Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOÁ LÝ (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=82)
-   -   câu hỏi thực tập Hóa Lý 1 (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=3741)

funny_diary 03-22-2008 12:24 PM

câu hỏi thực tập Hóa Lý 1
 
mình có 1 số câu hỏi , xin mọi người chỉ júp nha!!!
1) trình bày các jai đọan của quá trình hòa tan ? liên hệ giữa nhiệt của phản ứng hòa tan và nhiệt của các giai đoạn hòa tan?
2) để xác định nhiệt nóng chảy của 1 chất dựa trên độ tan, ta phải dùng loại dung môi nào?
3) có thể xác định nhiệt nóng chảy của KCl từ sự phụ thuộc giữa độ hòa tan của KCl trong nước và nhiệt độ ko? giải thích ?
cám ơn mọi người nhìu !!!

trannguyen 04-15-2008 10:37 PM

tại sao CCl4 có nhiệt độ sôi tinh chất là 76 đô C.
ethanol có nhiệt độ sôi tinh chất là 78 mà hỗn hợp của nó có nhiệt độ sôi tùy theo hỗn hợp có thể xuống tới 65 độ C được?
không biết có sự nhầm lẫn gì ở đây hay có nguyên tắc nào đó mà mình không biết không nữa mong các bạn và anh chị giải đáp giúp.
xin cám ơn nhiều.

tieulytamhoan 04-15-2008 10:53 PM

[QUOTE=trannguyen;22742]tại sao CCl4 có nhiệt độ sôi tinh chất là 76 đô C.
ethanol có nhiệt độ sôi tinh chất là 78 mà hỗn hợp của nó có nhiệt độ sôi tùy theo hỗn hợp có thể xuống tới 65 độ C được?
không biết có sự nhầm lẫn gì ở đây hay có nguyên tắc nào đó mà mình không biết không nữa mong các bạn và anh chị giải đáp giúp.
xin cám ơn nhiều.[/QUOTE]
Không có gì bất thường đâu bạn ah. Đó là điểm cộng phị của hỗn hợp 2 dd đó. Bạn tham khảo thêm các giản đồ pha lỏng-lỏng và sách hóa lý 1 của thầy Chu Phạm Ngọc Sơn nha. Chúc học tốt! Thân!

trannguyen 04-16-2008 12:44 PM

Ðề: cau hoi thuc tap Hoa Ly 1
 
đúng là em chọn 65 trùng ngay với điểm đẳng phí.
à! tại em suy nghĩ vậy nè
đơn giản là nhiệt độ sôi của cả hỗn hợp phải nằm trong khoảng hai giá trị nhiệt độ sôi của hai chất A và B
mình nghĩ giải thích cho chỗ nay như vậy được không nha.
như vậy có phải chăng là lúc mình lấy hơi ngưng đó chưa phải là lúc dung dịch sôi, sự bay hơi đây có chỉ diễn ra lúc sôi đây phải không nè.còn việc mình cho đá bọt vào tạo điều kiện cho việc bay hơi dể dàng hơn nên đã thấy bọt khí thoát ra ngay trên đá bọt và lầm tưởng đó là đã sôi.
nếu ta để cho dung dịch thật sự sôi sùng sục như dun sôi nước vậy Nghĩa nghĩ là sẽ thu được nhiệt độ sôi vào khoảng 77 đến 78 độ.
góp ý cho lời nhận xét của mình nha

trannguyen 04-16-2008 12:48 PM

Ðề: cau hoi thuc tap Hoa Ly 1
 
giản đồ pha trong sách có câu log n ở 20 độ C tuyến tính với phân mol của CCl4 vậy là mình nghĩ rằng đường chuẩn n và phân mol CCl4 sẽ không cho được đường thẳng (mà cho đường cong-là em nghĩ vậy thôi)và thế là vẽ theo log n và phân mol
đường chuẩn mình vẽ ra rất chuẩn.
mấy thầy cho em hỏi tại sao vẽ theo logn và theo n đều cho ra đường thẳng. trong giáo trình thì huớng dẫn vẽ theo n chứ không theo log n

nanoman 04-17-2008 11:32 PM

Ðề: câu hỏi thực tập Hóa Lý 1
 
[QUOTE]đúng là em chọn 65 trùng ngay với điểm đẳng phí.
à! tại em suy nghĩ vậy nè
đơn giản là nhiệt độ sôi của cả hỗn hợp phải nằm trong khoảng hai giá trị nhiệt độ sôi của hai chất A và B
mình nghĩ giải thích cho chỗ nay như vậy được không nha.
như vậy có phải chăng là lúc mình lấy hơi ngưng đó chưa phải là lúc dung dịch sôi, sự bay hơi đây có chỉ diễn ra lúc sôi đây phải không nè.còn việc mình cho đá bọt vào tạo điều kiện cho việc bay hơi dể dàng hơn nên đã thấy bọt khí thoát ra ngay trên đá bọt và lầm tưởng đó là đã sôi.
nếu ta để cho dung dịch thật sự sôi sùng sục như dun sôi nước vậy Nghĩa nghĩ là sẽ thu được nhiệt độ sôi vào khoảng 77 đến 78 độ.
góp ý cho lời nhận xét của mình nha[/QUOTE]
1. Cho đá bọt vào để tránh hiện tượng quá sôi, bong bóng khí trên đá bọt là không khí hòa tan trong chất lỏng hoặc hơi chất lỏng bám vào (không gây ra lầm tưởng nào về nhiệt độ sôi ở đây cả!). Recall: nhiệt độ sôi là nhiệt độ tại đó áp suất hơi của chất lỏng trên bề mặt bằng áp suất môi trường xung quanh.
2. Sôi sùng sục (nhiều bọt khí thoát ra đồng thời) chính là hiện tượng quá sôi đấy (nhiệt độ lúc đó lớn hơn nhiệt độ sôi thực)

trannguyen 04-26-2008 08:44 PM

mình kiểm tra rồi cả hai đều là đường thẳng hết

thuydung 05-02-2008 03:27 PM

to nanoman:

[QUOTE]Sôi sùng sục (nhiều bọt khí thoát ra đồng thời) chính là hiện tượng quá sôi đấy (nhiệt độ lúc đó lớn hơn nhiệt độ sôi thực)[/QUOTE]

theo mình biết thì không có khái niệm quá sôi trong hóa học, chất lỏng chỉ sôi tại một nhiệt độ xác định dưới áp suất xác định (và tất nhiên là thành phần dung dịch không được thay đổi trong suốt quá trình sôi)
Trong thí nghiệm của các bạn rất dể bị mắc sai số khi đun liên tục, vì hệ không kín hoàn toàn (do hở ở khớp nối, nước hoàn lưu không đủ lạnh, cột hoàn lưu ngắn...) nên khi đun lâu, thành phần dung dịch thay đổi dẩn đến nhiệt độ sôi thay đổi.

Trong phòng thí nghiệm đã ghi chú là hệ có điểm cộng phị mà các bạn không chịu đọc.
[I][COLOR="RoyalBlue"]atbu: trước khi vào phòng thí nghiệm các bạn cần nắm vững lý thuyết[/COLOR][/I]

trannguyen 05-03-2008 05:38 PM

hơ hờ
[QUOTE]atbu: trước khi vào phòng thí nghiệm các bạn cần nắm vững lý thuyết[/QUOTE]
với câu này nữa [QUOTE]Trong phòng thí nghiệm đã ghi chú là hệ có điểm cộng phị mà các bạn không chịu đọc.[/QUOTE]
nghe mà choáng à.

các bạn hơi hơi nặng lời đấy. nhung mà thôi vấn đề đó nhỏ như con thỏ nên bỏ qua đi ha.
để mình hỏi lại câu hỏi cho các bạn thấy cần vững lý thuyết đến đâu ha?
chất A và chất B có nhiệt độ sôi tinh chất ở khoảng 77-79 độ
hơi ngưng được lấy ở nhiệt độ thấp hơn rất nhiều (60). lấy hơi ngưng phải lấy lúc sôi đúng không. vậy 60 là nhiệt gì? nhiệt độ sôi à! nhiệt độ sôi của hỗn hợp sao lậi nhỏ hơn khoảng nhiệt độ sôi của 2 tinh chất. không thấy vô lý à! vậy vấn đề có còn nằm trong quyển giáo trình vài trăm trang không.
[COLOR="Blue"]những từ khó nghe vậy xin các bạn ..... đừng làm mất lòng nhau dù chỉ là ở trên một diễn dàn.chào các bạn [/COLOR]
à với lại việc lấy hơi ngưng đúng là như bạn nói đun quá lâu thì thành phần hh sẽ thay đôi. nhưng không có ai đun lâu đâu mà bạn sợ. khi có dấu hiệu có thể lấy hơi ngưng là ai cũng nhào đi lấy để tiết kiệm thời gian rồi nên bạn không phải sợ đâu.
còn cái dụ "quá sôi thì sao" ai có thâm niên xin giải thích hộ đi:chautroi

thuydung 05-03-2008 10:21 PM

Bạn tieulytamhoan nhắc đến sách của thầy Sơn mới nhớ: có một ví dụ thầy ghi nhầm.
Cuốn sách mình mua xuất bản năm 1998 (Nhiệt động, hóa học cơ bản, tập II), trang 79, dòng thứ 9 từ trên xuống, có ghi ví dụ hệ nước và rượu là hệ sai lệch âm so với ĐL Raoult là bị nhầm rồi. Không biết sách mới có sửa chổ này chưa.
Ở áp suất 1,013 bar, ethanol và nước tạo điểm cộng phị dưới ở 78,174 độ, ethanol sôi ở 78,3 độ. Vậy hệ phải sai lệch dương so với định luật Raoult mới đúng.
Tham khảo: Physical Chemistry 6th, Robert A. Alberty, John Wiley & Sons Pub., trang 143


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:04 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !