Chủ Đề: đề thi ĐHTN
View Single Post
Old 03-11-2008 Mã bài: 21809   #3
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi amour de chimie
đệ nghĩ cả buổi tối hôm qua , bài 1 đệ chỉ vẽ được 2 chất , không biết sai hay đúng.Các ý còn lại,đệ không biết phải làm như thế nào, cũng không biết phải tìm ở đâu.Các huynh xem giúp đúng hay không nhé
Hình em vẽ khủng khiếp quá! Chắc là do chưa quen. Nhưng đừng buồn vì không chỉ riêng em vẽ vậy đâu tui đã chấm bài rất rất nhiều lớp SV vẽ hình không thua gì em. Hình vẽ chỉ đẹp khi đã qua quá trình luyện tập lâu ngày và vẽ nhiều lần.

Để làm mấy bài tập lập thể này em phải lưu ý những điểm sau:

- Vẽ vòng sáu nằm ngang thì mới nhìn rõ được nối trục (axial) màu đỏ và nối xích đạo (equatorial) màu xanh. Để vẽ vòng sáu đẹp bằng tay trên giấy, em vẽ sao cho hai nối đối diện song song với nhau. Nếu chưa quen vẽ từng cặp nối một như hình dưới. Khi Hoàn tất sẽ thêm nối xích đạo và trục vào.



- Nhớ là nối xích đạo phải song song với nối cách nó một nối. Ví dụ hình vòng sáu thứ hai có hai nối xích đạo ở giữa nằm sai hướng. Đây là lỗi rất hay gặp. Điểm thứ hai đầu góc nhọn hướng về chiều nào, thì nối trục sẽ đi về chiều đó. Như hình vòng sáu thứ 3 bị vẽ sai.

- Để thể hiện tâm thủ tính hay tâm phi đối xứng ( a stereogenic center, a chiral center) của một carbon sp3 phải có hai nối tạo dựng một mặt phẳng. Nối nằm trong mặt phẳng này được vẽ bằng nét liền. Với hai nối còn lại, nối nằm trước mặt phẳng được vẽ bằng nét đậm, còn nối nằm sau mặt phẳng được vẽ bằng nét đứt.

Nếu em không quen cách vẽ lập thể của các dạng vòng cơ bản ráng kiếm cuốn hóa học Lập thể của thầy Lê Văn Thới, hoặc thầy Lê Ngọc Thạch (ở miền Nam) để đọc thêm. Tui không rõ các sách ở miền Bắc, em tự tìm hiểu nhe. Thật ra tui chỉ dùng cuốn Stereochemistry of Organic Compounds by Ernest L. Eliel (Author), Samuel H. Wilen (Author). Hoặc google wikipedia đều có sẵn hình vẽ.

Em đọc trong những tài liệu trên để tìm hiểu dạng khung sườn cơ bản của các hợp chất bicyclic trong bài tập này thì mới vẽ được chứ không chế ra được đâu. Một cách dễ hơn là trong template của các phần mềm vẽ hình như Chemdraw, Chem Office, Chemwindows,.. đều có vẽ sẵn mấy cái khung sườn cơ bản của các hợp chất đa vòng. Em nương theo đó để làm thêm.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Scooby-Doo vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
nq_d2003 (06-16-2009)