Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=83)
-   -   Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=13564)

bluemonster 12-01-2005 06:33 PM

Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ
 
[SIZE=2] BM sẽ tiên phong chọn hóa chất đầu tiên nhé, đó là nước, vì nước đóng một vai trò hết sức wan trọng trong cuộc sống chúng ta, cũng như trong hóa học. Nên có lẽ chúng ta nên nói về nước trước nhất.
Thôi dài dòng wé, mình vô bài nhé.
Đầu tiên BM sẽ giới thiệu với các bạn về tính chất vật lí của nước, tại sao nước lại là một trohg những hoá chất wan trọng nhất của hoá học.

+Do có cấu tạo [COLOR=Red]ko đối xứng[/COLOR], H2O là phân tử [COLOR=Red]có cực[/COLOR], độ dài lưỡng cực bằng 0,39A­­­0(ăngtrong) và cực tính lớn

+Nước mưa và nước do tuyết tan ra có khói lượng riêng bé hơn đơn vị, còn nuớơc đạI dương, nước kết tinh ở trong các khoáng vật và nước ở trong động thực vậtcó khốI lượng riêng lớn hơn.

+Ở áp suất thường nước có khốI lượng riêng [COLOR=Red]lớn nhất ở 3,98 0C[/COLOR](độ C). Khi đun nóng nuớc lên trên nhiệt độ đó hoặc làm lạnh xuống duớI nhiệt độ đó, khốI lượng riêng của nước đều giảm xuống. Ta có thể gỉai thích như sau:
Bằng liên kết hidro, các phân tử nước ở trong nước lỏng trùng hợp vớI nhau tạao thành những tập hợp phân tử lớn hơn. Trong nước đá, mỗI phân tử nước nhờ liên kết hidro, liên kếtb vớI phân tử nước khác tạo nên những tập hợp phân tử (H2O)5 (mạng phân tử cấu trúc hình tháp) có cấu tạo hình tứ diện đều. Các phân tử nước ko được “gói ghém” vớI nhau sít sao nên phân tử (H2O)5 có cấu tạo khá rỗng. Khi nước đá nóng chảy, liên kết hidro bị đứt ra một phần (khoảng 15%) và các phân tử nước đều sít lạI gần nhau hơn. Do đó nước đá đã chảy nặng hơn nước đá ở 0 0C(độ C). Khi được đun nóng tiếp tục, một mặt thể tích nước tăng lên vì khoảng cách giữa các phân tử tăng lên một cách bình thường như vớI mọI nguyên tử khác, mặt khác số liên kết hidro bị đứt thêm và hiên tượng trùng hợp do đó giảm xuống làm cho thể tích của nước giảm xuống. Doliên quan giữa hai cách biến đổI thể tích ngược nhau như vậy nên nước có thể tích lớn nhất ở ~ 4 0C(độ C chứ ko phải là 40 đâu).
[/SIZE]

bluemonster 12-01-2005 06:40 PM

[SIZE=2]Tiếp nè, đang còn dang dở mà. Các bạn hãy bổ sung nha, vì đây chỉ mới là những kiếnt thức ở trường hầu như các bạn đều bít mà. :die ( :art (
Cũng vì hiện tượng trùng hợp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đều quá cao so vớI các hợp chất tương tự vớI nó như H2S, H2Se, và H2Te.( mấy con số đều thụt xuống làm chỉ số phân tử nha các bạn, đừng đọc lộn phiền lắm đó :hocbong ( )
Ở nhiệt độ 0,0098 0C và áp suất 4,579 mmHg, nước có thể tồn tạI đồng thờI ở ba trạng thái : nước đá, nước lỏng và hơi nước. Nhiệt độ đó gọI là điểm ba của nước.
Khi tăng nhiệt độ hay áp suất, trong cân bằng sẽ chỉ có nước lỏngvà hơi nươc và khi giảm, chỉ có nước đá và hơi nước. Ở điểm ba đó có có cân bằng giữa trạng thái rắn và trạng thái lỏng cho nên điểm ba 0 là nhiệt độ nóng chảy của nước đá. Nhưng điểm ba 0 ko phảI là nhiệt độ nóng chảy của nước đá ở áp suất thường.
Như đã biết nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng, theo nguyên lí Lơ-sa-tơ-li-ê khi tăng áp suất trên nước đá, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm thể tích, nghĩa là nước đá sẽ nóng chảy thành nước lỏng. BởI vậy ở áp suất cao, nhiệt độ nóng chảy của nước đá hạ xuống. Ở áp suất thuờng (1 atm), nước đá nóng chảy ở 0 0C, dướI áp suất 2115 atm, ở -22 0C. Tuy nhiên dướI áp suất trên 2115 atm nhiệt độ nóng chảy của nước đá lạI tăng lên, ví dụ ở 40000 atm nhiệt độ đó là 192 0C, sỡ dĩ có những biến đổI như vạy là do ở áp suất cao xuất hiện những dạng tinh thể khác nhau của nước đá.[/SIZE]
[COLOR=Blue]Chúc các bạn vui vẽ, khoẻ khoắn để tích cực tham igia xây dựng chemvn.[/COLOR] :noel7 ( :sangkhoai :noel6 (

bluemonster 12-01-2005 06:44 PM

[SIZE=2] [COLOR=Blue]Đợi lâu wé, BM làm lun tính chất hóa học của nước, các bạn nếu phát hiện ra điều gì hay về ứng dụng từ những tính chất hóa học này của nước thì gửi bài tới box hoá ghọc ứng dụng hay trong box này lun cũng được.[/COLOR] :sangkhoai :art ( :ngap (
Nước là hợp chất có khả năng pứ cao. Nó kết hợp vớI nhiều oxít của các nguyên tố và các muốI, tương tác được vớI nhiều nguyên tố. Chính quá trình hòa tan các chất, như đã bíêt, là quá trình hidrat hoá các chất đó. Hidrat hoá là pứ rất wan trọng đặc biệt trong các lọai pứ hóa học. Đối vớI các quá trình điện li quá trình hidrat hoá xảy ra nhờ tương tác tĩnh điện giữa ion vớI phân tử lưỡng cực H2O hoặc nhờ liên kết cho nhận giữa ion vớI phântử H2O nhờ cặp e tự do ở oxy. ĐốI vớI hợp chất ko điện li hoặc kém điện li mà trong phân tử có nhóm -OH như các axít yếu, các hợp chất hữu cơ như rượu, đường, quá trình hidrat hoá xảy ra được nhờ liên kết hidro giữa hóm OH vớI phân tử H2O.
Ở trong nước oxy có mức oxy hoá -2, và hidro có mức oxy hoá +1 cho nên nước vừa có tính oxy hoá vừa có tính khử. những chất oxyhóa mạnh và những chất khử mạnh ko thể tồn tạI ở trong nước mà phân huỷ nước giảI phóng oxy và hidro. Những chất oxy hoá trung bình và chất khử trung bình cho pứ thuận nghịch ở nhiệt độ cao. Trong các chất oxy hoá chỉ có flo cho pứ hoàn toàn vớI nước ở nhiệt độ thường, còn các hal khác cho pứ thuận nghịch. Trong các chất khử, phốtpho, cacbon, silic và bo cho pứ ko hoàn toàn khi đun nóng, những kim loạI kiềm và kiềm thổ cho pứ mạnh vớI nhước ở nhịệt độ thường hoặc nhiệt độ thấp. Bột magiê và bột nhôm đang cháy sẽ tiếp tục cháy trong hơi nước ở 100 0C. Những kim loạI như Fe, Zn, Ni, Co, Cr cho pứ thuận nghịch ở nhiệt độ khoảng 500 0C. thiếc và chì thực tế ko pứ, còn thuỷ ngân và các kim loạI quí ko ppứ vớI nước ở bất kì nhiệt độ nào.[/SIZE]

dthnhung 12-05-2005 11:38 PM

Nước
 
Bài viết này bổ sung thêm vào phần giới thiệu về nước của bạn BM trong mục "Mỗi tuần một hóa chất".

