Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=12)
-   -   Giúp em về nhiệt động hóa học (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=15945)

pipizich 11-03-2010 03:38 PM

Giúp em về nhiệt động hóa học
 
Bài toán là như vậy:
Tính delta H và delta U cho PƯ:

C2H4 + H2 +1/2O2 = C2H5OH
cho:
(delta Ho)C2H4 = 52,284 KJ/mol
(delta Uo)C2H5OH= -277,63 KJ/mol

Rất mong các anh chị giúp đỡ, delta H em tính ra đc rồi, nhưng còn delta U thì ko biết

glory 11-03-2010 09:18 PM

Từ deltaHo(C2H4) ----> deltaUo(C2H4) dựa vào phương trình:
deltaU = Q + W

Xét sự biến đổi đẳng áp ----> deltaU = deltaH + deltan*R*T với deltan là biến thiên số mol khí trong phản ứng -----> deltaUo của pư

Tương tự, từ deltaUo(C2H5OH) -----> deltaHo(C2H5OH) -----> deltaHo của pư

pipizich 11-04-2010 11:42 AM

mình tìm deltan như thế nào vậy bác:), em ko hiểu chỗ này, T=298, R=const, còn n thì em ko biết:(

celtic 11-04-2010 04:31 PM

Delta n= số mol sản phẩm khí - số mol khí tham gia phản ứng.
Qp=Qv+ Delta n*RT ( Công thức liên hệ nhiệt đẳng tích và nhiệt đẳng áp ở điều kiện P=const, V=const)

glory 11-04-2010 06:07 PM

[QUOTE=celtic;71791]
Qp=Qv+ Delta n*RT ( Công thức liên hệ nhiệt đẳng tích và nhiệt đẳng áp ở điều kiện P=const, V=const)[/QUOTE]

Nói như vậy là không chuẩn xác, U chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, nó không phụ thuộc quá trình ta xét là đẳng áp hay đẳng tích, tại điều kiện đẳng áp nhiệt ta thu được là nhiệt đẳng áp nhưng nó gồm cả phần nhiệt thu được trong điều kiện đẳng tích

celtic 11-04-2010 07:17 PM

Ý của anh là sao ạ? Công thức phía trên có gì sai sao???

glory 11-04-2010 07:37 PM

Tôi không nói công thức sai, nhưng cách bạn viết tại điều kiện P, V không đổi là không chuẩn xác, ta hoàn toàn có thể tính được deltaH dù trong điều kiện đẳng tích như thực hiện phản ứng đốt cháy trong bom nhiệt lượng kế. Đây chỉ là một công thức liên hệ trong 2 trường hợp P không đổi và V không đổi chứ không mang tính áp đặt là cùng tại điều kiện P, V không đổi. Dù là đẳng áp hay tích deltaU ( nhiệt đẳng tích ) vẫn luôn tồn tại, nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

pipizich 11-06-2010 09:54 AM

cám, ơn 2 bác nhiều lắm ạ, em hiểu rồi:), còn khoảng chục bài về nhiệt động hóa học và tốc độ PU, em pót lên 2 bác giúp em nhé, sắp thi rùi, rớt thì khổ, em mang tiếng học CNHH mà chả biết gì về hóa, thật hổ thẹn :((

pipizich 11-06-2010 12:55 PM

Các bạn giúp mình nhé, sắp thi rùi, ko thể rớt đc :((

[IMG]http://ca7.upanh.com/15.771.20060297.39F0/12.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060308.FXP0/34.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060320.PPZ0/5.jpg[/IMG]




Em có kèm file word đánh đầy đủ ký hiệu cho bác dễ xem đây:) gồm 5 bài toán

[URL="http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315"]http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315[/URL]

thanks:)

pipizich 11-06-2010 01:00 PM

5 bài nhiệt động hóa học, rất rất cảm ơn:)
 
Bài tập này chủ yếu về nhiệt đông hóa học và tốc độ Pư, anh chị và các bạn giúp mình nhé, sắp thi rùi, ko thể rớt đc :((

[IMG]http://ca7.upanh.com/15.771.20060297.39F0/12.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060308.FXP0/34.jpg[/IMG]
[IMG]http://ca6.upanh.com/15.772.20060320.PPZ0/5.jpg[/IMG]




Em có kèm file word đánh đầy đủ ký hiệu cho bác dễ xem đây:) gồm 5 bài toán

[URL="http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315"]http://www.mediafire.com/?v054fq2djy4i315[/URL]

thanks:)


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:32 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !