Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=29)
-   -   Aceton trong xăng (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=669)

minhtruc 09-18-2006 10:34 AM

Mình không tìm được thông tin nào về khả năng hấp phụ Al2O3 với aceton. Nếu chỉ đánh giá khả năng hấp phụ của Al2O3 với aceton chỉ dựa trên tính phân cực của cả hai chất này thì chưa đầy đủ, tuy nhiên nó vẫn có cơ sở, chỉ có điều là, chính xăng lại là chất rửa giải aceton ra khỏi Al2O3 cho nên cách này mình vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng, chưa làm thực nghiệm đễ kiểm chứng

aqhl 09-19-2006 03:24 AM

[IMG]http://img257.imageshack.us/img257/5893/phanbolc7.jpg[/IMG]

Mình thấy giải pháp cho lô hàng này quay về cố hương của GS Chu Phạm Ngọc Sơn là tốt nhất. Mình có mất mát gì đâu nào ! Bên Sin và Hàn bồi thường và đổi lại hết rồi còn gì. Chỉ cần 1 cú phone gọi cho thằng thợ nào bên kia, chỉa cái van xả aceton ra chỗ khác là xong ngay, khỏi làm đau đầu các nhà hóa học.

Về các giải pháp hóa học, chiết tách, hấp phụ tác động vô xăng chứa aceton với hy vọng giảm hàm lượng aceton thì mình thấy ko khả thi lắm.

1, Chúng ta chưa biết thành phần của xăng như thế nào (còn chất phụ gia khác ko). Cứ hình dung nhé, xăng 83, 92, 95 có màu rất khác nhau, nếu là alkan và cycloalkan ko, thì có màu ko nhỉ ? Khi hấp phụ hoặc ly trích giảm lượng aceton, thì chất lượng xăng có đảm bảo như ban đầu ko ? Chưa kể lẫn mấy thứ khác vào trong đó !

2, Chi phí cho xử lý sẽ như thế nào ? Giải pháp hóa học của Yugi, nếu được cũng bất khả thi. Chỉ dành trong phòng thí nghiệm, đăng vài bài báo khoa học thì được ! Về giải pháp hấp phụ của minhtruc, thì cứ hình dung nhé. Diện tích bề mặt của Al2O3 khoảng 300m2/g, diện tích mỗi phân tử aceton khoảng 20 Angstrom, thế mình cần bao nhiêu Al2O3 cho 20 ngàn tấn xăng. Nếu giải hấp Al2O3 để tái sử dụng thì chi phí giải hấp là bao nhiêu.

3, Giả sử mình thành công trong việc xử lý, để xem tổng công ty xăng dầu lời bao nhiêu nhé. 20.000x1000x1.3x3000 - thuế. Ối trời, bọn xăng dầu sẽ giàu to rồi, ko chừng lại bớt được tham nhũng trong ngành này nữa. :nhacto ( :nhamhiem :sangkhoai

Anyway, dù sao cũng thêm nhiều kiến thức cho chemvn, anh em cứ tiếp tục thảo luận các pp loại bớt aceton nhé.

nguyencyberchem 09-19-2006 07:19 PM

Mình cũng nghĩ như aqhl, ngay cả pp tách của vị kỹ sư trên cũng không hề xác định lại thành phần sau khi tách, mình không nghĩ là chỉ tách aceton mà không lẫn một số thành phần khác trong xăng và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xăng.
Nếu xét về khía cạnh tăng khả năng cháy của xăng bằng việc cho một ít aceton mà minhtruc đề cập, cái này thì mình thấy đáng quan tâm hơn, nếu có một test lâu dài thì hoàn toàn có thể áp dụng được.
Còn nói về việc nâng cao hiệu suất cháy của xăng, mọi người có thể thảo luận thêm ở thread "xúc tác cho phương tiện giao thông" ở box vô cơ. với pp direct injection, vấn đề hiệu suất đốt không còn quan trọng nữa....

Yugi 09-23-2006 07:18 AM

Mời anh em xem tin ờ link này, bây giờ vấn đề này chưa ngả ngử.

[url]http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/09/614867/[/url]

Thật ra nếu về mặt mua bán thì những lô hàng như thế là trả về cho khổ chủ là đúng rồi để lần sau học cẩn thận và chú tâm về mặt chất lương hơn. Nhưng về mặt học thuật, thì giả tỷ như mình có lượng xăng trong đk như vậy thì phải xử lý , thì xử lý ra sau? câu hỏi đang đau đầu đây. Thật ra sau khi xử lý bắng cách rưả lại với dung dịch như vị kỹ sư trên làm thì cũng duoc thôi, như xác định thành phần thì dùng các phương pháp phân tích xác định lại dể.

aqhl 09-25-2006 05:24 PM

[QUOTE=Yugi]Mời anh em xem tin ờ link này, bây giờ vấn đề này chưa ngả ngử.

[url]http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/09/614867/[/url]

Thật ra nếu về mặt mua bán thì những lô hàng như thế là trả về cho khổ chủ là đúng rồi để lần sau học cẩn thận và chú tâm về mặt chất lương hơn. Nhưng về mặt học thuật, thì giả tỷ như mình có lượng xăng trong đk như vậy thì phải xử lý , thì xử lý ra sau? câu hỏi đang đau đầu đây. Thật ra sau khi xử lý bắng cách rưả lại với dung dịch như vị kỹ sư trên làm thì cũng duoc thôi, như xác định thành phần thì dùng các phương pháp phân tích xác định lại dể.[/QUOTE]

Vấn đề hoàn trả lô xăng lại chưa hoàn tất, chỉ là do thủ tục thôi. Do mình chỉ có qui định về "tạm nhập tái xuất" mà chưa có qui định về "tạm xuất tái nhập". Hehe...tức cười thật, bị bọn hải quan làm khó đây mà. Cũng đúng thôi, mấy ông hải quan đi mua xăng thì mấy ông xăng dầu cũng chặt đẹp 12.000/lít, chứ có bớt cho tí nào đâu. Giờ có cơ hội sao ko "chơi khó" nhau chứ. Chỉ cần mấy ông xăng dầu chịu "nhả" chút ít là xong ngay...hehe... :sep (

Về buổi tọa đàm về xăng, thì mình không biết mục đích là gì, nhưng thấy hình như là để đổ lỗi cho nhau thì nhiều hơn.

Về ý của Yugi là phân tích lại thành phần, thì phân tích lại gì thế, vì mình đâu biết thành phần xăng chứa phụ gia gì nữa đâu. Mình thấy cách trộn xăng ko aceton vào để giảm hàm lượng aceton đến mức cho phép của petrolimex cũng hay, nhưng khổ nỗi là cần nhiều xăng quá !

Yugi 09-26-2006 09:14 AM

Xác định lại thành phần là thành phần sau khi rửa aceton đi, đến lúc đạt mức aceton cho phép và nằm trong ngũon chp phép. Thật ra để biết thành phần (phụ gia) thì cũng dể mà, dùng các phương pháp phân tích là ra ngay thôi.

thanhatbu_13 09-28-2006 06:03 PM

Việc tách aceton ra khỏi xăng này nếu là mang tính chất thí nghiệm thì không phải vấn đề quá lớn, nhưng nếu nó với một lượng như thế kia thì là chuyện khác. Nên các nhà hóa học đều ủng hộ việc trả về cho khổ chủ.
Còn nếu muốn dùng thì mìhn nghĩ tách ông acteon ra dzĩ nhiên còn lại kohảng vài phần trăm quá tốt.rồi dùng nó vào các quá trình đốt không dính dáng đế các polime bị phân hủy trong aceton,
Mà nghe nói hình như công nghiệp sơn có dùng Xăng aceton phải ko?? thế thì oki luôn...
Còn cách của bác Yugi là chuyển thành chất có độ phân cực cao hơn rồi tách ra, cách này áp dụng vào thì hóa chất bao nhiêu cho đủ hen!! không khéo sạc nghiệp chả chơi hehe.
Còn mấy ông nhập xăng về, chả hiểu ổng còn vướng mắc gì mà không trả lại, khó hiểu , mà mấy ổng nhập cái này vào mục đích là gì chưa rõ ràng, có người bảo đây là xăng "lỗi" của quá trình sản xuất sơn/...Không biết đường nào mò. :tantinh ( :tantinh (

C.H.V 01-23-2007 01:37 PM

[QUOTE=thanhatbu_13][COLOR=Blue][SIZE=3]CÁi này đang nóng hổi đây...
Đặt ra câu hỏi:
1. Vai trò của aceton trong xăng và những ảnh hưởng của aceton .
2. Khắc phục "sự cố" như thế nào.
Anh em cùng "t8m" ....[/COLOR][/size]

[COLOR=Teal][size=2]
Vai trò của aceton khi cho vào xăng
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, đối với xăng, việc dùng aceton với một lượng[I] rất nhỏ có thể giúp tăng chỉ số octan và đồng thời giúp xăng cháy trọn vẹn, đặc biệt là giúp động cơ tiết kiệm được tiêu hao nhiên liệu[/I] (theo các tài liệu trên Internet, nếu dùng một lượng rất nhỏ aceton, quãng đường đi được với một lượng xăng nhất định sẽ tăng lên khoảng 15-25%).

Ngoài ra, giới chuyên môn cũng cho biết việc dùng aceton trong xăng có thể làm giảm giá thành xăng, bởi vì loại dung môi này rẻ tiền hơn hai chất làm tăng chỉ số octan thông dụng như methyl tert-butyl ete (MTBE) và tert-amyl metyl ete (TAME).
Tuy nhiên cái hại của Acêton là phá vở cấu trúc của một số polime (không ảnh quá trình cháy nổ)

Nếu aceton dùng với tỉ lệ lớn độ vài phần trăm (tính theo thể tích), loại dung môi này sẽ làm trương nở các vật liệu bằng nhựa hay cao su tổng hợp trong hệ thống cung cấp xăng (pôngtu). Theo kết quả phân tích các mẫu xăng (A92) có nghi vấn về vấn đề chất lượng, hàm lượng aceton được phát hiện trong ba mẫu xăng chiếm 4-7,5% thể tích, chóang.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã thử nghiệm lấy một số pôngtu ngâm vào xăng có pha aceton với các tỉ lệ khác nhau. Cụ thể: pha 5% aceton vào xăng, sau hai giờ ngâm thấy đầu cao su pôngtu trương nở rõ rệt; pha 20% aceton vào xăng, đầu cao su pôngtu nở rất to, gần như văng ra khỏi thân pôngtu sau hơn một giờ ngâm; còn nếu pha 50% aceton vào xăng thì sau một giờ ngâm, đầu cao su của pôngtu văng hẳn ra khỏi thân pôngtu.
[/SIZE][/COLOR][/QUOTE]
[SIZE=2]Cho em hỏi nhé!
1/Anh cho biết tại sao aceton được pha với lượng hợp lý thì có thể giúp nhiên liệu cháy trọn vẹn?
2/aceton phá vỡ cấu trúc một số polyme(pongtu xe), quá trình aceton phá vỡ cấu trúc polyme như thế nào? loại pongtu xe thường là loại polyme nào?
xin lỗi vì đặt câu hỏi trễ quá !!! :chui ([/SIZE]


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:19 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !