Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐỀ THI & BÀI TẬP ĐẠI HỌC - EXERCISES FOR STUDENT (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=26)
-   -   bài tập nhỏ về hiệu ứng đây! (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=500)

nguyencyberchem 06-28-2006 07:35 PM

đúng vậy, khi gắn X vô benzene thì sẽ làm nghèo e so với benzene, tuy vậy, mật độ e vẫn tập trung nhiều nhất ở ortho và para( -I làm giảm e trên cả vòng, +C làm giàu và chủ yếu ở ortho, para), chính vì lẽ đó mà các dạng bài tập này phải có pka mới giải thích được. Mình so sánh là so sánh giữa 2 loại nhóm thế gắn vô vòng.
Tại vì thế này, nếu BM nói -I làm giảm e trên vòng thì hợp lý, nhưng giảm e trên COOH thì khó hơn vì mạch đã rất dài rồi. Anh nói +C làm giàu ở đây là trong trường hợp so sánh 2 dẫn xuất với nhau, không phải ý nói +C ở đây sẽ giàu e trên cả vòng (so với benzene) mà chỉ ở các vị trí tương thích thôi.

bluemonster 06-28-2006 07:47 PM

[QUOTE=nguyencyberchem]đúng vậy, khi gắn X vô benzene thì sẽ làm nghèo e so với benzene, tuy vậy, mật độ e vẫn tập trung nhiều nhất ở ortho và para( -I làm giảm e trên cả vòng, +C làm giàu và chủ yếu ở ortho, para), chính vì lẽ đó mà các dạng bài tập này phải có pka mới giải thích được. Mình so sánh là so sánh giữa 2 loại nhóm thế gắn vô vòng.
Tại vì thế này, nếu BM nói -I làm giảm e trên vòng thì hợp lý, nhưng giảm e trên COOH thì khó hơn vì mạch đã rất dài rồi. Anh nói +C làm giàu ở đây là trong trường hợp so sánh 2 dẫn xuất với nhau, không phải ý nói +C ở đây sẽ giàu e trên cả vòng (so với benzene) mà chỉ ở các vị trí tương thích thôi.[/QUOTE]
Đúng là ngôn ngữ Việt Nam rắc rối quá phải ko ạ, vậy em xin anh thống nhất với em là dùng từ nghèo đi, ví dụ khi nói ảnh hưởng của nhóm thế hal lên vòng benzene là làm nghèo toàn bộ các vị trí trong vòng, và nghèo đặc biệt ở các vị trí ortho- và para- đối với nhóm thế, còn nhóm có hiệu ứng +R thì làm giàu e cho cả vòng, và làm giàu đặc biệt ở vị trí ortho-, para-.! Thế là không còn bị hiểu lầm nữa, phải ko ạ !!!
Anh Nguyên nghĩ sao về hiệu ứng cảm Ipi:)
[url]http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=113[/url]
Theo em nghĩ, nếu ta dùng giải thích cho trường hợp hal ảnh hưởng thế nào lên vòng benzene thì cũng tuyệt chứ !!!
Anh em cho ý kiến !!! :quyet (

nguyencyberchem 06-28-2006 07:57 PM

vấn đề chính của hiệu ứng, và nhất là trên vòng thơm là chúng ta không hiểu thật rõ mức độ ảnh hưởng của từng hiệu ứng (định lượng). Nên khi làm dạng bài tập này, đề bài cho pka, giải thích sao cho có logic là được điểm. Đó cũng là một mặt tiêu cực của dạng bài này

thanhatbu_13 07-01-2006 06:00 AM

Vậy cuối cùng thì cái bảng số liệu hằng số pKa của cái nào là chính xác , mà đến số liệu thực nghiệm mà cũng chưa thống nhất thì quả thật quá khó :nhacnhien
Nhưng mình cũng có 1 số ý .
1.
[QUOTE]Nên nhớ hiệu ứng cảm bao giờ cũng ảnh hưởng rất nhỏ so với hiệu ứng liên hợp, đó là nguyên nhân câu 1[/QUOTE]
Nếu các nhóm thế khác (như hidroxi, amino) khi gắn vào mạch liên hợp thì hiêu ứng +C chiếm ưu thế (+C> -I) :tutin ( , khi Đối với các nhóm thế halogen thì ngược lại đặc biệt trên nhân thơm , hiệu ứng cảm ứng chiếm ưu thế so với hiệu ứng cộng hưởng -I > +C . Điều này BM đã nói rõ khi so sánh tính axít của axít benzoic < axít 2-Clobenzoic (o,p,m) đủ chúng tỏ -I đóng vai trò chính khi xét tính axít ( trạng thái tĩnh).

2.
[QUOTE]còn ở vị trí số 3- và 4- thì... hơi khó nói, [/QUOTE]
Mình xin khẳng định chứ ko có gì khó nói đâu bạn, chính sự khó nóicủa BM mà gây tranh luận hấp dẫn như thế, vì bạn xem nhẹ hiệu ứng + C trong trường hợp này...
[QUOTE]Cl là nhóm phản hoạt hóa chỉ [COLOR=Red]đơn thuần[/COLOR] bằng hiệu ứng cảm ứng,[/QUOTE]
Ví dụ : như khi xét tính ổn định của trạng thái chuyển tiếp phản ứng thế electrophin C6H5Cl thì hiệu ứng +C đóng vai trò quyết định!! Nên mình tán thành với nguyencyberchem (NCChem), nhưng chú ý rằng
[QUOTE]khi Cl gắn ở vị trí 4- thì nó sẽ làm giàu e ở vị trí ortho, para đối với nó, [/QUOTE]
Điều này chứng chỉ giúp so sánh tính axít khi nhóm thế ở vị trí octo va para so với meta
nhưng đối với vị trí octo thì phải giải thich theo hiệu ứng octo riêng.
3.
[QUOTE]Thực nghiệm với tính toán cho thấy các vị trí của vòng benzene khi gắn nhóm thế hal vô nghèo đi so với benzene[/QUOTE]
Đây là bảng số liệu của thầy Trần Thành Huế.
[IMG]http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/Hieuung.gif[/IMG]
Vậy nhóm thế X làm giảm mật độ e trên vòng thơm, đặc biệt là vị trí meta
NCChem và BM thấy như thế có ổn ko!!
:ngo 1 ( :suytu (

Trần Thị Dung 09-26-2007 12:54 PM

có bài toán này bà con lam giúp:
Axit axetic có pKa= 4,8 trong nước và 10,3 trong etanol ,ion anilin có pKa=4,6 trong nước và 5,7 trong etanol.Giải thích sự thay đổi lớn pKa trong trường hợp axit axetic

Zero 10-03-2007 01:31 AM

pKa tăng mạnh do dung môi ít phân cực nên khả năng solvat hóa làm bền anion kém hơn, anion kém bền thì khả năng phân ly giảm

Trần Thị Dung 10-09-2007 06:52 AM

Thực ra là axitaxetic trong nước tạo ion tư phân tử trung hoà, còn phân li anilin ko làm thay đổi ion
Ảnh hưởng dung môi trong axit axetic lớn hơn ion anilin.Nước có độ thẩm điện môi lớn hơn và solvat anion tốt hơn nên khi chuyển từ nước tới rượu,trạng thái cuối của phân li axit axetic mất ổn định mạnh hơn do giảm solvat hoá

greenfrog 12-01-2007 09:45 AM

cho em hỏi
Cl2CHCOOH và FCH2COOHcái nào tính axit mạnh hơn

nanoman 01-22-2008 04:20 PM

[QUOTE=greenfrog]cho em hỏi
Cl2CHCOOH và FCH2COOHcái nào tính axit mạnh hơn[/QUOTE]
có 2 ảnh hưởng ngược chiều nhau:
- hiệu ứng cảm ứng -I làm tăng tính axit
- sự hình thành liên kết hidro làm giảm tính axit
đối với FCH2COOH hiệu ứng -I của F mạnh hơn Cl nhưng khả năng hình thành liên kết H bền hơn (F có độ âm điện lớn hơn + hình thành vòng 6 cạnh bền) ----> H kém linh động hơn -----> tính axit yếu hơn.

clay_quinhon 08-28-2008 05:33 PM

[B]mÌnh thẤy cÁc anh chỊ trong nÀy ai cŨng giỎi quÁ . Anh nguyÊn nÈ sao anh lẠi biẾt nhỮng cÁi mÀ hong ai niẾt hẾt dẬy vÍ dỤ nhƯ lÀ cÁch tra cÁc hẰng sỐ axit chẲng hẠn , anh nguyÊn cÓ bÍ quyẾt nao hÔng dẬy chỈ em vỚi em cẢm Ơn nhiỀu .
Cho em ĐÓng gÓp chÚt Ý kiẾn nhỎ nhoi vÀo bÀi nÀy nhÉ
[u] cÂu1:[/u]: Ở vỊ trÍ octo vÀ meta lÀ mẠnh hƠn para vÌ Ở nhỮng vỊ ytis nÀy chỈ cÓ hiỆu Ứng hÚt e ( -i ) nhƯng vỊ trÍ octo gẦn hƠn nÊn mẠnh nhẤt , vỊ trÍ meta xa hƠn nÊn yẾu hƠn Ở vỊ trÍ octo cÒn Ở vi trÍ para lÀ yẾu nhẤt vÌ Ở ĐÂy vỪa cÓ hiỆu Ứng -i , cÒn cÓ hiỆu Ứng +c .
O- cloro benzoic > m- cloro benzoic > p-cloro benzoic
cẢm Ơn mỌi ngƯỜi ĐÃ nghe em nÓi cŨng hÔng biẾt nÓi thẾ cÓ ĐÚng hÔng nỮa mong cÁc anh chỊ chỈ thÊm [/B]


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:11 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !