Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   NGUYÊN TỐ CHUYỂN TIẾP - CHEMISTRY OF TRANSITION ELEMENTS (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=48)
-   -   thắc mắc về phức [PtCl4]2- (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=16952)

tranhanh2way 12-31-2010 07:22 AM

thắc mắc về phức [PtCl4]2-
 
Theo như em biết thì phức này vuông phẳng lai hóa dsp2. Nhưng em không hiểu tại sao 4 obital lai hóa với nhau lại ra hình vuông được, bởi em nghĩ 4 obital thì phải ra tứ diện để lực đẩy giữa các obital là nhỏ nhất. Hay đây là do hiệu ứng Jahn-teller và phức chất ban đầu là [Pt Cl4 H20 2]2-.
Mong các thầy và mọi người chỉ giúp.

nguoirung 12-31-2010 08:02 AM

theo mình biết lai hóa sp2 có cấu tạo phẳng đó bạn.nếu là lai hóa sp3 thì có mới có cấu tạo tứu diên bạn ak. ví có cấu tao phẳng nên là hình vuông, một số chất có cấu tạo phẳng như HNO3......

tranhanh2way 12-31-2010 08:13 AM

à đúng là sp2 phẳng, nhưng là tam giác phẳng. Mình đang nói đến dsp2 vuông phẳng cơ.

kuteboy109 12-31-2010 09:05 AM

Em chưa hiểu vì sao mà lai hóa tứ diện thì lực đẩy nhỏ nhất! Anh có thể tham khảo bài viết của anh BM trong Forum:
[QUOTE=bluemonster;3403]Cái này xác định ngay đây là phức chất vô cơ, và đương nhiên nếu số phối trí là 4 và 6 thì ko xa lạ mấy, số phối trí 4 có thể có hai dạng tồn tại ko gian là tứ diện và vuông phẳng, Còn thằng phối trí 6 thì phối trí bát diện.
Về phối trí 4, ta xét thêm các yếu tố như kích thước ion trung tâm (ở đây ion trung tâm có kích thước lớn) nên ưu tiên ở dạng vuông phẳng. Cl- tuy là một phối tử trường yếu nhưng theo BM nếu chỉ đánh giá định tính cấu trúc ko gian thì yếu tố bán kính ion trung tâm vẫn ưu tiên hơn.
Nếu muốn biết trạng thái lai hoá của ion trung tâm trong những trường hợp trên thì rất dễ, BM chỉ hướng dẫn hướng và bạn tự làm nhé !
Đầu tiên, bạn viết cấu hình lớp (n-1)d ns ra, sau đó, với phối tử trường yếu như Cl- mà đính vào một ion trung tâm có bán kính ko lớn thì sẽ ko xảy ra hiện tượng lai hoá trong (có nghĩa là các e sẽ sắp xếp cặp đôi trước khi điền hết tất cả các AO), còn nếu ion trung tâm có bán kính đủ lớn như trường hợp này thì có lẽ sự tách mức năng lượng trong orbital d là đủ lớn, và sẽ xảy ra sự lai hoá trong.

Chúc vui !
:noel2 ([/QUOTE]

tranhanh2way 12-31-2010 09:38 AM

cám ơn kuteboy rất nhiều, bạn có thể cho mình cái link đến bài viết của BM được không, mình muốn đọc kĩ hơn về khái niệm nguyên tử trung tâm thế nào là đủ lớn và không đủ lớn, chứ nếu chung chung như thế thì cũng khá khó để xác định cái nào là vuông phẳng, cái nào là tứ diện. Hơn nữa, mình cũng chưa hiểu tại sao bán kính nguyên tử trung tâm lớn thì lại là vuông phẳng, và ngược lại.

kuteboy109 12-31-2010 09:50 AM

Bài viết của anh BM có bao nhiêu thì em trích dẫn bấy nhiêu rồi. Tất nhiên đó chỉ là định tính , còn muốn biết PtCl4 2- có cấu tạo gì phải dùng thực nghiệm để giải quyết ( ví dụ như nhiễu xạ tia X...). Người ta đã xác định được ion này có cấu tạo vuông phẳng mà không phải là tứ diện, sau đó sẽ bổ sung thêm các lý luận dựa trên cơ sở lý thuyết sao cho phù hợp với thực nghiệm
(Khoa học là như thế)
+ Như anh BM đã viết ở trên: "nếu ion trung tâm có bán kính đủ lớn như trường hợp này thì có lẽ sự tách mức năng lượng trong orbital d là đủ lớn". Muốn biết thế nào là đủ lớn thì thiết nghĩ lại phải nhờ anh thực nghiệm, căn cứ vào thông số tách mức năng lượng để mà phán đoán. Anh có thể tham khảo [B]Hóa vô cơ- Hoàng Nhâm tập 3[/B] có nói rất rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tách mức năng lượng.

Thân gửi!

Hoàng Dương 12-31-2010 10:56 AM

[quote=tranhanh2way;74720]Theo như em biết thì phức này vuông phẳng lai hóa dsp2. Nhưng em không hiểu tại sao 4 obital lai hóa với nhau lại ra hình vuông được, bởi em nghĩ 4 obital thì phải ra tứ diện để lực đẩy giữa các obital là nhỏ nhất. Hay đây là do hiệu ứng Jahn-teller và phức chất ban đầu là [Pt Cl4 H20 2]2-.
Mong các thầy và mọi người chỉ giúp.[/quote]
Ở đây là sự lai hoá trong, nếu bạn khó tưởng tượng thì bạn thử hình dung sự lai hoá của các AO sau nhé:
- Obitan d: d(x2-y2)
- Obitan s: Hình cầu, tham gia đều trên cả 3 trục
- Obitan p: px, py
Như vậy lai hoá dsp2 tạo nên hình vuông trên hệ toạ độ OXY

mieo_meo 01-03-2011 02:56 PM

mình cũng có một thắc mắc trong đề thi vô cơ 2 mấy năm trước, cũng là phức của Pt:
[Pt(NH3)4][Pt(NH3)4Cl6] tức nhiên là Pt ko thể nào có số phối trí là 10 nên có thể là 2Cl sẽ ở vị trí ngoại cầu. Mình ko biết nghĩ như vậy có đúng ko? (mình nghĩ 1 Pt có số oxh là +2 và còn lại có số oxh là +4 ) Còn cách gọi tên phức thì mình cũng không biết gọi phần đuôi nó như thế nào nữa

mieo_meo 01-03-2011 03:05 PM

Với lại còn có thêm một câu nữa là : dự đoán cấu hình phức [Ni(CN)4]2- . Mình tham khảo ý kiến thì được đề nghị 2 cách làm :
[U]Cách 1[/U]: do CN- tạo trường mạnh nên năng lượng tách trường phối tử tương ứng phải mạnh. Xét cùng NTTT và ligand thì ∆tứ diện <∆ vuông phẳng -> cấu hình dự đoán là vuông phẳng
[U]Cách 2[/U]:(cách này hơi áp đặt ) do CN- tạo trường mạnh nên -> ∆>P -> phức có thể là phức nghịch từ. Kiểm nghiệm với thuyết VB , vẽ cấu hình Ni 3d8 thì ta thấy được phức nghịch từ thì cấu hình vuông phẳng . >.<" Mình thấy có gì đó ko ổn lắm nhưng ko biết phải chỉnh như thế nào nữa. Vì đang dùng LF lại đi kiểm bằng VB >.<"


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:03 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !