Chủ Đề: Chất chậm cháy
View Single Post
Old 08-05-2008 Mã bài: 26793   #10
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Cơ chế của quá trình chống cháy

- Hiệu ứng hóa học: chất chống cháy tạo ra các gốc tự do trong quá trình phân hủy nhiệt. Những gốc này phản ứng với các gốc tự do sinh ra bởi chất bị cháy hình thành hợp chất vô hoạt, bền và các gốc tự do thứ hai kém hoạt động hơn gốc tự do ban đầu của chất bị cháy.

- Hiệu ứng bề mặt: Khi các gốc tự do tập trung trên một bề mặt rắn, chúng mất điện tích đơn. Hiệu ứng này xảy ra khi có một lớp bột nhuyễn phủ lên bề mặt vùng lửa. Các gốc tự do mang H+ phản ứng với các nguyên tử õy đang tích tu trên mặt rắn tạo ra gốc OOH* thay vì OH* . Độ hoạt động của OOH* thấp hơn H* và OH*. Kết quả , hiệu ứng hình thành một bức tường ngăn chặn sự thâm nhập các gốc tự do hoạt động mạnh lên vùng chưa cháy.

- Hiệu ứng pha loãng: Các sản phẩm phân hủy trong vùng lửa bị pha loãng nhờ chất chống cháy. Chất chống cháy dưới tác động của nhiệt tạo ra sản phẩm khí không cháy ở nhiệt độ bắt lửa của chất cháy. Sự có mặt của khí này trong vùng lửa sẽ làm giảm hay pha loãng các sản phẩm cháy của chất cháy. Nhgi3a là chúng làm giảm đi nồng độ các gốc tự do hoạt động. kết quả thường thấy là hiện tượng than hóa bề mặt chất cháy và không có phát sinh lửa.

- Khữ nhiệt cháy: chất chống cháy phân hủy kèm theo quá trình hấp thu nhiệt hoặc các sản phẩm phân hủy của chất chống cháy sẽ phản ứng với gốc tự do hoạt động của chất cháy theo con đường hấp thu nhiệt.

- Lấp bề mặt cháy: Các chất chống cháy ngăn oxy tiếp xúc với bề mặt chất cháy và chặn cả các sản phẩm phân hủy do nhiệt thoát ra khỏi bề mặt chất bị cháy. Như vậy chất cháy hình thành một bức tường trên bề mặt chất cháy ngăn cản sự thâm nhập oxy từ bên ngoài vào và chận sự thoát sản phẩm cháy từ bên trong chất cháy đi ra.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (04-03-2009)