Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Lý thuyết hóa học phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=2661)

linh 03-25-2006 09:14 PM

Câu hỏi hóa vô cơ
 
xinh thầy cho em hỏi:tại sao khi nung thanh sắt thì tạp chất lại tập trung tại phần bị nung

minhtruc 08-17-2006 12:17 PM

[QUOTE=quiphong]MẤY ANH CHỊ CHO EM HỎI GIỮA SẮT VÀ INOX CÁI NÀO NẶNG HƠN VẬY. CÁI NÀO CÓ TỈ TRỌNG LỚN HƠN. :pocolo ([/QUOTE]
Tỉ trọng của Fe khoảng 7.2g/cm3 (tra tỉ trọng các vật liệu trong trang [url]http://www.mcelwee.net/html/densities_of_various_materials.html[/url]). Trong khi đó tỉ trọng của inox thì tùy thuộc vào hàm lượng Crom (Ít nhất phải có trên 12% crom) dao động trong khoảng 7.6-8.0 g/cm3

aqhl 08-31-2006 12:04 PM

Lý thuyết acid-baz
 
Con người có lẽ đã ý thức về acid và baz từ thời tiền sử. Giấm, sữa chua, nước chanh đều có vị chua là các acid (tiếng Latin acere nghĩa là chua); baz liên quan trong các quá trình nung đá vôi tạo vôi tôi (CaO), nước rửa tro (Na2CO3 & K2CO3) trộn nước vôi Ca(OH)2 tạo NaOH & KOH; alkaline (baz) xuất phát từ tiếng Ả Rập al-qily nghĩa là roasting hay calcined ashes. Khoảng năm 700 các nhà giả kim Ả Rập đã điều chế được HNO3 và acid acetic. Kỹ thuật tạo xút từ tro đã có từ những năm 900. Khoảng năm 1200, H2SO4 được tổng hợp. Khoảng năm 1600, nhà máy nhỏ sx acid và muối (pư trung hòa) được xây dựng. Khoảng 1660, Robert Boyle phát hiện acid chuyển quỳ thành đỏ, baz chuyển quỳ thành xanh.

Lý thuyết acid - baz đầu tiên do Antoine Laurent Lavoisier đề xuất những năm 1770. Ông cho rằng tính acid là do oxygen tạo nên (HNO3, H2SO4). Lý thuyết này sụp đổ vào những năm 1800 khi Humphry Davy với acid HCl và Joseph Gay-Lussac với acid HCN cho thấy ko có oxygen trong phân tử.

Khoảng năm 1830, Justus von Liebig định nghĩa acid là chất chứa hydrogen có thể bị thay thế bởi kim loại và baz làm chất có thể trung hòa acid.

Khoảng năm 1880, lý thuyết acid baz Arrhenius ra đời. Arrhenius định nghĩa acid là chất phân ly trong nước cho H+, baz là chất phân ly trong nước cho OH-. Lý thuyết này có hạn chế như không giải thích được khi dung môi khác nước, tại sao NH3 là baz, H+ tồn tại trong nước dạng nào...

Lý thuyết Bronsted-Lowry ra đời năm 1923 là bổ sung quan trọng cho lý thuyết Arrhenius. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất cho H+, baz là chất nhận H+. Lý thuyết này mở rộng rất nhiều các acid và baz. Lý thuyết này được dùng nhiều nhất trong thực tiễn.

Lý thuyết acid-baz tổng quát hơn lý thuyết Bronsted-Lowry cũng ra đời năm 1923 do Gilbert Newton Lewis đề xuất. Ông định nghĩa acid là chất nhận cặp e, và baz là chất cho cặp e.

Một số lý thuyết acid baz khác là Lý thuyết hệ dung môi (solvent-system theory), lý thuyết Lux-Flood, lý thuyết Usanovich. Lý thuyết hệ dung môi xuất hiện trước lý thuyết Lewis. Lý thuyết này coi dung môi có thể tách thành 2 phần tử mang điện tích âm và điện tích dương. Acid là chất khi cho vào dung môi làm tăng phần tử điện tích dương hoặc giảm phần tử mang điện tích âm. Baz thì ngược lại. Lý thuyết Lux-Flood định nghĩa acid là chất nhận ion O(2-), baz là chất cho ion O(2-). Lý thuyết Usanovich là lý thuyết tổng quát nhất. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất nhận các phần tử mang điện tích âm hoặc cho các phần tử mang điện tích dương. Vì lý thuyết này bao hàm cả các pư oxy hóa khử nên ít được dùng.

Vào những năm 1930, các superacid bắt đầu được tổng hợp. Đến những năm 1970, SbF5 được thêm vào các superacid tạo ra các acid có độ mạnh hàng ngàn tỷ lần mạnh hơn H2SO4. George A Olah (Nobel Chemistry 1994) tổng hợp ra các acid này và ông gọi là các acid ma thuật. Các acid này có thể cho H+ cho bất kỳ chất nào. Superbaz xuất hiện từ những năm 1850. Các superbaz chủ yếu là các alkali-organyl như butyl-potassium có thể lấy H+ từ bất cứ chất nào.

Đến nay vẫn chưa có lý thuyết nào giải thích tính acid-baz của các superacid và superbaz. Chúng ta có quyền hy vọng các nhà HÓA HỌC Việt Nam sẽ đưa ra lý thuyết cho các acid - baz ma thuật này chăng ?

longraihoney 10-05-2006 04:14 PM

Hỏi về H4SiO4 và quá trình phong hóa đá
 
cho em hỏi vài nét về tính chất hoá học của chất đó...

Và ai đó làm ơn cho em biết vài công thức hoá học của các loại đá dễ bị phong hoá hoá học đi ạ... ( thay đổi tính chất hoá học trong dk thông thường hay mưa rơi...) thankss

aqhl 10-06-2006 03:25 AM

H4SiO4 chỉ là 1 acid yếu thôi, pKa1=9.84, pKa2=13.2.

Tùy vào loại đá sẽ có thành phần chính khác nhau:

[IMG]http://img239.imageshack.us/img239/7217/rockmj3.jpg[/IMG]

phunggiathinh 10-16-2006 09:27 PM

Hỏi về chất xúc tác
 
Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?
Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau (

bluemonster 10-16-2006 11:26 PM

[QUOTE=phunggiathinh]Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?[/quote]
Về cơ chế chung xúc tác làm giảm Ea của process, đó là do chất xúc tác tạo với tác chất phản ứng một intermediate có năng lượng bền hơn nếu là intermediate đó đứng riêng một mình mà ko có sự giúp đỡ của xúc tác.
Chẳng hạn như một vài phản ứng hữu cơ mà xúc tác thấy rất rõ nhé :
+Bạn lật tới bài alkene của sách hữu cơ thầy Thạch, sẽ thấy tác dụng của hệ xúc tác Ni - Pd tới việc hình thành intermediate, bằng cách hệ xúc tác này sẽ hấp phụ hydrogen, và chỉ đợi thằng alkene tới phản ứng, thao tác này làm giảm hẳn động năng của hydrogen, cũng như làm cho việc attack hydrogen vào double bond của alkene trở nên dễ dàng hơn.
+MỘt phản ứng nữa, đó là xúc tác Hg2+ trong phản ứng ức chế phản ứng cộng vào alkyne, tác nhân là H2O, nó sẽ tạo ra intermediate vòng có năng lượng thấp hơn nhiều so với việc tạo trực tiếp carbocation mà cation site nằm ngay C sp2 - một nguyên tử có độ âm điện cũng cao ! Nên nhớ rằng, khi cation site đính trên nguyên tử có độ âm điện lớn thường rất không bền, năng lượng của hệ tăng cao !!!
+Hay một phản ứng thú vị nữa mà ở đây, xúc tác cũng chính là môi trường tất yếu, đó là khi tổng hợp ra hợp chất Grihnar (hix, hình như ghi sai, mà đại loại là hợp chất hữu cơ kim loại hay hợp chất cơ kim), ether ở đây đóng vai trò là môi trừơng non-proton cho thằng cơ kim tồn tại, mặt khác, phải dùng ether chứ ko thể dùng những thằng khác vì Oxygen ở đây đem cặp electron của nó làm bền hoá sản phẩm. hix, nói tới đây mới thấy hơi nhầm, đây ko phải tác dụng xúc tác, nhưng nó cũng một phần thúc đẩy tiến trình phản ứng sinh ra cơ kim, để cho Oxygen làm bền.

[quote]
Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau ([/QUOTE]
Cái này mình ko rõ lắm, phải nhờ mấy sếp catalyst như aqhl, hay nguyencyberchem, hanh_khat thui !!! :doctor (

kenshin 10-22-2006 01:15 PM

Su Phan Cuc
 
Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi

bluemonster 10-22-2006 02:09 PM

[QUOTE=kenshin]Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi[/QUOTE]
Cái này cũng dễ hiểu thôi bạn !!! Theo như bạn nói thì chất phân cực dễ tan trong dung môi phân cực và ngược lại, chứ đâu có nói là ko tan hoàn toàn đâu !!!
Thực chất thì I2 có tan một phần trong benzene, tỉ lệ giữa I2 trong pha phân cực với I2 trong pha ko phân cực được gọi là hệ số phân bố !!!
Hệ số phân bố trong những điều kiện nhiệt độ áp súat nhất định thì bằng constant !!!
Thế nhé !!!
:ot (

lmqcuong1611 10-23-2006 09:06 PM

Kích thước nguyên tử
 
Chào mọi người trên diễn đàn !
Hôm nay trong giờ học anh văn chuyên ngành, thầy tui hỏi: em có nhìn thấy kính hiển vi điện tử chưa? sau đó thầy hỏi : ta có thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử không ? Tui đã trả lời là không thấy được.Thầy tui nói là mình có thể nhìn thấy nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử. Tui hong biết đúng hay sai nữa, nhưng theo tui biết là mình không thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi mà. Thế ý kiến của mấy bạn thì sao ?


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:13 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !