Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=12)
-   -   Giúp em về nhiệt động hóa học (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=15945)

pipizich 11-03-2010 03:38 PM

Giúp em về nhiệt động hóa học
 
Bài toán là như vậy:
Tính delta H và delta U cho PƯ:

C2H4 + H2 +1/2O2 = C2H5OH
cho:
(delta Ho)C2H4 = 52,284 KJ/mol
(delta Uo)C2H5OH= -277,63 KJ/mol

Rất mong các anh chị giúp đỡ, delta H em tính ra đc rồi, nhưng còn delta U thì ko biết

glory 11-03-2010 09:18 PM

Từ deltaHo(C2H4) ----> deltaUo(C2H4) dựa vào phương trình:
deltaU = Q + W

Xét sự biến đổi đẳng áp ----> deltaU = deltaH + deltan*R*T với deltan là biến thiên số mol khí trong phản ứng -----> deltaUo của pư

Tương tự, từ deltaUo(C2H5OH) -----> deltaHo(C2H5OH) -----> deltaHo của pư

pipizich 11-04-2010 11:42 AM

mình tìm deltan như thế nào vậy bác:), em ko hiểu chỗ này, T=298, R=const, còn n thì em ko biết:(

celtic 11-04-2010 04:31 PM

Delta n= số mol sản phẩm khí - số mol khí tham gia phản ứng.
Qp=Qv+ Delta n*RT ( Công thức liên hệ nhiệt đẳng tích và nhiệt đẳng áp ở điều kiện P=const, V=const)

glory 11-04-2010 06:07 PM

[QUOTE=celtic;71791]
Qp=Qv+ Delta n*RT ( Công thức liên hệ nhiệt đẳng tích và nhiệt đẳng áp ở điều kiện P=const, V=const)[/QUOTE]

Nói như vậy là không chuẩn xác, U chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, nó không phụ thuộc quá trình ta xét là đẳng áp hay đẳng tích, tại điều kiện đẳng áp nhiệt ta thu được là nhiệt đẳng áp nhưng nó gồm cả phần nhiệt thu được trong điều kiện đẳng tích

celtic 11-04-2010 07:17 PM

Ý của anh là sao ạ? Công thức phía trên có gì sai sao???

glory 11-04-2010 07:37 PM

Tôi không nói công thức sai, nhưng cách bạn viết tại điều kiện P, V không đổi là không chuẩn xác, ta hoàn toàn có thể tính được deltaH dù trong điều kiện đẳng tích như thực hiện phản ứng đốt cháy trong bom nhiệt lượng kế. Đây chỉ là một công thức liên hệ trong 2 trường hợp P không đổi và V không đổi chứ không mang tính áp đặt là cùng tại điều kiện P, V không đổi. Dù là đẳng áp hay tích deltaU ( nhiệt đẳng tích ) vẫn luôn tồn tại, nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

pipizich 11-06-2010 09:54 AM

cám, ơn 2 bác nhiều lắm ạ, em hiểu rồi:), còn khoảng chục bài về nhiệt động hóa học và tốc độ PU, em pót lên 2 bác giúp em nhé, sắp thi rùi, rớt thì khổ, em mang tiếng học CNHH mà chả biết gì về hóa, thật hổ thẹn :((

pipizich 11-06-2010 12:55 PM

Các bạn giúp mình nhé, sắp thi rùi, ko thể rớt đc :((

[IMG]http://ca7.upanh.com/15.771.20060297.39F0/12.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060308.FXP0/34.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060320.PPZ0/5.jpg[/IMG]




Em có kèm file word đánh đầy đủ ký hiệu cho bác dễ xem đây:) gồm 5 bài toán

[URL="http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315"]http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315[/URL]

thanks:)

pipizich 11-06-2010 01:00 PM

5 bài nhiệt động hóa học, rất rất cảm ơn:)
 
Bài tập này chủ yếu về nhiệt đông hóa học và tốc độ Pư, anh chị và các bạn giúp mình nhé, sắp thi rùi, ko thể rớt đc :((

[IMG]http://ca7.upanh.com/15.771.20060297.39F0/12.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060308.FXP0/34.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060320.PPZ0/5.jpg[/IMG]




Em có kèm file word đánh đầy đủ ký hiệu cho bác dễ xem đây:) gồm 5 bài toán

[URL="http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315"]http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315[/URL]

thanks:)

nhocy3u 11-06-2010 03:54 PM

1)
Sử dụng hệ quả của định luật Hess về nhiệt tạo thành:
Delta H = Delta H_sp - Delta H_tác chất = -277,63 - 52,284 = -329,914 KJ/mol
Ta lại có Delta H = Delta U + Delta ( P.V )
Vì ở đk chuẩn nên Delta( P.V) = 0
=> Delta U = Delta H = -329,914 KJ/mol

nhocy3u 11-06-2010 04:04 PM

4)
a) Sử dụng hệ quả của định luật Hess về nhiệt tạo thành
Delta H = Delta H_SP - Delta H_tc
Ở đây xét 3 mol = 81 g Al
=> Delta H = 6x(-238,92) + 3x(-90.25) + (-705,6)+ (1675,6)+3x295,3 = -3199,57 KJ
=> 1 g = -39,5 KJ

glory 11-06-2010 04:08 PM

Câu 1 làm thế là không đúng
Điều kiện chuẩn ở đây là nhiệt độ không đổi , áp suất của các chất trong hệ là 1 atm, giá trị 298K chỉ là trường hợp riêng
Lại một trường hợp nữa nhầm lẫn về điều kiện khi tính deltaH và deltaU
deltaH là nhiệt thu được tại điều kiện đẳng áp
deltaU là nhiệt thu được tại điều kiện đẳng tích
deltaU chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào quá trình biến đổi là đẳng nhiệt hay đẳng áp, dù quá trình là đẳng áp vẫn có deltaU ( deltaH= deltaU + p*deltaV )

nhocy3u 11-06-2010 04:09 PM

4:
b,c thì mình dựa theo pt tính ra. Tìm số mol Al rồi => số mol 2 chất kia
d) Mình dựa theo pt.Tìm được thể tích của chất khí tạo thành, cũng như là hơi của H2O. Cộng thêm hiệu số của thể tích chất rắn sau trừ cho chất rắn trước ở một gam.
e)Ở dạng bột để tăng bề mặt tiếp xúc để dễ xảy ra phản ứng hơn

nhocy3u 11-06-2010 04:11 PM

[QUOTE=glory;71930]Câu 1 làm thế là không đúng
Điều kiện chuẩn ở đây là nhiệt độ không đổi , áp suất của các chất trong hệ là 1 atm, giá trị 298K chỉ là trường hợp riêng
Lại một trường hợp nữa nhầm lẫn về điều kiện khi tính deltaH và deltaU
deltaH là nhiệt thu được tại điều kiện đẳng áp
deltaU là nhiệt thu được tại điều kiện đẳng tích
deltaU chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào quá trình biến đổi là đẳng nhiệt hay đẳng áp, dù quá trình là đẳng áp vẫn có deltaU ( deltaH= deltaU + p*deltaV )[/QUOTE]

Em cũng chỉ mới học thôi. Có lẽ chưa rõ lắm chỗ này. Anh có thể giải kĩ ra cho tụi em xem được ko ạ:24h_048:

glory 11-06-2010 04:17 PM

Như trên tôi đã nói:
deltaH = deltaU +p*deltaV = deltaU + deltan*RT với deltan là biến thiên số mol khí của phản ứng

pipizich 11-06-2010 04:35 PM

cám ơn các bạn nhất là anh glory và anh nhocy3u :D, còn câu 2-3-5 thì sao anh:) anh giải ra dùm em nhé, cám ơn anh rất nhiều
Các bạn giúp mình với :((

AQ! 11-06-2010 05:08 PM

Bạn download quyển này về mà đọc nè. Quyển bài tập này hay, đọc rất dễ hiểu.
Links: You may reply or click 'thank you' to see hidden content

nhocy3u 11-06-2010 05:12 PM

Dạ cảm ơn anh Glory
Sửa câu 1:
Giả sử ở 1 mol có
Delta H = Delta U + Delta n . R . T
Ở đây ta có
Delta n = -1,5 (mol), R = 8.134, T = 298 K
Thay các giá trị vào.
Các anh xem thử cách làm thế đúng chưa. Tks ạ

pipizich 11-06-2010 07:29 PM

[QUOTE=AQ!;71936]Bạn download quyển này về mà đọc nè. Quyển bài tập này hay, đọc rất dễ hiểu.
Links: hidden content may not be quoted[/QUOTE]

em tải ko đc anh ơi, anh up lên host khác dùm em đc ko ạ, MF hay MU cũng đc, 4share em ấn vào chờ 21 giây rùi cũng trở lại bình thường, ko tài nào tải đc :022:

AQ! 11-07-2010 03:38 AM

Chào bạn [COLOR=Green][B]pipizich[/B][/COLOR], hình như các bạn khác vẫn download được mà. Bạn có thể download theo links Mediafire sau đây:
You may reply or click 'thank you' to see hidden content
Chúc bạn học tốt!

pipizich 11-07-2010 09:35 AM

cám ơn anh AQ nhiều lắm ạ:cuoimim (

pipizich 11-10-2010 08:31 AM

Tính thời gian bán hủy PƯ
 
Có bài toán thế này nhưng em không nghĩ ra công thức nào liên hệ với nó, chỉ nhớ mỗi công thức t=ln2/k, nhưng ko biết phải không
[IMG]http://upanh.tv/images/96896737998603636826.bmp[/IMG]
các anh chị giúp em với, cám ơn nhiều ạ, gợi ý cách giải dùm em cũng đc, đỡ mất thời gian của anh chị :)

glory 11-10-2010 10:56 AM

Gọi k1 là hằng số tốc độ phản ứng ở 32oC
k2 là hằng số tốc độ phản ứng ở 60oC

k2/k1 = y^[(T2-T1)/10] với y là hệ số nhiệt độ

Đây là phản ứng bậc 2 t1/2 = 1/k[Ao] -----> t1/2 tại 60oC
Có tỷ lệ k2/k1 ----> Ea

Từ phương trình vận tốc phản ứng dạng vi phân, ta chuyển C^2 sang vế trái và dt sang vế phải rồi tích phân 2 vế, cận trái lấy từ Co ----> C, cận phải lấy từ 0 ----> t ---->
1/C - 1/Co ----> kt ( k không phụ thuộc t )

Có t1/2 và Co = 0.05M ----> k1, k2

pipizich 11-10-2010 03:46 PM

cám ơn glory, em làm đc rồi:)

nguyenthithanhxuan95bn 11-11-2010 08:51 PM

Giup e mấy bài hóa về nhiêt động học với huhu
 
[U][I]BÀI 1:[/I][/U]
Nếu ở 150 độC,1 pứ nào đó kết thúc sau 16ph,thì ở 120 độC va 200 độC pứ đó kết thúc sau bao nhiêu phút? Giả sử hệ số nhiệt độ của pứ trong khoảng nhiệt độ đó là 2,0.
[U][I]Bài 2:[/I][/U]
Xét 2 phản ứng( pú xảy ra 2 chiều nhé các bác,E k biết viết thế nào )
Cl2(k) + 2HI(k) -> I2(k) + 2HCl(k) (1)
I2(k) + H2S -> 2HI(k) + S(k) (2)
a, Ở điều kiện chuẩn các pứ trên có thể xảy ra theo chiều thuận k?
b,Khi nhiệt độ tănbg lên sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng diễn biến của cac pứ trên như thế nào?
[U][I]Bai 3:[/I][/U]
Sự phân hủy etan ở nhiệt độ cao xảy ra theo phương trình pứ:
C2H6 -> C2H4 + H2
Và tuân theo phương trình động học bậc một
a.Ở 507 độC,T1/2=3000(s).Khi etan bị phân hủy hết,áp suất toàn phần trong bình pứ là 1000mmHg.Tính hằng số tốc độ k tại nhiệt độ đó.
b,Ở 527 độC tốc độ pứ tăng gấp đôi.Tính T1/2 và năng lượng hoạt hóa Ea của pứ.
[I][U]Bài 4:[/U][/I]
1,Pứ tự ôxi hóa - khử trong môi trường kiềm:
3BrO -> BrO3 + 2Br (1)
Pứ xảy ra theo quy luật động học bậc 2.Nồng độ ban đầu của BrO- là 0,1 kmol.m^-3,hằng số tốc độ k=9,3.10^-4.m^3(kmol.s)^-1 ( dấu ^ nà mũ nhé)
a,Sau bao lâu thì 30%,99% BrO bị chuyển hóa?
b,Tính chu kì bán hủy T1/2 của pứ (1)
2,CMR đối với pứ một chiều bậc 2
2A -> sản phẩm có T1/2= 1/ka
trong đó a là nồng độ ban đầu của A (ở t=0)

tranphuongcdhd8 11-13-2010 03:10 PM

Bai Tap Dong Hoa Hoc
 
Giúp mình bài này Với:
Phản ứng phân hủy NO ở 135oC:
2H2 + 2NO = N2 + 2H2O
có số liệu động học như sau:
Pt(mmHg) 200 240 280 300 360
t1/2 265 186 115 104 67
Lựa chọn phương pháp và tiến hành xử lý dữ kiện động học xác định phương trình vận tốc của phản ứng ở 160oC

My.Life 11-14-2010 03:43 PM

Thể khí C <=> P
Bạn vẽ đồ thị của các phàn ứng bậc 1,2,3 . Đồ thị nào là đường thẳng thì bạn suy ra phản ứng bậc đó và sử dụng ngoại suy để tìm k

kuteboy109 11-14-2010 03:53 PM

Ngoài cách vẽ đồ thị ta cũng có thể đánh giá bằng tính toán.
Lần lượt thay thế vào phương trình động học các bậc 0, 1, 2, 3 nếu được giá trị k xấp xỉ nhau thì bậc phản ứng đó thỏa.

tuyetvong91 11-15-2010 05:38 PM

thank you nhiu nhiu. nhung lam sao ma tai dc?:24h_080:

seanmai 11-15-2010 08:14 PM

oi kho qua

cactusflower 11-23-2010 03:28 PM

tự làm đi em

cactusflower 11-23-2010 03:29 PM

làm cho quen đi nhờ vả hoài không ngại hả cưng

lê phương liên 01-03-2011 04:40 PM

e cũng ko tải được hichic
bày em với e mới học lớp 10 nên nhờ mấy anh nói rõ 1 chút hi`


Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:50 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !