Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   PHYSICAL ORGANIC CHEMISTRY (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=34)
-   -   Độ tan của HMTA (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=5645)

Teppi 11-09-2008 03:40 PM

Độ tan của HMTA
 
[COLOR="Blue"][B][SIZE="4"]Thông số hòa tan của Hexamethylenetetraamine [/SIZE][/B][/COLOR]

[COLOR="blue"][B]Hexamethylenetetramine (HMTA) (1,3,5,7-tetraazatricyclo- [3.3.1.1]decane, trọng lượng phân tử 140.19, Số CAS 100-97-0)[/B][/COLOR] được dùng rộng rãi trong công nghiệp hóa , dược , hóa phân tích và một số lĩnh vực khác. Khả năng tan của HMTA trong dung môi tinh khiết và các hỗn hợp dung môi đóng vai trò thiết yếu lên sự phát triển và vận hành hiệu quả các quá trình kết tinh. Do vậy, việc xác định thông số tan của HMTA là cần thiết. Trong sổ tay công nghệ hóa học, chúng ta đã có bảng thông số tính tan của HMTA trong nước , ethanol trong khoảng nhiệt độ hẹp. Tuy nhiên, với [B]acid acetic, hệ hổn hợp ethanol+ nước [/B]thì vẫn chưa có cũng như thông số tan của HMTA trong các [B]dung môi tinh khiết nước , acetic acid, methanol, và hệ ethanol + nước[/B] trong một khoảng nhiệt độ khá rộng từ [B]299.38 đến 340.35 oK[/B].

Dưới đây là các bảng thông số từ thí nghiệm và tính toán thông số tan của HMTA để tham khảo.

[CENTER][IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/phuongtrinhthucnghiemtinhtoanphanmo.jpg[/IMG][/CENTER]

Với độ lệch trong thực nghiệm với tính toán theo phương trình thực nghiệm:

[CENTER][IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/congthuctinhdolech.jpg[/IMG]

[IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/tinhtancuaHMTAtrongnuoc.jpg[/IMG]


[IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/tinhtancuaHMTAtrongmethanol.jpg[/IMG]


[IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/tinhtancuaHMTAtrongacidacetic.jpg[/IMG]


[IMG]http://i290.photobucket.com/albums/ll270/ctnhan/tinhtancuaHMTAtrongethanol-nuoc.jpg[/IMG][/CENTER]

[B][I]Tài liệu tham khảo[/I][/B] :

1- Bourne, J. R.; Davey, R. J. Solubility and Diffusivity of Hexamethylene Tetramine in Ethanol. J. Chem. Eng. Data 1975, 20, 15–16.

2-Aladko, L. S.; Komarov, V.Yu.; Manakov, A. Yu.; Ancharov, A. I. Phase diagram of the hexamethylenetetramine: water system. J. Incl. Phenom. Macrocycl. Chem. 2007, 59, 389–391.

3- Utz, F. Solubility of hexamethylenetetramine. Sueddtsch. Apoth.-Ztg. 1919, 59, 832.

4- Wang, Z. Z.; Wang, J. K.; Zhang, M. J.; Dang, L. P. Solubility of Erythromycin A Dihydrate in Different Pure Solvents and Acetone + Water Binary Mixtures between 293 to 323 K. J. Chem. Eng. Data 2006, 51, 1062–1065.

5- John Perry. Chemical Engineering handbook 4th ed, table 3.2 - p 3-35

tmwin2009 11-12-2008 06:56 PM

Cho em hỏi cách xác định độ tan của 1 chất bất kỳ tại 1 nhiệt độ cụ thể? Em cần qui trình thực nghiệm chi tiết để khảo khác độ tan của 1 chất theo nhiệt độ (25-60oC). (ko dùng cách hòa tan đến quá bão hòa rồi lọc được vì mẫu chuẩn khá đắt tiền)

Teppi 11-12-2008 07:19 PM

Vì câu hỏi bạn đưa ra quá chung chung, cho nên, tôi chỉ có thể giúp bạn hướng giải quyết theo ba cách:

- Tra cứu dữ liệu hóa lý về tính chất tan nếu bạn biết trước chất này và dung môi hòa tan.

- Tra cứu tiêu chuẩn đo của các tổ chức nếu bạn có chất cần xác định tính tan là chất thông dụng cụ thể, hệ dung môi cụ thể nhưng chưa có thề tìm thấy dữ liệu trong tài liệu hóa lý do vấn đề sử dụng hệ dung môi.

-Tiến hành thí nghiệm theo nguyên lý đạt dung dịch bảo hòa nhưng bắt đầu ở nhiệt độ thấp trước ( có thể thấp hơn nhiệt độ bạn cần tính tới khoảng 10 độ C) và dùng lượng thể tích nhỏ nhất cho phép của dung môi tính toán theo sai số của cân. Với cách này, tăng dần nhiệt độ và thêm dần chất tan vào thì sẽ tiết kiệm cho bạn nguyên liệu khi phân tích.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:36 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !