PDA

View Full Version : dùng THF để hòa tan, rửa lớp PVC dán lên bề mặt nhôm


MrV
07-03-2009, 03:21 PM
mẫu : Fe phía trên có 1 lớp màng mỏng PVC, nay muốn dùngTHF ( tetrahydro furan ) để tẩy lớp PVC này đi

Em xin hỏi :

1. Mình dùng THF với phần trăm là bao nhiu, ứng với 1 lượng PVC..., với điều kiện là em mua đc THF 100% :nghe (

2. THF rất độc, dễ cháy --> vậy thao tác pha, cũng nhưng cách áp dụng như thế nào ??
( qui trình.... ) :021:

cám ơn mọi ý kiến ^^

Teppi
07-04-2009, 08:16 AM
mẫu : Al phía trên có 1 lớp màng mỏng PVC, nay muốn dùngTHF ( tetrahydro furan ) để tẩy lớp PVC này đi

Em xin hỏi :

1. Mình dùng THF với phần trăm là bao nhiu, ứng với 1 lượng PVC..., với điều kiện là em mua đc THF 100% :nghe (

2. THF rất độc, dễ cháy --> vậy thao tác pha, cũng nhưng cách áp dụng như thế nào ??
( qui trình.... ) :021:

cám ơn mọi ý kiến ^^

Cách bạn nói ở trên là dùng cho sản phẩm nhôm loại gì?

Không gian chứ sản phẩm nhôm đó như thế nào?

Lớp PVC dày khoảng bao nhiêu?

MrV
07-06-2009, 07:57 AM
Cách bạn nói ở trên là dùng cho sản phẩm nhôm loại gì?

Không gian chứ sản phẩm nhôm đó như thế nào?

Lớp PVC dày khoảng bao nhiêu?



em có chút nhầm lẫn....sản phẩm ở đây là ống rỗng bằng vật liệu Fe.

D ngoài = 30 mm, chiều dày t = 1mm. Lớp PVC bọc ống có chiều dày là 250 micromet


(thông tin này em mới đc confirm)

- Em search tài liệu trên mạng ...

http://www.sensorsportal.com/HTML/DIGEST/may_06/P_67.pdf

( 2.3 preparation of PVC membrance and activation :

PVC 0.6g and .... was dissolved in 5ml of THF..... )

và 1 số nguồn khác, nó cũng ghi khoảng 0.5 - 0.6 g PVC hòa tan đc trong 5ml THF. Tuy nhiên nó lại không ghi rõ 1.THF có phải là 100% nguyên chất hay ko. 2.Qui trình tẩy rửa lớp PVC ( do THF độc, dễ cháy )

Nên em muốn tham khảo nồng độ pha thích hợp & qui trình tẩy rửa an toàn (để mình có thể áp dụng trong công nghiệp đc....do công nhân thao tác )

Anh teppi tìm dc thì pass giúp em link hay source mà anh tìm được nhé. Cám ơn anh rất nhiều.:24h_046:

Cảm ơn mọi ý kiến đóng góp từ các thành viên. Thân !

Teppi
07-06-2009, 06:00 PM
em có chút nhầm lẫn....sản phẩm ở đây là ống rỗng bằng vật liệu Fe.

D ngoài = 30 mm, chiều dày t = 1mm. Lớp PVC bọc ống có chiều dày là 250 micromet


(thông tin này em mới đc confirm)

Em chụp cho mọi người cái hình ống đó đi. PVC phủ bên trong hay bên ngoài? Hay toàn bộ? Ống đó dài bao nhiêu? Cách làm sẽ khác khi ống có chiều dài nằm trong một số khoảng nào đó. Vd 10mm-100mm sẽ khác với 100mm-1m, và khác với 1m-2m,...

Ống đó dùng làm gì. Nếu là sườn ghế thì không cần phải nhờ vả chuyện dùng dung môi THF để bỏ lớp PVC.

- Em search tài liệu trên mạng ...

http://www.sensorsportal.com/HTML/DIGEST/may_06/P_67.pdf

( 2.3 preparation of PVC membrance and activation :

PVC 0.6g and .... was dissolved in 5ml of THF..... )

Cái tài liệu này nói ra cách tạo một màng mỏng với phạm vi diện tích nhỏ dùng trong điều kiện có yêu cầu độ tinh khiết cao.

Vậy cái chuyện em định là là thuộc lĩnh vực công nghiệp gì, sản xuất cái gì từ ống "sắt" đó?

Nếu mà dùng cho sản xuất đại trà như tái chế đồ dùng gia đình (khung ghế phủ nhựa tĩnh điện...) thì đừng nên dùng phương pháp này.

1 số nguồn khác, nó cũng ghi khoảng 0.5 - 0.6 g PVC hòa tan đc trong 5ml THF. Tuy nhiên nó lại không ghi rõ 1.THF có phải là 100% nguyên chất hay ko. 2.Qui trình tẩy rửa lớp PVC ( do THF độc, dễ cháy )

Nên em muốn tham khảo nồng độ pha thích hợp & qui trình tẩy rửa an toàn (để mình có thể áp dụng trong công nghiệp đc....do công nhân thao tác )

Đáng tiếc là không có nguồn dung môi gốc nước nào cho PVC cả! Việc sử dụng dung môi làm chất tẩy rửa nhựa , sơn là cả một bí quyết, phần lớn dựa vào việc :

- hiều biết về tính tan của nhựa PVC trong dung môi
- kinh nghiệm thực hành -càng làm trên nhiều loại dung môi và càng có nhiều công thức dung môi phối chế thì càng có nhiều kinh nghiệm.

Dung môi hữu cơ nào cũng có tính độc hại cả. Yêu cầu thực hiện trong công nghiệp phải là một quy trình khép kín, cách ly, và càng tự động càng tốt.

Bạn cần áp dụng:
- kiến thức cơ khí --> thiết kế hệ thống rữa an toàn
- Kiến thức hóa lý --> chọn dung môi/hệ dung môi có hệ số hòa tan cao, bay hơi thấp và kinh tế
- kiến thức điều hành --> viết quy trình, huấn luyện giám sát công nhân về quy trình thực hiện

Nếu không có những yếu tố trên, bạn nên thuê hẳn một chuyên gia am tường về lĩnh vực này.

Thân,

Teppi

MrV
07-06-2009, 09:22 PM
http://inlinethumb35.webshots.com/44642/2966727350102428746S425x425Q85.jpg (http://good-times.webshots.com/photo/2966727350102428746CVunWu)

Đúng như anh nói : ống là khung ghế nhúng nhựa tĩnh điện.D ngoài = 30 mm, chiều dày t = 1mm. Lớp PVC bọc ống có chiều dày là 250 micromet - PVC chỉ phủ bên ngoài. Nếu tẩy lớp PVC thì em nghĩ tẩy NGUYÊN CẢ CHI TIẾT KHUNG GHẾ chứ không cắt nhỏ như mẫu trên. ( mẫu này em mới...lụm về hồi chiều 1 cách vô tình :24h_061: ( tự nhiên có linh tính ) --> có để up hình lên luôn.

Sản xuất ở đây không phải nhỏ hẹp ở hộ gia đình mà sản xuất công nghiệp theo qui mô lớn.

Em là sinh viên thực tập kĩ thuật (vẫn chưa ra trường) nên gặp những vấn đề thực tế, vẫn chưa có kinh nghiệm, chưa nhìn nhận vấn đề ở nhìu mặt như anh đã liệt kê. Em sẽ rút kinh nghiệm

Ý tưởng dùng THF để hòa tan PVC là của 1 ..người công nhân (anh ta nói ở 1 nhà máy khác người ta dùng loại dung môi này để tẩy rửa) nên em muốn xem xét lại xem ý tưởng này có tính thực tiễn hay không.

Theo ý kiến của anh trong trường hợp này ( tẩy lớp PVC trên khung ghế) dùng THF không thực sự khả thi. Vậy nguyên tắc minh vẫn dựa trên :

1/ Kiến thức hóa lý --> chọn dung môi/hệ dung môi có hệ số hòa tan cao, bay hơi thấp và kinh tế???

2/Phương pháp khác ? ( kinh tế hơn ?? )

Em muốn tham khảo phương cách áp dụng, còn qui trình điều hành và thiết kế hệ thống em sẽ nghiên cứu sau.

Cám ơn anh Teppi

Thân !

Teppi
07-09-2009, 01:05 PM
Em nên xem lại lý do tại sao lớp PVC này kh6ong được chấp nhận trên khung ống thép của ghế. Nếu chỉ vì lý do đơn giản là sai màu thì nhúng lại chứ không ai mà đem đi tẩy bỏ. Còn nếu nó bị dày quá thì người ta thổi hơi nóng vào để làm mềm nó trước khi cạo, lột bỏ. Đây là cách làm thường thấy ở nhiều nơi -vừa kinh tế vừa tiết kiệm công.

MrV
07-16-2009, 07:28 PM
anh Teppi, em đã làm thí nghiệm, kết quả thế này :

Với dd THF 60%, em ngâm mẫu Fe, như hình, trong 10ph, kết quả là lớp PVC mềm ra, có thể dùng tay khựi tách ra dễ dàng. Đúng như lý thuyết : THF mùi cực kì khó chịu, mặc dù em trang bị khẩu trang, mà vẫn ko thể chịu nổi ! ==> không thể áp dụng trong thực tế (do các yếu tố an toàn lao động, xử lý dung môi, thao tác, giá cả, lắp đặt qui trình ... )

Phuơng pháp anh đề nghị : dùng hơi nước nóng. Em đã làm thí nghiệm này....ở nhà @__@ ( sử dụng mẫu mà em chôm đc :| ) em nấu nước thật sôi, rồi để miếng Fe bọc PVC ở phía trên ( nhiệt độ hơi >= 100 0C , do là hơi nước bão hòa và hơi quá nhiệt ) kết quả sau 10ph --> không ăn thua gì. Sau đó, em trực tiếp dùng nước sôi ngâm toàn bộ mẫu đó ( cách nhiệt tốt ) -> do em dùng bình thủy cũ :D . 10ph sau --> vẫn y chang.

Anh có thể nói cho em số liệu tham khảo để áp đặt về nhiệt độ ? theo tài liệu thì ởnhiệt độ khoảng 140 0C, PVC bắt đầu phân hủy chậm, 170 thì nhanh hơn...vậy là em phải đưa hơi lên đạt đc khoảng nhiệt độ đó ??

Cám ơn anh Teppi :)

Teppi
07-17-2009, 12:56 PM
anh Teppi, em đã làm thí nghiệm, kết quả thế này :

Với dd THF 60%, em ngâm mẫu Fe, như hình, trong 10ph, kết quả là lớp PVC mềm ra, có thể dùng tay khựi tách ra dễ dàng. Đúng như lý thuyết : THF mùi cực kì khó chịu, mặc dù em trang bị khẩu trang, mà vẫn ko thể chịu nổi ! ==> không thể áp dụng trong thực tế (do các yếu tố an toàn lao động, xử lý dung môi, thao tác, giá cả, lắp đặt qui trình ... )

Phuơng pháp anh đề nghị : dùng hơi nước nóng. Em đã làm thí nghiệm này....ở nhà @__@ ( sử dụng mẫu mà em chôm đc :| ) em nấu nước thật sôi, rồi để miếng Fe bọc PVC ở phía trên ( nhiệt độ hơi >= 100 0C , do là hơi nước bão hòa và hơi quá nhiệt ) kết quả sau 10ph --> không ăn thua gì. Sau đó, em trực tiếp dùng nước sôi ngâm toàn bộ mẫu đó ( cách nhiệt tốt ) -> do em dùng bình thủy cũ :D . 10ph sau --> vẫn y chang.

Anh có thể nói cho em số liệu tham khảo để áp đặt về nhiệt độ ? theo tài liệu thì ởnhiệt độ khoảng 140 0C, PVC bắt đầu phân hủy chậm, 170 thì nhanh hơn...vậy là em phải đưa hơi lên đạt đc khoảng nhiệt độ đó ??

Cám ơn anh Teppi :)

Với nhiệt độ cao (140-170 o C ) như vậy, bạn dùng nước nóng thì đi theo quá trình h7i quá nhiệt mất rồi. Hơi quá nhiệt thì cần thiết bị chịu áp suất... chi phí thiết bị chịu sau nổi. Lại còn phương cách vận hành phức tạp cho việc tách bỏ lớp PVC này!

Theo lần trước tôi có đề nghị "thổi hơi nóng" chứ không phải dùng hơi nước nóng. Bạn nên tìm mượn súng thổi hơi nóng dùng trong công việc hàn lắp, bế đầu ống PVC để sử dụng trong việc này nhé.

Không chuyên nghiệp thì cần một người dùng súng thổi chỉnh nhiệt độ và gió để thổi cho mềm lớp này ra, người còn lại theo đó dùng dao cạo bỏ lớp PVC đang mềm đó ra.

Thân,