Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   Đóng góp ý kiến - MEMBERS' OPINIONS (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=7)
-   -   Những câu nói lỗi thời trong giáo dục (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=15489)

trathanh 10-13-2010 12:29 AM

Những câu nói lỗi thời trong giáo dục
 
copy [url]http://www.mathvn.com/2010/10/nhung-cau-noi-loi-thoi-ve-giao-duc.html[/url]

+ "Học một biết mười"
Chúng ta dường như quá ảo tưởng và kỳ vọng vào con em mình. Những cháu nào lanh lợi một chút thì ngợi ca là “học một biết mười”. Theo nhiều nhà sư phạm, chuyện “học một biết mười” chỉ nên xem như một cách nói mang tính tượng trưng, kiểu ngoa dụ.
Học một biết một đã là quý lắm rồi! Hãy yêu cầu các em học một biết lấy một cái đã. Biết cái gì chắc cái đó, biết thật cơ bản và sâu sắc.
Cái lối “biết mười” của chúng ta xưa nay chẳng qua chỉ là hiểu biết vặt vãnh, vụn vặt, chắp vá. Cứ tung hô cái lối “học một biết mười”, vô hình chung, chỉ đẻ ra đủ thứ láu cá, mẹo mực trong học tập, tạo ra thói chủ quan, hiếu thắng, ảo tưởng trong học sinh, thậm chí còn khuyến khích việc học thêm không cần thiết.

+ "Không thầy đố mày làm nên"
Câu nói này rất quen thuộc với nhiều thế hệ trước đây. Câu này nếu như chỉ nói với dụng ý đánh gia cao vai trò của người thầy thì có lẽ chẳng nói làm gì. Thế nhưng nhiều người lại tuyệt đối hoá nó.
Có thầy mà “làm nên” là việc đã đáng khen rồi. Nhưng không thầy mà “làm nên” càng phải đáng khen hơn nữa chứ. Trên đời này thiếu gì người tự học hỏi mà thành công. Ông Nguyễn Cẩm Luỹ có được học hành đến nơi đến chốn đâu mà sao vẫn di chuyển được toà nhà hàng ngàn tấn? Mấy anh thợ cơ khí Hai Lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có học chế tạo máy đâu mà vẫn cho ra lò hết loại máy này đến máy khác?
Không nên tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. Điều này tạo cho học sinh tính thụ động, ỷ lại và tự ti. Có lẽ, đã đến lúc phải bảo cho các em biết được rằng, có thầy hướng dẫn thì thuận lợi hơn, nhưng không có thầy các em vẫn có thể học được. Trong nhà trường hiện cũng đang thực hiện nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm”, tức là các em chính là người chủ động đi tìm kiến thức, giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn, gợi mở.
Trong cuộc sống hôm nay, có đủ thứ cần phải học mà cái gì cũng phải có ông thầy thì liệu còn học được gì? Phải chăng chính vì cái tư duy “Không thầy đố mày làm nên” nên đã đẻ ra đủ các kiểu học thêm học nếm như ngày hôm nay?

+ "Nhất tự vi sư..."
Câu này thường thấy trên báo chí vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Với một dân tộc tôn sư trọng đạo, mang nặng triết lý thứ bậc Quân - Sư - Phụ như dân tộc chúng ta thì việc người ta hay nói “một chữ cũng là thầy” xem ra cũng dễ hiểu.
Câu này - cũng giống như với “không thầy đố mày làm nên” - nếu chỉ với ý nghĩa đề cao vai trò, công lao của người thầy thì không sao.
Thế nhưng nhiều người lại coi như một khẩu hiệu và thực hiện theo nó một cách máy móc.

+ “Hơn một chữ cũng là thầy” chỉ nên hiểu là một cách nói có ý nghĩa tương đối để mỗi người luôn tự ý thức học hỏi vươn lên. “Hơn một chữ” chưa thể “làm thầy” được và chỉ có “chữ” không thôi cũng không thể làm thầy được.

+ Trí - đức - thể - mỹ
Câu này thường thấy trong mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Có nghĩa là nhà trường của chúng ta phải đào tạo những con người có đầy đủ trí - đức - thể - mỹ.
Thực ra, đây là ước mơ của cả nhân loại trên thế gian này. Nhưng vấn đề ở chỗ có đạt được một con người toàn vẹn, tròn vo như thế?
Có thể mục tiêu này là cái đích phấn đấu, nhưng đáng nói ở chỗ, hình như nó lại ít nhiều ảnh hưởng, thậm chí quy định phương pháp giảng dạy và yêu cầu học tập.
Chính vì thế nên người ta mới bắt học sinh phải trở thành những nhà mỹ thuật tài ba, những vận động viên chuyên nghiệp?!
Điều đó có đáng không khi mà năng khiếu mỗi em một khác?
Thế nên mới có chuyện bài mỹ thuật, thủ công học sinh nhờ phụ huynh làm giúp, bởi thế mới có chuyện đau lòng học sinh tử vong khi học môn thể dục.
Ở đây có sự mâu thuẫn. Ngành giáo dục đang cố dạy theo nguyên tắc phân hoá trong giáo dục (phân ban), có nghĩa dạy học hướng tới từng cá thể học sinh, phát huy năng lực mỗi em. Vậy thì làm sao đòi hỏi được đầy đủ trí, đức, thể, mỹ?
Cũng may là mới đây, dường như nhận thấy sự mẫu thuẫn nói trên, nên ngành đã thay đổi cách đánh giá ở một số môn năng khiếu.

Theo VNN

cattuongms 10-13-2010 06:17 AM

Nhiều khi một người nào đó mang một vấn đề ra, tìm đủ thứ để moi móc nhằm làm cho nó xấu đi, cái đó mà cũng gọi là phân tích,theo em ta không nên nhìn theo hướng tiêu cực như vậy.

HoahocPro 10-13-2010 10:59 AM

[QUOTE=cattuongms;70350]Nhiều khi một người nào đó mang một vấn đề ra, tìm đủ thứ để moi móc nhằm làm cho nó xấu đi, cái đó mà cũng gọi là phân tích,theo em ta không nên nhìn theo hướng tiêu cực như vậy.[/QUOTE]

Thế theo bạn nhìn tiêu cực là như thế nào? Theo tớ thấy thì đây phần nhiều là thực tế đấy. Chính tớ đã trải qua mấy vụ này, sao lại không rõ. "Không thầy đố mày làm nên" sao? Tớ đi thi Quốc Gia thầy cô nào dạy đâu? Chẳng qua là lên lớp nói vài buổi, toàn những thứ vớ vẩn, thế đủ trình độ thi QG 2 năm không? Thế mà lúc đi nhận giải vẫn được khen là "cô đào tạo được học sinh giỏi cấp QG"! Toàn là rập khuôn máy móc.
Tất nhiên xã hội có nhiều cái đổi mới, nhưng cũng tùy cách thay đổi, và tùy nơi nữa. Việc đúng - sai, tích cực hay tiêu cực hãy để mỗi người tự suy nghĩ trong điều kiện hoàn cảnh của mình.

cattuongms 10-13-2010 09:31 PM

[QUOTE=HoahocPro;70359]Thế theo bạn nhìn tiêu cực là như thế nào? Theo tớ thấy thì đây phần nhiều là thực tế đấy. Chính tớ đã trải qua mấy vụ này, sao lại không rõ. "Không thầy đố mày làm nên" sao? Tớ đi thi Quốc Gia thầy cô nào dạy đâu? Chẳng qua là lên lớp nói vài buổi, toàn những thứ vớ vẩn, thế đủ trình độ thi QG 2 năm không? Thế mà lúc đi nhận giải vẫn được khen là "cô đào tạo được học sinh giỏi cấp QG"! Toàn là rập khuôn máy móc.
Tất nhiên xã hội có nhiều cái đổi mới, nhưng cũng tùy cách thay đổi, và tùy nơi nữa. Việc đúng - sai, tích cực hay tiêu cực hãy để mỗi người tự suy nghĩ trong điều kiện hoàn cảnh của mình.[/QUOTE]

_________
Tất nhiên . Theo em bất cứ 1 lĩnh vực nào không trừ giáo dục đều có những phần "ngoại lệ","tiêu cực" thậm chí trong giáo dục có khi còn tiêu cực nhiều hơn: Chẳng hạn chị họ em học bằng giỏi sư phạm Văn nhưng giờ vẫn đi dạy hợp đồng. Nhiều học sinh ngất khi tập thể dục, nhiều học sinh chỉ nghiên cứu sách vở không đi học thêm vẫn thi đỗ đại học vv..
- Nhưng không vì những cái "ngoại lệ", "tiêu cực", nhiều nhiều đó mà đã vội vàng kết luận một chủ trương, chính sách của giáo dục, vai trò của người thầy trong trường học, nếu không cần gì phải đến lớp.
- Chữ cái A, B, C đầu tiên chúng ta học là do ai dạy, chẳng nhẽ nhìn sách là học được à.
- Lễ giáo, phong tục của người Việt nằm ẩn chứa trong các câu ca dao, tục ngữ, trâm ngôn đó, không chỉ được hiểu bởi nghĩa đen như các anh phân tích mà nó còn chứng minh phong tục kính thầy, mến bạn của học sinh Việt Nam.
- Không chỉ một học sinh ngất hoặc tử vong trong nhà trường khi tập thể dục mà đã vội phê phán đức, trí, thể, mỹ. Nếu nhìn cái được của môn TD mang lại sau những giờ học căng thẳng tính toán thì có lẽ tác giả không phê phán như vậy.
Tóm lại theo em ta không nên nhìn chi tiết quá một vấn đề, mà trước đó hãy bao quát nó cân nhắc lợi ích của nó mang lại cho đa số rồi hãy phê phán. Nếu được vậy thì có lẽ hay hơn.

KyuKen 10-13-2010 10:01 PM

Các bác ui! Cái gì cũng có 2 mặt của nó vậy! Cùng 1 quả bóng nhưng cũng có người nói nó màu đen hay nó màu trắng. Ko thể kết luận tuyệt đối cái gì đâu, đến Einstein cũng nói là ko có gì là tuệt đối mà.
À! HoahocPro-senpai ui! Cho e hỏi, senpai ôn thi như thế nào mà hay vậy ạ. Truyền cho e chút kinh nghệm đc ko? Năm nay e cũng thi senpai ạ!:012::012:

Molti 10-13-2010 10:07 PM

[QUOTE]- Lễ giáo, phong tục của người Việt nằm ẩn chứa trong các câu ca dao, tục ngữ, [COLOR="Red"]trâm[/COLOR] ngôn đó, không chỉ được hiểu bởi nghĩa đen như các anh phân tích mà nó còn chứng minh phong tục kính thầy, mến bạn của học sinh Việt Nam.- Không chỉ một học sinh ngất hoặc tử vong trong nhà trường khi tập thể dục mà đã vội phê phán đức, trí, thể, mỹ. Nếu nhìn cái được của môn TD mang lại sau những giờ học căng thẳng tính toán thì có lẽ tác giả không phê phán như vậy.
Tóm lại theo em ta không nên nhìn chi tiết quá một vấn đề, mà trước đó hãy bao quát nó cân nhắc lợi ích của nó mang lại cho đa số rồi hãy phê phán. Nếu được vậy thì có lẽ hay hơn.[/QUOTE]

Hi bạn Cattuong. Ở bài này tác giả không hề phê phán câu "châm" ngôn của ông cha ta ngày xưa là sai mà cái sai là ở chính cách mà 1 số thầy cô, học sinh(không phải là tất cả) hiểu và áp dụng nó trong thực tế. Tác giả cũng không hề có ý thay mặt 1 tập thể nào đó phê phán cả 1 hệ thống giáo dục lâu nay là hoàn toàn sai hướng mà chỉ đưa ra 1 vài nhận định cá nhân mà thôi, bạn có vẻ đã đi hơi xa so với ý của bài viết
Về thực tế mà mình thấy được ở xung quanh mình thì việc hiểu sai tư tưởng "không thầy đố mày làm nên" là rất phổ biến, đa số học sinh hầu như lệ thuộc vào thầy cô, thầy cô ở lớp giảng bài hơi khó hiểu là lập tức chê bai thầy cô dạy kém này nọ và tìm ngay 1 thầy cô nổi tiếng nào đó để được giảng lại trong khi đó không hề tự mở sách tìm tòi vấn đề đó..
Còn về phần thầy cô thì cũng có một số dạy học sinh theo kiểu máy móc thật sự, có bao nhiêu thì giảng hết viết hết mà lại quên đi cái chính ở giáo dục là dạy cách tư duy, cách tự học, cách tìm tòi vấn đề, cách tự đặt câu hỏi và giải quyết câu hỏi...
2 điều trên thật sự rất bất cập, thực tế mình đã gặp tình trạng thế này: thầy cô dạy kiến thức vừa phải, đặt ra các câu hỏi, hướng học sinh đến ý thức tự học thì lại bị sự phản đối của học sinh là dạy ít, không nhiệt tình . Thầy cô dạy hết chép hết.. thì học sinh lại đâm ra lười suy nghĩ và thiếu tư duy tìm tòi, đến khi gặp vấn đề khác thì lúng túng, không có khả năng giải quyết và lại ---> tìm thầy cô

cattuongms 10-13-2010 10:18 PM

[QUOTE=Molti;70442]Hi bạn Cattuong. Ở bài này tác giả không hề phê phán câu "châm" ngôn của ông cha ta ngày xưa là sai mà cái sai là ở chính cách mà 1 số thầy cô, học sinh(không phải là tất cả) hiểu và áp dụng nó trong thực tế. Tác giả cũng không hề có ý thay mặt 1 tập thể nào đó phê phán cả 1 hệ thống giáo dục lâu nay là hoàn toàn sai hướng mà chỉ đưa ra 1 vài nhận định cá nhân mà thôi, bạn có vẻ đã đi hơi xa so với ý của bài viết
Về thực tế mà mình thấy được ở xung quanh mình thì việc hiểu sai tư tưởng "không thầy đố mày làm nên" là rất phổ biến, đa số học sinh hầu như lệ thuộc vào thầy cô, thầy cô ở lớp giảng bài hơi khó hiểu là lập tức chê bai thầy cô dạy kém này nọ và tìm ngay 1 thầy cô nổi tiếng nào đó để được giảng lại trong khi đó không hề tự mở sách tìm tòi vấn đề đó..
Còn về phần thầy cô thì cũng có một số dạy học sinh theo kiểu máy móc thật sự, có bao nhiêu thì giảng hết viết hết mà lại quên đi cái chính ở giáo dục là dạy cách tư duy, cách tự học, cách tìm tòi vấn đề, cách tự đặt câu hỏi và giải quyết câu hỏi...
2 điều trên thật sự rất bất cập, thực tế mình đã gặp tình trạng thế này: thầy cô dạy kiến thức vừa phải, đặt ra các câu hỏi, hướng học sinh đến ý thức tự học thì lại bị sự phản đối của học sinh là dạy ít, không nhiệt tình . Thầy cô dạy hết chép hết.. thì học sinh lại đâm ra lười suy nghĩ và thiếu tư duy tìm tòi, đến khi gặp vấn đề khác thì lúng túng, không có khả năng giải quyết và lại ---> tìm thầy cô[/QUOTE]

Bạn cứ nhìn cái tựa đề mà tác giả đưa ra thì sẽ thấy : Theo mình cái đó chỉ là phần phân tích một số người hiểu quá các câu nói đó thì phải, chứ nói nó lỗi thời thì hơi quá. Nó vẫn còn nguyên giá trị nhân văn đó chứ.

HORIZON 10-13-2010 10:20 PM

Sống, học tập, lao động ta luôn có những người thầy. Có thể là người dạy ta trên lớp, hoặc một người mới gặp, cũng có thể ta chỉ nhìn và học theo. Thầy trong tục ngữ Việt Nam là người, vật, sự kiện cho ta những bài học mà ta từ đó phát triển và hoàn thiện bản thân.
Mình nghĩ bạn nói thầy cô dạy vớ vẩn, đó là ý kiến chủ quan, có thể bạn không cần, nhưng những quyển sách bạn đọc từ trên trời rơi xuống sao? Những kiến thức bạn có được đến từ đâu, thì đó là thầy của bạn đó. Và cũng nhắc bạn, tài phải đi với đức mới thành công được!
Thân ái.

ncaothach 10-13-2010 10:30 PM

[QUOTE=HoahocPro;70359]Thế theo bạn nhìn tiêu cực là như thế nào? Theo tớ thấy thì đây phần nhiều là thực tế đấy. Chính tớ đã trải qua mấy vụ này, sao lại không rõ. "Không thầy đố mày làm nên" sao? Tớ đi thi Quốc Gia thầy cô nào dạy đâu? Chẳng qua là lên lớp nói vài buổi, toàn những thứ vớ vẩn, thế đủ trình độ thi QG 2 năm không? Thế mà lúc đi nhận giải vẫn được khen là "cô đào tạo được học sinh giỏi cấp QG"! Toàn là rập khuôn máy móc.
Tất nhiên xã hội có nhiều cái đổi mới, nhưng cũng tùy cách thay đổi, và tùy nơi nữa. Việc đúng - sai, tích cực hay tiêu cực hãy để mỗi người tự suy nghĩ trong điều kiện hoàn cảnh của mình.[/QUOTE]

Mình đồng ý với cách nói của bạn và chính mình cũng thấy như vậy, cái khái niệm thầy cô dạy giỏi thì cũng có thật nhưng nhìn ở gốc độ ai học thầy cô đó, người học giỏi thì theo ai cũng giỏi, với lại có những Giảng viên khi dạy dùng power point cứ ngồi một chổ và chiếu lên mấy cái slide rồi đọc y như các cái dòng chữ trên đó. Nếu vậy thì ở nhà hay vô thư viện đọc hay hơn.

cattuongms 10-13-2010 10:53 PM

[QUOTE=ncaothach;70449]Mình đồng ý với cách nói của bạn và chính mình cũng thấy như vậy, cái khái niệm thầy cô dạy giỏi thì cũng có thật nhưng nhìn ở gốc độ ai học thầy cô đó, người học giỏi thì theo ai cũng giỏi, với lại có những Giảng viên khi dạy dùng power point cứ ngồi một chổ và chiếu lên mấy cái slide rồi đọc y như các cái dòng chữ trên đó. Nếu vậy thì ở nhà hay vô thư viện đọc hay hơn.[/QUOTE]
______________________
Humm, nói như các anh thì các thầy cô giáo, sinh viên tình nguyện lên vùng cao xóa mù chữ làm gì? Nhà nước ta chỉ cần in sách mang lên đó cho học sinh đọc là biết đọc, biết viết thôi.
- Có thể các anh có khả năng đó, nhưng thử hỏi cả nước ai cũng giỏi và có điều kiện như các anh sao. Học sinh ở nông thôn, vùng cao có đủ điều kiện học như các anh để tự học được à ? Theo em vấn đề này không nên bàn luận thêm nữa.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:26 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !