái này làm bằng tay thì hơi lâu nên phải áp dụng toán học cho nó nhanh, công thức như thế này, các bạn tự chứng minh nha:
Số công thức=C (k-1)/(n+k-1)
+k là số đồng vị.
+n là chỉ số.

kuteboy109
06-16-2009, 08:19 PM
Cách làm trên chính là bảo toàn rồi đó bạn:
FeS2--> 2H2SO4
CuFeS2-->2H2SO4
-Đây là bảo toàn S

wildcat89
06-16-2009, 11:36 PM
Câu 1: Cho các chất sau Al, Fe3O4, HCl, Ba(OH)2, CO2 Nếu cho các chất tác dụng với nhau từng đôi một thì có bao nhiêu pứ xảy ra đk phản ứng đầy đủ
A. 7 B. 8 C. 9 D. 6
Câu 2: Be có td với Ca(OH)2 không vì sao ?
Câu hỏi mình tự thêm vào là Al + CO2 ra gì?
Mong các bạn giúp dùm mình :D:D:24h_048::24h_048:

phưong79
06-17-2009, 08:35 AM
Câu 1 D:6
Câu 2 Có đơn giản vì nó là kim loại lưỡng tính
Câu hỏi mình tự thêm vào là Al + CO2 ra gì?
Cái này anh nghĩ nó không tác dụng

kuteboy109
06-17-2009, 08:57 AM
Câu 2: Phản ứng như thế này:
Be+ Ba(OH)2--> BaBeO2+ H2
hoặc viết chính xác theo phức: Be+ Ba(OH)2+2 H2O---> Ba[Be(OH)4] + H2
Câu 1 và 4: khi đã cho đk có đủ thì vẫn có thể xảy ra phản ứng của Al và CO2 ở nhiệt độ cao, phản ứng vẫn có thể xảy ra theo hướng ngược lại:
2Al+ 3CO2--> Al2O3+ 3CO
Vì thế không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy bằng kim loại là thế!

Dinh Tien Dung
06-17-2009, 05:12 PM
Cậu thử xem lại cái công thức cái. Tính sơ sơ như flameking đã là 72 mà không hiểu cậu chia như thế là sao. Giả sử như mình chỉ xét cho oxi các đồng vị là a,b,c. Khi đó ví dụ O4 sẽ là aabc thì sự lặp lại như abac, cbaa, caab.. sẽ bị trùng mà. Mình gặp câu này rồi, thử viết ra (tất nhiên là kiểu này thì quá mất thời gian) thì ở H là 6 và ở O là 15 nhân lại được 90. Mọi người góp ý thêm

hunter9x_tn
06-18-2009, 02:03 AM
cho hỗn hợp gòmcos Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước(dư) sau khi PƯ sẩy ra hoàn toàn thì thu đc 8,96lit H2 và mg chất ko tan giá trị của m là
a) 10,8 b) 5,4 c) 7,8 d)43,2

kuteboy109
06-18-2009, 10:11 PM
Phương trình thì đơn giản thôi:
Na+ H2O-->NaOH+ 1/2H2
NaOH+ Al+ H2O-->NaAlO2+ 3/2H2 hoặc viết phức:
NaOH+ Al+ 3H2O--> Na[Al(OH)4]+ 3/2 H2

kuteboy109
06-18-2009, 10:21 PM
Trước tiên nên xem lại sách 10 và 11 lấy căn bản đã, phải hiểu khái niệm thế nào là oxit cao nhất và hợp chất khí với H. Nhớ không nhầm thì ra AlBr3 hay AlCl3 gì đấy. Bạn cứ thử đề xuất hướng giải sau đó mọi người sẽ góp ý chứ đừng chỉ hỏi không, học thế kém hiệu quả nếu muốn tiến bộ hơn!!

kuteboy109
06-19-2009, 05:51 PM
Pt ion tổng quát thế này:
2Cr3+ + 3Cl2+ 16OH- -->2CrO4 2- +6Cl- +8H2O

minhduy2110
06-20-2009, 12:44 AM
Quặng này có thành phần là Al2O3 và Fe2O3, còn tên thông dụng thì mình không nhớ.

"Bô-xít là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu .... với thành phần chủ yếu là các khoáng vật của nhôm cùng với các khoáng vật oxit sắt, các khoáng vật sét. Từ bô-xit có thể tách ra alumina (Al203) - nguyên liệu chính để luyện nhôm. "

==> mình nghĩ nó là Bauxite, nhưng lại thiếu thành phần SiO2. :24h_066:

kuteboy109
06-20-2009, 09:24 AM
@anh Duy: đề bài cho là thành phần chính của quặng gồm 2 oxit nên có thể chấp nhận nó là boxit nhưng hàm lượng SiO2 so với Fe2O3 gần như tương đương nên em nghĩ quặng này cũng có thể là cao lanh.

phưong79
06-20-2009, 10:18 AM
Bài 2 luôn
Bài này dễ mà
nAg=2nHCOOH+4nHCHO=1mol
mAg=108g
Bài 3
nCH3OH=nHCHO=2,5
mHCHO=2,5.30=75g
%A=75/250.100=30%.Thế thui.
Andehit cho vào nước cho phản ứng thuận nghịch tạo ancol có 2 nhóm OH cùng đính vào 1 cacbon.Đây là kiến thức lớp 11 tớ khuyên cậu nên ôn lại đi.Thân!!!

kuteboy109
06-20-2009, 10:32 AM
@phương: có 1 chút ý kiến, andehit cho vào nước chỉ tồn tại cân bằng động ở 1 số điều kiện, ở đk thường thì xảy ra tautome hóa--> chuyển vị keto-enol giữa ancol chưa no và andehit làm cân bằng lệch hẳn về phía tạo andehit thôi!!

langtuvodanh
06-20-2009, 12:01 PM
1. Câu 1 có một dạng bài trong SBT 12, bạn có thể tham khảo.
Xét 1 mắt xích C2H3Cln + kCl2--> C2H3-kCl1+k+kHCl
Từ %Cl trong (C2H3-kCl1+k)-->k --. Tỉ lệ.
2. pHHCl=-lgC=x
pH(Ch3COOH)=-lg0.01C=-lgC+2=x+2-->y=x+2

shushi89
06-20-2009, 08:05 PM
:24h_066:
1. tính vdd HCl = 38%( d= 1,19) để pha 1l dung dịch HCl
2. tính C% dung dịch chứa 40g acid HCl nguyên chất trong 200 dung dịch
3. Tinh Cn của 26,5g Na2CO3 trong 1l dd
4. Tính m chất tan NaCl để pha 100ml dd có Cm = 0,2M
5. Tính m chất tan K2Cr2O7 để pha 1l dd có Cn =0,1M (M=294,162) và Cr+6 -> Cr+3
6. Tính m NaOH =? để pha thành 4l dd 10% (d=1,15)

chemistrydhv
06-20-2009, 08:16 PM
Anh nào chị nào tốt bụng giải giùm em bài này cái, tình hình là sắp thi ĐH rồi mà có bài này hơi nghi ngờ. Anh chị giúp giùm nha. Giải chi tiết giùm em chút xíu. Cảm ơn nhiều. Nếu được anh chị viết ra giấy chụp hình lại rồi post hình lên đây thì tốt quá. Em cảm ơn nhiều.
Đây là đề bài:
0,1 mol axit A tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaHCO3. Đốt cháy 0,1 mol A thì khối lượng nước thu được vượt quá 3,6. Cho biết CTCT thu gọn của axit.
giair:
Vi 0,1 mol A tac 0,2 mol NaHCO3 nen A chua 2 nhom -COOH )
goi ct A : CnH2n-2k(COOH)2 +O4 + o2= (n+2)CO2 +(n-k+1)H2O
0,1 0,1(n-k+1)
0,1(n-k+1)>3,6/18=0,2 nen n-k>1 nen n>k+1
bai nay co nhieu truong hop
n=2; k=0 : A: C2H4(COOH)2
n=3,k=0 : A ....
k=1 : A...

zamchick
06-21-2009, 03:41 AM
Mọi người giúp tớ nhé:)
Câu 1: Cho dòng khí CO đi qa ống sứ chứa 0,12 mol hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 nung nóng, phản ứng tạo ra 0,138 mol CÒ. Hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352g gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp bốn chất này vào dung dịch HNO3 dư đc V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Giá trị của V là:
A. 0,224
B. 0,672
C. 2,248
D. 6,854
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO,Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hờn toàn vs lượng vừa đủ là 250ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ, thu đc dung dịch Y và 3,136 lít(Đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hidro là 20,143. Giá trịc ủa m là:
A. 74,88
B. 52,35
C. 61,79
D. 72,35
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu vs tỉ lệ phần trăm khối lượng là 4:6. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HNO3 thu đc 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) dung dịch Y và có 0,65m gam kim loại k tan. Khối lượng muối khan trong đung ịch X là:
A. 5,4
B. 6,4
C. 11,2
D. 8,6
Thank all:)!

chemistrydhv
06-21-2009, 09:54 AM
Cau 1: bai nay de conf thieu cho pu hoan toan ban a!
ta thay : nCO=nCO2=0,138mol
m FeO+mFe2O3= 14,352+mCO2-mCO
To do tinh so mol FeO va Fe2O3
ta chu y cac chat dau va san pham sau cung
Chi FeO va CO nhuong e
FeO -1e = Fe3+
CO -2e= CO2
Tu so mol FeO va CO ta tinh duoc so mol e cho .Do cung la so mol e ma NO3- nhan
NO3- + 3e= NO
tu do tinh duoc so mol NO va tinh V
(thong cam vi khong co may tinh nen khong tinh cu the duoc)
Cau 2: Tu hh Z ta tinh duoc so mol NO2 va NO
NO3- + 1e= NO2
NO3- +3e = NO
Tu do tinh duoc so mol e nhan
Chu y trong 3 chat dau chi co FeO NHUONG e
FeO -1e= Fe3+
ap dung bao toan e tinh duoc so mol FeO . dO cung chinh la so mol CuO va Fe2O3
sUY RA m !
Cau 3:
mFe=0,1m; mCu= 0,6m
Vi co 0,65m g kim loai khong tan nen ca Fe va Cu du
Do du Fe nen dug dich Y khong the co Cu2+ va Fe3+
Do : Fe + Cu2+ = Fe2+ Cu
Fe + Fe3+ = Fe2+
Vay dung dich Y chi co Fe(NO3)2
ta co 6the coi : Fe-2e= Fe2+
NO3- + 3e= NO
tu so mol NO tinh duoc so mol E nhan . Tinh duoc soml mol Fe phan ung
Tu do tinh khoi luong muoi Fe(NO3)2 .
Chuc vui !

thanhthuy_2009
06-23-2009, 10:45 AM
1) Đun một ancol A với hỗn hợp,(lấy dư) KBr và H2SO4đặc thì thu được hữu cơ B. Hơi của 12.3 gam chất B nói trên chiếm 1 thể tích của 208 gam nitơ trong cùng điều kiện. Khi đun nóng với CuO, ancol A biến thành anđêhit. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. CH3CH2CH2OH
D. (CH3)2CHOH
2) Cho 0.92 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axeticphản ứng hoàn toàn với AgNO3/ddNH3 dư thu được 5.64 gam hỗn hợp chất rắn . Thành phần % của axetilen trong hỗn hợp ban đầu là
3) Cho hỗn hợp X gồm axit butanoic,axit 2- metylpropanoic và vinyl iso butirat tác dụng hoàn toàn và vừa đủ với 200mil dung dịch NaOH 1.5M. tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
4) Cho cất hữu cơ X có hàm lượng phần trăm là 6.67%H , 13.33%O , còn lại là cacbon. Công thức đơn giản nhất của X cũng là Công thức phân tử. chất x không tác dụng được với dung dịch NaOH. Công thức cấu tạo của X

tigerchem
06-23-2009, 01:47 PM
Bạn nên đưa ra hướng giải quyết của mình, hoặc vướng mắc ở đâu để mọi người cùng giúp, pót đề chung chung như vậy sẽ không có ai giúp.
Thân!
PS: Bạn có thể trình bày bài giải của mình đến đoạn nào không làm tiếp được...

tigerchem
06-23-2009, 07:56 PM
AgNO3/NH3 phản ứng C2H2 tạo kết tủa C2Ag2, với CH3CHO tạo Ag.

minhconyeuhoa
06-24-2009, 12:17 AM
bài 1 thì em làm làCm của A và B lần lượt là x , y ! theo giả thiết thì TH1 trộn theo tỉ lệ 3:2 ta giả sử cứ 3 lít dd A đi với 2 lít dd B ! ta sẽ có mol của A và B lần lượt là 3x và 2y:24h_058::vanxin( ! Lại có h2SO4 còn dư phản ứng trung hòa với 20ml NaOH 1M , đến đây thì em bí rồi ah , ở dưới cũng tương tự như trên ! các anh chị giúp em mới ! nếu cách làm này là sai mong các anh chị chỉ em thêm

kuteboy109
06-24-2009, 08:46 AM
Giúp em mấy bài này với !

1)Dung dịch A lầ H2SO4 , dung dịch b là KOH
+) Trộn A với B theo tỉ lệ 3:2 thu được ding dịch C là đổ quỳ tím , Trung hòa 100 ml C cần 20 ml NaOH 1M
+) Trộn A với B theo tỉ lệ 2:3 thu được dung dịch D là xannh quỳ chuyển xanh . Trung hòa 100 ml D cần 126 g dung dịch HNO3 10 % . Tính Cm A , B .


1) Gọi C(M) của A và B là x, y.
-TN1: Xét 3l A+ 2l B có nH+=6x và nOH-= 2y
+ dung dịch C dư axit:
nH+dư= nOH-=0,02(mol)
=>6x-2y=0,02 (1)
-TN2: Xét 2l A +3l B có nH+=4x và nOH-=3y
+ dd D có kiềm dư
nOH- dư=nH+=nHNO3=0,2 (mol)
=>3y-4x=0,2 (2)
-Giải hệ (1) và (2): x=0,046; y=0,128. Cách làm là như thế, còn tính toán bạn kiểm tra nhé!!

minhconyeuhoa
06-24-2009, 12:54 PM
2) Dung dịch A chứa HNO3, dung dịch B là KOH . Pha loang 200 ml dung dịch A thành 1lít dung dịch có pH =2
a) Tính Cm A
b) Trung hòa 150 ml dung dịch B cần 75 ml dung dịch A . Tính Cm B

Cái bài này em giải thế này có đúng không các anh chị xem giúp em với

a) theo giả thiết ta pa loãng 200 ml dd A thành 1lits dd B có pH =2 , từ đó có Cm(H+) =0.01
thể tích tằng lên 5 lần từ đó ta có Cm(H+) bd = 0.05

b)theo câu A ta có Cm( H+) bd =0.05 từ đó có nH+ = 0.00375
PT : H+ + OH- = H2O
từ PT suy ra nOH- = 0.00375 , từ đó có CmKOH= 0.00375/0.15 =0.025 !

Em thấy nó kì kì thế nào ấy ah ! không biết trong câu b thì ta lấy Cm của dd A ban đầu hay dd A sau khi pa loãng nữa ah ! Em lấy Cm của dd A ban đầu

minhconyeuhoa
06-24-2009, 02:54 PM
Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa A và dung dịch B . Lọc A rồi đem nung nóng ở nhiệt độ cao thu được 8,59 gam kết tủa . Dung dịch B tác dụng hết với BaCl2 tạo 13,98 gam kết tủa . Xác địn Cm của 2 dung dịch ban đầu

Em xin thử giải bài tập này , các anh chị xem xem nếu có sai thì bảo em với ah

PT
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 2Fe(OH)3 + 3BaSO4
0.05mol 0.15 mol 0.1mol
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
0.1mol 0.05 mol
Ta có dung dịch B tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa nên dd B : Fe2(SO4)3 dư nên ta có phản ứng tiếp theo
Fe2(SO4)3 dư + 3BaCl2 = 2FeCl3 + 3BaSO4
0.02mol 0.06mol

Vậy Tổng số mol Fe2(SO4)3 = 0.02 + 0.05 = 0.07 mol
Vậy Cm Fe2(SO4)3 =0.7
Cm Ba(OH)2 = 1.5

kuteboy109
06-24-2009, 04:46 PM
3) Em hơi nhầm 1 chút rồi: Chất rắn thu được gồm 2 chất Fe2O3 và BaSO4. Gọi x là số mol Fe2(SO4)3 phản ứng
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 2Fe(OH)3 + 3BaSO4
x------------>3x--------->2x--------->3x
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
2x--------->x
m rắn=8,59= 233.3x+ 160.x-->x=0,01(mol)
-Từ đó làm tiếp được rồi chứ gì

minhconyeuhoa
06-24-2009, 05:57 PM
thế em giải tiếp thế này đúng không nha ! theo như anh gọi thì x là số mol Fe2(SO4)3 phản ứng với Ba(OH)2, ta có
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 2Fe(OH)3 + 3BaSO4 (1)
x------------>3x--------->2x--------->3x
x= 0.01 mol từ đó ta có nBa(OH)2= 0.03 từ đó tính được Cm của Ba(OH)2
ta lại có: nBaSO4 = 0.06 mol
Fe2(SO4)3 + 3BaCL2 = 2FeCl3 + 3BaSO4 (2)

0.02 mol <------------ 0.06mol
vậy tổng số mol Fe2(SO4)3 = 0.03 suy ra Cm Fe2(SO4)3
Ra hai chất này có cùng nồng đọ mol/l ah ! có sai không anh

kuteboy109
06-24-2009, 09:26 PM
Chuyện tính toán là của em, mọi người chỉ có thể hướng dẫn cho em hướng giải cho những chỗ mà em khúc mắc thôi.
PS: em có biết dùng máy tính không thế, pt 1 ẩn mà cũng giải sai thì chịu thôi, x vẫn bằng 0,01.

minhconyeuhoa
06-25-2009, 12:04 AM
thì em viết theo đúng pt anh đưa ra mà ! 8,59 = 233x + 160x từ đó 393x = 8.59 suy ra x . nếu sai hay có lẽ em hiểu sai chỗ nào sao , anh chỉ giúp em với !
PS : anh bảo em mà không biết giả pt 1 ẩn thì buồn quá vì dù sao em cũng đã thi đỗ khối chuyên pt toán tin dhkhtn mà nhưng không theo học ! :((

kuteboy109
06-25-2009, 09:07 AM
Thứ nhất em nên đọc kỹ lại các bài trước để xem coi mình nhầm chỗ nào, thứ 2, đặt x là số mol Fe2(SO4)3 thì nBaSO4=3x (theo cân bằng) chứ không phải là x như em nhầm lẫn:
233.3x+ 160x=8,59--->859x=8,59!!

minhconyeuhoa
06-25-2009, 10:34 AM
vâng ! hoặc nếu khong muốn nhầm lẫn thì em đặt thế này cũng được

Đặt số mol của BaSO4 là x, ta có pt
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 2Fe(OH)3 + 3BaSO4
x<---------3x<-------2x/3<----------x
Fe(OH)3 = Fe2O3 + H2O
2x/3---->x/3
Vậy ta có 160x/3 + 233x = 8,59 suy ra x= 0,01
PS : lúc nãy em nhầm không viết 233.3x mà lại viết thành 233 x !:((
EM cảm ơn anh rất nhìu ah!

die4sure1993
06-25-2009, 03:01 PM
Bài 1: Hòa tan hết 12 gam hh Fe,Cu(tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít ( ở đktc) hh khí X (gồm NO và NO2) và dd Y ( chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2=19. Tìm V?
Bài 2: Nung m gam bột sắt trong õi , thu 3 gam hh chất rắn X . Hòa tan hết hh X trong dd HNO3(dư) thoát ra 0,56 lít NO(sản phẩm khử duy nhất).Hỏi m?
Bải 3: Cho 11,36 g hh Fe Feo Fe2O3 Fe3O4 pư hết với dd HNO3 loãng dư ( dư) thu 1,344 lít khí NO( sản phảm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn X thu m g muối khan. Hỏi m?

zamchick
06-25-2009, 11:51 PM
Mọi người giúp tớ nhé;)
Câu 1:Hòa tan 55g hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 vs lượng vừa đủ 500ml axit H2SO4 1M thu được 1 muối trung hòa duy nhất và hỗn hợp khí X. Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp X.
Câu 2: X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối lượng t=mX/mY để đc qặng C, mà từ 1 tấn qặng C có thể điều chế đc tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Tìm giá trị của t.
Câu 3:Đốt cháy hoàn toàn 15,68 lít hỗn hợp khí(đktc) gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28đvC,thu đc nCO2/nH2O=24/31. Tìm công thức phân tử và % khối lượng tương ứng vs các hidrocacbon.
Bài 3 tớ tìm ra 2 kết qả khác nhau, 2 kết qả này đều có trong đáp án, mà tớ lại k bik loại nghiệm thế nào cả :(

kuteboy109
06-26-2009, 05:48 PM
C3H6: CH2=CH-CH3+ Cl2--500-600 độ C--> CH2=CH-CH2Cl+ HCl
CH2=CH-CH2Cl+ NaOH loãng--> NaCl+ CH2=CH-CH2OH
CH2=CH-CH2OH+ 2[O]--> CH2=CH-COOH+ H2O
+ Chú ý: [O] là các tác nhân oxi hóa mạnh như CuO, KMnO4, K2Cr2O7, HNO3 đặc nóng, H2Cr2O4.. ngoài ra pứ còn tạo 1 số sản phẩm phụ khác.

linhmanhbui
06-26-2009, 07:50 PM
Ðể hòa tan 9,18 gam bột Al nguyên chất cần dùng dung dịch axit A thu đươc một khí X và
dung dịch muối Y . Ðể tác dụng hoàn toàn vớii dung dịch muối Y tạo thành dung dịch muối
mới trong suốt thì cần 290 gam dung dịch NaOH 20% . Xác định axít A ?( Al = 27 , Na = 23 ,O = 16 , H = 1).
A. HNO3 B. HCl C. H2SO4 D. H3PO4

minhduy2110
06-26-2009, 08:04 PM
CuO thì không oxi hoá được lên axit.
KMnO4,K2Cr2O7(H3O+),HNO3 đặc nóng thì mạnh quá làm tan luôn cả C=C.
H2Cr2O4 thì chưa nghe bao giờ.

Cách tối ưu cho quá trình biến đổi chỉ bằng 1 phản ứng này - là enzyme :))

kuteboy109
06-26-2009, 09:53 PM
Anh duy định lên men giấm đấy à. Mấy cái tác nhân này đâu phải lúc nào cũng có hiệu quả hoàn toàn như anh nói.
+ CuO ai nói không ra acid được, oxi hóa không hoàn toàn thu hỗn hợp acid, aldehyde..... đấy thôi
+ Mấy cái này anh tham khảo sách của thầy Trần Quốc Sơn và chemorc là thấy ngay ấy mà. Với lại em có chú thích là có các sản phẩm phụ khác mà!

docnhatvonhi
06-26-2009, 10:51 PM
2 đồng phân mạch thẳng X, Y chỉ chứa C,HO. Trong đó H chiếm 2,539%về m. Khi đốt cháy X hoặc Y đề đc mol H2O = mol X (Y) đem đốt cháy. Hợp chất hữu cơ Z có M_Z = M_X và cùng chứa C,H,O. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa hết với 1,5 mol AGNO3/NH3 , 1mol Y phản ứng vừa hết với 2 mol AgNO3/NH3.
Tìm CTCT X ,Y, Z
làm đi mọi ng

kuteboy109
06-27-2009, 09:15 AM
Chương trình 11 cơ bản cũng có học đó anh, oxi hóa ancohol không hoàn toàn tạo ra hh acid, aldehyde ( sở dĩ thế là do aldehyde bị oxi hóa tiếp tạo acid thôi)!!

milkyvnn
06-27-2009, 03:28 PM
1. Tính E của pin sau
Pt,H2(P=1atm) /H+ pH=0 // Cu2+ 0,01M, H+ 0,1 M/Cu
Cho E0 Cu2+/Cu = 0,34V.
2. Phản ứng giữa AgNO3 và KCl trong dd tạo thành kết tủa AgCl và giải phóng năng lượng. Ta có thể tạo ra một tế bào điện (pin)hoá sinh công điện nhờ phản ứng đó.
a> Viết công thức của tế bào điện hoá theo quy tắc IUPAC và nửa phản ứng điện cực tại anot và catot.
b> Tính G0 của của phản ứng két tủa AgCl và E0 của tế bào điện hoá (25độC)
Cho T s(AgCl) Ở 25*C = 1,6 . 10^-16
Đáp số: G = -55,884 Kj/mol
E0 = + 0,58 V

phưong79
06-27-2009, 03:54 PM
Bài 1: Hòa tan hết 12 gam hh Fe,Cu(tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít ( ở đktc) hh khí X (gồm NO và NO2) và dd Y ( chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2=19. Tìm V?
Bài 2: Nung m gam bột sắt trong õi , thu 3 gam hh chất rắn X . Hòa tan hết hh X trong dd HNO3(dư) thoát ra 0,56 lít NO(sản phẩm khử duy nhất).Hỏi m?
Bải 3: Cho 11,36 g hh Fe Feo Fe2O3 Fe3O4 pư hết với dd HNO3 loãng dư ( dư) thu 1,344 lít khí NO( sản phảm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn X thu m g muối khan. Hỏi m?

Bài 1 nè
nFe=nCu=0,1 mol
Fe-3e-->Fe3+
0,1 0,3
Cu-2e-->Cu2+
0,1 0,2
Gọi nNo=x,nNO2=y
N+5 + 3e-->NO
3x x
N+5 +1e-->NO2
y y
có hệ
3x+y=0,5
30x+46y=38(x+y)
=> x=y=0,125
=>V=5,6l


bài 2
bảo toàn e
Fe-3e-->Fe3+
0,025 0,075
N+5 +3e-->NO
0,075 0,025
nNO=0,025
mFe=1.4g
bài 3 ở đây anh xài pp ghép ẩn số nhưng ở đây ta có thể quy về tìm mFe ban đầu rồi đi tìm muối cũng được.Khổ nỗi cách ghép ẩn số chỉ ngán viết pt thôi

Fe+4HNO3--->Fe(NO3)3+ NO+2H2O
x x x
3FeO+10HNO3--->3Fe(NO3)3+NO+5 H2O
y y y/3
3Fe3O4+28HNO3--->9Fe(NO3)3+NO+14H2O
z 3z z/3
Fe2O3+6HNO3--->2Fe(NO3)3+3H2O
t 2t
có hệ
x+y/3+z/3=0,06
56x+72y+232t+160z=11,36

n Fe(NO3)3 =x+y+3z+2t
80(x+y+3z+2t)-8(3x+y+z)=56x+72y+232t+160z=11,36
80.nFe(NO3)3-8.0,18=11,36
nFe(NO3)3=0,16
mFe(NO3)3=38,72g

docnhatvonhi
06-27-2009, 07:11 PM
2 đồng phân mạch thẳng X, Y chỉ chứa C,HO. Trong đó H chiếm 2,539%về m. Khi đốt cháy X hoặc Y đề đc mol H2O = mol X (Y) đem đốt cháy. Hợp chất hữu cơ Z có M_Z = M_X và cùng chứa C,H,O. Biết 1 mol X hoặc Z phản ứng vừa hết với 1,5 mol AGNO3/NH3 , 1mol Y phản ứng vừa hết với 2 mol AgNO3/NH3.
Tìm CTCT X ,Y, Z
làm đi mọi ng

ineq
06-28-2009, 01:45 PM
BT1: Đun nóng m g hh A dạng bột gồm BA và Al trong ko khí khô, các kim loại trong A bị oxh hết tạo oxit kl tương ứng. Đem hòa tan lượng hh oxit trên trong nước dư, còn lại 1,02 g chất rắn. Còn nếu đem hòa tan 0,075 mol hh A trong lượng nước dư thì thu đc 1,344 l H2 và còn lại m' g chất rắn.
a. Tính % kl mỗi kl trong hh A
b.Tính m'. Các pứ xảy ra hoàn toàn.
BT2: Trộn 13,5g bột kl Al với 41,76 g bột oxit sắt trên rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử chỉ có quá trình khử FexOy tạo kl. Lấy hh các chất sau pứ nhiệt nhôm đem hòa tan hết = dd H2SO4 26%( D=1,19g/cm^3) thì thu đc 12,32 lít h2( ở 27,3 độ C: 91,2 cmHg). Tính hiệu suất pứ nhiệt nhôm và thể tích tối thiểu dd H2SO4 26% cần dùng.

boy99
06-28-2009, 02:43 PM
khử hoàn toàn 3.04 gam hỗn hợp X gồm Fe304, Fe203, Fe0 cần 0.05 mol khí H2.Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3.04 hỗn hợp X vòa H2S04 đặc nóng thì thu được V lít khí S02 tính V:nghi (

caokakabuuy
06-30-2009, 09:29 AM
Hóa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0.12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 vừ đủ thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat và khí NO duy nhất.Giá trị của a là:
A.0,04
B.0,06
C.0,12
D.0,075
Cảm ơn các anh nhìu nhâ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:doctor (:doctor (:doctor (

caokakabuuy
06-30-2009, 10:15 AM
Trộn 100ml dung dịch có pH=1(gồm HCl, HNO3) với 100ml đ NaOH a mol/l, thu được 200ml dung dịch có pH=12.giá trị của a là:
A.0,12
B.0,3
C.0,03
D.0,12
cảm ơn các anh nhé:::Đ

caokakabuuy
06-30-2009, 11:29 AM
Trộn V1 lít axit mạnh có pH=5 với V2 lít dung dịch bazo mạnh có pH=9 thì dung dịch thu được có pH=6.Xem thể tích dung dịch không đổi.Tỉ lệ V1/V2 là:
A.1/2
B.11/9
C.2/1
D.9/11
thanhks các bác nha!!!!!!!!1

kuteboy109
06-30-2009, 11:50 AM
Bài này là dạng cơ bản của lớp 11 thôi:
[H+]= 10^-5, [OH-]=10^-5
dd thu được có pH=6<7 --> dư H+
--> n[H+] dư=10^-5. V1- 10^-5. V2
--> [H+] dư= (10^-5. V1- 10^-5. V2)/ (V1+V2)= 10^-6
=> V1/V2= 11/9

kuteboy109
06-30-2009, 12:04 PM
Những bài loại này chỉ cần chú ý H+ và OH- là làm được hết, bạn nên chú ý để lần sau có thể tự suy luận:
-Tổng nH+=0,1. 10^-1=0,01
-Tổng nOH-=0,1.a
pH=12: nOH- dư=0,2. 10^-2=2.10^-3 = (0,1a-0,01)/ (0,1+ 0,1)
=> a=0,104. Cách làm là như thế, còn đáp số bạn tự tính toán lại nhé!!

tung0701
06-30-2009, 02:00 PM
mong nhờ anh chị giải giúp em ạh.
kim loại M (Hóa trị 2), phi kim hóa trị 1 tạo nên muối MX2.Chia muối này thành 2 phần = nhau, hòa tan với nước , sau đó đem:
- một cái +AgNO3=>5.74 g kết tủa trắng
-một cái đem + Fe, thấy khối lượng Fe tăng 0.16g
Đáp án nó chỉ ghi hệ thức M=(0.16X +178)/ 2.87
với M, X lần lượt là M của M, X. Vấn đề là anh chị nào tìm giúp em cách ra hệ thức đó đi. Em làm ko ra.
Cảm ơn anh chị rất nhiều.

minh01
06-30-2009, 04:46 PM
Đề: Hợp chất M đều được tạo thành từ các ion có cấu hình e giống Argon. Tổng số hạt p,n,e trong 1 phân tử M là 164.
a, tìm công thức phân tử của M biết rằng M có thể tác dụng với FeCl2 cho kết tủa màu đen và có thể tác dụng với nước Brom cho chất rắn màu vàng.

Em tìm được trên yahoo!answer, thấy hơi khó, anh em nào chỉ giùm em cách giải với...:24h_068:

minh01
06-30-2009, 05:01 PM
mong nhờ anh chị giải giúp em ạh.
kim loại M (Hóa trị 2), phi kim hóa trị 1 tạo nên muối MX2.Chia muối này thành 2 phần = nhau, hòa tan với nước , sau đó đem:
- một cái +AgNO3=>5.74 g kết tủa trắng
-một cái đem + Fe, thấy khối lượng Fe tăng 0.16g
Đáp án nó chỉ ghi hệ thức M=(0.16X +178)/ 2.87
với M, X lần lượt là M của M, X. Vấn đề là anh chị nào tìm giúp em cách ra hệ thức đó đi. Em làm ko ra.
Cảm ơn anh chị rất nhiều.


Cũng đơn giản thôi, bạn làm như vầy:
MX2 + 2AgNO3 --> M(NO3)2 + AgX
2,87/(108+X) <-- 5,74/(108+X)
nAgX= 5,74/(108+X)

MX2 + Fe --> FeX2 + M
2,87/(108+X) -->2,87/(108+X)

delta m= 0,16g <=> (M-56)(2,87/(108+X))= 0,16 ==> M= (17,8+0,16X)/2,87

:bachma (

kuteboy109
06-30-2009, 05:09 PM
@ minhconyeuhoa: Bài này giải như sau:
HCL--> H+ + Cl-:
+ pH (HCl) =-lgC [H+] =x
CH3COOH<---> CH3COO- + H+
[H+]= alpha. C=0,01. C
+ pH (CH3COOH)=-lg (0,01. C [H+])=-lgC+2=x+2=y
-->y=x+2

snowfox92
06-30-2009, 05:21 PM
1, Cho hỗn hợp X gồm hai este của hai axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và cùng một rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 20,1g hỗn hợp X cần 146,16 lít không khí (đktc) chứa 20%O và 80%N. Sản phẩm cháy thu được cho lần lượt vào bình 1 đựng H2SO4 đặc và sau đó qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư. Khối lượng bình 2 tăng 46,2g. Mặt khác nếu cho 3,015g X tác dụng vừa đủ với NaOH được 2,529g hỗn hợp 2 muối.Xác định CTCT của 2 este.
2, Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8g este bằng NaOH thu được muối A và rượu B. Khi nung toàn bộ muối A với O2 thu được 5,3g Na2CO3, khí CO2 và H2O. Chưng cất để lấy rượu B khan. Chia rượu B thành 2 phần bằng nhau. Cho 1/2 tác dụng với Na thu được 3,4g muối và thể tích H2 thu được bằng 1/2 thể tích của B đo cùng điều kiện, nhiệt độ,p. Xác định CTCT của este.
Hix, mấy cao thủ giúp giùm mình 2 bài này, đề trắc nghiệm gì mà khó bà cố :017:...

caokakabuuy
06-30-2009, 06:22 PM
bài 1:Cho 115 g hh ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít khí CO2(đktc).Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là bao nhiêu:
A.142,0
B.124,0
C.141,0
D.123,0
bài 2: Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa keo.Nồng độ mol của dung dịc KOH là:
A.1,5mol/l
B1,5mol/l và 3,5mol/l
bài 3:Cho 1lits khí hỗn hợp gồm H2, Cl2, HCl đi qua dung dịch KI thu được 2,54g iot và còn lại 500ml( dktc).phần trăm số mol các khí trong hh là bao nhiêu??
Bài 4:Lượng SO3 cần thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100g d d H2SO4 20% là bao nhiêu???
cảm ơn trước mấy bạn

kuteboy109
06-30-2009, 09:50 PM
nhưng đáp số ra sai mất rồi, thế thì đâu có đúng

Quan trọng là cách giải chứ, bạn phải tự tính toán lại chứ đợi người khác tính giúp nữa à, trong quá trình nhẩm thì vẫn có sai sót chứ:
pH=12 --> C(OH- dư)=10^-2= n/V= (0,1a-0,01)/ 0,2
=> a=0,12 (M)

ronghenrytran
07-01-2009, 09:03 AM
1/ hòa tan một lượng FeSO4.7H2O trong nước để được 300ml dung dịch. thêm H2SO4 vào 20 ml dd trên thì dd hỗn hợp thu được làm mất màu 30ml dd KMnO4 0.1 M. khối lượng FeSO4.7H2O ban đầu là???
2/ trộn 300 ml dd co chứa NaOH 0.1 mol/l và Ba(OH)2 0.025 mol/l với 200 ml dd H2SO4 nồng độ x mol/l, thu 500 ml dd có pH=2. coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc thì giá trị của x là???
3/ hòa tan hoàn toàn 20g một hh X gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng vừa hết 350 ml đ HCl 2M. nếu lấy 0.4 mol hh X đốt nóng trong ống sứ rồi thổi luồng H2 dư đi qua đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu mg chất rắn và 7.2g nước. giá trị m là ???
4/ hỗn hợp X gồm butan, metyl xiclo propan, but-2-en, etylaxetilen và divinyl có tỉ khối so với H2 là 27.8. đốt cháy hoàn toàn 0.15 mol hh X tao ra m(g) hh khí cacbonic và nước. giá trị của m là???
5/ Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6.25, cho 20 g X t/d với 300 ml dd KOH 1M. cô cạn thu 28g chất rắn khan. công thức cấu tạo của X là???
6/ cho 1.19 g hh X gồm Zn và Al t/d với dd HCl dư được dd Y. cho Y t/d với dd NH3 dư, kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi được 1.02g rắn. tỉ lệ mol Zn và Al trong hh X la???
7/ để hòa tan hết một mẫu Zn trong dd HCl ở 20doC cần 27 phút. cũng mẩu kẽm đó tan hết trong HCl nói trên ở 40doC hết 3 phút, vậy ở 55doC cần thời gian là bao nhiêu???
8/ lấy 2.5 ml dd CH3COOH 4M rồi pha loãng với H2O thành 1 lít dd X. biết rằng trong dd X có 6.28.10^18 ion và phân tử axit không phân li. độ điện li của axit trong dd X là??? (cho N= 6.023.10^23)
9/ để tạo xốp cho một số loại bánh, có thể dùng:
A/ (NH4)2SO4 B/ CaCO3 C/ NH4HCO3 D/NaCl
10/sau khi tách H2 hoàn toàn khỏi hh X gồm etan và propan, ta thu được hh Y gồm etilen và propilen. khối lượng phân tử trung bình của Y bằng 93.45% của X. thành phần % thể tích của 2 chất trong X là???
xin các pro giải giúp mình 10 bài trên, biết là hơi nhiều nhưng với các pro thì quá đơn giản mà,vì đây là những câu trắc nghiệm nên các pro tìm cách nào giải nhanh nhất giúp mình nhé, thx các pro nhiều!^_^!

minhconyeuhoa
07-01-2009, 11:03 AM
1) một hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit MO, X có khối lượng bằng 17,05 gam và X hòa tan đủ trong 250 ml dung dịch NaOH 2M cho ra 4,48 lít khí H2 , Xác định M .

2)a) phải thêm bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 0.05 M vào 9 ml H2O để đựoc dung dịch có pH= 12
b) Phải thêm bao nhiêu ml H2O vào 10 ml dd NaOH có pH= 13 để đựoc 1 dd có pH=12(cái này em ra là 90 ml - đúng không ah )
c) Phải thêm bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 0.1M vào 10 ml dd HCl 0,1M để đựoc dd có pH = 7
d) Tính pH của đ thu được sau khi trộn 10ml dd HCl 0,1M với 10 ml dd NaOh 0,1 M
e) CHo dd A chứa 2 axit H2SO4 0,1M và HCl 0,2M vài dd B chứa 2 bazo NaOH 0,2M và KOH 0,3M. phải thêm bao nhiêu ml dd B vào 100 ml ddA để đựoc dd có pH = 7

Các anh chị hướng cho em cách gải dạng bài tạp này với ah !

3) 1 lít dd A chứa MCl2 và NCl2 ( M ,N là hai kim loại nhóm 2A thuộc hai chu kì liên tiếp ) Khi cho 1 lít dd A tác dụng với dd Na2CO3 dư ta được 31,8 gam kết tủa. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi MCO3 thành MO + C02 thu được một chất rắn có khối lượng bằng 16,4 gam. Xác định M ,N

phưong79
07-01-2009, 07:05 PM
1) một hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit MO, X có khối lượng bằng 17,05 gam và X hòa tan đủ trong 250 ml dung dịch NaOH 2M cho ra 4,48 lít khí H2 , Xác định M .


để anh giúp em ha
thấy M hoá trị 2 nên muối tạo ra có dạng (MO2) 2-
M+2NaOH-->Na2MO2+H2
0,2 0,4 0,2
MO+2NaOH--->Na2MO2+H2O
0,05 0,1
có hệ
0,2M+0,05(M+16)=17,05
=> M=65 .Thân!

thanhthuy_2009
07-01-2009, 10:07 PM
1 hợp chất B tạo bởi ion X²+ , ion thứ 2 YZ3²-. Tổng số electron của YZ3²- bằng 32 hạt, Y và Z đều có số proton bằng số notron. Hiệu số notron của 2 nguyên tố X và Y bằng 3 lần số proton. Phân tử khối của B bằng 116 đvC. Xác định tên các nguyên tố X, Y, Z

Chú ý: X²+ là số electron bớt ra
YZ3²- là số electron của nguyên tố YZ3

caokakabuuy
07-03-2009, 10:43 AM
1, Cho 200ml dung dịch NaOH vào 400ml dung dịch Al(NO3)3 0,2 M thu được 4,68 gam kết tủa.Nồng độ của dung dịch ban đầu là bao nhiêu???
mình nghĩ bài này có hai đáp số, nhưng không biết tai sao cả, nhờ các bạn giải cặn kẽ cho mình nha!!!:D
2,Cho 21,92 gam Ba vào 400ml gam dd (NH4)2SO4 1,32% và CũO 2%.Sau khi kết tủa tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dd C.Đem kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là:
A.24,97 B.25,48
C.12,58 D.45,68
3, Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều đựng dung dịch chứa 0,1 mol NaHCO3 và 0,2mol NàCO3.Thêm 0,3 mol CaCl2 vào ống (1) thu được a gam kết tủa; 0,3 mol Ca(OH)2 vào ống (2) thu được b gam kết tủa.Giá trị a,b lần lượt là:
A.20,20 B.30,30
C.20,30 D.30,20
4, Cho dung dịch chứa x mol HCl vào dd chứa a mol NanO2, thấy có kết tủa cực đại rồi giảm còn 1 nửa. Cho dd chứa y mol KOH vào dd chứa a mol ZnCl2 thấy có kết tủa cực đại rồi giảm còn 1 nửa.tỉ lệ x,y là bao nhiêu???

Trunks
07-03-2009, 06:35 PM
Bài 1 thì quả thật có 2 đáp án(mới bđ còn ngờ ngợ)
theo đề, ta có: n(Al(NO3)3)=0.08 mol
n(Al(OH)3= 4.68/78=0.06 mol (kết tủa chỉ có thể là Al(OH)3)
Trường hợp 1: NaOH hết,Al(NO3)3 dư.
=> n(NaOH) =3n(Al(OH)3)=0.18 mol
=> C= 0.18/0.2=0.9 M
Trường hợp 2 : Al(NO3)3 hết.
nNaOH1 = 3nAl(NO3)3=0.24 mol
PT : Al(NO3)3 + 3NaOH = Al(OH)3 + 3 NaNO3 (1)
Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + 2H2O (2)
nNaOH2=0.08-0.06=0.02 mol ( do kết tủa là 0.06 nên Al(OH)3 sẽ tác dụng 0.08-0.06=0.02 mol ở PT 2)
=> nNaOH = nNaOH1 + NaOH2= 0.24 + 0.02= 0.26 mol
=> C =0.26/ 0.2=1,3 M
Hơ, mà bài này nếu cho 2 chất tác dụng hết thì giải như zầy còn như zư thì mình chịu!!!Còn 2 bài kia, mai giải quyết,giờ zề ăn cơm đã!!!

caokakabuuy
07-03-2009, 07:19 PM
bạn giỏi thật!,giải giúp mình mấy bài nữa nghen:D
1, Trộn 300ml dung dịch chứa NaAlO2 0,2 M; KAlO2 0,2M với 300ml dung dịch chứa HCl 0,1 M; HNO3 0,4 M.Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng kết tủa thu dc là bao nhiêu???
2,Thêm m gam K vào 300ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dd Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được kết tủa Y cực đại thì giá trị m là bao nhiêu??

phưong79
07-04-2009, 09:53 AM
Mọi người giúp mình điều chế vài "chú" này hộ cái.Viết sơ đồ thôi.
Từ benzen và các chất vô cơ thích hợp điều chế
a)1,4-dinitrobenzen
b)m-clo toluen
c)2,4,5 -T
d)2,4-D
e)DDT
f)nilon-6
g) đioxin.
Thanks all member's chemvn!!!

sl2206
07-04-2009, 08:51 PM
cho 2 dung dịch nung nóng (dd) A chứa các ion sau Na+ có "a mol" NH4+ chứa "b mol" HCO3- có "c mol" CO3 2- có "d mol" SO4 2- có "e mol" và B là bari hydroxit có số mol là " c+d+e (mol)". thu đc kết tủa C tính m gam? khí sinh ra Y bao nhiêu lít (đktc)? dd D lúc sau là bao nhiêu mol ion? :3::014::014::014:

nho_cow
07-04-2009, 08:59 PM
nếu khử = CO thì jải như sau nè bạn
Gọi CT oxit sắt cần tìm là FexOy

Chất rắn sau pư là Cu và Fe nhưng chỉ có Fe t/d với HCl thôi

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
0,02 mol <--------------0,02 mol

=> nFe ban đầu = 0,02 mol =>mFe = 0,02.56=1,12(g)
=>mCu= 1,76-1,12 = 0,64(g)=> nCu=0,64/64=0,01 mol=nCuO
=>m CuO=0,01.80=0,8(g)=>mFexOy=2,4-0,8=1,6(g)

FexOy + yCO ---> xFe + yCO2
0,02/x <------------0,02 mol

=>M FexOy= 1,6/(0,02/x)
<=>56x + 16y = 80x
<=>x/y=2/3
=>Fe2O3

Trunks
07-05-2009, 05:39 PM
2,Thêm m gam K vào 300ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X.Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dd Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y.Để thu được kết tủa Y cực đại thì giá trị m là bao nhiêu??

Hơ!bài 2 dễ xơi hơn,mình làm trước!
PTHH: 2K + 2H2O = 2KOH + H2
Al3+ + 3OH- = Al(OH)3
Theo đề, ta có:
nOH- = m/39 + 0.09 mol
nAl3+= 0.04 mol
Để khối lượng kết tủa max thì nOH- = 3nAl3+=0.12 mol
=> m/39 + 0.09= 0.12
=>m=1.17 g
Đáng lẽ phải tính thêm lượng nước có đủ pứ nữa hay hok,nhưng mà mình thấy 300ml mà nồng độ của 2 badơ kia hok nhìu nên chắc chắn zư để pứ nên hok cần thử lại !!!!!

ptit
07-07-2009, 02:51 PM
cho 3.9 gam hỗn hợp A gồm Al, Mg tác dụng hết với dd H2So4 loãn dư giải phóng 4.48 lít khí (đktc) mặt khác, hòa tan 3.9 gam A trong HNO3 loãng dư thu được 1.12 lít khí X duy nhất, xác định X
A. N2 B. N2O C. NO2 D. NO

kuteboy109
07-07-2009, 03:25 PM
Gọi a và b lần lượt là số mol Al và Mg, ta có hệ pt:
27a+ 24b=3,9
nH2=1,5a+ b=0,2
--> a=0,1; b=0,05
-Áp dụng định luật bảo toàn electron:
Al-3e--> Al 3+
Mg-2e-->Mg 2+
yN(+5) + y(5-x) e--> yN(+x): với y là chỉ số N
+ Khi y=1 => 3.0,1+ 2.0,05=0,05. (5-x) => x= -3 ( loại)
+ Khi y=2 => 3.0,1+ 2.0,05=0,05. 2.(5-x)=> x=1: N2O

kuteboy109
07-07-2009, 03:34 PM
Bạn có thể làm theo công thức:
C1m1+ C2m2=C3(m1+ m2)
--> 5.m1+ 10.m2= 8(m1+m2)
=> m1/m2=2/3

anhtuan_a3_92
07-07-2009, 06:06 PM
bài này xài đường chéo thì hay nhất
5 ....... 2
..... 8.....
10 ..... 3
=> trộn theo tỉ lệ 2/3

minhconyeuhoa
07-07-2009, 11:30 PM
Cho em hỏi bài này !
1) Cho 100ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M ,K2SO4 0,2M pứ vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Pb(NO3)2 0,1M và Ba(NO3)2. Tính nồng độ của Ba(NO3)2 trong dung dịch và khối lượng chất kết tủa thu được sau pứ giữa hai dd A và B !
Bài này em ra Cm của Ba(NO3)2 là 0,2M nhưng còn m kết tủa em tính thì khác đáp án ! giúp em với !

2)Tính pH của dung dịch Nh4OH 0,1M có 1% bị phân li
3)a) Pải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M vào 10ml Ba(OH)2 0,1M để đựoc dung dịch có CmH+ = 0.04
b)Một hỗn hợp gồm MgO và Al2O3 có khối lượng bằng 5,5gam. Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH dư . Hoàn tan chất rắn còn lại trong dung dịch HCl dư đựoc dd A. Thêm đ NaOH dư vào A thu đựoc kết tủa B .Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi, khối lượng B giảm 0.18 gam so với khối lượng trước khi nung. Tính số mol của MgO và Al2O3 trong hôn hợp
+) bài này em ra mol của MgO là 0.01 và mol của Al2O3 là 0.04 ! đúng không các anh !

nnes
07-08-2009, 01:29 AM
bài này ko khó lắm.
(khỉ viết este nên viết CT este được tạo từ axit có số C từ thấp đến lớn, lưu ý nhánh có thể có )
Chất này có 2 liên kết pi, --> este ko no đơn chức
1. HCOO-CH=CH-CH3
2. HCOO-C(CH3)=CH2
3. HCOO-CH2-CH=CH2
4. CH3-COO-CH=CH2
5. CH2=CH-COO-CH3

Điều chế:
(2),(4): cho axit tương ứng + ankin tương ứng
VD: CH3-COOH + C2H2 --> (4)
(3), (5): Cho axit + ancol
(1): HCOOH + CH3-CH2-CH2-OH -->...--> tách H2 là ra.
Nếu thu được hỗn hợp sản phẩm sau khi tách H2, có thể dùng phương pháp chưng chất để thu được chất (1)

nnes
07-08-2009, 01:48 AM
Câu 1:
nSO42- = 0,03 mol
nPb2+ = 0,01 mol
nBa2+ = x mol
pứ vừa đủ
--> x = 0,02 --> CM = 0,2 M
m kết tủa = 7,69 g.

Câu 2:
độ điện li = 1%
--> [H+] = 0,1. 1% = 0,001
pH = 3.

Câu 3:
a) nH+ = 0,2.x mol
nOH- = 0,002 mol
H+ dư = 0,2.x - 0,002 = 0,04 ( 0,01 + x )
--> x = 0,05 lit.
b)
B:Mg(OH)2 nung thu MgO
giảm 0,18g là m hơi nước -> nH2O = 0,01 = nMg(OH)2 =...= MgO
--> nAl2O3 = 0,05
Bạn làm suýt đúng n Al2O3. Bài này kực kì dễ mà.

leesasa
07-08-2009, 10:13 AM
bài 1 : dung dich X chứa dung dịch NaOH 0.2M và dung dịch Ca(OH)2 0.1M. sục 7.84 lít khí CO2 ( dktc) vào 1lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được bằng bao nhiêu?

bài 2: hoà tan hoàn toàn 7.74 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al bằng 500ml dung dịch gồm H2SO4 0.28M và HCl 1M thu được 8.736 lít H2 ( dktc) và dung dịch X
thêm V lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0.5M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất . tính :
a) só gam muối thu được trong dd X?
b) thể tích V ?
c) lượng kết tủa?

bài 3:cho bột Mg vào dung dịch có chứa 0.002 mol HCl ; 0.004 ZnCl2 và 0.005 mol FeCl2 . sau khi phản ứng xong được chất rắn có khối lượng tăng so với khối lượng chất rắn ban đầu là 0.218gam. tính số mol Mg đã tham gia phản ứng ?

bài 4: hấp thụ hoàn toàn 4.48 lít CO2 ( dktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0.4M và Ba(OH)2 0.05M đuợc m gam kết tủa. tính m ?

bài 5 : hoà tan 0.24 mol FeCl3 và 0.16 mol Al2(SO4)3 vào 0.4mol dung dịch H2SO4 được dung dịch X. thêm 2.6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch X được kết tủa Y. Khối lượng của Y là bao nhiêu?

bài 6: cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl ( dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3.36 lít khí ( dktc). nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric( đặc nguội),sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6.72 lít khí NO2 ( sản phẩm khử duy nhất , dktc). giá trị của m là bao nhiêu?

bài 7: cho V lít dung dich NaOH 2M vào dung dịch chứa 0.1 mol Al2SO4 khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7.8 gam kết tủa. giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là bao nhiêu ?

còn nhiều bài tập về phương pháp ion-electron hay lắm, tạm thời mình nhờ các bạn giúp mình mấy bài này nhé! lần sau lại post tiếp! cám ơn nhìu :matcuoi (

sadman2590
07-08-2009, 11:12 AM
*dạng bài câu 1 và câu 4 thì mình giải theo ion OH- và CO2
cứ lập tỉ lệ số mol OH- và số mol CO2 để xem nó ra ion nào (CO3 2- hay HCO3- hay là cả 2) giải y như toán 2 muối khi cho khí CO2 vào dd kiềm
* còn câu 7 thì để V lớn nhất khi xảy ra cả 2 phản ứng
Al3+ + 3 OH- => Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- => Al(OH)4-
cứ thề số mol vào tính là dc
*còn câu số 6 thì tạo khí H2 chỉ có mỗi Al pứ thôi còn với HNO3 đặc nguội thì chỉ có mỗi Cu phản ứng thôi (bài này làm bình thường khỏi ion cũng dc )
*còn câu 2: thì bạn dùng ptrình
Mg + 2H+ => Mg 2+ + H2
2Al + 6H+ => 2Al3+ + H2
dùng phtrình trrên ab5n tính dc số mol từng kim loại và chứng minh dc axit vừa đủ
còn tính khối lượng kết tủa thì kết tủa gồm Mg(OH)2, Al(OH)3, BaSO4
*còn câu 3 trình tự phản ứng sẽ là HCl rồi đến FeCl2 rồi đến ZnCl2
bạn viết 3 trình ra rồi biện luận
Mg phản ứng với HCl thì lkhợộng châ1it ăắnẽ giảm 0,001.24=0.024g
Mg phản với FeCl2 thì khối lơợng tă ng thêM(56-24).0,005=0.16g
Mg phản ứng vớI ZnCl2(nếu phản ứing hết với ZnCl2 thì khôi lượng tăng thêm sẽ là (65-24).0,004=0.164
vậy tổng cộng khối lơợng tăng thêm se là = 0.16+0.164-0.024=0.3 vậy là Mg chỉ phản úng với ZnCl 2 một phàn đên đây chắcc cậu tính dc khối lượng Mg phản ứng với ZnCL2

minhconyeuhoa
07-08-2009, 06:37 PM
Giúp em mấy câu em còn hơi lung túng ~!
1)a ) phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M vào 10 ml Ba(OH)2 0,1M để được dung dịch có CmH+ = 0,04
b) Các bạn cho mình hỏi cái này mình chưa chắc ah
+) Thêm 10ml dung dịch NaOH 0,1M vào 10ml dd NH4Cl 0,1M và vài giọt quỳ sau đó đun sôi, dung dịch sẽ có mày gì trước sau khi đun sôi
+)Cho hấp thụ hết 1,12 lít khí Cl2(đktc) trong 1 lít dd NaOH 0,1M, thêm tiêp vài giọt quỳ tím , cho biết màu của dd trước và sau khi đun sôi

2) Cho hỗn hợp X gồm oxit bazo MO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOh 1M đểlaij một chất rắn Y hoàn tan không tan trong dd NaOH . Y tan hết trong 100 ml dung dịch H2SO4 2M cho ra dd Z. Sau khi cô cạn dung dịch Z thu được 50gam muối MSO4.5H2O. Xác định kim loại và mX ???

sglua
07-08-2009, 07:03 PM
Câu ni tớ giải từ đáp án thì được nhưng không giải từ đầu được, nhờ các bạn trợ giúp..Thanks nhìu...!!!!
Câu 20: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí :24h_016:CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
A. m = 2a -V/11,2 B. m = a - V/5,6 C. m = 2a -V/22,4 D. m = a + V/5,6
:24h_016:

sadman2590
07-08-2009, 07:13 PM
mình có cách này nhưng hôi dài, bạn cứ tham khảo xem
mC trong ancol= (V/22,4).12
mH trong ancol= (a/18).2
nO trong khí CO2= (V/22,4).2
nO trong H2O= (a/18)
nO trong khí O2= (V/22,4).(3/2).2 (3/2 là hệ số cân bằng)
mOtrong ancol= 16.( nO trong khí CO2 +nO trong H2O-nO trong khí O2)
=16.[ (V/22,4).12 + (a/18)-(V/22,4).(3/2).2)
vậy khối lượng ancol m= mC+ mH + mO
đến dây bạnt hế vào rút gọn là ra đáp án

tigerchem
07-08-2009, 07:26 PM
CnH2n+2O + (3n/2)O2 -> nCO2 + (n+1)H2O (1) với n là số C tính trung bình
số mol CO2: V/22.4
số mol nước: a/18
Số mol rượu: m/(12n+2n+2+16) = m/(14n+18)
Từ (1) [a/18]n=(n+1)[V/22.4] => 22.4na=18V(n+1) => n=18V/(22.4a-18V)
mn/(14n+18)=V/22.4 => 22.4mn=V(14n+18) => n = 18V/(22.4m-14V)
22.4a-18V = 22.4m-14V => 22.4(a-m)=4V=> 5.6(a-m) = V (câu B)

boy99
07-08-2009, 07:56 PM
Hỗn hợp X gồm hidrocacbon CnH2n-2 (phân tử chứa 1 liên kết 3 ) và H2. dX/H2=6.5.Đun nóng X(có xúc tác Ni) để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y
Cho Y đi qua dung dich brom bị nhạt màu.Xác đinh công thức phân tử của CnH2n-2 và % các chất trong X

nnes
07-08-2009, 08:31 PM
Đây là 1 câu hỏi trong đề thi Đại học khối A năm nay mà, câu này giải cực ngắn
CnH2n+2O + 3n/2 O2 --> nCO2 +...
nCO2 = V/22,4 --> nO2 = V.3/2.22,4 (mol)
BTKL: m + 32. V.3/22,4.2 = 44.V/22,4 + a
ra là : m = a - V/5,6

phithanh.tk3
07-08-2009, 09:33 PM
bài này câu a dễ thôi còn câu b..............
Hòa tan hoàn toàn 16,4g MgO và MgCO3 trong H2SO4.Sau phản ứng thu được dung dịch A và 22,4l CO2.
a,Tính % các chất trong hỗn hợp.
b,Cho 300 ml Ba(OH)2 1,5 M vào dung dịch A thu được 110,6 g kết tủa và 500 ml dung dịch B.Tính nồng độ các chất trong B.
Cảm ơn nha....:24h_067::tuongquan

nnes
07-08-2009, 09:47 PM
Hỗn hợp X gồm hidrocacbon CnH2n-2 (phân tử chứa 1 liên kết 3 ) và H2. dX/H2=6.5.Đun nóng X(có xúc tác Ni) để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y
Cho Y đi qua dung dich brom bị nhạt màu.Xác đinh công thức phân tử của CnH2n-2 và % các chất trong X

Mtb = 13
Giả sử 1 mol hỗn hợp X.
Nếu phản ứng vừa đủ thì tỉ lệ nH2 : nhica = 2:1
Do Y còn hica ko no nên tỉ lệ nH2 : n hica < 2:1
dùng pp đường chéo
H2 (2) ............. 14n-15
...........Mtb = 13
14m-2 ............. 11

--> nH2 : n ankin = 14n-15 / 11 < 2
n<2,6

--> C2H2

leesasa
07-09-2009, 09:38 AM
bài 1: để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian Fe bị oxi hóa thành hỗn hợp X gồm 4 chất rắn có khối lựong 20gam. hòa tan hết X trong 100ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (dktc) và dung dịch Y(Y không có HCl dư). cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z là dung dịch chứa hỗn hợp hai muối FeCl3 và Fe(NO3)3 và 2,24 lít khí NO(dktc) .tính m và a?

bài 2: dung dịch X có chứa Ca2+ 0.1 mol ; Mg2+ 0,3 mol; Cl- 0,4 mol. cô cạn dung dịch X thu đựoc chất rắn Y. nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. tính m?

bài 3: nhúng mọt thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0.05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian láy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam. tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng?

bài 4: hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (dktc) bằng 500 ml dung dịch NaOH aM thu được dung dịch X. cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X có 1,12 lít khí( dktc) thoát ra. tính a?

bài 5: cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3, để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị lớn nhất của a là bao nhiêu?

bài 6: cho 23,25 gam hỗn hợp gồm bột Al và mọt kim loại kiềm thổ M vào nước. sau phản ứng chỉ thu được dung dịch X và 6,72 lít khí(dktc). cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X để lượng kết tủa thu được là lớn nhất, lọc kết tủa , đem nug trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn.kim loại M là gì?

bài 7: chia m gam hỗn hợp gồm Al và Na làm hai phần bằng nhau
phần 1 cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (dktc), phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí (dktc). tính m ?

bài 8:hòa tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dich chứa 26,44 gam chất tan và khí NO(sản phẩm duy nhất). nồng độ ion Fe3+ có trong dung dịch là bao nhiêu? ( coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trính phản ứng)

bài 9: hòa tan m gam hỗn hợp X chứa Al và Ba vào một lượng nước dư thu được 17,92 lít H2 (dktc). nếu hòa tan m gam X trên vào dd NaOH dư thì thu được 24,64 lít H2 (dktc).tính m?

bài 10: cho m gam hỗn hợp Fe va Cu tác dụng với dung dịch HNO3 , sau khi phản ứng kết thúc thu được 11,2 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 15 gam chất rắn ko tan gồm 2 kim loại. tính m ?

bài 11: khử m gam Fe304 bằng khí H2 thu được hỗn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M ( loãng) .tính m ?

anhtuan_a3_92
07-09-2009, 11:26 AM
bài 1: để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian Fe bị oxi hóa thành hỗn hợp X gồm 4 chất rắn có khối lựong 20gam. hòa tan hết X trong 100ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (dktc) và dung dịch Y(Y không có HCl dư). cho tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z là dung dịch chứa hỗn hợp hai muối FeCl3 và Fe(NO3)3 và 2,24 lít khí NO(dktc) .tính m và a?
mình làm bài này trước
nH2 = 0,1 mol
nNO= 0,1 mol
Fe ----> Fe+3 + 3e
x 3x
O2 + 4e --->2O2-
y 4y
2H+ + 2e ---> H2
0,2 0,1 mol
N+5 +3e ----->N+ 2
0,3 mol 0,1 mol
ta có 56x + 32y = 20
3x = 4y + 0,5
=> x = 0,3
y=0,1 mol
=> m= 16,8
nO= 0,2 mol
=>nHCl= 0,2*2 + 0,1*2 = 0,6=>a=6M

nnes
07-09-2009, 12:22 PM
....1 hỗn hợp D gồm 2 este thuần chức ( chỉ có chức este ): chất A được tạo bởi axit 2 chức,mạch C hở; B là este đơn chức mạch thẳng.
....Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp D thu sản phẩm, dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch E. Nung kết tủa đến khối lượng ko đổi được 16,83g chất rắn. Nhỏ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch E thu được 2,955g kết tủa.
...Thủy phân hoàn toàn a g hỗn hợp D trong 20g dung dịch NaOH 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thư được chất rắn X và hơi Y. Dẫn toàn bộ hơi Y qua bình đựng CuSO4 khan, thấy bình tăng 18,09g, đồng thời thấy thoát ra hơi Z.Dẫn Z vào bình đựng AgNO3 dư trong NH3 thu được 3,24g Ag, lọc bỏ kết tủa Ag, thấy khối lượng bình đựng AgNO3 giảm 2,44g.
...Chia chất rắn X làm 2 phần:
Phần 1: Phản ứng trang sbạc thu được 1,08g Ag.
Phần 2: Đốt cháy hết thu được b gam chất rắn M và sực hỗn hợp khí sản phẩm vào 7,5ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được x g kết tủa.
a. xác định CTCT 2 este biết KTPT A (M A) < 200 dv.C
b. Tính a, b, c
Biết các phản ứng và sự hấp thụ xảy ra hoàn toàn, CuSO4 khan chỉ hấp thụ hơi nước

anhtuan_a3_92
07-09-2009, 08:46 PM
1/a/ nOH-= 0,002 mol
gọi thể tích HCl thêm vào là Vl => nH+ = 0,2V mol
thể tích dd sau = V + 0,01 l
ta có nH+ sau = 0,04(V+ 0,01 )
ta có 0,2V - 0,002 = 0,04(V+0,01) =>V=0,015 l =15 ml
b/nOH-= 0,001 mol
nNH4+ = 0,001 mol
NH4+ + OH- ---> NH3 + H2O
đun sôi NH3 bay hơi hoàn toàn => sau pứng dd ko có màu

nCl2 = 0,05 mol
nNaOH= 0,1 mol
Cl2 + 2NaOH ---> NaCl + NaClO + H2O
0,05 0,1
trước khi đun ClO- + H2O ---> HClO + OH-
=> dd có tính bazo
khi đun sôi NaClO bị phân hủy

2/nNaOH = 0,2 mol
chất rắn ko tan là MO
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O
0,1 0,2 mol
nH2SO4 = 0,2 mol
n muối = n SO42- = 0,2 mol => M muối= 250 => M là Cu
nCuO = 0,2 mol => m= 16g

minhconyeuhoa
07-10-2009, 08:46 PM
Các bạn có thể cho mình xin vài bài tập về dạng toán hóa
+) Về khối lượng Al(OH)3 kết tủa đi từ Al3+ và Bazo
+) Về khối lượng CaCO3 và BaCO3 kết tủa từ pt CO2/SO2 + Ca(OH)2/Ba(OH)2
Các dạng bài tập này đều có thểm giả bằng pp đồ thị ! mình đang luyện thêm về phần này mà !

hientam_misa
07-11-2009, 04:07 PM
Bài này khá thú vị nà :
Cho 27,6g hốn hợp gồm anilin, phenol, axit axetic và ancol etylic. Hòa tan hỗn hợp trong n hexan rồi chia làm 3 phần bằng nhau (trong điều kiện này, xem như anilin không phản ứng với axit axetic). Phần 1 tác dụng với natri dư thu được 1,68 lít khí (đktc). Phần 2 tác dụng với nước brom (dư) thu được 9.91g kết tủa. Phần 3 phản ứng hết với 18,5mlđung dịch NaOH 11% (d=1.1g/ml). % khối lượng các chất trong hỗn hợp là bao nhiêu? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Chúc thành công...:tantinh (

nguyenphuongnhu_711
07-13-2009, 04:21 PM
cho 2 dung dịch nung nóng (dd) A chứa các ion sau Na+ có "a mol" NH4+ chứa "b mol" HCO3- có "c mol" CO3 2- có "d mol" SO4 2- có "e mol" và B là bari hydroxit có số mol là " c+d+e (mol)". thu đc kết tủa C tính m gam? khí sinh ra Y bao nhiêu lít (đktc)? dd D lúc sau là bao nhiêu mol ion? :3::014::014::014:

Vì dd A trung hòa điện nên ta có: a+b=c+2d+2e
Số mol (OH-) trong dd B : 2c +2d+2e = a +b+c
Khi trộn dd A và B thì sẽ xảy ra các phản ứng hóa học sau đây :
(NH4+) + (OH-) => NH3 + H20
b -> b
(OH-) + (HCO3-) =(CO3 2-) + H2O
c <- c c
Số mol (OH-) còn lại trong dd : a
Số mol (CO3 2-) sau khi xảy ra phản ứng trên : d+ c
(Ba2+) + (SO4 2-) => BaSO4
e <-e e
(Ba2+) + (CO3 2-) => BaCO3
c+d c+d c+d

Vậy kết tủa C gồm BaSO4 (e mol) và BaCO3 (c+d mol)
khí thoát ra là NH3 (a mol)
trong dd sau phản ứng còn lại các ion sau đây: Na+ (a mol) , OH- (a mol)
:matcuoi (

Mr.Mentos
07-13-2009, 11:00 PM
1/. Cho 50ml dd B gồm axit hữu cơ đơn chức và muối kim loại của axit đó tác dụng với 120ml dd Ba(OH)2 0,125M. Sau PƯ thu được dd A, để trung hòa Ba(OH)2 dư trong A cần cho thêm 3,75g dd HCl 14,6%. Cô cạn dd thu được 5,4325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dd B tác dụng H2SO4 dư đun nóng thu được 1,05 lít hơi của axit hữu cơ trên ở 136,5 độ C và 1,12 atm.
a. Tính nồng độ mol của các chất trong dd B.
b. Tìm CTCT của axit và muối trên.

2/.oxi hóa hoàn toàn 18g chất hữu cơ chứa C,H,O. Sản phẩm sinh ra lần lượt đi qua 13,2g dd H2SO4 98% vào bình đựng dd Ba(OH)2. Sau thí nghiệm dd H2SO4 còn lại nồng độ là 90,59%, dd Ba(OH)2 tạo ra 78,8g kết tủa và dd còn lại thu được 19,7g kết tủa nữa.
a. Tính % các nguyên tố.
b. Tìm CTPT biết 4,5g hơi chất hữu cơ có thể tích bằng thể tích của 1,62g O2 ở cùng điều kiện.

:021: Giải giúp 2 bài này với!

nnes
07-13-2009, 11:27 PM
Nản luôn , bài này mà bạn cũng gọi là BT về hidrocacbon.
Bài 2:
Để ý như thế này về H2SO4
C1 = (m/mdd).100%
C2=(m/mdd+mH2O).100%
m: m axit không đổi , vì chỉ hấp thụ nước
Chia 2 vế
--> C1:C2 = (mdd+ H2O):mdd
-->mH2O
- Còn về Ba(OH)2
Ba(OH)2 +Co2 --> BaCO3
......................0,4..<--...0,4
Ba(OH)2 + 2CO2 --> Ba(HCO3)2 ( do đun dd thu kết tủa nên tạo muối axit)
.........................0,2............0,1
Ba(HCO3)2 --->BaCO3 + CO2 + H2O
...........0,1......<--.......0,1
--> nCO2 = 0,5
==> giải tiếp

Mr.Mentos
07-14-2009, 12:04 PM
:022:1/. Cho 50ml dd B gồm axit hữu cơ đơn chức và muối kloại kiềm của axit đó td với 120ml dd Ba(OH)2 0,125M. Sau PƯ thu được dd A, để trung hòa Ba(OH)2 dư trong A cần cho thêm 3,75g dd HCl 14,6%. Cô cạn dd thu được 5,4325g muối khan. Mặt khác, khi cho 50ml dd B td H2SO4 dư đun nóng thu được 1,05lít hơi của ãit hữu cơ trên ở 136,5 độ C và 1,12atm.
a. Tính nồng độ mol của các chất trong dd B
b. Tìm CTCT của axit và muối trên.

:022:

kuteboy109
07-14-2009, 03:21 PM
Đốt cháy este thu được nCO2=nH2O--> Este đơn chức no mạch hở:
CnH2nO2--> nCO2+ nH2O
0,1/n-------->0,1--->0,1
M este=3/ (0,1/n)=30n =14n+32--> n=2: C2H4O2

congchua_trasua_9x
07-14-2009, 05:55 PM
Cho 0,18 (g) đơn chất A tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng dư thu toàn bộ lượng khí thoát ra vá sục vào Ca(OH)2 dư. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 5,1 (g) chất rắn khan. Xác định tên của đơn chất A:24h_062::24h_062:



CÁM ƠN MỌI NGƯỜI NHÌU LẮM HIHI......::017::020::022::021_002::021_002:

dann
07-15-2009, 12:37 PM
Anh chị nào giúp giùm em bài này với. Cảm ơn nhiều. Câu 35 đề 148 trong kì thi ĐH khối B vừa qua.
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dd Brom dư thì khối lượng brom phản ứng là 48gam. Mặc khác, nếu có 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với khối lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích CH4 trong X là bao nhiêu?

kuteboy109
07-15-2009, 02:21 PM
Câu này là một trong những câu tính toán dễ nhất đề khối B rồi, có thể làm như sau:
mhh=16x+28y=26z=8,6 (1)
nBr2=y+2z=0,3 ( chỉ có C2H4 và C2H2 tác dụng với Br2) (2)
+ Bài này bẫy ở chỗ lượng chất tham gia của 8,6 gam X và 0,6 mol X là không như nhau.
C2H2--> Ag2C2
0,15---->0,15
-Trong 0,6 mol hỗn hợp có 0,15 mol C2H2
Do đó ứng với (x+y+z) mol, ta có tỉ lệ:
(x+y+z)/0,6= z/0,15 <-->x+y-3z=O (3)
+ Giải hệ (1), (2), (3): ta được x=0,2; y=z=0,1
--> % V CH4=50%

hhoahoc
07-15-2009, 04:01 PM
Mong anh chị chỉ giáo giùm em bài này :)
Người ta nung nóng đến 800(0C) một bình chân không thể tích 1 lít chứa 10,0 gam canxi cacbonat và 5,6 gam canxi oxit.
Hãy tính số mol khí cacbonic có trong bình. Muốn cho lượng canxi cacbonat ban đầu phân hủy hết thì thể tích tối thiểu của bình phải bằng bao nhiêu? Biết tại nhiệt độ đó khí CO2 trong bình có áp suất là 0,903 atm.
Người ta cho 5.6 g canxi oxit để làm gì vậy , em thấy đâu có liên quan gì tới nó ?

Cám ơn anh chị

ShyneCute
07-15-2009, 04:58 PM
Chỉ mình làm bài tập này với : Nguyên tử khối của Neon là 20,179.Hãy tính khối lượng của 1 nguyên tử Ne theo kg.
Beri và Oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng : mBe=9,012u;mO=15,999u.Hãy tính các khối lượng đó ra gam
Kết quả phân tích cho thấy trong một phân tử khí CO2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng.Biết nguyên tử khối của Cacbon là 12,001.Hãy xác định nguyên tử khối của oxi.Mấy bạn làm dùm mình 3 bài mẫu để mình biết cách làm nha,cô mình giảng mình koi hiểu

quanss
07-15-2009, 07:18 PM
Mình gợi ý một tí là bạn làm được bài này à.
Nguyên tử khối là số gam của một mol chất. mà một mol chất thì có N hạt. N là số avogadrô.

còn bài phân tích khí CO2, người ta nói là một phân tử khí, trong khi cái nguyên tử khối của C là số gam của N hạt lận, vậy bạn phải tích dc khối lượng 1 hạt C. Rồi => khối lượng 1 phân tử khí. Có khối lượng một phân tử khí. Bạn tính được khối lượng của 2 nguyên tử Oxi (CO2 mà), có khối lượng của 2 nguyên tử oxi, bạn dễ dàng tính ra khối lượng của N hạt oxi.

Lưu ý, N là hằng số avogadro, N=6.03*10^23 hạt

havanlinh2002
07-16-2009, 10:19 AM
"Độ dài liên kết C" ? ko hiểu câu này! với 1 liên kết bình thường thì độ dài liên kết tính bằng khoảng cách giữa 2 hạt nhân nguyên tử.

ddMgCl2 và Ca(NO3)2 không làm đổi màu quì tím.

ai bảo ông là thế hả
MgCl2 làm quỳ tím hóa đỏ vì có tính axit
pt MgCl2 +H2O->Mg(OH)+ + Cl- + H+
Ca(NO)3 thì ko làm đổi màu thật

havanlinh2002
07-16-2009, 10:23 AM
Mong anh chị chỉ giáo giùm em bài này :)
Người ta nung nóng đến 800(0C) một bình chân không thể tích 1 lít chứa 10,0 gam canxi cacbonat và 5,6 gam canxi oxit.
Hãy tính số mol khí cacbonic có trong bình. Muốn cho lượng canxi cacbonat ban đầu phân hủy hết thì thể tích tối thiểu của bình phải bằng bao nhiêu? Biết tại nhiệt độ đó khí CO2 trong bình có áp suất là 0,903 atm.
Người ta cho 5.6 g canxi oxit để làm gì vậy , em thấy đâu có liên quan gì tới nó ?

Cám ơn anh chị

bài này hình như chỉ là liên quan đến nguyên lí chuyển dịnh cân bằng thôi
nhưng mà cuối cùng thì đề cũng chẳng hỏi gì đến CB cả.Chắc là đề thừa đó bạn vì chả có câu hỏi nào liên quan cả

meteorcodon
07-17-2009, 08:54 AM
giải giúp mình bài này với
Cho từ từ V hỗn hợp gồm NaOH 0.5M và Ba(OH)2 1M vào 400ml ddhỗn hợp A gồm Al2(SO4)3 0.1M và Fe(NO3)2 0.3M tình V để:
a)có kết tủa nhiều nhất
b)có kết tủa ít nhất
trong khi chờ xin cảm ơn trước nhan :24h_003:

nnes
07-17-2009, 11:38 AM
Gợi ý:
Tính
tổng nOH- ( nhớ là Ba(OH)2 --> 2OH- )
nFe2+, nAl3+ ( Al2(SO4)3 --> 2Al3+ )
PƯ:...
a> tạo kết tủa max khi OH- vừa đủ để phản ứng với Fe2+ và Al3+, ko dư ko thiếu
b> tạo kết tủa min khi OH- phản ứng hết với với Fe2+ và Al3+, sau đó còn dư OH- để hòa tan hết Al(OH)3 --> kết tủa chỉ còn Fe(OH)2

ShyneCute
07-17-2009, 12:36 PM
Nguyên tử sắt có bán kính r=1,27.10^-8cm3,nguyên tử khối là 56.Biết trong mạng tinh thể,các nguyên tử sắt chỉ chiếm 74%thể tích,còn lại là các khe trống.Tính khối lg riêng của nguyên tử sắt

Trong thưc tế nguyên tử cãni chiếm 74% về thể tích trong tinh thể,còn lại là các khe trống.Biết thể tích 1 mol canxi bằng 25,87cm3.Tính bán kính nguyên tử can xi.
Mấy bạn giải từ từ ra cho mình nha để mình hiểu

kuteboy109
07-17-2009, 01:08 PM
2 bài này tương tự như nhau thôi nên mình sẽ gợi ý bài 1 để bạn có thể suy luận bài 2:
-Giả sử nguyên tử ở dạng hình cầu:
V (1 nguyên tử Fe)= 4/3. pi. R^3= 8,58.10^-24
m (1 nguyên tử Fe)= 56 / ( 6,022. 10^23)= 9,3.10-23
---> Khối lượng riêng của nguyên tử Fe= (m /V)=10,838
+ Tuy nhiên trong tinh thể kim loại thì nguyên tử Fe chỉ chiếm 74% thể tích nên khối lượng riêng thực tế của Fe là: 10,383. (70/100)=7,59 (g/cm^3)

congchua_trasua_9x
07-17-2009, 11:24 PM
cho pư: FeBr2 + Br2 = FeBr3
Cl2 +NaBr = NaCl + Br2
Kl nào sau đây đúng: A: Tính khử của Cl- mạnh hơn Br-
B: tính oxh của Br2 mạnh hơn Cl2
C; tính khử của Br- mạnh hơn Fe2+
D: tính oxh của Cl2 mạnh hơn Fe3+

thời gian 2 phút là xong đối với lớp 10 còn các lớp # thì hok bít( hehe) thử làm coi 2 phút chắc là ra thôi:013::013::013::013::013:

kuteboy109
07-18-2009, 09:32 AM
Bài này ai mà nắm vững tính chất các chất là chọn D ngay, còn nếu hướng suy luận thì thế này:
- Nếu ai học đến 12 rồi thì vẽ qui tắc alpha ra mất khoảng 10-15s là xong
- Nếu muốn lý giải theo lớp 10 thì:
+ Nên dùng phương pháp loại trừ vì xét thấy đáp án D là so sánh giữa phân tử và ion
+ Đáp án B là sai bởi vì Cl có tính phi kim mạnh hơn Br thì tính oxi hóa phải mạnh hơn ( cái này nhóm halogen thì lớp 10 có học chứ nhỉ, khỏi dựa vào phương trình)
+ Tương tự với đáp án A thì Cl- phải có tính khử yếu hơn Br- ( ngược với tính oxi hóa)
+ Xét đáp án C: nhìn lại phản ứng đầu Br2 oxi hóa được Fe2+ ( Br2 giảm số oxi hóa) nên tính khử của Br- phải yếu hơn Fe2+
--> Chỉ còn đáp án đúng là D ( suy luận kiểu này khoảng 1 phút 30s)

bacco
07-18-2009, 04:43 PM
1/Xử lí 3,2g Cu = a g dung dịch H2SO4 đặc 95%;phần Cu còn lại được xử lí tiếp = b g dung dịch HNO3 đặc 80%.Sau 2 lần xử lí,lượng Cu còn lại là 1,28g.Khi xử lí =H2SO4 thu được V1 lít khí X,còn lần xử lí 2 thu được V2 lít khí Y.Biết V1+V2=896 cm3.Các thể tích khí đo ở đktc
1.lấy a g dung dịch H2SO4 đặc 95% trộn với b g dung dịch HNO3 80% rồi đem pha loãng=nước tới 20 lần ta được dung dịch A. Hòa tan 3,2 g Cu trong dung dịch A.Tính thể tích khí thoát ra V3,Giả sử hiệu suất của phản ứng đạt 100%.
2.Trộn V1 lít khí X với V2 lít khí Y ta được hỗn hợp Z.Cho khí Z lội từ từ qua dung dịch BaCl2 dư.Tính khối lượng kết tủa tạo thành.Giả sử X tác dụng với Y hoàn toàn.

2/Hòa tan 12,3g hỗn hợp X gồm 2 kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dung dịch HCl 1,5M ,kết thúc phản ứng thu được 31,7 g hỗn hợp muối khan
1.Tính thể tích khí sinh ra
2.Xác định 2 kim loại,tính thành phần phần trăm của hỗn hợp X biết rằng tỉ lệ mol phản ứng giữa 2 kim loại là 1:2

Mọi người giải giúp mình nhé_thanks_

nnes
07-18-2009, 05:20 PM
1/Xử lí 3,2g Cu = a g dung dịch H2SO4 đặc 95%;phần Cu còn lại được xử lí tiếp = b g dung dịch HNO3 đặc 80%.Sau 2 lần xử lí,lượng Cu còn lại là 1,28g.Khi xử lí =H2SO4 thu được V1 lít khí X,còn lần xử lí 2 thu được V2 lít khí Y.Biết V1+V2=896 cm3.Các thể tích khí đo ở đktc
1.lấy a g dung dịch H2SO4 đặc 95% trộn với b g dung dịch HNO3 80% rồi đem pha loãng=nước tới 20 lần ta được dung dịch A. Hòa tan 3,2 g Cu trong dung dịch A.Tính thể tích khí thoát ra V3,Giả sử hiệu suất của phản ứng đạt 100%.
2.Trộn V1 lít khí X với V2 lít khí Y ta được hỗn hợp Z.Cho khí Z lội từ từ qua dung dịch BaCl2 dư.Tính khối lượng kết tủa tạo thành.Giả sử X tác dụng với Y hoàn toàn.

2/Hòa tan 12,3g hỗn hợp X gồm 2 kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dung dịch HCl 1,5M ,kết thúc phản ứng thu được 31,7 g hỗn hợp muối khan
1.Tính thể tích khí sinh ra
2.Xác định 2 kim loại,tính thành phần phần trăm của hỗn hợp X biết rằng tỉ lệ mol phản ứng giữa 2 kim loại là 1:2

Mọi người giải giúp mình nhé_thanks_

1. nCu phản ứng = (3,2-1,28):64 = 0,03
Cu + H2SO4: x mol
Cu--> Cu2+ + 2e
x...................2x (mol)
S+6 + 2e --> SO2 (đlbt e )
.........2x -->...x

CU + HNO3: y mol
N+5 + 1 e ---> NO2
..........2y---->.2y

nhh khí = x + 2y = 0,04
n Cu pứ = x + y = 0,03
--> x = 0,02, y = 0,01
dễ dàng tính ra: nH2SO4 = 2x = 0,04
nHNO3 = 4y = 0,04
1. Trộn 2 dd axit, rùi pha loãng
nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 = 0,12
nNO3- = 0,04
nCu = 0,05
3Cu + 8H+ + 2NO3- --> 3Cu + 2NO + 4H2O
0,045<-0,12--> 0,03..............0,03
-->V3 =...
2.Trộn 0,02 mol SO2 với 0,02 mol NO2
SO2 + NO2 + H2O --> H2SO4 + NO
0,02....0,02...............0,02
--> m kết tủa = ....

congchua_trasua_9x
07-18-2009, 09:28 PM
Cho 0,18 (g) đơn chất A tác dụng hoàn toàn với H2S04 đặc nóng , dư thu toàn bộ khí thoát ra và sục vào dung dịch Ca(0H)2 dư. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 5,1 (g) chất rắn khan. Xác định tên của đơn chất A
(lời giải bằng lớp 10 nhé...cám ơn ):4::4::4::4:

congchua_trasua_9x
07-18-2009, 09:34 PM
Hidrô cacbon A có công thức (CN)n cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2 trong dung dịch Brôm
Xác định công thức cấu tạo của A . Biết A là hợp chất có trong chương trình phổ thông
( mình mong có lời giải ngắn gọn và chính xác ....cám ơn ^^):015::015::015:

minhduy2110
07-18-2009, 09:39 PM
(CN)2 - 1 dạng giả halogen.

Tham khảo thêm phần cuối sánh Vô Cơ của thầy Hoàng Nhâm tập 2.

Phản ứng với H2 là phản ứng khử.
Phản ứng với Br2 là phản ứng oxi hóa.(phản ứng này thì chịu khó tra sách thôi :24h_101:)

nnes
07-18-2009, 11:19 PM
Nản. bạn nì lớp 10 mà đã học hica cơ à. Chà ghê quá.
(CH)n
Có mấy dạng hay gặp:
n=2: C2H2 axetylen
n=4: C4H4: vinylaxetylen
n=6: benzen hoặc mạch hở abc j j đó...
n=8: styren hoặc mạch hở abc...

1 A + 4 H2 --> A có 4 pi
1 A + 1Br2 --> chỉ có 1 pi ở nối đôi C=C
thế 3 pi còn lại ở đâu mà ko + Br2 --> nó ở vòng benzen
--> công thức có dạng C6H5-CH=CH2 (styren) ứng với C8H8
C6H5-CH=CH2 + 4H2 --> C6H11-Ch2-CH3
C6H5-CH=CH2 + Br2--> C6H5-ChBr-CH2Br

congchua_trasua_9x
07-19-2009, 06:37 AM
Đề bài: Cho 0.18 (g) đơn chất A tác dụng hoàn toàn với H2S04 đặc nóng dư thu toàn bộ lượng khí thoát ra và sục vào dung dịch Ca(0H)2 dư. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 5.1 (g) chất rắn khan. Xác định tên của đơn chất A

cho hỏi bài này có thể giải theo phương pháp nào khác ngoài phương pháp bảo toàn e hok? và nếu giải theo phương pháp bảo toàn e thì có cần chia TH ?

Cám ơn.....

congchua_trasua_9x
07-19-2009, 06:48 AM
ah tức là 1 mol A+1 mol dung dịch Br2...thì A có 1 liên kết pi kém bền( dạng anken)
1molA+4 mol H2..thì A có 4 liên kết pi, hoặc liên kết vòng kém bền
suy ra A có 3 liên kết pi, hgoặc vòng kém bền với dung dịhj Br2
A là hợp chất học trong phổ thông ..suy ra A có cấu trúc vòng benzen
A có 4 liên kết pi và 1 vòng
suy ra A có dạng CnH2n-8
theo đề bài A có dạng CnHn
suy ra n= 2n-8
n=8
CT C8H8


hehe giải được rồi ...cám ơn nnes đã gợi ý...

havanlinh2002
07-19-2009, 12:16 PM
Nguyên tử sắt có bán kính r=1,27.10^-8cm3,nguyên tử khối là 56.Biết trong mạng tinh thể,các nguyên tử sắt chỉ chiếm 74%thể tích,còn lại là các khe trống.Tính khối lg riêng của nguyên tử sắt

Trong thưc tế nguyên tử cãni chiếm 74% về thể tích trong tinh thể,còn lại là các khe trống.Biết thể tích 1 mol canxi bằng 25,87cm3.Tính bán kính nguyên tử can xi.
Mấy bạn giải từ từ ra cho mình nha để mình hiểu

có ông hình như nói đúng rồi đó
bạn xét 1 mol ngtử sắt thì có 6.10^23 ngtử này
từng này ng tử thì có khối lượng là 56 g đúng không?
sau đó bạn tìm khối lượng 1 ngtử lấy 56/(6*10^23)=mấy đó
thể tích của ngtu Fe V=4/3 * pi* R^3 nhưng vì thực tế có 75% thôi nên khối lượng riêng là d=m/0.75V
hiểu chưa
chưa hiểu thì hỏi tiếp tui trả lời tiếp-mà bạn có chát ko-nick Yahoo mình ha_van_linh2002

havanlinh2002
07-19-2009, 12:27 PM
Cho 0,18 (g) đơn chất A tác dụng hoàn toàn với H2S04 đặc nóng , dư thu toàn bộ khí thoát ra và sục vào dung dịch Ca(0H)2 dư. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 5,1 (g) chất rắn khan. Xác định tên của đơn chất A
(lời giải bằng lớp 10 nhé...cám ơn ):4::4::4::4:

khí là SO2 nên số mol kết tủa(kt) là 0.0425 mol
đến đây bạn có thể giải bằng cách cân bằng pt nhưng khó cân bằng lắm
mình đề xuất làm bảo toàn e-
n e nhận(trong SO2) 0.0425*2=0.085 mol
(S+6 xuống S+4 thì nhân 2 lên)
tương tự gọi số osi hóa của A là X khi PU với H2SO4 ta có
A(0) - Xe -> A(+X)
0.085/X<- 0.085
như vậy M(A)= 0.18/(0.085/X)=36/17 *X
sao lẻ quá có vấn đề rồi

nnes
07-19-2009, 12:35 PM
khí là SO2 nên số mol kết tủa(kt) là 0.0425 mol
đến đây bạn có thể giải bằng cách cân bằng pt nhưng khó cân bằng lắm
mình đề xuất làm bảo toàn e-
n e nhận(trong SO2) 0.0425*2=0.085 mol
(S+6 xuống S+4 thì nhân 2 lên)
tương tự gọi số osi hóa của A là X khi PU với H2SO4 ta có
A(0) - Xe -> A(+X)
0.085/X<- 0.085
như vậy M(A)= 0.18/(0.085/X)=36/17 *X
sao lẻ quá có vấn đề rồi

Sai rùi chứ sao, khí ở đây có thể là SO2 đối với A là kim loại hoặc phi kim ko tạo khí (VD:P)
nhưng nếu A là C thì sẽ khác đấy, kết tủa sẽ gồm CaSO3 và CaCO3.
A là S thì SO2 tạo ra ko chỉ từ H2SO4 đâu, mà còn từ chính S (A)

nnes
07-19-2009, 05:37 PM
ai bảo P khong tạo khí
tạo ra SO2 chứ bộ
còn C thì hơi khác
nên chia 2 Th mà giải là oke

nản. Ko hiểu ý à?
A là chất nào thì chẳng thu được SO2 là sản phẩm khử của H2SO4 đn.
Đang xét là A có tạo thành sản phẩm oxi hóa ở dạng khí ko chứ!
VD: A là
C --> Co2 ( khí )
S -> SO2 ( khí )
P --> H3PO4 ( ko phải )
Si --> SiO2 ( ko phải )
...HIểu chửa?

Trunks
07-19-2009, 05:42 PM
Ban đầu em cũng giải A là kim loại,nhưng mà hok được,thấy anh nnes nói dậy,mới thấy đề bài toàn "cạm bẫy,chông gai" nhưng mà giờ mình giải tới đây kết luận A hok phải là kim loại,giờ chả lẽ nói A là một trong 2 chất C hoặc S???anh ghi bài làm giùm em lun,khỏi cần số!!!!

nnes
07-19-2009, 05:51 PM
Ban đầu em cũng giải A là kim loại,nhưng mà hok được,thấy anh nnes nói dậy,mới thấy đề bài toàn "cạm bẫy,chông gai" nhưng mà giờ mình giải tới đây kết luận A hok phải là kim loại,giờ chả lẽ nói A là một trong 2 chất C hoặc S???anh ghi bài làm giùm em lun,khỏi cần số!!!!

Đúng rùi đó, có 2TH
TH1: A ko tạo ra sản phẩm oxi hóa là khí,ko có khả năng tạo kết tủa với Ca(OH)2
VD: A là các kim loại, P, Si,Iot
Tất cả chất này giải như theo cách của bạn đều ko đúng --> loại
TH2: A tạo ra sản phẩm oxi hóa là chất khí
Có: C, S là OK
- Nếu A là C
C --> CO2 + 4e
x........x.......4x
S+6 + 2e --> SO2
y........2y......y
ĐLBTe: 4x=2y
m kết tủa = mCaCO3 + CaSO3 = 100x + 120y = 5,1
Giải ra: x = 0,015 ; y = 0,03
-->mC = 0,015.12 = 0,18 ( thỏa mãn )
- Nếu A là S
giải tương tự, thấy m ko thỏa mãn.
--> Xong. A là C

congchua_trasua_9x
07-19-2009, 06:00 PM
mình đã tìm ra lời giải cho bài vô cơ rồi ..là thế này
Gọi n là số õh của A
ta có sơ đồ A= An+ +ne
S+6 +2e= S+4
Ca(0H)2 +S02 = CaS03 + H2O
TH1 khí tạo chỉ có S02
nCaS03= 5,1/120 = 0,0425
suy ra số mol S02= 0.0425
theo định luật bảo toàn e ta có
0,18n/A=2.0.0425
A= 2,118n
với n=1-6 ta tháy hok có gtrị thỏa mãn
TH2 khí tạo ra có khí S02 và khí # tạo kết tủa với Ca(0H)2. Các đơn chất khi pư với H2SO4 sinh ra khí # S02 có tạo kết tủa với Ca(0H)2 chỉ
có C ( cacbon)
Nếu C thì suy ra nC= 0.015...số mol S02 =0.03
C02 + Ca(0H)2= CaC03+ H20
kết tủa gồm CaC03 và CaS03....từ đó tính ra phù hợp với kết quả bài ra Vậy A là C

hehe lời giải đúng chứ....xin ý kiến mọi người nhé....cám ơn

havanlinh2002
07-19-2009, 06:03 PM
mình đã tìm ra lời giải cho bài vô cơ rồi ..là thế này
Gọi n là số õh của A
ta có sơ đồ A= An+ +ne
S+6 +2e= S+4
Ca(0H)2 +S02 = CaS03 + H2O
TH1 khí tạo chỉ có S02
nCaS03= 5,1/120 = 0,0425
suy ra số mol S02= 0.0425
theo định luật bảo toàn e ta có
0,18n/A=2.0.0425
A= 2,118n
với n=1-6 ta tháy hok có gtrị thỏa mãn
TH2 khí tạo ra có khí S02 và khí # tạo kết tủa với Ca(0H)2. Các đơn chất khi pư với H2SO4 sinh ra khí # S02 có tạo kết tủa với Ca(0H)2 chỉ
có C ( cacbon)
Nếu C thì suy ra nC= 0.015...số mol S02 =0.03
C02 + Ca(0H)2= CaC03+ H20
kết tủa gồm CaC03 và CaS03....từ đó tính ra phù hợp với kết quả bài ra Vậy A là C

hehe lời giải đúng chứ....xin ý kiến mọi người nhé....cám ơn

được đó ông nnes giải như thế ai mà hiểu được
mà nói thật mấy cái đề cho giả thiết mà cứ như kiểu úp mở thế khó giải cho đủ TH lắm

nnes
07-19-2009, 06:14 PM
Thế ông ko hiểu à
S thì về S+4 thôi
bảo toàn e là chính xác rồi đó

Bảo toàn e ntn?
Như thế này á?
S --> SO2 + 4e
x.........x......4x
S+6 + 2e --> SO2
y........2y.......y
nSO2 = nCaSO3 = x + y = 0,0425
ĐLBTe: 4x = 2y
--> x = 0,014
y = 0,028
==> A còn có thể có S nữa.
=)):24h_052:
Tất nhiên là sai bét. vì m = 0,448 # 0,18.

congchua_trasua_9x
07-19-2009, 06:19 PM
Có bài đây Na2S04 được điều chế trong công nghiệp bằng cách đun H2S04 với NaCl
Người ta dùng một lượng H2S04 75% không dư đun với NaCl . Sau pư thu được hỗn hợp rắn chứa 90.88% Na2S04 ; 4,8%NaHS04;2,574%; NaCl; 1,35%H20 và0,396% HCl

tính % NaCl chuyển hóa thành Na2 S04

bài này nên giải bàng phương pháp quy về 100 chắc là Ok nhỉ ??

Trunks
07-19-2009, 06:20 PM
Anh nnes nà!!!Anh thiết lập giải giùm em công thức tính pH của dung dịch có tính lưỡng tính(CH3COOHNH4 nghen,cái NaHCO3 em bít làm roài;kết quả là pH=0.5(pKNH4+ pKCH3COOH) nhưng mà em thiết lập lại thì tự nhiên chui đâu ra cái W,chả bít mình sai chỗ nào nữa) với dung dịch có 2 axit yếu với(chả hạn như HCOOH với CH3COOH'kết quả là pH=0.5*(PKCH3COOH +pKHCOOh) cái này thì chịu)!!!Hix!!!Tháng trước cô có chỉ em roài,mà bữa đó ghi dô tờ giấy nháp giờ để đâu tìm hok ra,hixx,quên mất tiêu,giờ hỏi lại sợ cô la quá!!!!:4:

Trunks
07-19-2009, 06:39 PM
Có bài đây Na2S04 được điều chế trong công nghiệp bằng cách đun H2S04 với NaCl
Người ta dùng một lượng H2S04 75% không dư đun với NaCl . Sau pư thu được hỗn hợp rắn chứa 90.88% Na2S04 ; 4,8%NaHS04;2,574%; NaCl; 1,35%H20 và0,396% HCl

tính % NaCl chuyển hóa thành Na2 S04

bài này nên giải bàng phương pháp quy về 100 chắc là Ok nhỉ ??

Bài này theo mình thì chỉ cần gọi m là khối lượng hỗn hợp sau đó tính theo m khối lượng hay số mol NaCl và Na2SO4 sau đó lập tỉ lệ là xong,nhưng mà hok hiểu là nó cho %H2O và % HCl làm cái rì:ngu ( !!

congchua_trasua_9x
07-19-2009, 06:39 PM
lại thêm một bài nữa về hữu cơ...
Hỗn hợp khí A(đkc) gồm 2 olèin. Để đốt cháy hết 7 thể tích A cần 31 thể tích 0xi
1.Xác định ct phân tử của 2 olefin, biết rằng olefin chứa rất nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40-50% thể tích của A
2. tính % khối lượng olefin trong A
3. trộn 4,704 lit A vói V lit H2 rồi đun nóng bột Ni lầm xúc tác . Hỗn hợp khí sau pư cho từ từ qua dung dịch nước Brom nhạt màu và khối lượng bình tăng thêm 2.8933 gam
Tính thể tích H2 đã dùng và khối lượng pt trung bình của hỗn hợp ankan thu được
Biết các khí đo ở đkc , các pu xảy ra hoàn toàn và hiệu suất pư của 2 olefin là như nhau

gợi ý cách làm....xin cám ơn

nnes
07-20-2009, 12:39 AM
Anh nnes nà!!!Anh thiết lập giải giùm em công thức tính pH của dung dịch có tính lưỡng tính(CH3COOHNH4 nghen,cái NaHCO3 em bít làm roài;kết quả là pH=0.5(pKNH4+ pKCH3COOH) nhưng mà em thiết lập lại thì tự nhiên chui đâu ra cái W,chả bít mình sai chỗ nào nữa) với dung dịch có 2 axit yếu với(chả hạn như HCOOH với CH3COOH'kết quả là pH=0.5*(PKCH3COOH +pKHCOOh) cái này thì chịu)!!!Hix!!!Tháng trước cô có chỉ em roài,mà bữa đó ghi dô tờ giấy nháp giờ để đâu tìm hok ra,hixx,quên mất tiêu,giờ hỏi lại sợ cô la quá!!!!:4:

CH3COONH4
Với nồng độ phù hợp thì chủ yếu xảy ra phản ứng sau:
NH4+ + CH3COO- <--> NH3 + CH3COOH

Ta thấy, sau CB thì [NH4+]=[CH3COO-] và [NH3]= [CH3COOH]

Với NH4+ : K1 = [NH3][H+]/[NH4+]
CH3COOH: K2 = [CH3COO-][H+]/[Ch3COOH]

--> K1.K2 = [H+]^2 --> [H+] = căn bậc 2(K1.K2)
--> ....
Mấy cái khác thì tương tự

minhduy2110
07-20-2009, 01:31 AM
Việc kết luận [NH3] = [CH3COOH] và [NH4+] = [CH3COO-] là không chính xác. Bạn đã bỏ quên đi cái cân bằng phân ly của nước.

Những dạng bài như thế này, làm để hiểu thì tốt nhất là dùng cách tính bảo toàn proton (sách thầy Dung còn gọi là ĐKP đó). Sau khi đã thiết lập được phương trình proton rồi thì tùy vào dữ kiện đề bài, cái gì bỏ qua được thì cho qua. Nếu không bỏ qua được cái gì thì buộc phải tính chính xác gần đúng(tính lặp) theo ĐKP.

Công thức gần đúng của câu CH3COONH4 như sau:
pH= 1/2*(pKw + pKa - pKb)

Đây là công thức mình nhớ có trong sách thầy Hoàng Nhâm tập 1. Có thể biến đổi được theo cách của thầy Nhâm, hoặc theo ĐKP. Công thức trên chính là 1 dạng áp dụng gần đúng giống như công thức bạn ness đã làm. :24h_008:

ariesstarls
07-20-2009, 08:58 AM
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 20g 1 hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng hết 350ml dd HCl 2M.
Mặt khác nếu lấy 0.4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( ko có không khí ) rồi thổi 1 luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đc m g chất rắn và 7.2 g nước.
a, Tính % khối lượng các chất trong A.
b, Tính m
c, Nếu dùng đ B chứa đồng thời H2SO4 0.3M và HCl 0.8M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hòa tan hết 20 g hỗn hợp A.
========================

Bài 2: Dung dịch A có V=500ml chứa các ion: Ba2+, Na+, Cl-, NO3-. Chia A thành 3 phần bằng nhau:
P1: Thêm Na2SO4 dư thu đc 4.66 g kết tủa.
P2: Thêm AgNO3 dư thu đc 5.74 g kết tủa.
P3: Đem cô cạn thu đc 6.71 gam muối. Tinh CM của các ion trong dung dịch A.

Trunks
07-20-2009, 09:45 AM
cho em hỏi tí, anh chị nào có thể giải giúp em :
Hòa tan 21g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dd HCl dư thu được 13,34l khí H2 (đktc) tính
a) m mỗi kim loại có trong hỗn hợp
b) Vdd HCl 36% (D=1,18g/ml) để hòa tan đủ hỗn hợp trên.

Bài này thì đơn giản thôi mà!!!!
Theo đề,ta có:
nH2=13.44/22.4=0.6 mol
PTHH:
2Al + 6HCl= 2AlCl3 + 3H2
0.4 0.12 0.6
=> mAl=0.4*27=10.8 g
=>mAl2O3=21-10.8=10.2 g
=>nAl2O3=10.2/102=0.1 mol
Al2O3 + 6HCl= 2AlCl3 + 3H2O
0.1 0.6
=> nHCl= 0.6+ 0.12=0.18 mol
=>mdd=(0.18*36.5)/0.36=18.25 g
=>V=18.25/1.18=15,47 ml

Trunks
07-20-2009, 10:30 AM
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 20g 1 hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng hết 350ml dd HCl 2M.
Mặt khác nếu lấy 0.4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( ko có không khí ) rồi thổi 1 luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đc m g chất rắn và 7.2 g nước.
a, Tính % khối lượng các chất trong A.
b, Tính m
c, Nếu dùng đ B chứa đồng thời H2SO4 0.3M và HCl 0.8M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hòa tan hết 20 g hỗn hợp A.
========================

Bài 2: Dung dịch A có V=500ml chứa các ion: Ba2+, Na+, Cl-, NO3-. Chia A thành 3 phần bằng nhau:
P1: Thêm Na2SO4 dư thu đc 4.66 g kết tủa.
P2: Thêm AgNO3 dư thu đc 5.74 g kết tủa.
P3: Đem cô cạn thu đc 6.71 gam muối. Tinh CM của các ion trong dung dịch A.

Bài 2 dễ hơn,mình xơi trước:
P1: nBa2+=nBaSO4=4.66/233=0.02 mol
=> nBa2+(A)=0.02*3=0.06 mol
P2: nCl-=nAgCl=5.74/143.5=0.04 mol
=>nCl-(A)=0.04*3=0.12 mol
P3:m= 6.71*3=20.13 g (m là khối lượng muối cô cạn được của cả dung dịch A)
Gọi x là số mol của Na+,y là số mol của NO3-.
Theo đề, ta có:
0.06*137 +0.12*35.5 +23x +62y =20.13
<=> 23x + 62y= 7.65 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn toàn điện tích:
0.06*2 +x=0.12 +y
=> x =y
(1)=> x=0.09 mol
Vậy nồng độ của các ion trung dung dịch là :
CmNO3-=CmNa+=0.09/0.5=0.18 M
CmBa2+=0.06/0.5=0.12 M
CmCl-=0.12/0.5=0.24 M


Bài 1:
a, Gọi số mol của MgO,CuO.Fe2O3 lần lượt là x,y,z.
Theo đề,ta có:
nO2-=NH2O(1)=nHCl/2=0.35 mol
=> mO2-=0.35*16=5.6 g
=> %mO=5.6/20= 0.28=28 %
=> x+ y+ 3z=0.35 (1)
40x + 80y + 160z = 20 (2)
24x + 64y +112z = 20 -5.6 =14.4 (3)
=> x=.....; y=....;z=.....
b,Theo đề, ta có:
nO2-(2)=nH20(2)=7.2/18=0.4 mol
=> MO2-=0.4*16=6.4 g
=> MA2 =6.4/0.28=22.857 g
=> m=22.857-6.4=16.457 g
c,Gọi thể thích dung dịch B cần dùng là V.Theo đề, ta có:
nH+(B)=0V*(0.3*2 +0.8)=1.4V
=>nH+/2=nO2-
<=> 0.7V=0.35
=> V= 0.5 l=500 ml

nnes
07-20-2009, 11:02 AM
Việc kết luận [NH3] = [CH3COOH] và [NH4+] = [CH3COO-] là không chính xác. Bạn đã bỏ quên đi cái cân bằng phân ly của nước.

Những dạng bài như thế này, làm để hiểu thì tốt nhất là dùng cách tính bảo toàn proton (sách thầy Dung còn gọi là ĐKP đó). Sau khi đã thiết lập được phương trình proton rồi thì tùy vào dữ kiện đề bài, cái gì bỏ qua được thì cho qua. Nếu không bỏ qua được cái gì thì buộc phải tính chính xác gần đúng(tính lặp) theo ĐKP.

Công thức gần đúng của câu CH3COONH4 như sau:
pH= 1/2*(pKw + pKa - pKb)

Đây là công thức mình nhớ có trong sách thầy Hoàng Nhâm tập 1. Có thể biến đổi được theo cách của thầy Nhâm, hoặc theo ĐKP. Công thức trên chính là 1 dạng áp dụng gần đúng giống như công thức bạn ness đã làm. :24h_008:

Em đã ghi rõ ở trên là ở một nồng độ cho phép. Cụ thể là trong TH hay gặp nhất:
Ka.C >>10^-14 (cuả NH4+)
Kb.C >> 10^-14 ( của CH3COO-)
Em biết có Ct pH= 1/2*(pKw + pKa - pKb) như của anh. Nhưng Trunks lại hỏi
pH= 1/2*(pK1 + pK2) nên em mới viết theo cách này.
Cảm ơn anh đã góp ý.

minhduy2110
07-20-2009, 01:38 PM
:022:

Hixxx! Cái dung dịch gồm 2 axit yếu đâu làm tuơng tự như dầy được anh!!!!Cái dung dịch gồm 2 axit yếu nếu nồng độ mol bằng nhau thì mới ra kết quả như vầy mà!!!!Huynh chịu khó giải giùm em lun!!!!!:022:

Dung dich 2 axit yếu hở. Bảo toàn proton luôn, dùng cho cả n axit yếu =.=
HA --> H+ + A- ;Ka1
HB --> H+ + B- ;Ka2
H2O --> H+ + OH- ;Kw
h=[H30+] = [OH-] + [A-] + [B-] (*)

Tiếp đến dùng cái phân số nồng độ để biểu diễn [A-] và [B-] qua h, C và K. Đưa về phương trình 1 ẩn h. Cụ thể:

[A-] = Ka1*C1/(h+Ka1) và tương tự với [B-]
(C1 và C2 là nồng độ đầu của 2 acid)
còn [OH-] = Kw/h rồi.

Thế tất cả vào phương trình (*) có ngay phương trình 1 ẩn theo h. Nếu đủ khả năng giải thì tính chính xác được luôn [H+]. Nếu ra phải cái phương trình bậc 4,5 hay 6 thì đành phải tính lặp gần đúng.
(thi quốc gia cũng chưa gặp bao giờ cái trường hợp này :24h_076:). Lưu ý là trước khi thay các biểu thức liên hệ của h vào, cái gì bé quá bỏ qua được thì bỏ qua luôn.

ariesstarls
07-20-2009, 02:08 PM
Bài 2 dễ hơn,mình xơi trước:
P1: nBa2+=nBaSO4=4.66/233=0.02 mol
=> nBa2+(A)=0.02*3=0.06 mol
P2: nCl-=nAgCl=5.74/143.5=0.04 mol
=>nCl-(A)=0.04*3=0.12 mol
P3:m= 6.71*3=20.13 g (m là khối lượng muối cô cạn được của cả dung dịch A)
Gọi x là số mol của Na+,y là số mol của NO3-.
Theo đề, ta có:
0.06*137 +0.12*35.5 +23x +62y =20.13
<=> 23x + 62y= 7.65 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn toàn điện tích:
0.06*2 +x=0.12 +y
=> x =y
(1)=> x=0.09 mol
Vậy nồng độ của các ion trung dung dịch là :
CmNO3-=CmNa+=0.09/0.5=0.18 M
CmBa2+=0.06/0.5=0.12 M
CmCl-=0.12/0.5=0.24 M


Bài 1:
a, Gọi số mol của MgO,CuO.Fe2O3 lần lượt là x,y,z.
Theo đề,ta có:
nO2-=NH2O(1)=nHCl/2=0.35 mol
=> mO2-=0.35*16=5.6 g
=> %mO=5.6/20= 0.28=28 %
=> x+ y+ 3z=0.35 (1)
40x + 80y + 160z = 20 (2)
24x + 64y +112z = 20 -5.6 =14.4 (3)
=> x=.....; y=....;z=.....
b,Theo đề, ta có:
nO2-(2)=nH20(2)=7.2/18=0.4 mol
=> MO2-=0.4*16=6.4 g
=> MA2 =6.4/0.28=22.857 g
=> m=22.857-6.4=16.457 g
c,Gọi thể thích dung dịch B cần dùng là V.Theo đề, ta có:
nH+(B)=0V*(0.3*2 +0.8)=1.4V
=>nH+/2=nO2-
<=> 0.7V=0.35
=> V= 0.5 l=500 ml


Ý a hệ này đâu giải đc hả bạn?

nnes
07-20-2009, 02:26 PM
Ý a hệ này đâu giải đc hả bạn?

Vì hệ này bị sai phương trình số 3
các oxit này chỉ có CuO và Fe2O3 phản ứng được với H2, MgO ko phản ứng.
như vậy PT (3) sẽ là:
40x + 64y + 56.2.z = abc...
giải tiếp

abcabc
07-20-2009, 03:36 PM
hoà tan hòn toàn 49,6g hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 và dung dịch B chỉ chứa 1 loại muối sắt
a)Viết PTPƯ
b)Tính khối lượng % O trong A
c) Tính khối lượng muối sắt trong B

Anh chị giải cụ thể giúp em
thanks

Trunks
07-20-2009, 06:05 PM
Vì hệ này bị sai phương trình số 3
các oxit này chỉ có CuO và Fe2O3 phản ứng được với H2, MgO ko phản ứng.
như vậy PT (3) sẽ là:
40x + 64y + 56.2.z = abc...
giải tiếp

Em cảm ơn anh chỉ chỗ sai cho em nhưng mà bữa nay anh nnes bữa nay yêu rùi hở???? Cái PT (3) của em là dựa theo dữ liệu cảu cái ý đầu tác dụng với HCl mà,tác dụng với H2 ở đâu ra zậy!!!!Nhưng mà dù sao anh cũng cho em chỗ sai,em sai câu b lun roài!!!!!:021: .Zề nhà làm lại bài này mới được!!!!!

nnes
07-20-2009, 06:25 PM
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 20g 1 hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 phải dùng hết 350ml dd HCl 2M.
Mặt khác nếu lấy 0.4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( ko có không khí ) rồi thổi 1 luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đc m g chất rắn và 7.2 g nước.
a, Tính % khối lượng các chất trong A.
b, Tính m
c, Nếu dùng đ B chứa đồng thời H2SO4 0.3M và HCl 0.8M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hòa tan hết 20 g hỗn hợp A.


Giải lại nha:
nMgO = x, nCuO = y, nFe2O3 =z
m hh = 40x + 80y + 160 z = 20
<--> x + 2y + 4z= 0,5 (1)
n HCl = 2x + 2y + 6z = 0,7 (2)

A + H2: chỉ có CuO và Fe2O3 phản ứng, MgO ko phản ứng
nH2O=nH2 = 0,4
Nếu lấy 20g ( ứng với x + y + z mol ) hỗn hợp đầu đem phản ứng với H2 thì
CuO + H2 -->...
y.........y
Fe2O3 + 3H2 -->
z............3z

thấy như thế này:
x+y+z mol A phản ứng với y+3z mol H2
0,4................................0,4..........

--> có tỉ lệ (x+y+z)/0,4 = (y+3z)/0,4
--> x -2z= 0 (3)
Giải hệ --> x = 0,1 ; y = 0,1 ; z = 0,05 (KQ đẹp mê li ) :24h_122:

Trunks
07-20-2009, 06:26 PM
hoà tan hòn toàn 49,6g hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 và dung dịch B chỉ chứa 1 loại muối sắt
a)Viết PTPƯ
b)Tính khối lượng % O trong A
c) Tính khối lượng muối sắt trong B

Anh chị giải cụ thể giúp em
thanks

Bài này theo mình nên dùng pương pháp qui đổi,cho hỗn hợp A chỉ gồm FeO và Fe2O3 (quên)!!!Nhưng mà .....hixxx,tại sao lại giải ra mFeO>mA!!!!!:24h_054::24h_054::24h_054:.Anh chị nào cho bít em sai chỗ nào với!!!!!

Trunks
07-20-2009, 06:37 PM
Giải lại nha:
nMgO = x, nCuO = y, nFe2O3 =z
m hh = 40x + 80y + 160 z = 20
<--> x + 2y + 4z= 0,5 (1)
n HCl = 2x + 2y + 6z = 0,7 (2)

A + H2: chỉ có CuO và Fe2O3 phản ứng, MgO ko phản ứng
nH2O=nH2 = 0,4
Nếu lấy 20g ( ứng với x + y + z mol ) hỗn hợp đầu đem phản ứng với H2 thì
CuO + H2 -->...
y.........y
Fe2O3 + 3H2 -->
z............3z

thấy như thế này:
x+y+z mol A phản ứng với y+3z mol H2
0,4................................0,4..........

--> có tỉ lệ (x+y+z)/0,4 = (y+3z)/0,4
--> x -2z= 0 (3)
Giải hệ --> x = 0,1 ; y = 0,1 ; z = 0,05 (KQ đẹp mê li ) :24h_122:

Cái hệ phương trình của em thì em chưa giải,nhưng mà hình như cái PT (3) của em sai ở chỗ là nếu áp dụng lại định luật bảo toàn khối lượng thì giống cái PT đầu nên => công cốc!!!Lúc em giải em cũng nghi nghi,với em chưa bít áp dụng số mol của A làm cái rì nên sai thảm hại.......:017::015::4:

nnes
07-20-2009, 06:38 PM
hoà tan hòn toàn 49,6g hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 và dung dịch B chỉ chứa 1 loại muối sắt
a)Viết PTPƯ
b)Tính khối lượng % O trong A
c) Tính khối lượng muối sắt trong B

Anh chị giải cụ thể giúp em
thanks

Bài này dùng ĐLBT khối lượng, nghe hơi vô lí tí nhưng mà lại rất hay mà ngắn. Đây chính là một dạng bài giống với đề thi ĐH khối A năm 2008 ( chỉ khác là cho hh + HNO3 )
Cách này dùng để làm trắc nghiệm:
Ta thấy H2SO4 chuyển thành:
- SO2
- Gốc SO42- vào trong muối
H2SO4 --> SO2
0,4...<--....0,4
Giả sử nH2SO4 tạo thành muối là x mol
3H2SO4 ---> Fe2(SO4)3
....x.....-->.....x/3
Viết PTPƯ dạng TQ:
A + (0,4+x)H2SO4 --> x/3 Fe2(SO4)3 + 0,4 SO2 + (0,4+x) H2O
......(0,4+x).....................x/3...........0,4..........(0,4+x)
ĐTBTKL:
49,6 + 98(0,4+x) = 400.x/3 + 0,4.64 + 18(0,4+x)
--> x =...
giải nốt...

nnes
07-20-2009, 06:41 PM
Cái hệ phương trình của em thì em chưa giải,nhưng mà hình như cái PT (3) của em sai ở chỗ là nếu áp dụng lại định luật bảo toàn khối lượng thì giống cái PT đầu nên => công cốc!!!Lúc em giải em cũng nghi nghi,với em chưa bít áp dụng số mol của A làm cái rì nên sai thảm hại.......:017::015::4:

Đúng vậy, muốn giải được hệ các phương trình, thì các phương trình phải độc lập tuyến tính với nhau, tức là ko phụ thuộc vào nhau, phương trình này ko phải kết quả từ các phương trình khác.
Rất nhiều ng giải hệ ra vô nghiệm cũng vì lí do trên, 1 PT là kết quả từ 2 PT trc. Do đó khi giải bài phải tận dụng tối đa dữ kiện của đề nha. :D
Ko phải đề ra thừa đâu.

Trunks
07-20-2009, 06:47 PM
Bài này dùng ĐLBT khối lượng, nghe hơi vô lí tí nhưng mà lại rất hay mà ngắn. Đây chính là một dạng bài giống với đề thi ĐH khối A năm 2008 ( chỉ khác là cho hh + HNO3 )
Cách này dùng để làm trắc nghiệm:
Ta thấy H2SO4 chuyển thành:
- SO2
- Gốc SO42- vào trong muối
H2SO4 --> SO2
0,4...<--....0,4
Giả sử nH2SO4 tạo thành muối là x mol
3H2SO4 ---> Fe2(SO4)3
....x.....-->.....x/3
Viết PTPƯ dạng TQ:
A + (0,4+x)H2SO4 --> x/3 Fe2(SO4)3 + 0,4 SO2 + (0,4+x) H2O
......(0,4+x).....................x/3...........0,4..........(0,4+x)
ĐTBTKL:
49,6 + 98(0,4+x) = 400.x/3 + 0,4.64 + 18(0,4+x)
--> x =...
giải nốt...

Nhưng mà em thấy dùng quy đổi cũng được mà anh!!!!Em sai chỗ nào zậy ?????Mà anh giả vầy em thấy giống bảo toàn e quá àh!!!!!

nnes
07-20-2009, 07:18 PM
Nhưng mà em thấy dùng quy đổi cũng được mà anh!!!!Em sai chỗ nào zậy ?????Mà anh giả vầy em thấy giống bảo toàn e quá àh!!!!!

Em quy về FeO và Fe2O3 nếu hh chỉ có FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thui, ở đây còn có thêm Fe, nên sẽ thiếu.
Ko liên quan tí j đến BTe nhé. Muốn có BT e thì giải ntn mới hợp gu.
Giả sử đốt cháy m g Fe thu được 49,6g A, sau đó thì abc
Ta có sơ đồ:
Fe -- +O2 --> hh A -- + H2SO4 --> Fe3+ + SO2

Ta thấy:
Chất khử: Fe --> Fe3+ + 3e
..............m/65..............3.m/56
chất oxi hóa: có O2 và S+6
mO2 = mA - mFe = 46,8 -m
nO2 = (49,6-m)/32
O2 ............... + 4e --> 2O2-
(49,6-m)/32..(49,6-m)/8
S+6 + 2e --> SO2
.........0,8.......0,4

ĐLBT e
3.m/56 = (49,6-m)/8 + 0,8
--> giải ra m...
tìm nốt là xong, Cách này tưởng dài nhưng làm quen rùi thì ngắn cũn.

congchua_trasua_9x
07-20-2009, 11:43 PM
hix...tại sao H2S04 đ,n có tính háo nước nhi?

congchua_trasua_9x
07-20-2009, 11:49 PM
1.Tính pH của dung dịch A là hỗn hợp gồm HF 0,1 M và NaF 0,1 M
2.tính pH của 1 lit dung dịch A ở trên trong 2 TH sau:
- thêm 0,01 mol HCL vào
- thêm 0,01 mol Na0H vào

cho em hỏi là bài này có phải đặt K alpha để giải hok?

( hix chắc bài này dễ lắm nhưng sao mình hem làm được !)

:021::018:

congchua_trasua_9x
07-21-2009, 12:06 AM
Có 3 muối A,B,C của cùng kim loại Mg và tạo từ cùng 1 axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của axit HCl thì có cùng 1 khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là
2 : 4 :1

Xác định A,B,C và viết phương trình pư xảy ra

Hix bài này mới đọc thì dễ nhưng làm thì khó quá đi...mong mọi người cho ý kiến bài này dùm cái ??:021::021::021::021::021::021::021::018:

minhduy2110
07-21-2009, 12:06 AM
Buffer solution ;))

nnes
07-21-2009, 12:07 AM
1.Tính pH của dung dịch A là hỗn hợp gồm HF 0,1 M và NaF 0,1 M
2.tính pH của 1 lit dung dịch A ở trên trong 2 TH sau:
- thêm 0,01 mol HCL vào
- thêm 0,01 mol Na0H vào

cho em hỏi là bài này có phải đặt K alpha để giải hok?

( hix chắc bài này dễ lắm nhưng sao mình hem làm được !)

:021::018:

Có chứ, bài này phải cho hằng số axit của axit HF (Ka đấy , thì mới giải được ), đó là hằng số không đổi ở một nhiệt độ xác định.
Do đó khi thêm HCl hay NaOH thì phản ứng xảy ra, sự điện li HF sẽ chuyển dịch theo chiều phù hợp để sao cho Ka luôn ko đổi.

1. Đây là dung dịch đệm, như bạn j nói ở trên. :D
NaF = Na+ + F-
0,1..............0,1
................HF <--> H+ + F-
ban đầu: 0,1......0.......0,1
điện li: ...x.........x........x
cân bằng: 0,1-x...x......0,1+x
Ka = x.(0.1+x)/(0,1-x) = 7,4.10^-4
--> x = ...---> pH
2. Tương tự

congchua_trasua_9x
07-21-2009, 12:09 AM
Hix thì ra là cho nồng độ NaF là hok thừa,....ui trời từ đầu nghĩ là hok cần dùng đến...ngu quá đi:03::03:

Trunks
07-21-2009, 07:44 AM
Ặc!!Cái loại như thế này được gọi là dung dịch đệm mà!!!Nếu như bài toán hỏi tính pH thẳng như vầy thì phải tính tỉ mĩ như anh nnes còn nếu là một bước trong nguyên một bài toán lớn thì bạn có thể tính gần đúng theo công thức : pH=PKa - log(Ca/Cm) trong đó Ca là nồng độ của axit còn Cm là nồng độ của muối(Cái này là theo nồng độ lớn,có thể bỏ qua sự điện ly của nước,còn nếu như nhỏ quá phải tính thêm sự điện ly của nước nữa)!!!!

Trunks
07-21-2009, 08:01 AM
:014:Em quy về FeO và Fe2O3 nếu hh chỉ có FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thui, ở đây còn có thêm Fe, nên sẽ thiếu.
Ko liên quan tí j đến BTe nhé. Muốn có BT e thì giải ntn mới hợp gu.
Giả sử đốt cháy m g Fe thu được 49,6g A, sau đó thì abc
Ta có sơ đồ:
Fe -- +O2 --> hh A -- + H2SO4 --> Fe3+ + SO2

Ta thấy:
Chất khử: Fe --> Fe3+ + 3e
..............m/65..............3.m/56
chất oxi hóa: có O2 và S+6
mO2 = mA - mFe = 46,8 -m
nO2 = (49,6-m)/32
O2 ............... + 4e --> 2O2-
(49,6-m)/32..(49,6-m)/8
S+6 + 2e --> SO2
.........0,8.......0,4

ĐLBT e
3.m/56 = (49,6-m)/8 + 0,8
--> giải ra m...
tìm nốt là xong, Cách này tưởng dài nhưng làm quen rùi thì ngắn cũn.

Cách này thì em ok!!!!Chớ cái bảo toàn khối lựong nhìn nó xà quằng,xà quằng!!!!Hay!!!Nhưng mà nè,anh quy đổi gì kì dậy,có Fe thì em mới quy Fe,FeO,Fe3O4 về thành FeO được chớ,chớ hok có Fe thì em thì em quy về FeO sao được,anh quy FeO với Fe3O4 về thành FeO em coi thử coi(còn điên nhiên thằng Fe2O3 là hok đụng được roài)!!!

Trunks
07-21-2009, 08:07 AM
Có 3 muối A,B,C của cùng kim loại Mg và tạo từ cùng 1 axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của axit HCl thì có cùng 1 khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là
2 : 4 :1

Xác định A,B,C và viết phương trình pư xảy ra

Hix bài này mới đọc thì dễ nhưng làm thì khó quá đi...mong mọi người cho ý kiến bài này dùm cái ??:021::021::021::021::021::021::021::018:

Hixxx!Khó thiệt,nếu như mà tạo từ 1 axit mà có 3 muối thì mình chỉ bít tới cái axit H3PO4 mà thôi nhưng mà cái này lại hok tạo khí,còn nếu tác dụng với HCl tạo khí thì có như CO2,SO2,H2S....(mấy cái axit yếu) nhưng mà nghẹt nỗi cái này chỉ có 2 muối là hết đát!!!!!!!Căng!!!!:24h_009:

Bo_2Q
07-21-2009, 09:48 AM
Hixxx!Khó thiệt,nếu như mà tạo từ 1 axit mà có 3 muối thì mình chỉ bít tới cái axit H3PO4 mà thôi nhưng mà cái này lại hok tạo khí,còn nếu tác dụng với HCl tạo khí thì có như CO2,SO2,H2S....(mấy cái axit yếu) nhưng mà nghẹt nỗi cái này chỉ có 2 muối là hết đát!!!!!!!Căng!!!!:24h_009:

Cái bài đố chuối chuối kiểu này ngày xưa mình cũng có gặp, nếu nhớ không nhầm thì đó là 3 muối cacbonat, bao gồm cả muối tạp chức :treoco (

MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + CO2

Mg(HCO3)2 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + 2CO2

Mg2CO3(OH)2 + 4HCl -> 2MgCl2 + 3H2O + CO2

:014::014: Trí nhớ kém có gì sai sót thì thông cảm hen :treoco (:treoco (

nnes
07-21-2009, 11:35 AM
:014:

Cách này thì em ok!!!!Chớ cái bảo toàn khối lựong nhìn nó xà quằng,xà quằng!!!!Hay!!!Nhưng mà nè,anh quy đổi gì kì dậy,có Fe thì em mới quy Fe,FeO,Fe3O4 về thành FeO được chớ,chớ hok có Fe thì em thì em quy về FeO sao được,anh quy FeO với Fe3O4 về thành FeO em coi thử coi(còn điên nhiên thằng Fe2O3 là hok đụng được roài)!!!

Em thử nói rõ ra xem quy đổi ntn?
Em chỉ quy đổi được thành FeO khi mà nFe = nFe3O4 được .
Giả sử như thế này nhá:
1 mol Fe và 1 mol Fe3O4 --> 4 mol FeO ( thì OK )
1 mol Fe và 2 mol Fe3O4 --> 4 mol FeO và 1 mol Fe3O4 ( như vậy là quy đổi nhầm )

Tuy nhiên nếu ko có Fe thì việc biến hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thành hỗn hợp FeO và Fe2O3 thì cực kì đơn giản, vì Fe3O4 có thể coi là hỗn hợp FeO.Fe2O3
1 mol Fe3O4 có 1 mol FeO và 1 mol Fe2O3.
như vậy thay vì đặt số mol của 3 oxit thì phải đặt số mol chó 2 oxit FeO và Fe2O3, tính toán đơn giản hơn.

TUy nhiên , cái dạng bài mà bạn j đó hỏi ở trên là dạng bài phổ biến, và đã từng được gặp trong kì thi ĐH nhiều lần. Cho nên em cứ nên làm theo cách phổ biến, hay dùng nhất như 2 cách anh nói ở trên đó.
Hiểu nhất cách nào thì làm cách đó. Thế là ko bị nhầm. :24h_122:

nnes
07-21-2009, 11:44 AM
hix...tại sao H2S04 đ,n có tính háo nước nhi?

H2SO4 có tính háo nước vì nó rất dễ hình thành liên kết với nước.
CT của axit: H-O-SO2-O-H
H trong axit mang điện tích dương lớn, sẽ hút O của nước.
Trong axit H2SO4 đậm đặc, các phân tử axit hình thành liên kết H với nhau ( tạo thành 1 dạng mạch) , giành giật nhau để liên kết với nhau, rất là thiếu thốn, khốn khổ. Nhưng nay tự dưng xuất hiện mấy thằng phân từ nước, nó vồ vập lấy thật nhanh chóng, sợ thằng axit khác cướp mất.
:matheo(

chemistrydhv
07-21-2009, 11:46 AM
1.Tính pH của dung dịch A là hỗn hợp gồm HF 0,1 M và NaF 0,1 M
2.tính pH của 1 lit dung dịch A ở trên trong 2 TH sau:
- thêm 0,01 mol HCL vào
- thêm 0,01 mol Na0H vào

cho em hỏi là bài này có phải đặt K alpha để giải hok?

( hix chắc bài này dễ lắm nhưng sao mình hem làm được !)

:021::018:
Dung dich A la dung dich dem gom axit yeu va bazo lien hop cua no
Ban phai biet K(HF) thi moi tinh duoc.
Co the bien doi nhu sau:
Xét dung dịch đệm gồm axit HA(nồng độ C<SUB>a</SUB>) và muối NaA (nồng độ C<SUB>b</SUB>)
Trong dung dịch có các quá trình :
<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:group id=_x0000_s1026 style="MARGIN-TOP: 6.6pt; Z-INDEX: 251699712; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 153pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1027 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1028 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> HA + H<SUB>2</SUB>O A<SUP>-</SUP> + H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>
<v:line id=_x0000_s1029 style="Z-INDEX: 251700736; LEFT: 0px; POSITION: absolute; TEXT-ALIGN: left" to="171pt,6.6pt" from="135pt,6.6pt"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line> NaA Na<SUP>+</SUP> + A<SUP>-</SUP>
<v:group id=_x0000_s1030 style="MARGIN-TOP: 1.8pt; Z-INDEX: 251701760; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 126pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1031 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1032 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> 2H<SUB>2</SUB>O H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP> + <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:State w:st="on"><st1:place w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:place></st1:State>
Trung hoà điện : [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] + [Na<SUP>+</SUP>] = [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] +[ A<SUP>-</SUP>]
[ A<SUP>-</SUP>] = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] + C<SUB>b</SUB>
Bảo toàn nồng độ : Ca + C<SUB>b</SUB> = [HA] + [A<SUP>-</SUP>]
[HA] = Ca + C<SUB>b </SUB> - [A<SUP>-</SUP>] = Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>]
Ka = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] . [ A<SUP>-</SUP>]/[HA]
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. [HA]/ [ A<SUP>-</SUP>]
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. (Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>])/( C<SUB>b </SUB>+[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>])
Với các dung dịch đệm [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] không đáng kể so với Ca và C<SUB>b</SUB> nên:
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka.Ca/C<SUB>b</SUB>
pH= pKa-lg(Ca/C<SUB>b</SUB>)
Ap dung CT sau cung ban tinh duoc Ph.
voi 2 cau sau ban chu y den su thay doi nong do cua axit va bazo lien hop sau khi tron la tinh duoc thoi!
(Luu y : dung dich dem co tac dung on dinh gia tri PH nen khi ban them H+ hoac OH- thi gia tri PH khong thay doi dang ke!)
than!!!

Trunks
07-21-2009, 05:27 PM
Em thử nói rõ ra xem quy đổi ntn?
Em chỉ quy đổi được thành FeO khi mà nFe = nFe3O4 được .
Giả sử như thế này nhá:
1 mol Fe và 1 mol Fe3O4 --> 4 mol FeO ( thì OK )
1 mol Fe và 2 mol Fe3O4 --> 4 mol FeO và 1 mol Fe3O4 ( như vậy là quy đổi nhầm )

Tuy nhiên nếu ko có Fe thì việc biến hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thành hỗn hợp FeO và Fe2O3 thì cực kì đơn giản, vì Fe3O4 có thể coi là hỗn hợp FeO.Fe2O3
1 mol Fe3O4 có 1 mol FeO và 1 mol Fe2O3.
như vậy thay vì đặt số mol của 3 oxit thì phải đặt số mol chó 2 oxit FeO và Fe2O3, tính toán đơn giản hơn.

TUy nhiên , cái dạng bài mà bạn j đó hỏi ở trên là dạng bài phổ biến, và đã từng được gặp trong kì thi ĐH nhiều lần. Cho nên em cứ nên làm theo cách phổ biến, hay dùng nhất như 2 cách anh nói ở trên đó.
Hiểu nhất cách nào thì làm cách đó. Thế là ko bị nhầm. :24h_122:

Hè,em hiểu roài!!!mà tính ra cách 2 của anh cũng là quy đổi+bảo toàn e,nhưng mà quy đổi về Fe và O2 thì an toàn tuyệt đối,hok bị mắc lỗi như em!!!!:2:

Trunks
07-21-2009, 05:40 PM
Cái bài đố chuối chuối kiểu này ngày xưa mình cũng có gặp, nếu nhớ không nhầm thì đó là 3 muối cacbonat, bao gồm cả muối tạp chức :treoco (

MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + CO2

Mg(HCO3)2 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + 2CO2

Mg2CO3(OH)2 + 4HCl -> MgCl2 + 2H2O + CO2

:014::014: Trí nhớ kém có gì sai sót thì thông cảm hen :treoco (:treoco (

Cái muối tạp chất này mình mới bít(ngu lâu dốt bền mà),nhưng mà nếu tính lun nó thì được 3 muối nhưng mà tỉ lệ CO2 moi đâu ra 1: 2:4 đây????Cái này tỉ lệ 1: 2:1 mà.Sẵn tiện nói nhỏ lun,hok quan trọng mí,bạn cân bằng sai PT cuối roài,nhưng mình thử lại cũng hok được tỉ lệ 1: 2:4!!!

Trunks
07-21-2009, 05:43 PM
:24h_067:Dung dich A la dung dich dem gom axit yeu va bazo lien hop cua no
Ban phai biet K(HF) thi moi tinh duoc.
Co the bien doi nhu sau:
Xét dung dịch đệm gồm axit HA(nồng độ C<SUB>a</SUB>) và muối NaA (nồng độ C<SUB>b</SUB>)
Trong dung dịch có các quá trình :
<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:group id=_x0000_s1026 style="MARGIN-TOP: 6.6pt; Z-INDEX: 251699712; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 153pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1027 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1028 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> HA + H<SUB>2</SUB>O A<SUP>-</SUP> + H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>
<v:line id=_x0000_s1029 style="Z-INDEX: 251700736; LEFT: 0px; POSITION: absolute; TEXT-ALIGN: left" to="171pt,6.6pt" from="135pt,6.6pt"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line> NaA Na<SUP>+</SUP> + A<SUP>-</SUP>
<v:group id=_x0000_s1030 style="MARGIN-TOP: 1.8pt; Z-INDEX: 251701760; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 126pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1031 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1032 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> 2H<SUB>2</SUB>O H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP> + <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:State w:st="on"><st1:place w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:place></st1:State>
Trung hoà điện : [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] + [Na<SUP>+</SUP>] = [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] +[ A<SUP>-</SUP>]
[ A<SUP>-</SUP>] = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] + C<SUB>b</SUB>
Bảo toàn nồng độ : Ca + C<SUB>b</SUB> = [HA] + [A<SUP>-</SUP>]
[HA] = Ca + C<SUB>b </SUB> - [A<SUP>-</SUP>] = Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>]
Ka = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] . [ A<SUP>-</SUP>]/[HA]
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. [HA]/ [ A<SUP>-</SUP>]
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. (Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>])/( C<SUB>b </SUB>+[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>])
Với các dung dịch đệm [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] không đáng kể so với Ca và C<SUB>b</SUB> nên:
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka.Ca/C<SUB>b</SUB>
pH= pKa-lg(Ca/C<SUB>b</SUB>)
Ap dung CT sau cung ban tinh duoc Ph.
voi 2 cau sau ban chu y den su thay doi nong do cua axit va bazo lien hop sau khi tron la tinh duoc thoi!
(Luu y : dung dich dem co tac dung on dinh gia tri PH nen khi ban them H+ hoac OH- thi gia tri PH khong thay doi dang ke!)
than!!!

Bạn copy hay làm sao ra được mấy cái H+ mà + mũ trên đầu, bày mình với,kiếm hoài mà hok ra!!!!!

nnes
07-21-2009, 06:10 PM
Cái muối tạp chất này mình mới bít(ngu lâu dốt bền mà),nhưng mà nếu tính lun nó thì được 3 muối nhưng mà tỉ lệ CO2 moi đâu ra 1: 2:4 đây????Cái này tỉ lệ 1: 2:1 mà.Sẵn tiện nói nhỏ lun,hok quan trọng mí,bạn cân bằng sai PT cuối roài,nhưng mình thử lại cũng hok được tỉ lệ 1: 2:4!!!

Cái muối này ngoài là muối tạp chất, người ta gọi là muối bazơ ( ngược hẳn so với muối axit đó), Cái này cũng có nhiều ng nói rùi đó.
Đặc biệt là mấy chương trình truyền hình Ai là Triệu phú, đấu trường 100, vượt qua thử thách cũng nói nhiều là: Tượng nữ thần tự do của Mỹ làm = j?
Nhìn thì thấy màu xanh xanh tưởng là làm bằng đá cẩm thạch, hay là đá lam...nhưng thật ra nó lại được làm bằng Cu. Vì để lâu thì Cu từ màu đỏ chuyển dần sang đen, rùi xanh
Vì: Cu -- + H2O+O2+CO2 --> CuCO3.Cu(OH)2 ( cái này có màu xanh nè ).
hè hè.

Trunks
07-21-2009, 06:23 PM
Thế cái muối tạp chất có đặc nó có đặc điểm zì zậy huynh???Còn vấn đề chính,anh giải quyết lun đi,xác định 3 muối A,B,C.Em bó phép roài!!!!!

nnes
07-21-2009, 08:22 PM
Thế cái muối tạp chất có đặc nó có đặc điểm zì zậy huynh???Còn vấn đề chính,anh giải quyết lun đi,xác định 3 muối A,B,C.Em bó phép roài!!!!!

Thì nó có đặc điểm như muối. hê hê. Nói chung chả có j nổi bật hết.
VD: Mg(OH)2.MgCO3 thì có đặc điểm của muối và bazơ: tác dụng với axit, nhiệt phân...
Còn bài trên thì pó chiếu, chả nghĩ ra đc chất nào hết. Một là pé trà sữa viết sai, 2 là đề sai.
Riêng cái đoạn thu được khí có tỉ lệ: 2 : 4 : 1 đã thấy điêu rùi.
Muốn thu được khí có tỉ lệ mol là 1:4 thì CT của muối này có dạng Mg(ABC)4...cái này thì đào đâu ra.:020:

congchua_trasua_9x
07-21-2009, 11:19 PM
:014:

Cách này thì em ok!!!!Chớ cái bảo toàn khối lựong nhìn nó xà quằng,xà quằng!!!!Hay!!!Nhưng mà nè,anh quy đổi gì kì dậy,có Fe thì em mới quy Fe,FeO,Fe3O4 về thành FeO được chớ,chớ hok có Fe thì em thì em quy về FeO sao được,anh quy FeO với Fe3O4 về thành FeO em coi thử coi(còn điên nhiên thằng Fe2O3 là hok đụng được roài)!!!

Bài này tốt nhất là nên quy đổi về ct chung là Fex0y
ta có pt 2Fex0y+(6x-2y)H2S04 = xFe2(S04)3 + (3x-2y)S02 +(6x-2y) H20
từ n S02 tìm ra nFex0y và kết hợp với giả thiết cho m hỗn hợp , suy ra tìm được CT của Fex0y từ đó tìm ra được % o trong hỗn hợp

hok biết là đúng hok nhưng thấy cách này là ngắn nhất :022:

congchua_trasua_9x
07-21-2009, 11:32 PM
Dung dich A la dung dich dem gom axit yeu va bazo lien hop cua no
Ban phai biet K(HF) thi moi tinh duoc.
Co the bien doi nhu sau:
Xét dung dịch đệm gồm axit HA(nồng độ C<SUB>a</SUB>) và muối NaA (nồng độ C<SUB>b</SUB>)
Trong dung dịch có các quá trình :
<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:group id=_x0000_s1026 style="MARGIN-TOP: 6.6pt; Z-INDEX: 251699712; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 153pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1027 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1028 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> HA + H<SUB>2</SUB>O A<SUP>-</SUP> + H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>
<v:line id=_x0000_s1029 style="Z-INDEX: 251700736; LEFT: 0px; POSITION: absolute; TEXT-ALIGN: left" to="171pt,6.6pt" from="135pt,6.6pt"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line> NaA Na<SUP>+</SUP> + A<SUP>-</SUP>
<v:group id=_x0000_s1030 style="MARGIN-TOP: 1.8pt; Z-INDEX: 251701760; LEFT: 0px; MARGIN-LEFT: 126pt; WIDTH: 27.6pt; POSITION: absolute; HEIGHT: 4.8pt; TEXT-ALIGN: left" coordsize="552,96" coordorigin="5832,2964"><v:line id=_x0000_s1031 style="POSITION: absolute" to="6384,2964" from="5844,2964"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line><v:line id=_x0000_s1032 style="POSITION: absolute; flip: x" to="6372,3060" from="5832,3060"><v:stroke endarrow="block"></v:stroke></v:line></v:group> 2H<SUB>2</SUB>O H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP> + <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:State w:st="on"><st1:place w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:place></st1:State>
Trung hoà điện : [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] + [Na<SUP>+</SUP>] = [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] +[ A<SUP>-</SUP>]
[ A<SUP>-</SUP>] = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>] + C<SUB>b</SUB>
Bảo toàn nồng độ : Ca + C<SUB>b</SUB> = [HA] + [A<SUP>-</SUP>]
[HA] = Ca + C<SUB>b </SUB> - [A<SUP>-</SUP>] = Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>]
Ka = [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] . [ A<SUP>-</SUP>]/[HA]
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. [HA]/ [ A<SUP>-</SUP>]
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p> </o:p>
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka. (Ca + [<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>]- [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>])/( C<SUB>b </SUB>+[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] -[<st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">OH<SUP>-</SUP></st1:State></st1:place>])
Với các dung dịch đệm [H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] không đáng kể so với Ca và C<SUB>b</SUB> nên:
[H<SUB>3</SUB>O<SUP>+</SUP>] = Ka.Ca/C<SUB>b</SUB>
pH= pKa-lg(Ca/C<SUB>b</SUB>)
Ap dung CT sau cung ban tinh duoc Ph.
voi 2 cau sau ban chu y den su thay doi nong do cua axit va bazo lien hop sau khi tron la tinh duoc thoi!
(Luu y : dung dich dem co tac dung on dinh gia tri PH nen khi ban them H+ hoac OH- thi gia tri PH khong thay doi dang ke!)
than!!!


Sao bạn làm bài này dài dòng thế hả

nình nghĩ là chỉ viết pt điện li
NaF = Na+ + F-
HF = H+ + F-
ban đầu 0,1M 0 0,1M
phân ly x x x
c bằng 0,1-x x 0,1+x

sau đó tính Ka tìm ra x ...thay vào tìm dc pH

chỉ có thế thôi mà ..hix:021::021:

congchua_trasua_9x
07-22-2009, 12:15 AM
Có 3 muối A,B,C của cùng kim loại Mg và tạo từ cùng 1 axit. Cho A, B, C tác dụng với những lượng như nhau của axit HCl thì có cùng 1 khí thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là
2 : 4 :1

Xác định A,B,C và viết phương trình pư xảy ra

Hix bài này mới đọc thì dễ nhưng làm thì khó quá đi...mong mọi người cho ý kiến bài này dùm cái ??:021::021::021::021::021::021::021::018:


Cái bài này thực chất là trong đề thi HSG lớp 12 nên khó nhằn đối với minh` quá ( năm nay mới lên 11 hix) thế nhưng cô đã đưa xuống làm bt cho lớp 10 đội tuyển HSG vậy nên xin mọi ng` hết sức giúp đỡ....cám ơn :020::020::020::020:

Bo_2Q
07-22-2009, 08:55 AM
Cái bài đố chuối chuối kiểu này ngày xưa mình cũng có gặp, nếu nhớ không nhầm thì đó là 3 muối cacbonat, bao gồm cả muối tạp chức :treoco (

MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + CO2 (2:1)

Mg(HCO3)2 + 2HCl -> MgCl2 + H2O + 2CO2 (2:2)

Mg2CO3(OH)2 + 4HCl -> 2MgCl2 + 3H2O + CO2 (4:1)

:014::014: Trí nhớ kém có gì sai sót thì thông cảm hen :treoco (:treoco (

Sr mình đã sửa lại cân bằng, mình thấy tỉ lệ CO2 hợp lí rồi còn gì nữa :treoco (:treoco (
Tỉ lệ này phải xét theo cùng số mol HCL tác dụng
:noel3 (

congchua_trasua_9x
07-22-2009, 12:09 PM
Sr mình đã sửa lại cân bằng, mình thấy tỉ lệ CO2 hợp lí rồi còn gì nữa :treoco (:treoco (
Tỉ lệ này phải xét theo cùng số mol HCL tác dụng
:noel3 (

thế làm sao để suy ra được pt như vậy..chỉ dựa vào tỉ lệ mol thôi sao...cách giải là ntn?

:021::021::021::021:

GMO_Dark
07-22-2009, 02:49 PM
Các bác giúp giùm mình bài này với nhé:

1.Cần phải thêm bao nhiêu gam natri arsenit (Na2AsO3) vào 1 lít dung dịch để được nồng độ As trong dung dịch là 200ppb. Nồng độ ban đầu của As trong dung dịch là 0.

2. Cho một dung dịch có nồng độ As là 200ppb. Thêm vào dung dịch 20mg/l phèn sắt FeCl3. Tính tỉ lệ Fe:As (khối lượng hay số mol) có trong dung dịch lúc này.

Thanks very much.

nhajben
07-22-2009, 03:46 PM
từ R2O7 ta suy ra công thức của R với H là RH ( R là công thức hóa học của 1 chất chưa bit). Mình đọc mà chẳng hiểu j` cả.Cả nhà júp mình zới:24h_054:
mình cảm on trước nha

nnes
07-22-2009, 04:33 PM
từ R2O7 ta suy ra công thức của R với H là RH ( R là công thức hóa học của 1 chất chưa bit). Mình đọc mà chẳng hiểu j` cả.Cả nhà júp mình zới:24h_054:
mình cảm on trước nha

Thì có công thức tổng quát rùi còn j: công thức hợp chất cao nhất với oxi là R2On thì với H là RH(8-n) và ngược lại.
Còn tại sao lại thế thì vì nó như thế này: =))
Trong hợp chất với O ( thường thì độ âm điện của O lớn hơn ), như vậy có n e hóa trị (ở lớp ngoại cùng ) sẽ nhường cho O. Do đó có n e hóa trị thì sẽ có bấy nhiêu hóa trị cao nhất với O tức là R2On.
Trong hợp chất với H ( thường thì H có độ âm điện nhỏ hơn ), các nguyên tử R sẽ lấy e của H , để sao cho có đủ 8 e lớp ngoài cùng, như vậy có hóa trị với H là 8-n.
VD1:
C có 4 e ngoài cùng, trong hợp chất với O, C cho hết O 4 e --> có hóa trị 4: CO2
Hợp chất với H, nó sẽ lấy e của các nguyên tử H để có đủ 8 e lớp ngoài cùng, do có sẵn 4 e rùi, nên nó sẽ cần 4 e nữa , tướng ứng với 4 ng tử H --> CH4
VD2:
N có 5e hóa trị, trong hc với O --> cho O 5 e --> N2O5
Trong hc với H, nhận thêm 3e --> NH3

==> Tóm lại: tổng hóa trị của R với O và với H = 8. Vì mỗi nguyên tử chỉ có max = 8 e lớp ngoài cung.

Trunks
07-22-2009, 06:33 PM
Hixx!Bạn mới đọc sách giáo khoa thui phải hok???Mình khuyên bạn nên ít nhất có một quyển sách tham khảo (có thể là sách giải cũng được) để phòng thân!!!Cái này sách tham khảo nói nhìu lắm,àh mà sách bài tập cũng có mà,bạn chịu khó coi thử!!!!

Trunks
07-22-2009, 07:27 PM
Hơ!!! bài này thì theo kiến thức,suy toẹt móng lợn ra zậy!!! Chớ cách làm moi đâu ra hở trời!!!!!!!

Trunks
07-22-2009, 07:29 PM
Sr mình đã sửa lại cân bằng, mình thấy tỉ lệ CO2 hợp lí rồi còn gì nữa :treoco (:treoco (
Tỉ lệ này phải xét theo cùng số mol HCL tác dụng
:noel3 (

Quả!!! Mà cái đề ra là tỉ lệ mol giữa các khí sinh ra mà, chớ có phải là tỉ lệ với axit HCl đâu mà ra như zậy hả bạn????

Trunks
07-22-2009, 07:31 PM
Sao bạn làm bài này dài dòng thế hả

nình nghĩ là chỉ viết pt điện li
NaF = Na+ + F-
HF = H+ + F-
ban đầu 0,1M 0 0,1M
phân ly x x x
c bằng 0,1-x x 0,1+x

sau đó tính Ka tìm ra x ...thay vào tìm dc pH

chỉ có thế thôi mà ..hix:021::021:

Hixx!Cái này là người ta giúp bạn thiết lập phương trình và nói cho bạn hiểu để ra công thức tính gần đúng, giúp bạn thuận tiện trong mấy bài toán lớn,bạn hok cảm ơn người ta thì thoai,còn kêu giải dài!!!!!!Ôi!!!Con gái.....

meteorcodon
07-22-2009, 09:39 PM
giúp mình bài này với thank trước nhan
1)cho m(g) hỗn hợp Xgồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dd HCl 2M, được dd Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1:2. Chia Ylàm hai phần bằng nhau, cô cạn phần một được m1(g) muối khan. Sục khí Clo(dư)vào phần hai, cô cạn dd sau phản ứng được m2(g) muối khan. Biết m2-m1=0.71. thể tích dd HCl đã dùng?
2-Hòa tan hết 3.96g hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M(III)vào 200ml dd hỗn hợp H2SO4 1.3Mvà HCl 0.4Mđược dd B. Đễ trung hòa hết lượng axit trong Bcần 400ml dd C gồm Ba(OH)2 0.1M và NaOH 0.2M.
a)xác định kim loại M? biết khối lượng kim loại M>24.Tính khối lượng từng kim loại trong A?
b)cho tiếp dd C vào dd Bđể kết tủa hết ion SO4 2-. tính thể tích dd C đã dùng và số gam kết tủa tạo thành

Trunks
07-22-2009, 09:40 PM
Bài này tốt nhất là nên quy đổi về ct chung là Fex0y
ta có pt 2Fex0y+(6x-2y)H2S04 = xFe2(S04)3 + (3x-2y)S02 +(6x-2y) H20
từ n S02 tìm ra nFex0y và kết hợp với giả thiết cho m hỗn hợp , suy ra tìm được CT của Fex0y từ đó tìm ra được % o trong hỗn hợp

hok biết là đúng hok nhưng thấy cách này là ngắn nhất :022:

Hơ,nếu là Fe2O3 thì sao bạn???? SO2 moi đâu ra,làm như cách 2 của anh nnes là quy về Fe và O2 là ngon nhất roài(vừa dễ giải,vừa hok sợ sai)!!!Quy zì thì quy,nhưng mà pứ hok cùng loại(tức là có cái oxh-khử,có cái hok áh)thì làm quy đổi là sai liền.Đây là quy tắc cấm thứ nhất của quy đổi mà!!!!

Khả Nam
07-22-2009, 09:48 PM
gọi x là số nhóm trong bảng tuần hoàn của nguyên tố R thì ta có
CT cao nhất với oxi của R là :R2Ox
CT với hidro là :RH(8-x)
đừng có hỏi tại sao có CT này nhe ,vào học lớp 10 thì sẽ rõ

Trunks
07-22-2009, 10:07 PM
Anh nnes chỉ cho bạn ấy zậy là rõ rồi bạn àh!!!!Còn bạn ấy đang chưa hiểu,bạn đưa công thức này cho bạn ấy thì có hơi áp đặt hok ????

Bo_2Q
07-22-2009, 10:11 PM
Quả!!! Mà cái đề ra là tỉ lệ mol giữa các khí sinh ra mà, chớ có phải là tỉ lệ với axit HCl đâu mà ra như zậy hả bạn????
Oa oa lại phải nói lại về cái bài này cho xong hẳn vậy nhé :014:

Thứ nhất đề nói khi tác dụng với cùng 1 lượng HCL thì tỉ lệ khí là 1,2,4 nhỉ? Bạn nhìn vào mấy cái PTPU trên kia giả sử lấy 1 mol HCL ở mỗi pư rồi tính số mol CO2 tạo thành thì sẽ hiểu

Thứ hai, nếu hóa học mà cái gì cũng tính toán tùm lum cách này cách nọ là ra thì chuyển sang học toán sẽ thú vị hơn :treoco ( Dạng bài kiểu này có thể nói là đòi hỏi chút đọc thêm, kiểm tra vốn hiểu biết chứ có gì đâu. Tạo được khí thì chung quy chỉ có một vài gốc muối quen thuộc, lần mò tiếp theo trí nhớ thôi. Không biết thì chịu vậy :ngo 1 (:ngo 1 (

kuteboy109
07-22-2009, 10:13 PM
Anh nnes chỉ cho bạn ấy zậy là rõ rồi bạn àh!!!!Còn bạn ấy đang chưa hiểu,bạn đưa công thức này cho bạn ấy thì có hơi áp đặt hok ????

Cái này là kiến thức cơ bản cần biết, không có gì là áp đặt cả bạn ơi!!!

Trunks
07-22-2009, 10:14 PM
Ờh hen!!!Quên bén đi mất!!!!Mình cứ nghĩ tới cái gốc tạo muối phải gồm khí có tỉ lệ mol là như vậy!!!!Hơi làm phiền bạn rùi!!!!

Trunks
07-22-2009, 10:16 PM
Cái này là kiến thức cơ bản cần biết, không có gì là áp đặt cả bạn ơi!!!

Thì em bít đây là lý thuyết cơ bản,nhưng bạn ấy đã kêu là đọc sách hok hiểu cơ mà!!!!!Anh nnes chỉ tận tình roài là ổn roài,hok cần nhắt thêm!!!!!

nnes
07-22-2009, 11:41 PM
Hơ,nếu là Fe2O3 thì sao bạn???? SO2 moi đâu ra,làm như cách 2 của anh nnes là quy về Fe và O2 là ngon nhất roài(vừa dễ giải,vừa hok sợ sai)!!!Quy zì thì quy,nhưng mà pứ hok cùng loại(tức là có cái oxh-khử,có cái hok áh)thì làm quy đổi là sai liền.Đây là quy tắc cấm thứ nhất của quy đổi mà!!!!

Nhầm rùi nhá, PT này là đúng cho mọi trường hợp, kể kả Fe2O3 , thậm chí là Fe.
Tại sao lại vậy?
Nếu là Fe2O3 thì ko thu được So2 đúng ko? Thử thay x = 2, y = 3 vào hệ số của SO2 mà xem. Nó chính là = 0 đấy, tức là ko thu được So2 thật.
=))

congchua_trasua_9x
07-22-2009, 11:57 PM
oh vậy là cách của mình vẫn đúng phải hok? Nguyên tắc của phương pháp quy đổi là có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kì cặp chất nào hoặc chỉ quy đổi về 1 chất.Tuy nhiên nên chọn cặp chất nào đơn giản, ít có pư oxh- khử nhất để đơn giản việc tính toán

thứ 2 là trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi , đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng các chất trong hỗn hợp. trong TH này ta vẫn tính toán bình thường và cuối cùng vẫn ra kết quả thỏa mãn
:014:
chấm hết...chắc là mình hok có nói sai ji` chứ!!:014:

Trunks
07-22-2009, 11:57 PM
Hì!!!Sai thiệt,em ít khi qui giải bài toán với pt tổng quát nên hok nhận ra được chỗ này!!!!!

nnes
07-23-2009, 12:05 AM
oh vậy là cách của mình vẫn đúng phải hok? Nguyên tắc của phương pháp quy đổi là có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kì cặp chất nào hoặc chỉ quy đổi về 1 chất.Tuy nhiên nên chọn cặp chất nào đơn giản, ít có pư oxh- khử nhất để đơn giản việc tính toán

thứ 2 là trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi , đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng các chất trong hỗn hợp. trong TH này ta vẫn tính toán bình thường và cuối cùng vẫn ra kết quả thỏa mãn
:014:
chấm hết...chắc là mình hok có nói sai ji` chứ!!:014:

Chà, văn vẻ hoa mỹ nhẩy. tuy nhiên chắc là đúng rùi đấy.
Tuy vậy, cách của em thế là khá dài đấy, vì phải cân bằng phản ứng oxi hóa khử ở dạng tổng quát, đây là 1 phản ứng quen thuộc thì có thế CB nhanh, tuy nhiên nếu 1 PT toàn chất lạ, thì CB ở dạng TQ là hơi bị mệt đó nha.
Các cách trên của anh , là do anh viết đồng thời giải thik cho mọi người hiểu, nên mới dài dòng như vậy. Chứ nếu mà làm thật thì chả cần viết j cả, chỉ cần bấm máy tính là ra.

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 12:11 AM
Hix cám ơn vì đã nhắc nhở điều đó , em sẽ chú ý đến khi giải các bt thuộc dạng này...hix bấm máy là ra , siêu thiệt đấy....phải học hỏi nhiều rồi...^^!
:021::021::021::021::021::021::021::

Trunks
07-23-2009, 12:11 AM
Thì điên nhiên,bảo toàn e mà anh,mà nếu quy về thành FexOy em cũng chả zại gì mà viết PTHH,trong thời gian đó,viết 2 nửa pứ cũng xong mà đỡ sợ sai hơn!!!!Nhưng mà cho em hỏi,tại sao họ kêu là khi mà pứ khác loại thì hok được quy đổi mà??!!!Quên,nói nhỏ xíu,công chúa trà sữa qua ngoài 4rum chat chơi cho zui(lâu lâu riêng tư xíu)!!!!

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 12:27 AM
có ji`thi` bạn có thể liên hệ qua YM được mà...nick là congchua_trasua_9x vẫn như vậy thôi

Còn cái cách quy về Fex0y thì mình công nhận là phải thạo cân bằng pt nhanh nhưng đã cân quen rồi thì mình thấy cân bằng pt tổng quát cũng chả khác ji` so với pt binh` thường cả ...là vậy đó nên minh` mới chọn cách đặt CT như vậy

còn về việc hok được quy đổi pư # loại thì mình chưa nghe thấy bao giờ..

GMO_Dark
07-23-2009, 12:37 AM
Hi mọi người.

Mong mọi người giúp mình giải 2 bài tập này với:

1. Cần phải thêm bao nhiêu g (khối lượng hay số mol) Natri asenit (Na3AsO3) vào 1 lít dung dịch nước để được nồng độ As trong ndung dịch lá 200ppb. [As] ban đầu trong dung dịch là 0.

2. Cho 1 một dung dịch có [As] là 200ppb. Cần thêm vào dung dịch bao nhiêu mg/l phèn sắt FeCl3 để được tỉ lệ Fe:As = 20:1 (về khối lượng hay số mol)trong dung dịch.

Mong đc mọi người giúp đỡ, mình đang cần gấp.

Thanks

Trunks
07-23-2009, 12:37 AM
Hixxx! Cái mình nghe,thì người khác chưua nghe!!!pó tay!!!!Mà bạn kêu liên hệ qua y!m mà bạn có onl đâu,:24h_017:

nnes
07-23-2009, 12:38 AM
có ji`thi` bạn có thể liên hệ qua YM được mà...nick là congchua_trasua_9x vẫn như vậy thôi

Còn cái cách quy về Fex0y thì mình công nhận là phải thạo cân bằng pt nhanh nhưng đã cân quen rồi thì mình thấy cân bằng pt tổng quát cũng chả khác ji` so với pt binh` thường cả ...là vậy đó nên minh` mới chọn cách đặt CT như vậy

còn về việc hok được quy đổi pư # loại thì mình chưa nghe thấy bao giờ..

OK, công nhận là em thấy nhanh. Thử giải nhé
2Fex0y+(6x-2y)H2S04 = xFe2(S04)3 + (3x-2y)S02 +(6x-2y) H20
0,8/(3x-2y).................<----.............0,4
mFexOy = 0,8. (56x+16y)/(3x-2y) = 49,6
Chà, nhìn cái phương trình 2 ẩn kia là đã ngán ngẩm và biết chắc là ko giải ra được rùi. ( vì đây là phương trình vô định mà ) --> tóm lại là ko giải ra đc. =))
Thế giả sử anh cho 1 bài như thế này:
cho hỗn hợp các chất như trên đó, phản ứng với hỗn hợp 2 axit H2SO4 đặc và HNo3 đặc thu được hỗn hợp SO2, NO2, NO.
thì em hì hục viết 3 phương trình hả. =)). Cũng khá quen thuộc nhỉ.
Tuy nhiên là nếu em viết xong thì người ta cũng làm xong mấy câu trắc nghiệm nữa rùi.

Trunks
07-23-2009, 10:15 AM
oh vậy là cách của mình vẫn đúng phải hok? Nguyên tắc của phương pháp quy đổi là có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kì cặp chất nào hoặc chỉ quy đổi về 1 chất.Tuy nhiên nên chọn cặp chất nào đơn giản, ít có pư oxh- khử nhất để đơn giản việc tính toán

thứ 2 là trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi , đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng các chất trong hỗn hợp. trong TH này ta vẫn tính toán bình thường và cuối cùng vẫn ra kết quả thỏa mãn
:014:
chấm hết...chắc là mình hok có nói sai ji` chứ!!:014:
Sau khi anh nnes chỉ bảo,mình thấy rằng nếu bạn quy về hợp chất có công thức tổng quát thì bạn làm đúng hok để là các chất khác loại(để quy về thì phải có điểm chung như anh nnes nói),còn cái quy tắc của phương pháp quy đổi thì có thể quy hỗn hợp về chất đơn giản hơn,nhưng hok phải cái nào cũng quy được,nếu mà các chất pứ với hiệu suất khác nhau mà bạn quy ra số cụ thể thì sai chắc,còn nếu các chất trong hỗn hợp pứ khác loại(có cái oxh-khử có cái trao đổi ion) mà bạn quy ra hợp chất cụ thể thì.....Nguyên tắc của quy đổi là như vầy,còn nếu như mà bất kì chất nào trong hỗn hợp thì phương pháp này thành vô đối!!!!!:2::2::2::2::2:

platin
07-23-2009, 11:29 AM
Chào mọi người !mọi người có thể giúp mình làm bài này với được không ?
Rất cảm ơn!
Đề bài: Cho một lượng hidrocacbon CxHy thực hiện pứ đốt cháy hoàn.
Sau đó, cũng với lượng hidrocacbon thực hiện pứ đốt cháy nhưng với lượng O2 gấp đôi lần trước thì tốc độ pứ tăng gấp 32 lần.
Hãy xác định công thức hóa học của hidro cacbon đó?
Biết các hệ số của phản ứng đều nguyên.


thật là rắc rối

minhduy2110
07-23-2009, 11:35 AM
2x + y/2 = 10 hay 4x + y = 20.

=> C3H8 và C4H4.

Với thêm 1 giả định rằng đây là phản ứng đơn giản, bậc phản ứng và bậc của mỗi chất có trị số bằng hệ số cân bằng tối giản :24h_121:

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 01:19 PM
OK, công nhận là em thấy nhanh. Thử giải nhé
2Fex0y+(6x-2y)H2S04 = xFe2(S04)3 + (3x-2y)S02 +(6x-2y) H20
0,8/(3x-2y).................<----.............0,4
mFexOy = 0,8. (56x+16y)/(3x-2y) = 49,6
Chà, nhìn cái phương trình 2 ẩn kia là đã ngán ngẩm và biết chắc là ko giải ra được rùi. ( vì đây là phương trình vô định mà ) --> tóm lại là ko giải ra đc. =))
Thế giả sử anh cho 1 bài như thế này:
cho hỗn hợp các chất như trên đó, phản ứng với hỗn hợp 2 axit H2SO4 đặc và HNo3 đặc thu được hỗn hợp SO2, NO2, NO.
thì em hì hục viết 3 phương trình hả. =)). Cũng khá quen thuộc nhỉ.
Tuy nhiên là nếu em viết xong thì người ta cũng làm xong mấy câu trắc nghiệm nữa rùi.

Tại sao cái pt trên lại hok giải được hả a? giải ra được tỉ lệ x/y mà ?????

Còn cái bài kia thì e chắc làm theo cách của a rồi...hihi...dẫu sao thì khi thi TN thì phải tìm cách giải nhanh gọn nhất mà...:012::012::012:

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 02:02 PM
Có bài này nữa ...mong mọi người giúp đỡ.
Viết pt và cân bằng:
NaI03 + KI + H2S04(l)..=..........
AgCl+ Na2S203 =..........
Zn + K0H + NaN03 =
H3P02 +Ba(0H)2 =....

Cám ơn trước!:012::012:

leminhphuong
07-23-2009, 03:17 PM
giải hộ bài hóa này với
Khi phản ứng PCL5 tạo ra PCL3 và CL2 , áp suất ban đầu là 1 atm. khi cân bằng áp suất là 1,25 atm. (V, T = const).Tính độ điện li của PCL5

chemistrydhv
07-23-2009, 03:44 PM
giải hộ bài hóa này với
Khi phản ứng PCL5 tạo ra PCL3 và CL2 , áp suất ban đầu là 1 atm. khi cân bằng áp suất là 1,25 atm. (V, T = const).Tính độ điện li của PCL5
Ta co : PCl5 = PCL3 + CL2
bd 1
pu x x x
cb 1-x x x
Ap suat luc can bang : 1-x +x+x= 1,25 nen x=0,25
Do phan li cua PCL5 : 0,25/1 .100% = 25%
THAN!

chemistrydhv
07-23-2009, 03:53 PM
[quote=platin;42711]Chào mọi người !mọi người có thể giúp mình làm bài này với được không ?
Rất cảm ơn!
Đề bài: Cho một lượng hidrocacbon CxHy thực hiện pứ đốt cháy hoàn.
Sau đó, cũng với lượng hidrocacbon thực hiện pứ đốt cháy nhưng với lượng O2 gấp đôi lần trước thì tốc độ pứ tăng gấp 32 lần.
Hãy xác định công thức hóa học của hidro cacbon đó?
Biết các hệ số của phản ứng đều nguyên.

Ban lam the nay!
CxHy + (x+y/4)O2=...
v1= [CxHy ][O2]mu(x+y/4)
v2=[CxHy ][2O2]mu(x+y/4)
do v2/v1=32 nen 2mu(x+y/4)=32=2mu5
vay x+y/4= 5
do x,y nguyen nen x=4,y=4 Chat can tim C4H4

Trunks
07-23-2009, 05:50 PM
Ở đây mình viết phương trình thoai nha,bạn tự cân bằng (làm biếng:24h_011::24h_011:).
NaIO3 + KI + H2SO4 = I2 + Na2SO4 + K2SO4 (Vì đây là pứ oxh-khử nên số oxh của I2 sẽ nằm trung gian giữa I+5 và I-1,nên sẽ có thể là I2 và I3+ nhưng I3+ kém bền(cái này sư phụ nói zậy,mà cũng ít thấy I3+) nên sp sẽ là I2 (lần sau cứ có mấy sp nào trung gian thì viết 1 cái hoặc viết hít ra cũng được(nếu rảnh),hok sai đâu)

Zn + KOH + NaNO3 = Na2ZnO2 + K2ZnO2 + NH3 + H2O (Cái này có PT ion Zn + OH- + NO3-= ZnO22- + NH3 + H2O , đây là cái pứ chứng tỏ NO3- trong môi trường kiềm hoặc axit có tính oxh như HNO3)

H3PO2 + Ba(OH)2 = Ba(H2PO2)2 + H2O (Cái này thì là PT trung hòa thui,nhưng mà axit này ít gặp quá,cái axit này có tên gì mà hiđro gì gì quên mất tiêu roài(thông cảm:24h_027:),cái này là axit một nấc thui)

AgCl + Na2S2O3 = Ag2S2O3 + NaCl (Cái này thì trao đổi bt thôi, cái Ag2S2O3 khó tan nghen,cái này là pứ thuận nghịch áh)
hoặc cái này,thường là thành cái sau đây:

AgCl + Na2S2O3 = NaBr + Na3[Ag(S2O3)2] (cái nì lý giải là do Ag2S2O3 tạo muối phức tan là cái thèng Na3[Ag(S2O3)2],hixx,cái pt này là phải coi lại sách chớ cái nì giờ ít ra nên hồi năm ngoái học sơ sơ àh)!!!!
:021_002::021_002::021_002:

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 10:59 PM
cám ơn^^ nhưng pt đầu sản phẩm của cậu thiếu nước thì phải...tại bên chất pư có H2S04 mà...chắc quên đúng hok...

ah còn nữa...Zn +N03- + H+ = Zn2+ +N0 +H20...có phải hok?:021:

Trunks
07-23-2009, 11:42 PM
Ờh đúng roài áh!!!Mình quên áh, phải có thêm nước, còn cái Pt bạn hỏi thì đúng roài,thằng này giống như khi cho Cu thoai!!!!

Mutsuhito
07-23-2009, 11:52 PM
Hai hidrocacbon A,B là đồng phân với nhau ( có khối lượng phân tử 150 đvC < M < 170 đvC). A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư cho ra chất C. A tác dụng với dung dịch HgSO4 đun nóng cho ra chất D. Đun nóng D với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 sinh ra chất E có công thức cấu tạo:
http://chiase.anhso.net/as/09/07/23/unti553653.bmp (http://anhso.net)
- B tác dụng với hơi Brom có chiếu sáng thì thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất G. B không tác dụng với brom khi có bột sắt đun nóng. Đốt cháy hoàn toàn a gam B thu được a gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C,D,G.
b. B tác dụng với dung dịch KMnO4 dư trong H2SO4 thu được sản phẩm hữu cơ H. Đun nóng H thu được sản phẩm hữu cơ Y chỉ chứa 2 nguyên tố. Xác định công thức cấu tạo của H và Y.

congchua_trasua_9x
07-23-2009, 11:59 PM
có cái này...NaHC03 hòa tan vào nước dung dịch thu được có giá trị pH>7 đúng hok?
pt : NaHC03 = Na+ + HC03-

HC03- là chất lưỡng tính nhưng nấc nhận H+ mạnh hơn nên tạo môi trường bazơ (pH>7) nhỉ...chắc là đúng..^^!

kuteboy109
07-24-2009, 11:27 AM
Đúng rồi đấy, theo các số liệu thực nghiệm thì NaHCO3 tạo môi trường pH lớn hơn 7, tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm thì chỉ có thuốc chỉ thị vạn năng đổi màu chứ quì tím khó chuyển màu xanh lắm vì pH chỉ xấp xỉ khoảng 8@!!

minhduy2110
07-24-2009, 01:08 PM
Hai hidrocacbon A,B là đồng phân với nhau ( có khối lượng phân tử 150 đvC < M < 170 đvC). A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư cho ra chất C. A tác dụng với dung dịch HgSO4 đun nóng cho ra chất D. Đun nóng D với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 sinh ra chất E có công thức cấu tạo:
http://chiase.anhso.net/as/09/07/23/unti553653.bmp (http://anhso.net)
- B tác dụng với hơi Brom có chiếu sáng thì thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất G. B không tác dụng với brom khi có bột sắt đun nóng. Đốt cháy hoàn toàn a gam B thu được a gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A,B,C,D,G.
b. B tác dụng với dung dịch KMnO4 dư trong H2SO4 thu được sản phẩm hữu cơ H. Đun nóng H thu được sản phẩm hữu cơ Y chỉ chứa 2 nguyên tố. Xác định công thức cấu tạo của H và Y.

bài này nằm trong đề 30/4 của 1 năm nào đó, về giở tuyển tập 30/4 ra là có ngay!
Hai chất đầu đây, các chất sau tự biến đổi nhé.
http://img338.imageshack.us/img338/9614/16667145.gif
(http://img338.imageshack.us/i/16667145.gif/)

Tun tà cưa
07-24-2009, 01:15 PM
Ai viết cho em sản phẩm của phản ứng oxy hóa khử sau nhá
1\ MnO(OH)2 + PbO2 + H+ =
2\ Co(OH)3 + H2O2 + H+ =
3\ CrO2- + H2O2 + OH- =
4\ Cu + O2 + NH3 =
5\ Ag + O2 + NH3 =
Giải thích kĩ cho e nhá

P.ứng oxi hóa khử :
MnO(OH)2+ PbO2 + H+ = MnO4- + Pb(2+)
CrO2- + H2O2+ OH- = H2O + CrO4(2-)
3\ CrO2- + H2O2 + OH- = tương tự

4\ Cu + O2 + NH3 =
5\ Ag + O2 + NH3 =

4 và 5 điều kiện là gì vậy bạn ?

minhconyeuhoa
07-24-2009, 01:27 PM
Các bạn giúp mình mấy bài nay với !
1)a)Cho 11,2 lít SO2 vào 500ml dd NaOH 1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính số game kết tủa thu được
b) CHo hai bình , bình 1 đựng O2 , bình 2 đựng O2 và O3. Thể tích , nhiệt độ , áp suất của 2 bình đều như nhau. Khối lượng khí trong bình 2 nặng hơn bình 1 là 1,6gam. số mol O3 trong bình 2 là
A- 1/3 ; B- 0,5 ; C- 0,1 ; D- không xác định được
2)Cho 0,4 mol H2 tác dụng với 0,3 mol Cl2( xúc tác ) và lấy sản phẩm hòa tan vào hoàn toàn vào 192,nước dung dịch X. Lấy 50 gam dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo thành 7,175 gam kết tủa . Hiệu suất giữa H2 và Cl2 là
A- 62,5% ; B- 50%; C- 44,8% ; D- 33,3%
3) Cho 13,44 lít khí Cl2(đktc ) đi qua 2,5 lítđung dịch KOH ở 100 độ C , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ bao nhiêu !

nnes
07-24-2009, 03:07 PM
Các bạn giúp mình mấy bài nay với !
1)a)Cho 11,2 lít SO2 vào 500ml dd NaOH 1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính số game kết tủa thu được
b) CHo hai bình , bình 1 đựng O2 , bình 2 đựng O2 và O3. Thể tích , nhiệt độ , áp suất của 2 bình đều như nhau. Khối lượng khí trong bình 2 nặng hơn bình 1 là 1,6gam. số mol O3 trong bình 2 là
A- 1/3 ; B- 0,5 ; C- 0,1 ; D- không xác định được
2)Cho 0,4 mol H2 tác dụng với 0,3 mol Cl2( xúc tác ) và lấy sản phẩm hòa tan vào hoàn toàn vào 192,nước dung dịch X. Lấy 50 gam dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo thành 7,175 gam kết tủa . Hiệu suất giữa H2 và Cl2 là
A- 62,5% ; B- 50%; C- 44,8% ; D- 33,3%
3) Cho 13,44 lít khí Cl2(đktc ) đi qua 2,5 lítđung dịch KOH ở 100 độ C , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ bao nhiêu !

Hướng dẫn:
1. tính tổng nOH- = 0,7 mol
nSO2 = 0,5 mol
PTPỨ:
SO2 + OH- --> HSO3-
0,5.....0,5........0,5
SO2 hết, OH- dư --> xảy tiếp phản ứng:
HSO3- + OH- --> SO32- + H2O
0,2........0,2.........0,2
--> nBaSO3 = 0,2 mol
--> m kết tủa =...

2.
Theo đk thì số mol 2 bình = nhau:
Bình 2: nO2 = x, nO3 = y
Bình 1: nO2 = x+y
m bình 2 > m bình 1 là 1,6 g
--> mO3 - mO2 = 48.y-32.y = 1,6
--> y = 0,1

3. ( bài này ko rõ là hòa tan HClvào 192 g nước hay là hòa tan vào nước được 192 g dung dịch X )
Mình giải là hòa tan vào 192 g nước nhé.
H2 + Cl2 --> 2HCl
x......x..........2x
Hòa tan vào 192 g nước --> được (192 + 36,5.2x) g dung dịch HCl X
nHCl = nAgCl = 0,05 mol
ta thấy
50g dung dịch X có 0,05 mol HCl
(192 + 36,5.2x).......2x mol
--> tỉ lệ
(192+73x)/50 = 2x/0,05
--> x = 0,1
Hiệu suất phải được tính theo Cl2 ( vì nếu phản ứng hết thì Cl2 sẽ hết, còn H2 dư )
hs = 0,1:0,3.100% = 33,33 %

4.nCl2 = 0,6
nKCl = 0,5

3Cl2 + 6KOH --đun nóng--> 5KCl + KClO3
0,3......0,6........................0,5
Cl2 dư, KOH hết
nKOH = 0,6
--> CM =...

GMO_Dark
07-24-2009, 03:34 PM
Hi mọi người.

Mong mọi người giúp mình giải 2 bài tập này với:

1. Cần phải thêm bao nhiêu g (khối lượng hay số mol) Natri asenit (Na3AsO3) vào 1 lít dung dịch nước để được nồng độ As trong ndung dịch lá 200ppb. [As] ban đầu trong dung dịch là 0.

2. Cho 1 một dung dịch có [As] là 200ppb. Cần thêm vào dung dịch bao nhiêu mg/l phèn sắt FeCl3 để được tỉ lệ Fe:As = 20:1 (về khối lượng hay số mol)trong dung dịch.

Mong đc mọi người giúp đỡ, mình đang cần gấp.

Thanks

Mọi người giúp đỡ mình 2 bài này với. Dag cần gấp. Hichic

congchua_trasua_9x
07-24-2009, 03:47 PM
hix...cho mình hỏi bài này...
Cho a (g) Fe hòa tan vào dung dịch HCl, sau khi cô cạn được 3,1 (g) chất rắn. Nếu cho a(g) Fe và b (g) Mg cũng vào dung dịch HCl như trên thì thu được 3,34 (g) chất rắn và 448ml khí H2
Xác định khối lượng a và b

bài này có phải giả sử hay xét các TH cụ thể nào không????

:03::03:

tanyenxao
07-24-2009, 05:13 PM
2Cu + O2 + 2H2O + 8NH3--->2[Cu(NH3)4](OH)2 phức chất
4Ag + O2 + 2H2O + 8NH3 --->4[Ag(NH3)2]OH Phức chất

Hình như trong cuốn hóa 12 có hay gì đó bà con

hy0rj
07-24-2009, 05:36 PM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN THI:HÓA HỌC
Ngày thi:24/07/2009
Câu 1:
1.Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ:
Cu-->CuCl2-->Cu(NO3)2-->KNO3-->O2
2.Cho axit lactic tác dụng lần lượt với từng chất:Cu,Na,NaOH,KHCO3,NaCl,K2SO4.Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
3.Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2(SO4)2 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 4:25 vào 1 lượng nước dư đủ để các chất tan được hoàn toàn. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh hoạ.
4.Nhựa PVC được điều chế theo sơ đồ sau:axetilen-->vinyl clorua-->poli(vinyl clorua).Tính khói lượng nhựa PVC chứa 90% khối lượng poli(vinyl clorua) thu được từ 10m3 khí axetilen(đktc).Bít hiệu suất chung của cả quá trình là 80%.
Câu 2:
1.Trình bày phương phát hóa học để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp Fe2O3,Al2O3 và Cu.
2.Hỗn hợp A gồm Al,Cu,Ag.
-Cho 33,4 gam hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 đặc,nguội,dư thì thấy có 5,4 gam chất rắn không tan.
-Cho 16,7 gam hỗn hợp A tác dụng với oxi dư ở nhiệt độ cao thấy khối lượng chất rắn thu được tăng 3,2 gam so với ban đầu.
Tính % khối lượng của mỗi chất trong A.Bít rằng hiệu suất các phản ứng đạt 100%.
Câu 3:
1.Chia a gam kim loại M thành 2 phần bằng nhau:
-Phần 1:hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư,cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 25,4 gam muối khan.
-Phần 2:tác dụng hết với Cl2 dư thu được 32,5 gam muối.
Xác định tên kim loại M và tính a.
2.Cho 10,454 gam hỗn hợp bột A gồm Al và Zn vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2 0,306M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,442 gam hỗn hợp chất rắn B.
a.tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b.cho toàn bộ hỗn hợp B vào dung dịch AgNO3 dư.Tính khối lượng lim loại tạo thành sau khi kết thúc các phản ứng.
Câu 4:
1.đốt cháy hoàn toàn 7 gam hỗn hợp X gồm metan,etilen,axetilen trong bình kín cần dùng vừa đủ 108 gam không khí (80%N2,20%O2 về thể tích).
a.Tính khối lượng mỗi chất thu được sau phản ứng.
b.Dẫn hỗn hợp các chất sau phản ứng lần lượt wa bình 1 đựng H2SO4 98% dư,bình 2 đựng 1,6lít dung dịch Ba(OH)2 0,3M.Hỏi khối lượng dung dịch trong bình 2 tăng hay giảm bao nhiu gam?
2.Cho 100 gam dung dịch rượu etylic tác dụng với 1 lượng vừa đủ Na đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 44,8 lít H2(đktc).Xác định độ rượu của dung dịch rượu đã dùng,bít rằng D của C2H5OH=0,8g/ml,D H2O=1,0g/ml
Câu 5:
1.Hãy trình bày cách pha chế 500ml dung dịch H2SO4 0,5M từ dung dịch H2SO4 98% (d=1,83g/ml) và nước cất.
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể khi pha trộn.
2.Cho 8,52 gam hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X,Y,Z có công thức lần lượt là R'-COOH, R''-OH và R'''-COO-R''''(R',R'',R''',R'''' chỉ chứa 2 nguyên tố C,H).Chia A thành 3 phần bằng nhau:
-Đem đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 2,688 lít CO2 và 2,52 gam H2O.
-Cho phần 2 tác dụng hết với Na dư thu được 0,336 lít H2.
-Phần 3 phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 0,5M,sau phản ứng thu được dung dịch B.
Bít rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thể tích các khí đo ở đktc.
a.Xác định số mol các chất X,Y,Z trong 8,52 gam hỗn hợp A.
b.tìm công thức cấu tạo của X,Y,Z.Bít rằng trong dung dịch B có 2,05 gam 1 muối và 1 rượu.
(Mỗi câu 4 điểm,thang điểm 20)
Làm dùm đề này nha,hix vừa thi lúc sáng.Gửi đáp án cho tui nhá:
Gakon_lonton_94@yahoo.com

minhconyeuhoa
07-24-2009, 06:26 PM
tiếp mấy bài này cho mình với !
1) cho 500 ml dung dịch X chứa Na+ ;NH4+ ; CO3 2- ;SO4 2- . Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc ) , lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 33,3 gam kết tủa . lẤY 100 ML dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOh thu đựoc 4,48 lít khí NH3 ( đktc) . tính khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X ????

2) a) cho 200 ml dung dịch AgCl3 1,5 M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5 M thu đựoc 15,6 gam kết tủa . Tính V max ???
b )mình sắp xếp các dung dịch có cùng nồng đọ mol/l theo thứ tự tăng dần độ pH thế này có dúng không
H2SO4 < HCl < CH3COOH < NaCl < NH3 <NaOH < Ba(OH)2
c ) trong các chất sau , số chất đều phản ứng được với dd HCl và NaOH là bao nhiêu trong số cá chất sau
Al , Al2O3 , Al2(SO4)3 ; Zn(OH)2 ; NaHS ; K2SO3 ; (NH4)2CO3
Theo mình gồm có các chất là : Al , Al2O3 , Zn(OH)2 ; NaHS ! như vậy đã đủ chưa !???????

Tun tà cưa
07-24-2009, 07:51 PM
2Cu + O2 + 2H2O + 8NH3--->2[Cu(NH3)4](OH)2 phức chất
4Ag + O2 + 2H2O + 8NH3 --->4[Ag(NH3)2]OH Phức chất

Hình như trong cuốn hóa 12 có hay gì đó bà con

nếu để nói phản ứng 4 và 5 thì vô vàn lắm , tùy vào điều kiện phản ứng thôi ^^!

Trunks
07-24-2009, 08:16 PM
hix...cho mình hỏi bài này...
Cho a (g) Fe hòa tan vào dung dịch HCl, sau khi cô cạn được 3,1 (g) chất rắn. Nếu cho a(g) Fe và b (g) Mg cũng vào dung dịch HCl như trên thì thu được 3,34 (g) chất rắn và 448ml khí H2
Xác định khối lượng a và b

bài này có phải giả sử hay xét các TH cụ thể nào không????

:03::03:

Hì,cái này ban đầu nghỉ xét trường hợp nhiều lắm nhưng mà số trời còn thương!!!!!:24h_057:
Ta thấy khi cho Fe và Mg vào thì thu được chất rắn(cái này là do đề hok nói cô cạn dung dịch,còn nếu đề mà có cô cạn dung dịch nữa thì .....bài này phải suy nghĩ lại).Nên:
nHCl= 2nH2=0.04 mol
+Nếu chỉ bỏ a g Fe vào:
Giả sử Fe thiếu hoặc vừa đủ=> chất sau khi cô cạn dd là FeCl2.Ta có:
nCl-(FeCl2)=2nFeCl2= 0.0488 => nCl-(FeCl2)>nHCl
=> Vô lý(vì số mol Cl- trong FeCl2 chỉ có thể < hoặc =)
Vậy chất rắn sau khi cô cạn dung dịch gồm có Fe và FeCl2(tức Fe dư,HCl thiếu).
=>mFeCl2=0.04*0.5*127=2.54
=>a=3.1- 0.04*35.5=1.68 g
+Nếu bỏ Fe và Mg vào:
Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g
Bạn coi thử có sai hok???:010::010:

Trunks
07-24-2009, 08:45 PM
tiếp mấy bài này cho mình với !
1) cho 500 ml dung dịch X chứa Na+ ;NH4+ ; CO3 2- ;SO4 2- . Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc ) , lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 33,3 gam kết tủa . lẤY 100 ML dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOh thu đựoc 4,48 lít khí NH3 ( đktc) . tính khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X ????

2) a) cho 200 ml dung dịch AgCl3 1,5 M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5 M thu đựoc 15,6 gam kết tủa . Tính V max ???
b )mình sắp xếp các dung dịch có cùng nồng đọ mol/l theo thứ tự tăng dần độ pH thế này có dúng không
H2SO4 < HCl < CH3COOH < NaCl < NH3 <NaOH < Ba(OH)2
c ) trong các chất sau , số chất đều phản ứng được với dd HCl và NaOH là bao nhiêu trong số cá chất sau
Al , Al2O3 , Al2(SO4)3 ; Zn(OH)2 ; NaHS ; K2SO3 ; (NH4)2CO3
Theo mình gồm có các chất là : Al , Al2O3 , Zn(OH)2 ; NaHS ! như vậy đã đủ chưa !???????

Bài 1: PTHH : CO32- + 2H+ =CO2 +H2O
Ba2+ SO42- =BaSO4
NH4+ +OH- =NH3 + H2O
Theo đề,ta có:
nCO32- =nCO2=2.24/22.4=0.1 mol
nSO42-=nBaSO4=33.3/233 (Chỗ này có lộn đề hok zậy,sao lẻ zậy.chắc 23.3 mà ghi là 33.3,mình giải 23.3 lun cho số nó đẹp) =0.01 mol
nNH4+=nNH3=0.2 mol
Vậy số mol các ion trong 500 ml dung dịch:
nCO32- = 0.1*5=0.5 mol
nSO42- = 0.1*5=0.5 mol
nNH4+=0.2*5=1 mol
=> nNa+=2nCO32- +2nSO42- - nNH4+=0.5*2+0.5*2 -1 =1mol (cái này là theo định luật bảo toàn điện tích)
=>mCO32-=0.5*44=22 g
mSO42-=0.5*96=48 g
mNa+=23 g
mNH4+=18 g

2.a,Ặc,bạn ghi lộn đề hok mà cái AgCl3(Ag mang SOXH 3+ :03:),mà còn trong dung dịch nữa mới đau chớ
b,Nếu như mà bạn sắp xếp như vầy,thì bạn bít lun cái độ mạnh yếu axit,bazơ lun roài,đâu phải làm nhìu người mất công đi so sánh cực khổ zậy(so sánh độ mạnh yếu giưã các axit bazơ mạnh hok phải chuyện dễ chơi mặc dù trong cùng nồng độ nhưng phải cho thêm các dữ kiện khác mới so sánh được)
c,bạn còn thiếu cái (NH4)2CO3, cái này cũng pứ được mà.
PT: NH4+ +OH- = NH3 + H2O
CO32- + 2H+= CO2 +H2O

minhduy2110
07-24-2009, 08:47 PM
nếu để nói phản ứng 4 và 5 thì vô vàn lắm , tùy vào điều kiện phản ứng thôi ^^!

Bạn có thể kể ra sự vô vàn đó được không :24h_005:

nnes
07-24-2009, 10:15 PM
Bài 1: PTHH : CO32- + 2H+ =CO2 +H2O
Ba2+ SO42- =BaSO4
NH4+ +OH- =NH3 + H2O
Theo đề,ta có:
nCO32- =nCO2=2.24/22.4=0.1 mol
nSO42-=nBaSO4=33.3/233 (Chỗ này có lộn đề hok zậy,sao lẻ zậy.chắc 23.3 mà ghi là 33.3,mình giải 23.3 lun cho số nó đẹp) =0.01 mol
nNH4+=nNH3=0.2 mol
Vậy số mol các ion trong 500 ml dung dịch:
nCO32- = 0.1*5=0.5 mol
nSO42- = 0.1*5=0.5 mol
nNH4+=0.2*5=1 mol
=> nNa+=2nCO32- +2nSO42- - nNH4+=0.5*2+0.5*2 -1 =1mol (cái này là theo định luật bảo toàn điện tích)
=>mCO32-=0.5*44=22 g
mSO42-=0.5*96=48 g
mNa+=23 g
mNH4+=18 g

2.a,Ặc,bạn ghi lộn đề hok mà cái AgCl3(Ag mang SOXH 3+ :03:),mà còn trong dung dịch nữa mới đau chớ
b,Nếu như mà bạn sắp xếp như vầy,thì bạn bít lun cái độ mạnh yếu axit,bazơ lun roài,đâu phải làm nhìu người mất công đi so sánh cực khổ zậy(so sánh độ mạnh yếu giưã các axit bazơ mạnh hok phải chuyện dễ chơi mặc dù trong cùng nồng độ nhưng phải cho thêm các dữ kiện khác mới so sánh được)
c,bạn còn thiếu cái (NH4)2CO3, cái này cũng pứ được mà.
PT: NH4+ +OH- = NH3 + H2O
CO32- + 2H+= CO2 +H2O

2, Nhìn là biết ngay họ định ghi là AlCl3. chắc đánh lộn "l" thành "g".
Phải đoán ra chứ.:03:

3.Đọc kỹ đề nha, ng ta so sánh pH đấy chứ. Có phải so sánh độ mạnh yếu của axit và bazơ đâu.
Đối với bài này để so sánh được pH thì:
- axit có pH < bazơ
- axit mạnh có pH < axit yếu,
- bazơ mạnh có pH > bazơ yếu
- còn các axit mạnh như nhau (VD: H2SO4 và HCl có Ka xấp xỉ nhau ) thì ta so sánh nồng độ H+, axit nào điện ly ra H+ nhiều hơn thì pH nhỏ hơn.
- các bazơ tương tự
--> từ đó suy ra KQ.

Trunks
07-24-2009, 10:52 PM
Hixxx!Cái này thì em nhầm thiệt,do em nghĩ nó phân ly ra H+ và OH- nên nghĩ cũng có thể so sánh axit bazơ,cộng với thấy H2SO4 và HCl là axit mạnh có K gần giống nhau nưuã nên hixxx.....!!!:018::018::018:

congchua_trasua_9x
07-25-2009, 12:00 AM
Hì,cái này ban đầu nghỉ xét trường hợp nhiều lắm nhưng mà số trời còn thương!!!!!:24h_057:
Ta thấy khi cho Fe và Mg vào thì thu được chất rắn(cái này là do đề hok nói cô cạn dung dịch,còn nếu đề mà có cô cạn dung dịch nữa thì .....bài này phải suy nghĩ lại).Nên:
nHCl= 2nH2=0.04 mol
+Nếu chỉ bỏ a g Fe vào:
Giả sử Fe thiếu hoặc vừa đủ=> chất sau khi cô cạn dd là FeCl2.Ta có:
nCl-(FeCl2)=2nFeCl2= 0.0488 => nCl-(FeCl2)>nHCl
=> Vô lý(vì số mol Cl- trong FeCl2 chỉ có thể < hoặc =)
Vậy chất rắn sau khi cô cạn dung dịch gồm có Fe và FeCl2(tức Fe dư,HCl thiếu).
=>mFeCl2=0.04*0.5*127=2.54
=>a=3.1- 0.04*35.5=1.68 g
+Nếu bỏ Fe và Mg vào:
Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g
Bạn coi thử có sai hok???:010::010:

cái này mình thử giải là cũng giả sử chỉ có Fe tác dụng với HCl khi đó HCl dư --->3,1 (g) chất rắn là FeCl2 --->nFeCl2=3,1/127 =0,0244 (mol)
n H2=nFeCl2=0,0244( mol)
Phần 2 khi thêm Mg vào, thu được số mol H2= 0,02
vô lý: vậy trong cả hai phần kim loại đều phải dư, axit hết
n HCl=0,04(mol)
suy ra 3,1= a+ 0.04.35,5---->a=1,68

khi thêm Mg
3,34=a+b+0,04.35,5 ---->b=0,24

Có ji` # nhau trong 2 cách giải ư...? mà sao ra 2 kết quả b# nhau nhỉ....?:021::021::021::021::021::021::021: hay mình làm sai nhỉ...nhìn thì cách biện luận cũng chỉ hơi # nhau chút thôi nhưng vẫn đúng mà...:03:

Trunks
07-25-2009, 12:13 AM
Bạn làm sai là đúng roài!!!Bạn biện luận thì hok có gì sai nhưng mà khúc cuối cùng,bạn nhầm xíu!!! Là cái 3,34 chỉ là khối lượng chất rắn sau pứ thoai,hok có cô cạn dung dịch nên chỉ gồm Fe và Mg còn dư(zo thấy a< 3,34) vậy nên ta có được:
3,34=a+ mMg còn dư=a+ b-mMg pứ=a + b - 0.02*24. Đó,bạn chỉ sai chỗ này thoai!!!

nnes
07-25-2009, 12:22 AM
cái này mình thử giải là cũng giả sử chỉ có Fe tác dụng với HCl khi đó HCl dư --->3,1 (g) chất rắn là FeCl2 --->nFeCl2=3,1/127 =0,0244 (mol)
n H2=nFeCl2=0,0244( mol)
Phần 2 khi thêm Mg vào, thu được số mol H2= 0,02
vô lý: vậy trong cả hai phần kim loại đều phải dư, axit hết
n HCl=0,04(mol)
suy ra 3,1= a+ 0.04.35,5---->a=1,68

khi thêm Mg
3,34=a+b+0,04.35,5 ---->b=0,24

Có ji` # nhau trong 2 cách giải ư...? mà sao ra 2 kết quả b# nhau nhỉ....?:021::021::021::021::021::021::021: hay mình làm sai nhỉ...nhìn thì cách biện luận cũng chỉ hơi # nhau chút thôi nhưng vẫn đúng mà...:03:

Bạn ko sai đâu, mà là do Trunks sai. =))
Nhìn lướt qua cũng biết là sai b.
vì nMg = b/24 = 2,14:24 =1 số xấu hoắc...
trong khi 0,24:24 = 0,01 ( đẹp mê li )
CÒn tại sao Trunks sai , là vì cái đoạn này:
"Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g"

3,34-1,68 = khối lượng hỗn hợp MgCl2 và Mg
nếu để tính b, tức là khối lượng của Mg, thì ta phải trừ tiếp đi cho khối lượng của Cl, tức là 0,04.35,5.
==> b = 3,34-1,68 - 0,04.35,5 = 0,24.:ho (
Sao lại cộng thêm khối lượng của Mg phản ứng vào làm chi?:03:

congchua_trasua_9x
07-25-2009, 12:23 AM
ah ừ quên mất...hix....gần làm ra rồi còn sai...hức...thế té ra là trucks sai ha?...mình lại đang nghĩ mình sai....đúng là thiếu chủ kiến:03:

nnes
07-25-2009, 12:24 AM
Bạn làm sai là đúng roài!!!Bạn biện luận thì hok có gì sai nhưng mà khúc cuối cùng,bạn nhầm xíu!!! Là cái 3,34 chỉ là khối lượng chất rắn sau pứ thoai,hok có cô cạn dung dịch nên chỉ gồm Fe và Mg còn dư(zo thấy a< 3,34) vậy nên ta có được:
3,34=a+ mMg còn dư=a+ b-mMg pứ=a + b - 0.02*24. Đó,bạn chỉ sai chỗ này thoai!!!

Sặc, phải hiểu là , phần sau ng ta cũng cô cạn dung dịch chứ.
2 phần là đối xứng với nhau mà.
Đó là do đề bài ng ta nói tắt, phải tự biết là tương tự chứ.