View Single Post
Old 02-06-2009 Mã bài: 34466   #2699
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Èo, lại phải mất thời gian tám chuyện ko đâu với bác Agate này tiếp gòi

Trích:
Nguyên văn bởi Agate View Post
Theo bạn thì CHT và liên kết phức có khác nhau?, khác nhau ở đâu?-không thấy nói, vậy là bạn chẳng nói được gì có nghĩa cả!.
Do đây ko phải là chủ đề của topic bác ạh, và chắc chắn chủ đề liên kết CHT - "liên kết phức chất" em sẽ thảo luận với bác ở topic khác nhé. Còn bản chất liên kết phức chất thì em viết cũng khá nhiều trong cái 4rum này rùi.

Trích:
Còn phổ quay, dao động-quay và độ dài liên kết có mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Về lý thuyết đối với vạch phổ quay, từ tần số các vạch phổ tính được B-hằng số quay và D-hằng số ly tâm. Với B=h/(8.pi**2.c.muy.r**2) ta sẽ xác định được r: khoảng cách giữa hai hạt nhân. Còn đối với phổ dao động-quay, tính được tần số dao động điều hòa-Ve, từ đó tính được hằng số lực K thông qua Ve=(1/2.pi).sqrt(K/muy); có thể dùng K để nhận xét độ dài liên kết và năng lượng liên kết. Chú ý là phổ dao động luôn luôn là phổ dao động quay. IR và Raman là hai phổ thuộc loại này.
Thanks bác đã cung cấp cho em kiến thức mảng này nhé. Em thì chưa có kinh nghiệm (trong thực nghiệm lẫn lý thuyết) nghiên cứu xác định độ dài liên kết bằng phổ dao động. Nhưng thông qua các bài báo, những tài liệu em có, thì dường như anh em dùng X-ray để xác định nhiều hơn bác ạh. Bác có thể chỉ giúp em tại sao vậy ko???

Trích:
Cần nhắc là bạn đang nói chuyện trên những định nghĩa và phỏng đoán, bạn đâu có đưa ra được cái gì định lượng mà nói đó có phải là liên kết cộng hóa trị hay không? và bạn cũng chẳng nói được cái gì sai trong cách giải thích của tôi, chỉ hoàn toàn là chụp mũ. Cũng vì những định nghĩa và quan điểm cố chấp và thiển cận đó nên mình sẽ không tranh luận thêm. Còn nói riêng về liên kết, bạn chưa đủ tư cách để nói chuyện với mình đâu, nói thật đấy!. Mấy thứ bạn đọc chỉ dành cho SV đại cương thôi... Buồn!.
Èo, chưa nói đến tư cách này nọ chi cho rắc rối. Chỉ cần nhìn khả năng đọc hiểu của bác, em đã thấy kém ko tưởng tượng nổi:

Ex1: Từ đầu topic bạn gì đó đã hỏi tại sao CuCl2 hay HgCl2 điện li yếu, có nghĩa theo em hiểu, bạn í đang thắc mắc khả năng phân li CuCl2 thành Cu2+ và Cl- trong dung dịch, cũng như HgCl2 phân li thành Hg2+ và Cl- trong dung dịch là ít, hay khó (weak electrolyte).
--> câu trả lời của bác Agate chỉ hướng vào việc giải thích tại sao HgCl2 tồn tại trong dung dịch chủ yếu, do bác thấy Hg tạo phức với Cl- (èo, Cl- đâu ra nhiều thế), để tạo thành HgCl4, rồi phân li ... thành ra HgCl2. Hix, bác nói xem câu trả lời này ăn nhập gì với câu hỏi hem.
Và em cũng nói thêm, đây chỉ là suy nghĩ của bác. Vì qua Ex2 sau đây:

Ex2: Em đã lập luận cái sai của bác, chứ ko hề "chụp mũ". Đầu tiêu em đưa ra tài liệu dẫn chứng cụ thể (bác có yêu cầu mừ), tài liệu này theo em xuất phát từ thực nghiệm rất nhiều. Em ko muốn trích lang man sợ bác chả hiểu, nên chỉ lược trích đúng trọng tâm rùi đấy.

Trích:
Trang 1211 (Ch.29 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw):
Covalency is still more pronounced in HgX2 (X = Cl, Br, I) than in the corresponding halides of Zn and Cd. These compounds are readily prepared from the elements and are low melting volatile solids, soluble in many organic solvents. Their solubilities in water, where they exist almost entirely as HgX2 molecules, decrease with increasing molecular weight, HgI2 being only slightly soluble, and they may be precipitated anhydrous from aqueous solution by metathetical reactions.

Trang 1189 (Ch. 28 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw):
However, in this oxidation state it is copper which provides by far the most familiar and extensive chemistry. Simple salts are formed with most anions, except CN- and I-, which instead form covalent Cu(I) compounds which are insoluble in water.
Chỉ đọc phần em highlight nhé:
Red: Tồn tại khái niệm cộng hóa trị (covalency) trong liên kết HgX2 nói riêng, và nếu đọc thêm thì khái niệm này dùng rộng rãi ở các transition metal.

Blue: HgX2 có thể tan trong nước một phần hay nhiều hơn, nhưng dạng tồn tại chủ yếu là phân tử HgX2, vì bản thân liên kết có tính cộng hóa trị nhiều, nên khả năng tách thành ion (như ionic bond) khó khăn.

Green: Ở phần lập luận trên bác Agate cũng có dẫn thêm cho anh em HgI4 phân li thành HgI2, rùi bác hỏi bản chất liên kết này là phức hay CHT. Em vẫn biết câu hỏi này lạc đề, vì đang hỏi từ HgI2 phân li ra chứ chả ai hỏi từ HgI4 phân li thành HgI2, nhưng em vẫn trả lời câu hỏi của bác: liên kết Hg-I trong phức HgI4 là liên kết ligand.
Ngoài ra, trong câu Green này, tác giả có nói rõ, khả năng tan trong nước của HgI2 nhỏ, có thể kết tủa một phần. Nếu lập luận theo thông thường (like dissolves like), thì liên kết Hg-I có lưỡng cực khác xa liên kết H-O trong nước dẫn đến sự khó tan. Vậy theo bác Agate thì Hg-I mang bản chất ionic nhiều hơn hay covalent nhiều hơn???

Trích:
Nếu không phải vì Hg là KLCT khả năng gặp sai số lớn nếu không có các tham số hiệu chỉnh, thì chỉ cần 30p mình có thể mô phỏng và cho bạn kết quả năng lượng liên kết cũng như khả năng phân ly của hợp chất này trong một hộp mô phỏng có HgCl2 và một số phân tử nước tương ứng với môi trường dung dịch!.
Éc, lại hù nhau nữa rùi . Xin thưa, nếu muốn bác cứ tính đi. Em cũng có chút kiến thức trong hóa tính toán, em sẽ ko tính, mà thừa sức search tài liệu liên quan để đánh giá bác tính đúng hay sai đấy

Hi vọng với những "định nghĩa trong tài liệu" cũng như "phỏng đoán qua chứng cứ tài liệu" của em đã phần nào giúp bác bớt dựa vào "mô phỏng" để dọa đời bác nhé.

Thân ái.

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn