Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=29)
-   -   Lửa (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=1677)

Dinh Tien Dung 06-14-2007 10:14 AM

Lửa
 
Lửa có phải là một hiện tượng liên quang đến phổ không?

minhtruc 06-14-2007 10:47 AM

[QUOTE=nguyen heo]anh ơi giải giùm em đi![/QUOTE]
Lửa là một hỗn hợp các gốc tự do, các ion, các phân tử, nguyên tử của các chất oxid hóa (trong không khí đó là oxy) và chất khử (còn gọi là nhiên liệu, trong đời thường đó là các chất cháy)-Gọi tắt là hỗn hợp cháy-Trong vật lý hỗn hợp này gọi là trạng thái plasma. Khi có tác nhân kích hoạt bằng nhiệt độ, chất khử và chất oxid hóa phản ứng mãnh liệt với nhau theo cơ chế dây chuyền, các gốc tự do tạo thành, phản ứng tỏa nhiệt rất mãnh liệt, làm cho hỗn hợp các gốc tự do, các ion, các nguyên tử, phân tử bị chuyển lên trạng thái kích thích. Chúng chỉ tồn tại trong trạng thái kích thích trong một thời gian rất ngắn do năng lượng bị mất đi bởi truyền nhiệt, chúng nhanh chóng chuyển về trạng thái cơ bản. Từ mức năng lượng cao về trạng thái cơ bản theo nguyên tắc sẽ phát ra bức xạ là ánh sáng mà ta nhìn thấy. Tùy loại chất cháy (chất khử) sẽ cho ra các hỗn hợp cháy khác nhau, bức xạ phát ra cũng khác nhau từ UV tới VIS tới IR, đó cũng là nguyên nhân khi ta đốt các loại vật liệu khác nhau thì màu sắc ngọn lửa cũng khác nhau.

Vũ Khánh Mai Anh 06-15-2007 05:45 PM

Vậy tại sao ngọn của ngọn lửa (có vẻ hơi khó hiểu nhỉ, :D) luôn hướng lên phía trên ạ? Đỉnh của lửa ấy mà, cái phần mà (chẳng biết giải thích sao nữa) táp lên trên ấy...

Dinh Tien Dung 06-15-2007 08:10 PM

Có lẽ nó táp lên trên vì phía dưới đốt mà. Có lẽ táp ngược chiều với nơi đốt

minhtruc 06-16-2007 09:35 AM

[QUOTE=Vũ Khánh Mai Anh]Vậy tại sao ngọn của ngọn lửa (có vẻ hơi khó hiểu nhỉ, :D) luôn hướng lên phía trên ạ? Đỉnh của lửa ấy mà, cái phần mà (chẳng biết giải thích sao nữa) táp lên trên ấy...[/QUOTE]
Đơn giản đó là do đối lưu của không khí, dòng không khí nóng bốc lên trên, luồng không khí lạnh tràn vào từ dưới lên theo đối lưu, làm ngọn lửa hướng ngọn của nó lên trên.

benny 07-01-2007 07:33 PM

và theo tớ được biết thêm là chính vì hiện tượng đối lưu của ngọn lửa đã gây ra môi trương không đồng tính -> ảo giác xuất hiện khi ta nhìn cảnh vật xuyên quan ngọn lửa hay lúc trời nắng chạy xe trên đường nhìn phía trước thấy như có nước

benny 07-01-2007 09:29 PM

Có ai cho tớ biết hàn the là gi? Công thức phân tử, lợi hại ra sao?
Còn về men răng, tại sao chúng ta lại bị sâu (giải thích dựa vào phản ứng hóa học)?
Chúc vui ve.

cu_Tèo_mê_học_Hóa 07-01-2007 11:11 PM

:matkinh ( Theo nguồn thông tin của Tèo thì hàn the (hay Borax) là Na2B4O7.10H2O hay Na2[B4O5(OH)4].8H2O :ot ( Chúc bạn vui :nhamhiem

:matheo( Còn về sâu răng thì Tèo nhớ coi trên TV đâu đó nói là trong răng chúng ra có vi khuẩn. :heorung( Nếu chung ta ăn ngọt thì nó sẽ chuyển hóa đường thành acid, phá hỏng men răng. :danhnguoi

benny 07-03-2007 04:35 PM

ừm, nhưng sao bạn ko giải thích trên phản ứng hóa học đối với men răng??? :quyet (

Lemon Tea 07-05-2007 01:08 PM

Cho em hỏi tại sao lúc bật quẹt gas thì tại sao ngọn lửa lại chia làm 2 phần:
- Màu xanh dương ở ngay trên bộ phận phát lửa
- Màu vàng đậm ở phần đầu của ngọn lửa
Quá trình chuyển từ ngọn lửa màu xanh sang ngọn lửa màu vàng đậm có gây ra phản ứng hóa học hay không?:ngo 1 (


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:34 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !