Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   PHYSICAL ORGANIC CHEMISTRY (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=34)
-   -   Xác định tốc độ phản ứng!!! (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=5890)

nguyencuong 11-18-2008 08:39 AM

Xác định tốc độ phản ứng!!!
 
Các bạn biết cách nào để xác định tốc độ của một phản ứng hóa học không?Giúp mình với.:ngungay (

chempaint 11-18-2008 09:56 AM

ủa cái này ,có dạy mà
-thông thường phương trình động học tuân theo bậc 1 hay 2
-Vì thế bạn làm thí nghiệm xem thử tuân theo phương trình nào?rồi áp dụng theo phương trình đó tính ra k(tốc độ phản ứng).Dùng excel tinh cho nhanh
-chú ý tuân theo phương trình động học khi độ lệch là (R>0.95)
-

C.H.V 01-31-2009 07:15 AM

1 Attachment(s)
Đây là một bài làm thực tập về khảo sát động học. Trong đó có quá trình làm thực nghiệm nên có thể giúp bạn hiểu thêm về quá trình khảo sát động học.

THUYET MO 04-16-2009 09:23 PM

Theo mình được biết thì để tìm pt tốc độ ,người ta sử dụng pp qui ước xác định sự biến thiên của nồng độ một chất hay một số chất theo thời gian .Trên cơ sở đó có thể xác định được tốc độ phản ứng .
Viếc khảo sát tốc độ phản ứng sẽ đơn giản hơn nếu biết được hệ số tỷ lượng trong pt phản ứng ,phản ứng diễn ra một cách hoàn toàn,không tạo ra sản phẩm trung gian ,không có phản ứng phụ .trong trường hợp có thể ghi được đường cong của sự phụ thuộc nồng độ vào thời gian ,người ta xác định tốc độ phản ứng bằng cách kẻ đường tiếp tuyến với đường cong tại thời điểm bất kì .
Thân ái .

manminhtiep 05-02-2009 11:33 AM

mình đang học chương trình đại cương a2, thứ 2 thi rồi, tiên sinh nào hlep dùm mình
cân bằng hóa học Kcb luôn là hằng số lúc cân bằng vì Kcb = V nghịch / V thuận mà cả 2 đều const cả
cho pứ nào cũng tuân theo đl tác dụng khối lượng
khi phản ứng được nhân đôi hệ số của phương trình thì K'cb = ( Kcb )^2
khi phản ứng được chia đôi hệ số của phương trình thì K'cb = ( Kcb )^1/2
nếu vậy thì còn gì là Kcb không đổi đc
thanks !!

longraihoney 05-02-2009 12:26 PM

[QUOTE=manminhtiep;38446]mình đang học chương trình đại cương a2, thứ 2 thi rồi, tiên sinh nào hlep dùm mình
cân bằng hóa học Kcb luôn là hằng số lúc cân bằng vì Kcb = V nghịch / V thuận mà cả 2 đều const cả
cho pứ nào cũng tuân theo đl tác dụng khối lượng
khi phản ứng được nhân đôi hệ số của phương trình thì K'cb = ( Kcb )^2
khi phản ứng được chia đôi hệ số của phương trình thì K'cb = ( Kcb )^1/2
nếu vậy thì còn gì là Kcb không đổi đc
thanks !![/QUOTE]

Em xin bày tỏ vài quan điểm của mình về câu hỏi của anh, có gì sai sót xin được học hỏi thêm.
Về vấn đề hằng số cân bằng ( nồng độ, áp suất, phần mol ...) thì chúng ta nên hiểu từ "không đổi" với ý là ở một điều kiện vật lí cụ thể nào đó (đặc trưng của mỗi loại hằng số) thì nó luôn có một "giá trị ý nghĩa xác định", nghĩa là khi nhân hay chia hệ số cho một số nguyên dương nào đó, nó sẽ thay đổi về trị số nhưng về mặt ý nghĩa của nó là không đổi ( mình ráp vào tính ra các đại lượng trong cân bằng đều là con số cũ mà thôi).
Từ đó ta có thể thấy rằng khái niệm hằng số cân bằng là một hằng số ở một giá trị xác định chỉ mang tính tương đối và phải hiểu theo "giá trị ý nghĩa xác định" thì mới chính xác vì với mỗi phương trình cân bằng nó mang một "giá trị hình thức" khác nhau, sự thay đổi đó không làm khác đi bản chất của vấn đề, có ý nghĩa là cách viết mà thôi!
Còn khi có sự thay đổi của các đại lượng vật lí như nhiệt độ, áp suất ... thì lúc đó sự thay đổi trị số mới là có ý nghĩa đối với hệ đang xét chứ không đơn thuần chỉ là cách viết.
Ở bậc phổ thông(có lẽ ở đại học nữa), các thầy ở trường sư phạm đã có rất nhiều tranh luận về hằng số cân bằng, bởi vì có sự mâu thuẫn giữa cách viết và ý nghĩa của nó. Nhất là về vấn đề đại lượng này có THỨ NGUYÊN hay không!?
Tuy là sinh viên nhưng em nghĩ anh có thể tham khảo một số sách của thầy Trần Thành Huế viết cho học sinh phổ thông để có thể hiểu sâu hơn về mảng cân bằng rất rắc rối này!

mdlhvn 05-02-2009 01:23 PM

@manminhtiep and all:

Bạn nên xem lại xuất xứ của hằng số cân bằng. Mình nói sơ qua thế này. Việc xác định một phản ứng hay một quá trình đạt đến trạng thái cân bằng hay chưa dựa vào định luật 2 của nhiệt động học. Đại lượng dùng để phán xét là năng lượng tự do Gibbs. Khi biến thiên năng lượng tự do Gibbs của một phản ứng là 0 thì phản ứng đang ở trạng thái cân bằng. Giả sử xét một phản ứng:

[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/5/d/8/5d87cd6d0909071577b4abf896d63578.png[/IMG]

biến thiên của NLTD Gibbs là:

[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/b/6/5/b65ec3128df01d03e5039438718f5cbe.png[/IMG]

trong đó Q được gọi là reaction quotient ở bất kì thời điểm nào của phản ứng, như vậy rõ ràng Q phụ thuộc vào cách bạn viết phản ứng (nhân thêm 2 hay chia 2), suy ra biến thiên NLTD Gibbs cũng phụ thuộc cách bạn thể hiện phản ứng trên:

[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/6/e/e/6ee124398eaf8846207b5ba2a0cb8d3b.png[/IMG]

Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì cái reaction quotient đó được gọi là hằng số cân bằng, rõ ràng nó phụ thuộc vào cách viết phản ứng của bạn:

[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/0/c/e/0ced2aaea4cfb4aeb105455569a1b9d1.png[/IMG]
[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/4/2/a/42a59fe8244bd508c34b2355872dc425.png[/IMG]
[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/5/e/8/5e8d71b2f95b1ba0c79f73e9d638b3a0.png[/IMG]
[IMG]http://upload.wikimedia.org/math/e/1/8/e187801bc57960435d2c7a5ee80ba923.png[/IMG]

Khi nói hằng số cân bằng là một hằng số nghĩa là nói với một phản ứng ở một nhiệt độ xác định, mà phản ứng đâu có phụ thuộc vào việc bản thể hiện nó trên giấy như thế nào, đúng không! Dont be confused!

--------------------------------------

Những công thức trên mình mượn tạm ở [URL="http://en.wikipedia.org/wiki/Chemical_equilibrium"]http://en.wikipedia.org/wiki/Chemical_equilibrium[/URL]

manminhtiep 05-02-2009 05:06 PM

[COLOR="DarkOrange"]@longraihoney[/COLOR]
theo mình Kcb không đơn vị
R(J/mol.K) , T (K) ln Kcb = G (J/mol)
[COLOR="DarkOrange"]@mdlhvn[/COLOR]
các công thức đó rất hay, cộng với định tính của longraihoney thì manminhtiep mới thông

cho mình hỏi tiếp
Cao tan trong nước tỏa nhiệt mạnh,khi tăng nhiệt độ thì độ tan vôi sống ảnh hưởng như thế nào,
a, nguyên lí chuyển dich cân bằng là khi tăng T , Q<0 thì độ tan giảm
b, CaO là chất rắn nên T tăng độ tan tăng, (hay là cả 2 đều ko đúng)
cảm ơn mọi người

dangnhu 05-02-2009 08:54 PM

manminhtiep
Kcb có đơn vị đó bạn ; chúng tùy theo bậc của phản ứng
Còn cái CaO tan thì tỏa nhiệt nên Q lớn hơn 0 mà . hình như bạn nhầm

manminhtiep 05-02-2009 10:37 PM

[U]sao lạ vậy[/U]
Knghịch hay Kthuận mới tùy thuộc pứ chứ, theo biểu thức mình viết thì cũng y như
Kcb=Vnghịch /Vthuận mà là sao có vì đều nồng độ cho nhau mà!
còn Q< hay >0 đó chẳng wa là do kí hiều thôi phải không
theo mình học (thời cấp 3 ngược lại) là càng âm càng tỏa

tóm lại là CaO nó tan nhiều hay ít, rắc rối wa', nghĩ nát óc luôn


Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:42 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !