Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > Thành Viên

Notices

platin is an unknown quantity at this point

platin platin is offline

Thành viên ChemVN

Visitor Messages

Showing Visitor Messages 1 to 4 of 4
  1. platin
    07-30-2009
    platin
    1869: Đ. Mendeleev phát minh định luật tuần hoàn
    1869: Đ.Khaiat (Mỹ) sáng tạo chất dẻo đầu tiên xenluloit
    1870: A.Butlerop điều chế được hợp chất polime đầu tiên
    1875 - 1878: Nhiệt phân dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ theo phương pháp A.Letnhi (Nga)
    1880: N.Lunin (Nga) phát minh ra vitamin
    1881: M.Kutserop (Nga) tổng hợp anđehy axetic từ axetilen
    1883: S.Sacđone (Pháp) sản xuất đợi nitro
    1885-1891: P.Viêlơ (Pháp), G.Xukhaxep (Nga), A.Nôben (Thuỵ điển), F.Aben (Anh) và Đ.I.Medeleev (Nga) sáng tạo ra những loại thuốc súng không khói mới.
    1886: P.Eru (Pháp) và S.Hônlơ (Mỹ) đề nghị điều chế nhôm bằng điện phân.
    1890: Sản xuất clo và xút ăn da bằng điện phân.
    1891: V.Sukhôp (Nga) được cấp bằng phát minh về phương pháp chế biến dầu mỏ mang tên phương pháp cracking.
    1896 - 1898: Điều chế không khí lỏng theo phương pháp K.Linđe (Đức)

    1896 - 1898: Sự phát minh hiện tượng phóng xạ (A.Becơren Pháp) và P.Quyri và M. Xelodopkaya (Pháp) điều chế được rađi
    1897 - 1902: P.Xabachiê (Pháp) và V.Ipachiep (Nga) ứng dụng rộng rãi chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
    1990: T.L.Côngđacôp (Nga) tổng hợp polime giống cao su đầu tiên
    1906 - 1908: E.OOclôp (Nga) điều chế được fomaldehyd bằng cách ôxi hoá rượu mêtilic trên chất xúc tác.
    1908 - 1913: F.Habe (đức) thực hiện việc tổng hợp amoniac có xúc tác từ hiđrô và nitơ
    1913:I.I.Oxtromuxlenxki (Nga) tổng hợp divinil từ hỗn hợp rượu và anđehy.
    1915-1917: Sản xuất axit nitric bằng cách ôxi hoá amoniac trên chất xúc tác (l.Anđreep _ Nga)
    1919: E.Rơzefo (Anh) lần đầu tiên thực hiện được việc biến đổi nguyên tử của một nguyên tố không phóng xạ thành nguyên tử của nguyên tố khác bằng cách dùng hạt anfa bắn phá.
  2. platin
    07-30-2009
    platin
    Truyện cười
    *: Vài mẩu chuyện cười nè
    -Vợ chồng nhà hoá học
    Vợ chồng nhà giáo dạy hoá sau bữa cơm.
    _Chồng: Hôm nay em điều chế được nồi canh có nồng độ muối cao quá đấy.
    _Vợ: Còn anh? Vì đã tổng hợp gạo và nước ở nhiệt dộ hơi cao và thời gian phản ứng kéo dài quá nên cơm hơi bị cacbon hoá đấy !

    -Nguyên chất
    Khách hàng lưỡng lự mãi trước một chiếc áo len và cuối cùng đánh bạo hỏi người bán hàng :
    _Cô tin chắc toàn bộ chiếc áo len này là len nguyên chất chứ ?
    _Chẳng dám giấu gì bác có mấy chiếc cúc làm bằng chất dẻo ạ.

    -Thông báo :
    Đã phát hiện ra được một thứ dung môi tuyệt hảo và nhiều vô kể, chỉ có đại dương mới chứa nổi! Đó chính là đại dương !
  3. platin
    07-23-2009
    platin
    Một chuyện tình cảm động nhưng ...
    Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà hóa học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới huyết cầu tố (Hemoglobin). Một sinh viên Khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì để làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh. Và anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn làm từ sắt có trong ... máu anh !!! Cứ định kì lấy máu ra , anh có một hợp chất mà có thể tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.
    Nhưng chiếc nhẫn ấy đã không bao giờ được đeo trên ngón tay cô người yêu như một minh chứng cho tình yêu của anh bởi nó chưa được làm xong thì chàng trai đã ... chết vì mất máu, dù lượng máu lấy ra khỏi cơ thể anh chưa đến ... 3 g !!!
  4. platin
    07-19-2009
    platin
    KIM CƯƠNG NHÂN TẠO

    Kim cương rất hiếm trong tự nhiên, đó là chưa nói đến các viên kim cương có kích thước lớn,

    vì vậy các viên kim cương có kích thước rất lớn được phát hiện trên thế giới có kích thước rất lớn

    thì được coi là thứ “vô giá” của thế giới và được ghi vào sách kỉ lục.

    Kim cương có tính khúc xạ rất mạnh , dưới ánh sáng trông chúng có màu sắc rực rỡ , sáng lóe cả

    mắt .Hơn nữa kim cương lại rất cứng , hiếm lên rất quý giá, nó đã sớm được người ta cho là đồ

    trang sức rất quý .

    Vào đầu thế kỉ 19, ở viện khoa học Fienze Itali, một số viện sĩ định dùng kính lúp để nghiên

    cứu tính khúc xạ của Kim cương. Khi cho tụ ánh sáng mặt trời chiếu lên Kim cương họ thấy bùng

    cháy lên một luồng khói xanh và Kim cương biến thành màu đen. Sau này người ta mới rõ rằng,

    loại kim cương cứng vô tỉ đó cùng với than chì mềm lại cùng một nhà,chúng đều do nguyên tử

    cacbon cấu tạo nên,chỉ có cách sắp xếp các nguyên tử trong chúng là khác nhau .

    Kim cương thiên nhiên là do yếu tố cacbon dưới điêu kiện nhiệt độ và áp suất cao trong vỏ trái đất tạo thành. Thế nhưng liệu từ điều kiện nhiệt độ và áp suất cao có thể biến loại than chì rẻ tiền thành kim cương quí giá được không ? Người ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm, nhưng việc đồng thời tạo được nhiệt độ và áp suất cao là điều hết sức khó khăn, vì vậy trong mấy chục năm, người ta tiến hành thí nghiệm mà không thành công. Mãi đến năm 1954 người ta mới chế tạo được kim cương nhân tạo, sau đó nhanh chóng được tiến hành sản xuất trên qui mô công nghiệp.

    Kim cương nhân tạo cũng giống như kim cương thiên nhiên đều có nhiều tính chất có ích, như kim cương có độ cứng nổi danh, cho đến nay kim cương vẫn được xem là “quán quân tuyệt đối” về độ cứng trong các khoáng vật. Nếu người ta gắn máy khoan thăm dò lòng đất, không chỉ là bền mà tốc độ khoan còn tăng nhanh hơn mũi khoan thường tốc độ. Nếu dùng kim cương làm khuôn kéo sợi, có thể kéo Vonfram, molyden thành sợi bé hơn sợi tơ nhện, sợi kéo ra lại rất trơn bóng. Một khuôn kéo sợi kim cương có tuổi thọ rất lớn, có thể bền hơn 250 khuôn kéo sợi bằng kim loại.Chính vì vậy lượng kim cương thiên nhiên không thể đáp ứng đủ yêu cầu, lên nhiều quốc gia đã phát triển sản xuất kim cương trên qui mô công nghiệp.

    Hiện tại đã có 3 cách chế tạo kim cương nhân tạo: Cách thứ nhất là dùng phương pháp áp suất tĩnh. Đó là cách lấy than chì làm nguyên liệu có thêm ít hạt kim cương rồi cho vào máy ép với hơn 1 vạn tấn, nhờ điện và áp suất để tạo ra kim cương. Bởi vì than chì cần nhiệt độ và áp suất rất cao, thì các nguyên tử cacbon mới “ sắp xếp” lại để biến thành kim cương. Cách thứ hai là phương pháp cháy nổ: người ta thêm nitro glyxerin cũng như các chất nổ khác, nhờ điện cháy nổ để sinh nhiệt độ và áp suất cao, than chì biến thành kim cương. Cách thứ ba là kéo tinh thể: người ta cho vào than chì một ít tinh thể kim cương nhỏ để làm “ hạt giống”, dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, bột than chì biến thành kim cương và nóng chảy, sau đó tinh thể sẽ lớn dần lên. Dùng phương pháp cháy nổ ta thường thu được loại kim cương có kích thước lớn thuộc cấp độ đá quí. Thường có kích thước lớn đến 5mm.

    Trước đó các nước trên thế giới thường dùng phương pháp áp suất tĩnh để sản xuất kim cương theo qui mô công nghiệp, và thường thu được loại kim cương cấp bột mài có kích thước từ 0.1-1mm.

About Me

  • About platin
    Country
    Viet Nam
    Kiến thức cơ sở
    Học sinh
    Giới tính
    Nam
    Danh hiệu cá nhân
    tốt
  • Signature
    ĐỪNG DỪNG BƯỚC TRƯỚC KHÓ KHĂN CỦA CUỘC SỐNG
    NÓI=LÀM--------------------LÀM=ĐƯỢC
    AI ĐI SẼ ĐẾN-AI TÌM SẼ THẤY-AI TIN SẼ ĐƯỢC

Statistics

Tổng số bài
Visitor Messages
Total Thanks
Total Groans
General Information
  • Lần cuối: 01-20-2011
  • Tham gia ngày: 07-18-2009
  • Ðã giới thiệu: 0

Friends

Showing Friends 1 to 2 of 2

Thông Tin Liên hệ

Chat Trực Tuyến
Send an Instant Message to platin Using...
This Page
https://chemvn.gimitec.com/member.php?u=18031
Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:16 PM.