Từ thời xa xưa, người ta đã phát hiện ra mối tương quan giữa các bệnh truyền nhiễm và nước. Vào năm 1828, một cơn dịch tả đã bùng phát do sự sinh sôi của vi khuẩn vảy dọc theo con sông. Vài năm sau, 1855, người ta đã tìm ra những bằng chứng về nguồn gốc các bệnh truyền nhiễm xuất phát từ nước uống (thương hàn, dịch tả). Để phòng ngừa bệnh, nước uống phải được đun sôi để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1880, với sự ra đời của kính hiển vi, người ta mới nhận danh các loài vi khuẩn cũng nhw vai trò của chúng trong việc gây bệnh cho người.
Vì nước là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nên việc kiểm tra chất lượng nước là điều tối quan trọng.
Nước uống được phải bảo đảm 2 điều kiện sau :
- không chứa các vi khuẩn gây bệnh,
- không chứa các độc chất.

Theo tiêu chuẩn Châu Âu, nước uống được phải được xét trên 62 tiêu chuẩn, bao gồm :
- các tiêu chuẩn về giác quan (mùi, vị, màu sắc...),
- các tiêu chuẩn về hóa-lý (độ pH, hàm lượng chlore, sulfate, magnesium, sodium...),
- các tiêu chuẩn về độc tính (hàm lượng các độc chất : nitrite, các hydrocarbure, phenol, kim loại, fluor...),
- các tiêu chuẩn về vi sinh (có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh hay không?)

Dưới đây là một vài tiêu chuẩn :

- Ion nitrate : gây ung thư nếu hàm lượng 100 mg/L. Hàm lượng cho phép tối đa : 50 mg/L
- Ion nitrite : làm xáo trộn sự hô hấp trong máu. Hàm lượng cho phép tối đa : 50 microgram/L
- Fluor : nếu hàm lượng quá ít có thể gây sâu răng ở trẻ con, nhưng nếu quá dư sẽ làm răng bị đen. Hàm lượng cho phép tối đa : 0,7 mg/L (đối với các quốc gia xứ nóng) và 1,5 mg/L (xứ lạnh).
- arsenic : gây ung thư. Hàm lượng tối đa : 50 microgram/L
- Bạc : gây xáo trộn chức năng của các enzym co' vai trò hô hấp của tế bào. Hàm lượng tối đa : 1 microgram/L.
- Cadmium : tương tự như bạc. Hàm lượng tối đa : 5 microgram/L.
- Chì : gây hiện tượng nhiễm độc chì. Hàm lượng tối đa : 50 microgram/L.
- Các hydrocarbure : một vài hydrocarbon vòng thơm có khả năng gây ung thư. Hàm lượng tối đa : 10 microgram/L.
- các chất tẩy rửa : sự hiện diện chất tẩy rửa trong nước tạo thuận lợi cho sự thâm nhập các hydrocarbure vòng thơm vào cơ thể. Hàm lượng tối đa : 200 microgram/L
- holoforme : các hợp chất thuộc loại như chloroform (CHCl3) được tạo thành từ quá trình chloro hóa nước. Hàm lượng tối đa : 30 microgram/L.

(Theo Crouzet-Deprost D. ; Déprés-Homo K. ; Sadou S. ; Fournier J. "Chimie de la masion", Culture et Techniques, 1996.

bluemonster 01-23-2006 09:09 AM

Cái này đơn giản thôi!
Do F có bạn kính nhỏ, độ âm điện lớn, nên có khả năng tạo liên kết hidro mạnh hơn các hal khác.
Nhờ tạo được liên kết hidro liên phân tử nên nhiệt đô sôi của HF cao hơn HCl. Thế nhưng khi xét nhiệt đô sôi của HF với HI thì pải dựa vào yếu tố thực nghiệm, vì càng xuống dưới, các hidrohalogen tăng nhiệt độ sôi, co liên kết van der wall tăng.
:bachma ( :ot (

doremon 01-25-2006 03:34 PM

HF có khả năng trùng hợp giống như H2O và NH3 vì nó có khả năng tạo lk Hydro (độ âm điện lớn, bán kính nhỏ-> rút e của H về), các halogen còn lại không thể tạo lk H vì bán kính lớn( trừ 1 ít hợp chất của Cl)
Tuy nhiên trùng hợp ko có nghĩa là vô tận như polymer, do sự cồng kềnh về mặt lập thể sẽ khiến các phân tử kém bền, vì vậy HF cũng chỉ có thể tạo phân tử tối đa là (HF)6

bluemonster 02-05-2006 09:15 AM

Giải đáp thắc mắc
 
*Liên kết pi trong phức chất:
Trong phức chất bát diện, những obitan dep:) có thể xen phủ pi, lúc đó, giản đồ năng lượng MO phức tạp hơn nhiều, sẽ có thêm MOpi d lk và MOpi d plk, và lúc này E cũng thay đổi.
VD: Khi có sự che phủ giữa AO p có cặp e của phối tử với một trong ba obitan bất kì de ( giả sử dxy ), liên kết pi này gọi là liên kết pi cho nhận.
[CoF6]3- : obitan 2p của F- có năng lượng thấp hơn 3d của Co3+ nên obitan MOpi d lk định chỗ chủ yếu ở F- và MOpi d plk định chỗ ở Co. Ta thấy E giảm, chính vì vậy vị trí của ion F- ( và các hal khác ) đứng đầu dãy phổ hoá học.
[IMG]http://img466.imageshack.us/img466/6025/411cq.jpg[/IMG]

Sự che phủ pi giữa obitan dep:) có cặp e với MOpi plk trống của phối tử CO hay CN- , thì liên kết pi kiểu này được gọi là liên kết pi- cho. Trong trường hợp này, MOpi plk trống có năng lượng cao hơn de nên MOpi d plk tạo thành có năng lượng cao hơn xm:)*d .Ta thấy E tăng, chính vì vậy, vị trí của CO hay CN- đứng cuối dãy phổ hoá học
[IMG]http://img466.imageshack.us/img466/245/422oi.jpg[/IMG]

ncson 02-10-2006 01:21 PM

Các bài viết trên diễn đàn nên rõ ràng, chính xác
 
Nói thật là mình không hiểu nổi bạn đang nói gì, bạn thử điền electron vào giản đồ năng lượng xem sao. Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ. Thêm nữa dãy phổ hoá học là gì ?. Xem lại obitan hay orbital, che phủ hay xen phủ. Bạn rất nổ lực đăng bài trên diễn đàn, chúng tôi rất vui mừng và ủng hộ bạn. Tuy nhiên các bài viết nên rõ ràng, có trích dẫn tài liệu tham khảo để người đọc dễ hiểu hơn

Thân chào

bluemonster 02-11-2006 12:43 PM

[QUOTE=ncson]Nói thật là mình không hiểu nổi bạn đang nói gì, bạn thử điền electron vào giản đồ năng lượng xem sao. Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ. Thêm nữa dãy phổ hoá học là gì ?. Xem lại obitan hay orbital, che phủ hay xen phủ. Bạn rất nổ lực đăng bài trên diễn đàn, chúng tôi rất vui mừng và ủng hộ bạn. Tuy nhiên các bài viết nên rõ ràng, có trích dẫn tài liệu tham khảo để người đọc dễ hiểu hơn

Thân chào[/QUOTE]
Ở đây BM muốn giải thích thứ tự sắp xếp dãy phổ hóa học trong thuyết trường phối tử. Ở thuyết trường phối tử không giải thích được tại sao các ion halogenua mang điện tích âm lại đứng đầu dãy phổ trong khi những phân tử trung hòa như NH3, H2O... lại đứng sau. Vấn đề này được thuếyt MO giải thích dụa vào khả năng tạo liên kết pi:) của phối tử với ion trung tâm và ngược lại.
Dãy phổ hóa học đơn giản là dãy tần dựa vào sự bức xạ năng lượng của một phân tử khi có sự chuyển e từ phân mức cao xuống thấp, ví dụ [Fe(SCN)6]3- có màu đỏ máu, tức là có tần số tạo ra bức xạ nằm trong vùng khả kiến, đó là một ví dụ về một tần số trong dãy phổ.
obitan là tiếng việt còn orbital là tiếng anh.
BM xin lỗi vì dùng từ che phủ(nó có vẻ như là sự áng ngưỡng không gian), dùng từ xen phủ(overlap) thì thích hợp hơn.
[QUOTE]Tại sao vị trí của ion hay của một chất lại đứng trong dãy phổ.[/QUOTE]
sở dĩ như vậy là vì trong thuyết trường phối tử giải thích sự có màu của các phức, đó là do phối tử gây ra năg lượng tách, năng lượng ghép, sự chênh lệch đó tạo ra một biến thiên năng lượng dt:) E = h.v với v là tần số, h là hằng số plăng, ầtn số này sẽ tạo ra màu nhìn thấy được nếu nó nằm trong vùng khả kiến
Những kiến thức này trong nhữing cuốn sách ứng dụng MO trong hóa học phức chất.

ncson 02-13-2006 02:23 PM

Trao đổi với BM về một số khái niệm
 
Bạn cần xem lại một số khái niệm.

Không có khái niệm dãy phổ hoá học mà chỉ có sự so sánh năng lượng (hay tần số) hấp thu (hay phát xạ) của chất này so với chất khác ở vùng có năng lượng cao hay thấp. Trong trường hợp đơn giản nhất là dãy phổ phát xạ của nguyên tử Hydro thì có thể gọi là các dãy Liman, Balmer... nhưng chưa bao giờ được gọi là dãy phổ hoá học cả. Làm sao chúng ta có thể sắp xếp tất cả các năng lượng hấp thu (hay phát xạ) của tất cả các chất lại thành một thứ tự được. Bên cạnh đó, một chất có thể có hấp thu (hay phát xạ) ở các vùng có năng lượng khác nhau, tức là có nhiều mũi phổ và các mũi phổ này có thể trải dài trên các vùng năng lượng khác nhau, khi đó bạn sẽ sắp chúng như thế nào vào dãy phổ hoá học. Thêm nữa, các mũi phổ hấp thu trong vùng UV thường bị tà và kéo đuôi, chúng ta chỉ có thể đoán rằng tần số hấp thu cực đại của mũi ấy ngay tại đỉnh. Và cuối cùng là các hiện tượng liên quan đến phổ là hiện tượng vật lý (không có sự biến đổi hoá học) nên không thể gọi là phổ hoá học.

Một khái niệm khác có thể sắp xếp thành "dãy" rất hay là "dãy hoạt động hoá học của kim loại".

Bạn nhầm lẫn khái niệm "hấp thu" và "phát xạ" trong phổ UV hay sự có màu của một số chất. Khi một chất có màu, hay khi đo phổ UV thì khi đó phân tử hấp thu bức xạ. Hiện tượng phát xạ (electron chuyển từ mức năng lượng cao sang thấp) liên quan đến sự phát lân quang và huỳnh quang.

Bạn nên phê bình các tác giả viết vân đạo là "obitan".

[QUOTE=bluemonster]có tần số tạo ra bức xạ nằm trong vùng khả kiến, đó là một ví dụ về một tần số trong dãy phổ.
[/QUOTE]
Không có khái niệm tần số tạo ra bức xạ vì tần số (bạn đã biết định nghĩa rồi) là một đại lượng đặc trưng của bức xạ (theo nội dung bài này)

Thân chào


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:52 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !