Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > Thành Viên

Notices

Đoàn Minh Trí is an unknown quantity at this point

Đoàn Minh Trí Đoàn Minh Trí is offline

Thành viên ChemVN

Visitor Messages

Showing Visitor Messages 1 to 4 of 4
  1. Đoàn Minh Trí
    02-04-2011
    Đoàn Minh Trí
    Kinh nghiệm giải nhanh các bài tập hóa học
    . Dạng 1: Phân tích hệ số và ứng dụng của nó
    VD1:
    Tỷ khối của hỗn hợp gồm H2, CH4, CO so với Hidro bằng 7,8. Để đốt cháy hoàn toàn một thể tích hỗn hợp này cần 1,4 thể tích oxi. Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp.
    A. 20%, 50%, 30%
    B. 33,33%, 50%, 16,67%
    C. 20%, 60%, 20%
    D. 10%, 80%, 10%

    Với dạng bài tập này, thường thì chúng ta sẽ viết pt ra, đặt ẩn và giải, còn T sẽ giải theo cách phân tích hệ số và pp đường chéo ^^!
    H2 + 1/2O2 ---H2O
    CO + 1/2O2---CO2
    CH4 + 2O2---CO2 +H2O ( cách tính nhẩm cân bằng của oxi trong các pư với hidrocacbon như sau :
    +Với ankan ta lấy tổng hệ số của C và H sau đó trừ cho 1 rồi chia cho 2
    ở vd trên thì ta có 1+4-1=4/2=2(hệ số của oxi)
    +Với anken thì sao ^^!
    Ta cũng lấy tổng hệ số của C và H rồi chia cho 2
    Vd :
    C2H4 =>2+4=6/2=3 là hệ số cân bằng của oxi
    +Với ankin thì:
    Ta cũng lấy tổng hệ số của C và H, sau đó cộng cho 1 rồi chia cho 2
    VD: C2H2 =2+2+1=5/2hệ số của oxi ^^!
    --------------------------------------
    Trở lại với bt trên, ta sẽ thấy hệ số oxi của H2 và CO giống nhau, ta xếp vào 1 nhóm, còn CH4 thì
    1 nhóm riêng
    Vậy ta có sơ đồ đường chéo như sau
    (H2,CO) 1/2 0.6 2
    1.4
    (CH4) 2 0.93
    Như vậy %CH4=(3/2+3)*100=60%
    %H2=(0.3/.06+0.9)*100%=20%

    Ví dụ 2: Dẫn 2,24l (ở đktc) một hỗn hợp gồm etilen, propen, các buten và axetilen qua dung dịch đựng Brom dư thì thấy lượng Brom trong bình giảm 19,2 gam. Tính lượng CaC2 cần dùng để điều chế được lượng Axetilen có trong hỗn hợp trên.
    A. 6,4 gam B. 1,28 gam C. 2,56 gam
    D. Không xác định được vì thiếu dữ kiện

    Với bài này, Tân giải nó như sau :
    nhh=2.24/22.4=0.1mol
    nBr2=19.2/160=0.12mol
    ta có
    anken + 1Br2
    ankin + 2Br2
    vậy theo sơ đồ ta có
    (anken) 1 0.8 4
    1.2
    (anken) 2 0.2 1
    Vậy thì
    nCaC2=nC2H2=(1/1+4)*0.1=0.02mol
    =>mCaC2=64*.02=1.28g ^^!

    Ví dụ 3:
    Cracking 124 lít C4H10 thu được
    224 lít hỗn hợp khí X khác nhau. Biết các thể
    tích khí đều đo ở đktc. Thể tích (lít) C4H10 chưa bị cracking là:
    A. 24 C. 48
    B. 100 D. 150
    Phát hiện vấn đề:
    Khi viết pt hoặc nhẩm số C ta thấy số mol hay thể tích ban đầu và sau phản ứng đều bằng nhau, vậy ta có
    V C4H10 pư = 224-124=100lít
    Vậy thể tích C4H10 chưa bị cracking là : 124-100=24lít
    BT VẬN DỤNG
    BT 4. Sau khi ozon hóa, thể tích của O2 giảm đi 5ml. Hỏi có bao nhiêu ml O3 được tạo thành.
    A. 7,5 ml C. 5ml
    B. 10 ml D. 15ml
    BT 5. Một hỗn hợp X gồm H2 và N2. Tiến hành phản ứng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X thì thu được hỗn hợp Y. Biết khối lượng trung bình của X và Y lần lượt là 7,2 và 7,826. Tính hiệu suất tổng hợp NH3.
    A. 60,6% C. 8,69 %
    B. 17,39% D. 20%

    BT 6. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một nhóm chức.
    Chia X làm 2 phần bằng nhau:
    - Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam và bình (2) có 7 gam kết tủa.
    - Phần 2: cho tác dụng hết với Na dư thì thể
    tích khí H2 (đktc) thu được là bao nhiêu.

    A. 0,224 lít C. 2,24 lít
    B. 0,56 lít D. 1,12 lít
    DẠNG 2: QUAN HỆ GIỮA CHẤT ĐẦU VÀ CHẤT CUỐI
    PP:Thường dạng bài này cho thì nó sẽ đi cả 1 quãng đường dài, nhưng trên quảng đường ấy đi rất suông sẻ < có nghĩa là không có số liệu nào> thì chúng ta chỉ cần quan tâm chất đầu và chất cuối
    VD1:
    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1, nung X1 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X2. Biết H = 100%. Khối lượng X2 là:
    A. 2,04 gam B. 2,31 gam
    C. 2,55 gam D. 3,06 gam

    Phát hiện vấn đề :
    Quan sát bài toán, ta nhận ra rằng, cả quảng đường đi của hỗn hợp thì không có số liệu nào xuất hiện,nên chúng ta chỉ cần quan tâm chất đầu và chất cuối
    Giải quyết vấn đề:
    nAl=0.1mol
    nAl2O3=0.02mol
    ta có
    Al (0.01mol) -------Al2O3 (0.005mol)
    Al2O3 (0.02mol)--Al2O3 (0.02mol)
    Vậy mX2=mAl2O3=(0.02+0.005)*102=2.55g=> Đáp án C

    BT VẬN DỤNG:
    Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc) và thu được dung dịch B. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. V
    có giá trị là:
    A. 22,4 lít B. 16,8 lít
    C. 11,2 lít D. 5,6 lít
    Một hỗn hợp X gồm Fe và Zn, khi tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 6,72 lít khí (đktc) và để lại một chất rắn A. Hòa tan hết A trong dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Nung B ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn nặng 25,6g. Khối lượng của hỗn hợp X:
    A. 36,48g B. 37,42g
    C. 32,36g D. 34,52g
    DẠNG 3: THÊM SỐ LIỆU ĐỂ TÍNH TOÁN
    PP : Khi đề bài cho 1 bài toán, mà không cho bất kì số liệu nào, ví dụ như cho hh chất rất, hh chất khí mà bắt tính hiệu suất hay khối lượng thì chúng ta có thể cho số liệu vào để dễ tính toán, thường thì với khối lượng ta cho là 100g, với số mol hay thể tích ta cho là 1 mol
    VD:
    Nung hỗn hợp A gồm CaCO3 và CaSO3 tới phản ứng hoàn toàn được chất rắn B có khối lượng bằng 50,4% khối lượng của hỗn hợp A. Chất rắn A có % khối lượng hai chất lần lượt là:
    A. 40% và 60% B. 30% và 70%
    C. 25% và 75% D. 20% và 80%

    Phát hiện vấn đề :
    Nung hỗn hợp mà không nói gì đến các số liệu, nhưng lại bắt chúng ta tìm % khối lượng của mỗi chất, nên ta cho số liệu vào đễ dễ tính toán
    Giải quyết vấn đề :
    Gọi khối lượng hỗn hợp ban đâu là 100g, vậy khối lượng chất ra B là 50.4g
    Gọi x,y lần lượt là số mol của CaCO3 và CaSO3,ta có hệ pt sau
    100x+120y=100g
    56x+56y=50.4g
    Giải hệ ta được
    X=0.4mol
    Y=0.5mol
    mCaCO3=0.4*100=40g=>%CaCO3=(40/100)*100=40%
    mCaSO3 = 100-40=60g=>60%

    BT VẬN DỤNG :
    BT 1 :Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol
    1:1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là
    A. 45,38% và 54,62% B. 50% và 50%
    C. 54,62% và 45,38% D. Không tính được
    Dạng 4: Tìm công thức phân tử của hợp chất vô cơ
    PP: Với dạng bài tập này, chúng ta có thể viết pt phản ứng để làm việc với nó, đó là đối với cách giải thông thường là như vậy, nhưng nó sẽ mất của chúng ta khoảng 1 đến 2 phút. Nhưng Tân thì không thích viết pt mà lại thích phân tích nguyên tô bên trong chất cần tìm, rồi tìm mối liên hệ giữa các phản ứng, hợp chất sau phản ứng
    Ví dụ 1:6,94 gam hỗn hợp FexOy và Al hòa tan trong 100 ml dung dịch H2SO4 1,8M, sinh ra 0,672 lít H2 (đktc). Biết lượng axit đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết để phản ứng. FexOy là:
    A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không tìm được

    Phát hiện vấn đề :
    Ta thấy hỗn hợp ban đầu gồm có FexOy và Al , nếu viết pt thì lâu đấy, nhưng còn Tân thì phân tích xem bên trong hh ban đầu đó gồm những nguyên tố nào
    Giải quyết vấn đề :
    Hỗn hợp ban đầu gồm có các nguyên tố sau : Fe, O, Al.Thực chất muốn tìm hợp chất thì có xét tỉ lệ x/y của oxit sắt. Vẫy ta tìm số mol của từng chất
    nH2SO4 =1.8*0.1=0.18mol
    nH2=0.672/22.4=0.03mol
    Nhìn qua bài toán, thì chỉ có Al sinh khí, vậy từ đó ta có thể suy ra được số mol Al
    2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
    Từ đó => nAl=0.02mol =>mAl=0.02*27=0.54g
    Cũng từ phân tích hệ số thì ta thấy ngay nH2SO4 phản ứng với Al bằng nH2 sinh ra
    nH2SO4=nH2=0.03mol
    vậy số mol H2SO4 phản ứng với oxit là :
    0.18-0.03=0.15mol
    Vì lượng axit lấy dư 20% nên nH2SO4 thực tế phản ứng với oxit là
    nH2SO4pư=(0.15*80)/100=0.12mol
    mFexOy=6.94-0.54=6.4g
    Lại cũng từ phân tích hệ số ta thấy nH2SO4 phản ứng với axit bằng nH2O sinh ra< tại sao lại quan tâm tới H2O ư! ,đơn giản là vì nó chứa O trong đó, mà ta cần có số mol của O và Fe mà ^^!>
    nH2SO4 =nH2O=0.12mol=nO
    =>mO=0.12*16=1.92g
    =>mFe =6.4-1.92=4.48g
    =>nFe=0.08mol
    Vậy ta có x/y=0.08/0.12=2/3
    Vậy oxit là Fe2O3

    Ví dụ 2:
    Hòa tan 2 gam sắt oxit cần 26,07 ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05 g/ml). Công thức oxit sắt là:
    A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không xác định được

    Phát hiện vấn đề :
    Cái này ta cũng phân tích nguyên tố ra, sau đó tìm các số liệu liệu quan tới các nguyên tố trên
    Giải quyết vấn đề
    nHCl=(26.07*1.05*10)/100=0.075mol
    =>nH2O=0.075/2=0.0375mol
    =>mO=0.0375*16=0.6mol
    =>mFe=2-0.6=1.4mol
    =>nFe=0.025mol
    Ta có tỉ lệ x/y=0.025/0.0375=2/3
    Vậy công thức oxit là Fe2O3
    Giải quyết bài này, nếu thành thục rồi thì khoảng 20s ^^!

    Ví dụ 3 :
    Hòa tan hoàn toàn oxit FexOy bằng dd H2SO4 đ,n vừa đủ thu được 2,24 l khí SO2. Cô cạn dd sau pu thu được 120 gam muối khan. Công thức của FexOy là:
    A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. tất cả đều sai.
    - Phát hiện vấn đề: FexOy pu với H2SO4 tạo SO2 nên nó phải là FeO hoặc Fe3O4. Quan
    sát hai oxit này ta thấy 1 mol mỗi oxit đều nhường 1 mol e.
    - Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,1.2 = 0,2 mol, nFe2(SO4)3 = 120/400 = 0,3 mol ---> nFexOy = 0,3.2/x = 0,6/x.1 mol oxit nhường 1 mol e nên 0,6/x = 0,2
    --> x = 3 --> Fe3O4
    BÀI TẬP VẬN DỤNG :
    BT 1:Cho 1 gam bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian, thấy khối lượng bột vượt quá 1,41 gam. Nếu chỉ tạo thành một oxit sắt duy nhất thì oxit đó là:
    A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
    <các bạn tìm thêm bài tập về xác định cộng thức hợp chất vô cơ, nên nhớ đây chỉ là 1 cách trong nhiều cách xác định, tùy vào bài toán mà các bạn làm việc>
    DẠNG 5 : Xác định muối bằng cách định lượng các gốc
    Phương pháp: khối lượng muối = khối lượng cation + khối lượng anion
    Ví dụ 1 : Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, MgO, ZnO bằng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thì lượng muối sunfat thu được là:
    A. 5,15 gam B. 5,21 gam C. 5,51 gam D. 5,69 gam

    Phát hiện vấn đề :
    mmuối =m SO42- + m kim loại
    mà ta thấy gốc SO42- thay thế cho gốc O trong oxit để tạo muối, vậy ta tìm mO, m kim loại, m SO42-
    Giải quyết vấn đề :
    nH2SO4=0.1*0.3=0.03mol
    từ phân tích hệ số mà ta thấy nH2SO4= nH2O
    vậy nH2O=nO=0.03mol=>mO=0.03*16=0.48g
    m kim loại= 2.81-0.48=2.33g
    nSO42-=nH2SO4=0.03mol
    =>mSO42-=0.03*96=2.88g
    =>mmuối=2.88+2.33=5.21g
    Trong vòng khoảng 30-40s nếu thành thục thì ít hơn, ta sẽ cho ra kết quả
    Về dạng toán này thì chỉ có thế, các bài tập tương tự như trên thôi ^^!

    BÀI TẬP VẬN DỤNG:
    Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65)
    A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
    < ĐỀ ĐẠI HỌC 2007>
    Câu 29: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
    A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.
    < đề đại học năm 2008 mả đề 263>

    Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí
    H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
    A. 17,1 gam B. 13,55 gam C. 10,0 gam D. Không tính được
    Dạng 6 : Các bài tập có cách tính nhanh :
    Ví dụ 1:
    Một phôi bào Sắt có khối lượng m để lâu ngoài không khí bị oxi hóa thành hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 12g. Cho A tan hoàn toàn trong HNO3 sinh ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính m ?

    Với dạng bài tập này, chúng ta thường sẽ quy đổi hỗn hợp trên về Fe2O, FeO.
    mFe= 0.7mhh+ 5.6echo
    vậy đối với bài trên ta có
    nNO=2.24/22.4=0.1mol
    =>số mol nhận =0.1*3=0.3mol
    Áp dụng công thưc ta có
    mFe=12*0.7+0.3*5.6=10.08g
    bài này làm trong 10-15s 

    Bài tập tương tự :
    Câu 29: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
    A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.
    < đề đại học năm 2008 mã đề 263>
    Câu 16. Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. Hòa tan A vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Tính m và nồng độ mol/l của dung dịch HNO3
    A. 7,75 gam và 2M B. 7,75 gam và 3,2M C. 10,08 gam và 2M D. 10,08 gam và 3,2M
    Ví dụ 2 :
    Câu 44: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
    A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.
    < đề đại học năm 2008 mã đề 263>
    Phát hiện vấn đề :
    Thường bài tập này được gọi là khó, vì sao?. Nếu AgNO3 sau khi phản ứng dư thì nó sẽ đấy Fe2+ lên Fe3+ và kim loại Ag đẩy ra khỏi muối.
    Vậy tại sao chúng không dùng phương pháp bảo toàn e để đoán nhận ^^!

    nFe=0.1
    Fe  Fe2+ + 2e
    0.1mol----0.2mol
    nAl=0.1mol
    AlAl3+ +3e
    0.1mol--0.3mol
    Tổng số mol nhường là 0.2+0.3=0.5mol
    nAg+=0.55mol
    Ag+ +1e  Ag
    0.55mol 0.55mol
    Số mol nhận là 0.55mol
    Vậy thì AgNO3 dư
    Có nghĩa là số mol của AgNO3 =nAg =0.55mol
    m= 0.55*108=59.4g

    Ví dụ 3 :
    Câu 17: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
    A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C2H5CHO. D. C4H9CHO
    <đề đại học năm 2008>
    Ta luôn có số mol andehit đơn chức luôn bằng ½ số mol Ag
    Riêng HCHO thì nó lấy 4Ag nên nó bằng 1/4mol Ag

    Vậy giải quyết bài toán như sau :
    nNO2=0.1mol
    theo bảo toàn electron ta có
    nAg=0.1mol
    <Tân không nói đoạn này, chắc ai cũng hiểu>
    Số mol andehit là :
    n=1/2*0.1=0.05mol
    =>Mandehit=3.6/0.05=72
    Đáp án là bao nhiu nhỉ, cách tính nhẩm như sau :
    1C=30; 2C=44; 3C=58; 4C=72
    Nó liên tiếp nhau 14dvc ^^!
    Đây là đối với andehit nhé 
    Vậy đáp án là A ^^!

    BAI TẬP TƯỢNG TỰ :
    Câu 49. Một hỗn hợp gồm hai anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở (khác HCHO). Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag kim loại (hiệu suất 100%). Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là:
    A. HCHO, CH3CHO B. CH3CHO, C2H5CHO
    C. C2H5CHO, C3H7CHO D. C3H7CHO, C4H9CHO
    Ví dụ 4 : Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là:
    A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH
    Bài này giải như sau :
    Nhờ vào phân tích hệ số ta có
    nancol=2*nH2=2.0.02=0.04mol
    lại có nCO2=0.1mol
    =>ntb=0.1/0.04=2.5
    Câu 17. Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8 gam kết tủa keo. Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
    A. 1,5 mol/l B. 3,5 mol/l
    C. 1,5 mol/l hoặc 3,5 mol/l D. 2 mol/l hoặc 3 mol/l
    Bài này giải như sau :
    Cũng nhờ phân tích hệ số ta có :
    TH1 : KOH vừa đủ
    Vậy nKOH=3nAl(OH)3=(7.8/78)*3=0.3mol
    =>CmKOH=0.3/0.2=1.5mol/l
    TH2: KOH dư
    Ta có nKOH=3nAlCl3+nAl(OH)3=0.2*3+0.1=0.7mol
    =>VKOH=0.7/0.2=3.5mol/l
    Bài tập tương tự
    Câu 31. A, B là hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A
    và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc). A, B có công thức phân tử lần lượt là:
    A. CH3OH; C2H5OH B. C2H5OH; C3H7OH C. C3H7OH; C4H9OH D. C4H9OH; C5H11OH
    Câu 40. Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là
    A. 3,52 gam B. 6,45 gam C. 8,42 gam D. kết quả khác
    Câu 44. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là:
    A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H5OH và C4H7OH D. C3H7OH và C4H9OH
    Dạng 7: Các phương pháp bảo toàn và ứng dụng
    Thật sự mà nói, tất cả các bài tập về hóa học nó đều tập trung về các phương pháp bào toàn, nhưng hóa học có cái hay là nó biến hóa khôn lường lắm, đôi lúc cũng bài tập đó nhưng giải rất nhiều cách . Tân chỉ dẫn chứng ra 1 số bt thôi, còn lại các bạn phải tự tìm tòi
    Bảo toàn nguyên tố
    Ví dụ 1 :Cho từ từ một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe và các oxit của Fe đun nóng thu được 64 gam Fe, khi đi ra sau PU tạo 40 gam kết tủa với dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính m.
    nCaCO3=40/100=0.4mol
    =>nCO2=0.4mol
    Thực tế CO đi qua hh trên lấy 1O để tạo ra CO2, vì thế ta có nO=nCO=nCO2=0.4mol
    =>mO=0.4*16=6.4g
    =>mhh=64+6.4=70.4g
    Đây là 1 dạng bài tập bảo toàn khối lượng
    Bảo toàn khối lượng :
    Ví dụ 2:Cho từ từ một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe và các oxit của Fe đun nóng thu được 64 gam Fe, khi đi ra sau PU tạo 40 gam kết tủa với dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính m.

    Từ bài tập trên Tân cũng giải theo cách tương tự như sau
    mCO+m=mFe+mCO2
    mà mCO=0.4*28=11.2g
    =>m=0.4*44+64-11.2=70.4g
    > đáp án đúng 
    Ví dụ 3:Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc thu dược 111,2 g hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Tính số mol mõi ete.
    Giải
    Theo ĐLBT khối lượng: mancol = m (ete) + mH2O
    ---> mH2O = m(ancol) - m(ete) = 132,5 - 111,2 = 21,6 g
    trong PU ete hóa thì: nete = nH2O = 21,6/18 = 1,2 mol
    ---> Số mol mỗi ete là 1,2/6 = 0,2 mol
    BT vận dựng :
    Câu 17. để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là:
    A. 14,4 gam B. 16 gam C. 19,2 gam D. 20,8 gam
    Bảo toàn electron
    Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A,B có hóa trị không đổi, chúng đều không PU với nước và mạnh hơn Cu. / X tác dụng hoàn toàn với CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho PU hoàn toàn với HNO3 dư thấy thoát ra 1,12 lit NO ở đktc. Nếu cho lượng X trên PU hoàn toàn với HNO3 thì thu được bao nhiêu lit N2 ở đktc.
    PP : Ta đọc đề thấy lượng Cu thoát ra rồi pư với HNO3 ở cả 2 trường hợp trên là như nhau, có nghĩa là số mol nhường cả 2 trường hợp trên là bằng nhau, vậy số mol nhận ccũng bằng nhau.
    Giải quyết vấn đề:
    nNO=0.05mol
    N+5 + 3e  N+2
    0.15mol0.05mol
    N+5 + 10e N2
    0.15mol 0.015mol
    =>VN2=.015*22.4=0.336lít

    Phương pháp M trung bình
    Ví dụ 1 :Hòa tan 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A,B kế tiếp nhau trong nhóm II A vào dung dịch HCl dư thu được 1,12 l CO2 (đktc). Xác định A,B.
    Giải
    Đặt M là nguyên tử khối trung bình của A,B:
    ---> nMCO3 = nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol
    --->MCO3 = 4,68/0,05 = 93,6 --> M = 33,6
    Biện luận A < M = 33,6 < B --> A = 24, B = 40 : Mg,Ca
    Ví dụ 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,584lít CO2 và 3,96 g H2O. Tính a và CTPT của hai ancol.
    Giải
    Gọi n là số C trung bình và x là tổng số mol. Từ PU đốt cháy :
    nCO2 = nx = 3,584/22,4 = 0,16 mol
    nH2O = (n+1)x = 3,96/18 = 0,22 mol
    ---> x = 0,06 và n = 2,67
    ---> a = (14n+18).x = 3,32 g
    Hai ancol là:C2H5OH và C3H7OH
    Phương pháp ghép ẩn số:
    - Thực ra đây là một cách biện luận của PP đại số khi bài toán cho thiếu nhiều dữ kiện.
    Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức rồi dẫn toàn bộ SP qua bình 1 đựng H2SO4 và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy bình 1 tăng 1,98 g và bình 2 có 8 g kết tủa. Tính a.
    Đặt công thức của 2 ancol là CnH2n+1OH và CmH2m+1OH và x, y là số mol tương ứng.
    ---> nCO2 = nx + my = 0,08 mol
    nH2O = (n + 1)x + (m + 1)y = 0,11 mol
    ---> nx + my + x + y = 0,11
    ---> x + y = 0,03
    mà: a = (14n + 18)x + (14m + 18)y = 14(nx + my) + 18(x + y)
    = 14.0,08 + 18.0,03 = 1,66 g
    E. Phương pháp tăng, giảm khối lượng:
    Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hh X gồm NaCl, NaI vào H2O được dd A. Sục Cl2 dư vào A. Kết thúc thí nghiệm cô cạn dd thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong X là:
    A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam
    - Phát hiện vấn đề: Khi thay 1 mol NaI bằng 1 mol NaCl thì khối lượng muối giảm
    127 - 35,5 = 91,5 gam.
    - Giải quyết vấn đề: Thực tế đã giảm đi 104,25 - 58,5 = 45,75 gam, dùng pp tăng, giảm khối lượng thì: nNaI = 45,75/91,5 = 0,5 mol
    ---> mNaCl = 104,25 - 0,5.150 = 29,25 gam ---> Chọn A.
    Các bài tập tương tự :
    Câu 1. Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí A (đktc),
    2,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Khối lượng muối clorua có trong dung dịch C là
    A. 19,025 gam B. 21,565 gam C. 31,45 gam D. 33,99 gam
    Câu 2. Cho 1,29 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch NaOH dư thì thu được 0,015 mol khí H2. Nếu hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl 0,2M thì cần bao nhiêu ml dung dịch
    A. 900 ml B. 450 ml C. 300 ml D. 150 ml
    Câu 3. Hòa tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?
    A. 16 gam B. 30,4 gam C. 32 gam D. 48 gam
    Câu 4. V lít hỗn hợp khí Cl2, O2 (đktc) tác dụng vừa hết với 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg thu được 22,1
    gam sản phẩm. V có giá trị bằng:
    A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít
    Câu 5. Cho 3 gam hỗn hợp X (Mg và Al2O3) tác dụng với HCl dư giải phóng V lít khí (đktc). Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc và nung kết tủa được 4,12 gam bột oxit. V bằng:
    A. 1,12 lít B. 1,344 lít C. 1,568 lít D. 2,016 lít
    Câu 6 M là một kim loại kiềm. Hỗn hợp X gồm M và Al. Lấy 3,72 gam hỗn hợp X cho vào H2O dư
    thấy giải phóng 0,16 gam khí, còn lại 1,08 gam chất rắn không tan. M là kim loại nào dưới đây:
    A. Na (23) B. K (39) C. Rb (85) D. Cs (133)
    Câu 7. đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của A là:
    A. HCOOC2H3 B. CH3COOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOC2H5
    Câu 8. Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm etanol và propanol-1 tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2
    (đktc). Thành phần % về khối lượng của etanol và propanol-1 trong hỗn hợp X lần lượt là:
    A. 44,48% và 55,52% B. 36,50% và 63,50% C. 27,71% và 72,29% D. 25,52% và 74,48%
    Câu 9. Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. M X = 31,6. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện
    tiêu chuẩn có M Y = 33. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C là: A. 1,305% B. 1,043% C. 1,208% D. 1,407%
    Câu 10. Hỗn hợp A gồm ancol no, đơn chức và một axit no, đơn chức. Chia A thành hai phần bằng nhau
    +) Phần 1: đốt cháy hoàn toàn thấy tạo thành 2,24 lít khí CO2 (đktc)
    +) Phần 2: Este hóa hoàn toàn và vừa đủ thu được một este. đốt cháy este này thì lượng nước sinh ra là
    A. 1,8 gam B. 2,7 gam C. 3,6 gam D. Chưa xác định được
    Câu 11. Cho 3,38 gam hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thoát ra
    672 ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì thu được hỗn hợp rắn Y. Khối lượng Y là:
    A. 3,61 gam B. 4,04 gam C. 4,70 gam D. 4,76 gam




    PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG TOÁN HÓA HỮU CƠ
    Anđêhit, Axit cacboxyl, Ancol,Este
    1. Phản ứng tráng bạc của anđehit, axit cacboxylic, este…. : Với andehit đơn chức, thì trong phản ứng tráng bạc số mol andehit bằng ½ số mol bạc sinh ra. Trừ trường hợp đặc biệt là HCHO có số mol bằng ¼ số mol bạc sinh ra. Còn đối với andehit n chức trở lên thì số mol của nó luôn bằng 1/2n số mol bạc sinh ra.Còn với axite và este thì cứ đầu mạch là H thì có phản ứng tráng bạc và số mol luôn luôn bằng ½ số mol bạc
    Bài tập áp dụng :
    Bài 1: Dẫn hơi của 3 gam etanol đi vào trong ôngs sứ đung nóng chứa bột CuO (lấy dư). Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ, được chất lỏng X. Khi X phản ứng hoàn toàn AgNO3/NH3 trong dung dịch dư thấy có 8,1 gam bạc kết tủa. Hiệu suất quá trình oxi hóa
    etanol bằng:
    A. 57.5%
    B. 60%
    C. 55.7%
    D. 75%

    Phát hiện vấn đề :khi oxi hóa etanol bằng CuO thì tạo andehit CH3CHO nên số mol CH3CHO bằng ½ số mol Ag sinh ra
    Giải quyết vấn đề :
    nAg=0.075mol
    =>nCH3CHO=1/2*0.075=0.0375mol
    nC2H5OH=3/46=0.065mol
    Chu ý trong hóa hữu cơ nên cân bằng theo số nguyên tố, tức trong TH này thì số mol andehit=số mol ancol
    Vậy H=(0.0375/0.065)*100=57.7% =>Đáp án C
    Vấn đề cần lưu ý: Trong trắc nghiệm, chúng ta cần phải linh hoạt trong tinh toán, hạn chế ghi pt mà nên nhẩm các hệ số để giúp cân bằng nhanh chóng.

    Bài 2:Cho 0,840 g một andehit X có công thức phân tử CnH2n - 2O tác dụng với dd Ag2O/NH3 dư, thu được 2,592 g bạc. Công thức của X là …
    A. C2H3CHO. B. C3H5CHO. C. C4H7CHO. D. C5H9CHO.
    Giải quyết vấn đề :
    nAg=0.024mol
    =>nX=1/2*0.024=0.012mol (vì đây không phải là HCHO)
    =>Mx=0.84/0.012=70 =>14n+14=70=>n=4
    CTPT X là C4H6O hay C3H5CHO (rất nhanh phải không nào!!!)
    Bài 3: Khi cho 1 mol anđehit A tác dụng với dung dịch Ag2O trong NH3 dư thu được 2 mol Ag. Vậy Ag là:
    A. Anđehit fomic B. Anđehit đơn chức
    C. Anđehit 2 chức D. Anđehit đơn chức nhưng không phải là anđehit fomic
    BT trên chỉ để các bạn nhận ra nhanh vấn đề chúng ta cần quan tâm thôi !!!
    Bài 4: Một hỗn hợp gồm hai anđêhit A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđêhit fomic. Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3 thu được 4,32 gam bạc kim loại. Viết công thức cấu tạo của A và B biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. (chọn đáp án đúng)
    A. HCHO, CH3CHO
    B. CH¬3CHO, C2H5CHO
    C. C2H5CHO, CH3 - CH2 - CH2 – CHO
    D. C2H5CHO, CH3 – CH(CH3) - CHO

    Phát hiện vấn đề : Ngay lập tức ta phải chú ý những vấn đề sau đây
    TH1: trong dãy đồng đẳng của HCHO chỉ có HCHO là cho 4Ag, vì thế ta giải sử TH đầu tiên là HCHO và CH3CHO
    TH2: Nếu giải nghiệm sai chứng ta không có HCHO và tiếp tục đặt CTPT ra để giải tìm n trung bình
    Giải quyết vấn đề : Không viết pt phản ứng, nhẩm ngay như thế này luôn
    nAg=4.32/108=0.04mol
    nhh=1/2*0.04=0.02mol
    =>Mhh=1.02/0.02=51 =>14n+16=51=>n=2.5 => không có HCHO (loại TH1 ngay)
    Tại sao vậy nhỉ. Bởi vì trong trắc nghiệm yêu cầu nhanh chóng và độ chính xác cao. CHúng ta đừng mất thời gian chia trường hợp. Mà xác định thử đoán 1 trong 2 TH và giải để loại TH kia ra. Như thế thời gian giải sẽ nhanh hơn ^^ (BT này giải khoang 40-60s)

    Bài 5 : Trung hoà 8,2 g hỗn hợp gồm axit focmic và một axit đơn chức X cần dd chứa 0,15 mol NaOH. Mặt khác khi 8,2 g hỗn hợp tác dụng với dd Ag2O/NH3 dư sinh ra 21,6 g Ag. Tên gọi của X là …
    A. axit etanoic. B. axit acrylic. C. axit propanoic. D. axit metacrylic.
    Phát hiện vấn đề :Trong dữ kiện 1 thì cả 2 axit đều tác dụng, ở dữ kiện 2 chỉ có HCOOH là có pư tráng gương nên từ đó tính được số mol của HCOOH từ đó tính được X
    Giải quyết vấn đề
    nAg=0.2mol => nHCOOH=1/2*0.2=0.1mol
    vì 2 axit đơn chức nên t/d với NaOH tỉ lệ 1:1
    =>nX=0.15-0.1=0.05mol
    mHCOOH=0.1*46=4.6g
    =>mX=4.2g
    =>Mx=4.2/0.05=84 =>R=84-45=39 =>Đáp án D ^^
    BT vận dụng:
    Bài 5: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là
    A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.
    ( Đề thi đại học năm 2008 khối B)
    Câu 6: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
    A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
    ( Đề thi đại học năm 2008 khối A)
    Câu 7: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
    A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C4H9CHO. D. C2H5CHO.
    ( Đề thi đại học năm 2008 khối A)
    Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là
    A. 10,12 B. 6,48 C. 8,10 D. 16,20
    2. Phản ứng đốt cháy của Andehit, Este, Ancol, Axit Cacboxylic
    *Phân lược về phương pháp giải :
    - Chúng ta so sánh số mol của CO2 và số mol của H2O để giải bài tập, về tỉ lệ số mol cũng như về so sánh số mol, các bạn tìm đọc trong sách tham khảo để hiểu rõ và nắm bắt chắc hơn.
    - Chú ý với ancol ta có : n = nCO2/(nH2O – nCO2) (Có thể là )
    * Bài tập áp dụng :
    Bài 1: Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng có cùng số mol nhau, ta thu được khí CO2 và hơi nước H2O có tỉ lệ mol nCO2:nH2O = 3:4. Biết khối lượng phân tử 1 trong 2 chất là 62. Công thức 2 ancol là ?
    A.CH4O và C3H8O B,C2H6O và C3H8O
    √C.C2H6O2 và C4H10O2 D.CH4O và C2H6O2
    Phát hiện vấn đề :nCO2<nH2O => ancol no
    Giải quyết vấn đề : CT Tân tìm ra :
     = nCO2/(nH2O – nCO2)
     = 3/(4-3)=3
     Đáp án C
    Bài 2: Khi đốt cháy một ancol đa chức thu được nước và khí CO2 theo tỉ lệ khối lượng . Công thức phân tử của ancol là:
    √A. C2H6O2 B. C4H8O2 C. C3H8O2 D. C5H10O2

    Phát hiện vấn đề : theo tỉ lệ về khối lượng ta tính ra nCO2<nH2O
    Giải quyết vấn đề :Tiếp tục dựa theo công thức Tân đưa ra
     mCO2:mH2O = 44:27 =>nCO2:nH2O=2:3 (cái này lấy 27/18=1.5*2=3, còn CO2 thì 44/44=1*2=2 để làm tròn số trong tính toán  )
    Theo đó ta có :
     n=nCO2/(nH2O-nCO2)
     n=2/3-2=2 =>Đáp án là A ^^

    Dựa trên phản ứng tách nước của ancol no đơn chức thành anken → n andehit = n ancol (vì số nguyên tử C không thay đổi. Vì vậy đốt ancol và đốt anken tương ứng cho số mol CO2 như nhau.)
    Bài 3: Chia a gam ancol etylic thành 2 phần đều nhau.
    Phần 1: mang đốt cháy hoàn toàn → 2,24 lít CO2 (đktc)
    Phần 2: mang tách nước hoàn toàn thành etylen, Đốt cháy hoàn toàn lượng etylen → m gam H2O. m có giá trị là:
    A. 1,6g B. 1,8g C. 1,4g D. 1,5g
    Phát hiện vấn đề: nCO2(khi đốt cháy ancol) = nanken(khi đốt cháy ancol) = 0,1 mol
    Giải quyết vấn đề :Mà khi đốt cháy anken thì nCO2 =nH2O = 0,1 mol => mH2O = 1,8g
    Bài 4 :Đốt cháy a gam C2H5OH được 0,2 mol CO2. Đốt cháy 6g CH3COOH được 0,2 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với 6g CH3COOH (có H2SO4đ xt, t0 Giả sử H = 100%) được m gam este. m có giá trị là:
    A. 4,4g B. 8,8g C 13,2g D. 17,6g
    Phát hiện vấn đề :
    Nếu phát hiện nhanh thấy số mol của CO2 sinh ra do ancol = số mol CO2 của axit sinh ra, vì thế có số mol của ancol bằng số mol của axit
    Giải quyết vấn đề :
    nC2H5OH=nCH3COOH=1/2 nCO2=1/2*0.2=0.1mol
    =>mC2H5OH=0.1*46=4.6g
    =>nEste = 0.1*(29+59)=8.8g => đáp án B ^^
    *Chú ý: Dựa trên phản ứng đốt cháy anđehit no, đơn chức cho số mol CO2 = số mol H2O. Anđehit ancol cũng cho số mol CO2 bằng số mol CO2 khi đốt anđehit còn số mol H2O của ancol thì nhiều hơn. Số mol H2O trội hơn bằng số mol H2 đã cộng vào andehit.
    nH2O(Khi đốt cháy ancol) = nH2O(hoặc n CO2 khi đốt cháy andehit) + nH2 (khi phản ứng với andehit)
    Bài 5:
    Đốt cháy hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức thu được 0,4 mol CO2. Hidro hóa hoàn toàn 2 anđehit này cần 0,2 mol H2 thu được hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol thì số mol H2O thu được là:
    A. 0,4 mol B. 0,6mol C. 0,8 mol D. 0,3 mol
    Phát hiện vấn đề :Như đã nói trên, Tân đã phân tích rất kĩ để các bạn dễ dàng nắm bắt. Ta thấy số mol H2O khi đốt cháy ancol bằng số mol CO2 khi đốt cháy andehit + số mol H2 cộng vào khi phản ứng với andehit
    Giải quyết vấn đề :
    nH2O=0.4+0.2=0.6 mol ^^ ( khoảng 10s  )
    Các bạn thấy đó, nếu tìm ra cách giải quyết nhanh như thế này, sẽ rất thuận lợi trong việc giải bt dạng tương tự. Mình rất mong các bạn sẽ phát huy tất cả những gì mình có khi làm bt để đạt hiệu quả cao nhất ^^
    Bài 6 : Hỗn hợp A gồm các axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở và este no, đơn chức, mạch hở. để phản ứng hết với m gam A cần 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp này thì thu được 0,6 mol CO2. Giá trị của m là:
    A. 8,4 gam B. 11,6 gam C. 14,8 gam D. 26,4 gam
    Giải quyết vấn đề :
    Thực tế bài ta đã cho ta đáp số nếu các bạn biết CTPT chung của 2 chất trên đều là CnH2nO2
    Cả 2 chất trên t/d với NaOH theo tỉ lệ 1:1 nên nNaOH=nhh = 0.5*0.4=0.2mol
    =>n=0.6/0.2=3
    =>CTPT : C3H6O2 =>m=0.2*74=14.8g => Đáp án C ^^
    Bài 7 : Đốt cháy hỗn hợp hai este no, đơn chức ta thu được 1,8 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp
    2 este trên ta thu được hỗn hợp X gồm ancol và axit. Nếu đốt cháy 1/2 hỗn hợp X thì thể tích CO2 thu
    được là bao nhiêu?
    A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
    Phát hiện vấn đề :
    Thực ra bài này khoảng 10s ra ngay, bởi lẽ este no, đơn chức thì nCO2=nH2O
    Khi giảm đi ½ tức là số mol H2O giảm đi ½ số mol ban đầu
    Giải quyết vấn đề:
    nH2O=1.8/18=0.1mol=nCO2
    =>giảm đi ½ thì nCO2=1/2*0.1=0.05mol=>V=0.05*22.4=1.12l => Đáp án là A ^^
    Dạng BT đốt cháy chỉ bao quanh các ạng BT trên, nên các bạn tìm các BT khác để làm thêm. Tân xin dừng phần này ở đây
    3. Dạng bài tập về Este hóa, xà phòng hóa, phản ứng trung hòa axit

    * Phân lược về phương pháp giải :
    - Về phản ứng este hóa : Đây là phản ứng của axit vô cơ hoặc hữu cơ với ancol để tạo ra este vô cơ hoặc este hữu cơ. Và phản ứng này là phản ứng thuận nghịch. Thường dạng BT này sẻ hỏi về khối lượng este tạo ra, hiệu suất phản ứng hoặc khối lượng của axit, ancol …
    - Về phản ứng xà phòng hóa : Với dạng BT này thì khó hơn. Tân đưa ra các lưu ý sau khi giải BT dạng này
    Khi đầu bài cho 2 chức hưu cơ khi t/d với NaOH or KOH mà cho :
    + 2 muối và 1 ancol thì có khả năng 2 chất hữu cơ đó là
    RCOOR’ và R’’COOR’ có nNaOH=nR’OH
    Hoặc
    RCOOR’ và R’’COOH có nNaOH>nR’OH
    + 1 muối và 1 ancol có những khả năng sau
    RCOOR’ và ROH
    Hoặc
    RCOOR’ và RCOOH
    Hoặc
    RCOOH và R’OH
    + 1 muối và 2 ancol thì có nhửng khả năng sau
    RCOOR’ và RCOOR’’ Hoặc
    RCOOR’ và R’’OH
    * Đặc biệt chú ý : Nếu đề nói chất hữu cơ đó có chỉ có chức este thì không sao, nhưng nếu nói có chức este mà chúng ta nói chỉ có chức este thì warning , thực tế đôi lúc nếu axit đa chức hoặc ancol đa chức nó chưa tác dụng hết chức thì khả năng este tạo ra có nhóm chức của chúng. Vì thế giải đề cần chú ý điểm này :D


    -Về Phản ứng trung hòa axit ta giải như vô cơ ^^
    Ta dùng CT: m muối = m axit + m tăng.
    Nếu tác dụng Na,NaOH,Na2CO3 => m muối = m axit + 22.naxit = naxit(Maxit + 22)(hoặc 2nH2, nNa)
    Nếu tác dụng với K,KOH,Na2CO3 => m muối = maxit + 38.naxit=naxit(Maxit + 38)(hoặc 2nH2, nNa)
    Nói thêm về phần axit đơn chức + KL => H2:
    Áp dụng BT e thì ne nhận = ne nhường  n.mol KL = 2nH2 (Với n là số e nhận của KL)
    Mà nAxit đơn chức = 2nH2 => nAxit = n.molKL
    BT: 3CH3COOH + Al => (CH3COO)3AL + 3H2
    Dựa vào PT => nCH3COOH = 3nAl mà Al nhường 3 e

     nAxit(Đơn chức) = n .mol KL = 2nH2 (Hay dùng)

     Với Axit bất kì thì Ta biết a . mol Axit = 2nH2 (với a là số gốc COOH)
     a.molAxit = n.mol KL = 2nH2
    BT: 3(COOH)2 + 2Al => 2(COO)3Al + 3H2
    3xmol <= 2xmol => 3x
    Vậy với a =2 (COOH)2 thì 2nCOOH = 3nAl = 2nH2

    Theo như CT thì đúng => CT tổng quát : a.molAxit = n.molKL = 2nH2

    (với a là số gốc COOH . n là số e nhường của KL)
    Cách Tính M của 1 số chất nhanh Ta áp dụng CT : CnH2nOz (z chia hết cho 2) ở trên
    BT: Đề bài cho Axit butanoic thì butan => n = 4 , đuôi oic => z = 2 (đơn chức)
     M = 14.4 + 32 = 88 , M Axit no đơn chức = 14n + 16.z
     Hoặc tính theo cách bài andehit lấy HCOOH = 46 làm mốc => MCH3COOH = 46 + 14 =60
    * Bài tập ứng dụng
    Bài 1 : Cho axit fomic tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Khối lượng muối thu được là:
    A.Kết qủa khác. √B.13,6 gam. C.14,2 gam. D.12,6 gam.
    Phá hiện vấn đề :
    nHCOOH=nNaOH nên từ đó tính được số mol muối
    Giải quyết vấn đề :
    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có :
    nHCOOH=nNaOH=nmuối
    =>mmuối=0.1*2*(46+22)=13.6g
    Bài 2 : Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
    A. CH2=CH-COOH. B. CH3COOH.
    C. HCC-COOH. D. CH3-CH2-COOH.
    Phát hiện vấn đề:
    Với dạng BT này, chúng ta không nên đặt bút ra tính làm gì cho khổ ^^, đừng ghi pt luôn, nhẩm nhanh như sau : số mol axit đơn chức : số mol CaCO3 = 2:1 và Mmuối=45+(40-2)=83 ^^
    Giải quyết vần đề :

    Áp dụng pp tăng giảm khối lượng ta có
    =>mtăng=7.28-5.76=1.52g
    =>ntặng=1.52/38=0.04mol
    Nói 1 chút về chỗ này khi t/d với axit, gốc Ca đã thế vào gốc H trong axit, nhưng vì tỉ lể 2:1 giửa axit và muối của Ca nên khối lượng mol của muối tăng lên là 40-2=38
    =>naxit=0.04*2=0.08mol
    =>Maxit=72=>R=27 đó là gốc C2H3 => đáp án A là đúng ^^
    Rất nhanh nếu các bạn biết áp dụng nhuần nhuyễn thì sẽ không lo đâu.

    Bài 3:Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
    A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%.
    ( Đề thi khối B năm 2007) ^^

    Giải quyết vấn đề :
    nCH3COOH=12/60=0.2mol
    nC2H5OH=13.8/46=0.3mol
    vì t/d theo tỉ lệ 1:1 nên axit hết, ta tính theo axit
    neste=11/88=0.125mol
    vì số mol este chỉ tạo ra là 0.125 (thực tế) nhưng trong phản ứng là 0.2 mol ( lí thuyết ) nên H là :
    H=(0.125/0.2)*100%=62.5% => đáp án C là đúng ^^

    Bài 4 : Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
    A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 16,20.
    (Đề khối A năm 2007)
    Phát hiện vấn đề : 2 Axit có tỉ lệ mol 1:1 và đều là axit đơn chức, nên ta không tìm số mol mỗi chất mà nên tìm ra gốc R trung bình để giải quyết BT nhanh hơn
    Giải quyết vấn đề :

    Gọi CTTB là RCOOH =>(46+60)/2=53
    =>R=53-45=8
    nRCOOH=5.3/53=0.1mol
    nC2H5OH=5.75/46=0.125mol
    =>Axit phản ứng hết, ta tính theo axit
    Este tạo ra có công thức là RCOỌC2H5
    =>m=0.1*(8+44+29)*80%=6,48.=> Đáp án B
    *Chú ý : Nếu H tính theo sản phẩm thì ta nhân với 80%, còn nếu tính theo chất phản ứng thì nhân với 100 rồi chia cho 80  ( đây là cái các bạn hay lộn nên sợ BT về hiệu suất thôi  )

    Bài 5: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
    A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
    ( đề khối B năm 2008)
    Phát hiện vấn đề : Quan sát thấy nKOH:nNaOH = 1:1 nên ta cũng dùng pp trung bình để tìm ra công thức trung bình để tính toán dễ dàng hơn

    Giải quyết vấn đề :
    Đặt công thức trung bình của bazơ là ROH
    =>ROH= (56+40)/2=48
    =>mROH=(0.06+0.06)*48=5.76g
    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
    mH2O=3.6+5.76-8.28=1.08=>nH2O=0.06mol
    =>nAxit=0.06mol
    =>Maxit=3.6/0.06=60 => Đáp án B

    Bài 6:Cho 0.1 mol Glyxeron phản ứng với 0.15 axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc, hiệu suất là 80% thu được m gam este B ( không chứa chức khác). Giá trị m là :
    A. 13.08g B. 14.02g C.13.10g D.16.2g
    (Đề tự chế )
    Phát hiện vấn đề : Dễ thấy giữa glixeron và axit axetic phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1:3 nên số mol axit hết ^^. Và đặc biệt Este B chỉ có chức este không có chức khác( Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, lí do tại sao sẽ hiểu ở ví dụ tiếp theo thôi ^^)
    Giải quyết vấn đề :

    Theo tỉ lệ 1:3 nên axit hết, ta tính theo axit
    Este là (CH3COO)3C3H5
    mEste=1/3*0.15*218*80/100=13.08g

    Nhanh thôi đúng không, giải trắc nghiệm chúng ta đặc biệt quan tâm tới hệ số cân bằng, nhưng nhìn vào hóa trị của từng chất để quan sát ra tỉ lệ phản ứng. Như thế làm thời gian làm việc ngắn hơn, tuy nhiên độ rủi ro cao hơn tí :D
    Bài 7 : Cho 0.1 mol Glyxeron phản ứng với 0.15 axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc, hiệu suất là 80% thu được m gam este B Giá trị m là :
    A. 13.10g B. 14.02g C.13.4g D.10.72g
    Phát hiện vấn đề:
    Đề bài cho hoàn toàn tương tự, chỉ khác ở 1 điểm mấu chốt, mà ý định của Tân đưa ra để đánh lừa các bạn chút ít thôi ^^. Nếu không nhìn kĩ, các bạn sẽ rất dễ bị lừa. Đề ra Este B, chứ không nói gì, vậy không đồng nghĩa chỉ có 1 chức este, mà có thể còn chức khác nữa.
    Giải quyết vấn đề:

    Ta giải tương tự như bài 6 với este tạo ra là : (CH3COO)3C3H5. Vậy theo tỉ lệ đó, axit cũng hết
    mEste=13.08g ( chú ý đừng chơi mà đánh vào ô 13.10g là xong đó nha :)
    Vậy đáp án trên sai, hay bài ra có vấn đề :D. Thực tế ra Glyxeron ở bài này Tân cho nó phản ứng không hết, số chức của nó vẫn còn!
    Ta có chỉ số cực đại là 3, vậy tức là còn 1,2 chúng ta chưa thử. Tân ghi pt để các bạn dễ nhìn nhé
    C3H4(OH)3 + xCH3COOH  (CH3COO)xC3H5(OH)3-x + xH2O
    Giả sử x=1 thì este là (CH3COO)C3H5(OH)2
    Vậy đồng nghĩa với việc axit còn, Glyxeron hết
    =>mEste=0.1*134*80/100=10.72g => Đáp án D
    Nếu bạn nào không nhân với hiệu sụất, đáp án là C=> sai :D
    *Lưu ý : Lần sau gặp dạng này, nếu ai nhanh trí thì đừng ghi pt làm gì, theo pt trên, ta thấy chỉ số của nhóm (CH3COO)- trong este = hệ số CH3COOH nên ta nhớ để phân tích chất nào dư, chất nào thiếu 1 cách nhanh chóng ^^. Nhưng lời khuyên là nên viết pt để tránh nhầm lẫn 1 cách đáng tiếc 

    Bài 8 : X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
    A. HCOOCH2CH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2.
    C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
    Phát hiện vấn đề : Khi gặp bt dạng này, chúng ta quan sát ngay khối lượng của este và khối lượng của chất rắn sau phản ứng và số mol phản ứng với NaOH. Nếu phản ứng nói vừa đủ với NaOH vậy muối sau phản ứng chỉ có Este, còn nếu NaOH dư, thì ta phải tính số gam NaOH vào chất rắn sau phản ứng. Nhìn vào số gam của Este và số gam muối ( không phải chất rắn) thấy khối lượng este lớn hơn khối lượng muối nên gốc R’# CH3- or H-=> loại đáp án C ^^
    Giải quyết vấn đề :
    Vì NaOH họ cho dư, ta tính theo số mol của este
    Meste=5.5*16=88
    =>neste=2.2/88=0.025mol
    =>Mmuối=2.05/0.025=82
    =>R=82-67=15 =>R=CH3-(không phải R’:D)
    =>R’=88-59=29=>R’ là C2H5-
    CTPT là RCOOR’ => CH3COOC2H5 => đáp án D
    Bài 9:
    Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B và hợp chất hữư cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lit H2(đktc). Khi nung B với NaOH rắn thu được khí D có tỷ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxihoa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
    A. CH3COOCH2CH2CH3 B. CH3COO-CH(CH3)2
    C. CH3CH2COOCH(CH3)2 D. CH3CH2COOCH2CH2CH3
    Phát hiện vấn đề:Chất C t/d với Na sinh ra khí H2=> C là ancol.Oxihoa C ra E ko pư với AgNO3 => C không là ancol bậc 1,và đặc biệt nhìn vào đáp án Ta biết A là este . Vì đây là thi trắc nghiệm mừ :D. B nung với NaOH rắn ra khí => muối của Na 
    Giải quyết vấn đề :

    Este đơn chức => RCOOR’
    RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH ( Viết pt để các bạn dễ hiểu )
    nH2=0.1mol=>nAncol=2.01=0.2mol
    nNaOH=0.3 mol
    B t/d với NaOH tạo ra D là CH4
    Vậy R có thể là CH3, hoặc NaCOOCH2COONa
     nhìn vào đáp án loại ngay pt án C và D
    Ta biết gốc R là CH3- và theo số mol pư thì NaOH dư, nên tính theo ancol
    =>nEste=nAncol=0.2mol
    =>Meste=20.4/0.2=102
    =>R’=102-59=43 => gốc C3H7- và ancol bậc 2 hoặc 3 nên loại đáp án A=> đáp án B đúng
    * chú ý : Đã là trắc nghiệm thì cần chính xác, không cần phải làm hết ra tìm đap án, chúng ta vừa giải vừa loại đáp án, đồng thời phải tìm hiểu sâu các vấn đề, để loại đáp án cho chính xác ^^. Thực tế ra giải bt này tự luận cũng dài lém :D

    Bài 10: A là hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ mạch thẳng X, Y (chỉ chứa C, H, O) khi tác dụng vừa đủ với 8 gam NaOH thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức. Lượng ancol thu được cho tác dụng với Na dư được 2,24 lit H2 (đktc). X, Y thuộc loại hợp chất gì?
    A. 1 axit và 1 este B. 1 ancol và 1 este
    C. 1 axit và 1 ancol D. 2 este
    Phát hiện vấn đề :Đây là bt rất hay, phải nói nó bắt buộc chúng ta phải nhớ các trường hợp của este. CHúng ta quay lai 1 chút nhé
    *2 muối và 1 ancol thì có khả năng 2 chất hữu cơ đó là
    RCOOR’ và R’’COOR’ có nNaOH=nR’OH
    Hoặc
    RCOOR’ và R’’COOH có nNaOH>nR’OH
    Giải quyết vấn đề :
    nAncol=2*0.1=0.2mol
    nNaOH=8/40=0.2mol
    =>nR’OH=nNaOH => Đáp án là D
    Bài tập ứng dụng về Este
    Ví dụ 1: Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76g muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là:
    A CH3 – COOCH3 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5

    Đây là 1 BT khá hay và điều mà Tân muốn nhắc đây là loại đáp án đầu tiên
    - Ta thấy khối lượng muối lớn hơn khối lượng của este, vậy gốc R’ là CH3- hoặc H,nhưng là este nên là gốc CH3-. Vậy loại đáp án C và D. Muốn chọn bậy thì tỉ lệ là 50% 
    - Như thế ta đã xác định được gốc R’ là CH3-, tiếp đến ta thấy thế này RCOOR’  RCOONa
    Theo pp tăng giảm khối lượng ta có mtăng=23-15=8 và khối lượng tăng là 4.76-4.2=0.56g
    =>n=0.56/8=0.07mol
    =>Mmuối=4.76/0.07=68
    =>R=68-67=1 =>R là H=> đáp án B 
    Đây là cách mà Tân nghĩ là nhanh nhất khi làm trắc nghiệm.Hay hơn cách giải BT như tự luận rất nhiều :D

    Ví dụ 2: Một este X (chỉ chứa C,H,O và một loại nhóm chức) có tỷ khối hơi của X đối với O2 bằng 3,125.
    Cho 20 gam X tác dụng với 0,3 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. C ông thức cấu tạo của X là:
    A. CH3COOCH=CH-CH3. B. C2H5COOCH=CH2.
    C. CH2-CH=CH-COO-CH3. D.CH2=CH-COO-C2H5.

    BT giải như sau:Ngay ban đầu nhìn 2 đáp án B và D tương tự nhau, chỉ đổi gốc R và R’ nên 1 trong 2 đáp án đó là đúng ^^
    Meste=3.125*32=100
    =>neste=20/100=0.2mol
    =>nNaOHdư=0.3-0.2=0.1mol
    =>mNaOH=0.1*4=4g
    =>mmuối=23.2-4=19.2g =>R’# CH3- (loại đáp án C)
    Mmuối=19.2/0.2=96=>R=96-67=29=>R là C2H5-Ngay lập tức chọn B luôn, khỏi giải gì nữa :D

    Ví dụ 3: Xà phòng hoá hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 100 ml dung dịch NaOH 1,50 M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu đ¬ược hỗn hợp hai rượu đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là
    A. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH2CH3. B. CH3COO-CH3 và CH3COO-CH2CH3.
    C. C2H5COO-CH3 và C2H5COO-CH2CH3. D. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH3.

    Lướt qua đáp án loại đáp án A vì tạo ra 2 ancol không phải đồng đẳng kế tiếp
    Tiếp đến thấy chữ” xà phòng hóa hoàn toàn” nên t/d với NaOH là khoảng vừa đủ
    Vậy ta làm như sau để loại tiếp đáp án
    nNaOH=1.5*0.1=0.15mol
    Meste=9.7/0.15=64.667
    Công thức 2 este đơn chức là CnH2nO2 => n=(64.667-32)/14=2.333Đáp án D là đúng vì đó là C2 và C3

    Ví dụ 5: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X
    với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1,
    C =12, O = 16, Na = 23)
    A. C2H5COOCH3. B. HCOOCH2CH2CH3.
    C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.
    (Đề năm 2007 khối B)

    Giải trong 20s nếu các bạn đã đọc phần trên :)) . Nhìn đáp án thấy A và C tương tự nhau, nên khả năng 2 đáp án đó thì có 1 đáp án đúng :D
    meste>mmuối => đáp án A loại => đáp án C có thể đúng
    Meste=5.5*16=88
    =>neste=2.2/88=0.025mol
    =>Mmuối=2.05/0.025=82
    =>R=82-67=15=> R là CH3- => đáp án C đúng :D
  2. Đoàn Minh Trí
    02-01-2011
    Đoàn Minh Trí
    Viết bài tóm lược của bạn ở đây. CÁCH HỌC HOÁ HỌC CẤP III Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra". Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây: 1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài. 2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài. 3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài. 4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài. Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó" Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả??? Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình. Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau: - Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân? - Pư: NaCl —> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không? - Bản chất hóa học của sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế? - Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao? Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau: Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng) Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết) Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có) Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.

    More About : CACH HOC HOA HOC
  3. Đoàn Minh Trí
    01-31-2011
    Đoàn Minh Trí
    1.cho dd CH3COOH có nồng độ 0.1M và pH=2.88. Hỏi cần pha loãng dd bao nhiêu lần để độ điện ly tăng lên 5 lần?
    a.20.5 b.25.6 c.26.4 d.29.6

    2.cho hợp chất hữu cơ A,B có C, H, O là đồng phân của nhau và có M=58. khi cho 14.5g hh+AgNO3 trong NH3 thu được 54g kết tủa Ag. Tìm % 1 chất trong hh.
    a.85% b.20% c.25% d.50%
  4. Đoàn Minh Trí
    01-31-2011
    Đoàn Minh Trí
    Bài tập này khó đây! Ai giúp mình cho mình cảm ơn!

    1.cho dd CH3COOH có nồng độ 0.1M và pH=2.88. Hỏi cần pha loãng dd bao nhiêu lần để độ điện ly tăng lên 5 lần?
    a.25.6 b.26.4 c.29.2 d.20.5

    2.cho hợp chất hữu cơ A,B có C, H, O là đồng phân của nhau và có M=58. khi cho 14.5g hh+AgNO3 trong NH3 thu được 54g kết tủa Ag. Tìm % 1 chất trong hh
    a.25% b.20% c.85% d.50%

About Me

  • About Đoàn Minh Trí
    Kiến thức cơ sở
    Học sinh
    Giới tính
    Nam
    Danh hiệu cá nhân
    chí nguyên

Statistics

Tổng số bài
Visitor Messages
Total Thanks
Total Groans
General Information
  • Lần cuối: 02-13-2011
  • Tham gia ngày: 01-29-2011
  • Ðã giới thiệu: 0
Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:51 PM.