Chủ Đề: hplc column
View Single Post
Old 04-25-2009 Mã bài: 38120   #5
cbier01
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 39
Posts: 19
Thanks: 9
Thanked 13 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cbier01 will become famous soon enough
Smile

Một cột sắc ký gồm có 2 phần là phần vỏ chứa pha tĩnh ( gọi là Cartridge) và pha tĩnh, ta thử xét một ví dụ cụ thể với cột có tên gọi LiChrocart® 250-4 Purospher® STAR RP-18e 5µm, tất cả các ký hiệu có trong tên gọi trên cho biết toàn bộ các thông số của cột sắc ký, có thể liệt kê các thông số như sau:
  • Đối với Cartridge: gồm các thông số như chất liệu, kiểu dáng của Cartridge (ở đây LiChrocart® là ký hiệu của nhà sản xuất, chỉ cần tra trong catalogue ta có thể biết được các yếu tố này). Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của quá trình sắc ký, ta có thể có cột dài hay ngắn, lớn hay nhỏ, vì vậy còn có thống số về chiều dài đường kính cột (ví dụ trên là cột dài 250 mm , đường kính trong 4 mm).
  • Đối với pha tĩnh: "RP" là ký hiệu Reversed Phase (pha đảo), số "18" là C18 (chắc ai cũng biết là gì rồi), chử "e" là có nghĩa là endcap, "5µm" là đường kính hạt.
  • nói chung với thế hệ cột cổ điển, cột phân tích của những nhà xuất mà có cùng thông số loại pha tĩnh, chiều dài, đường kính cartridge và hạt pha tĩnh thì hầu như không khác biệt gì về khả năng tách các chất. Nhưng trong những năm gần đây, cấu trúc tinh vi của hạt pha tĩnh được nghiên cứu nhiều, dẫn đến việc xuất hiện các thông số như support type, pore size, surface area, bond-phase density.... khiến cho các cột phân tích C18 tuy có cùng kích thước cartridge, đường kính hạt cũng có những khả năng tách rất khác nhau. Vì thế, với mỗi loại hạt pha tĩnh, các nhà sản suất sẽ có ký hiệu riêng ( giống như model vậy), như ví dụ trên là "Purospher® STAR".
Như vậy, loại cột ở ví dụ trên có thể ký hiệu là "Purospher® STAR 250-4, RP-18e, 5µm", trong các báo cáo hay tạp chí khoa học, kiểu ký hiệu này được sử dụng để cung cấp đầy đủ thông tin về loại cột mà tác giả đã sử dụng.


Về chi tiết bạn cho rằng không bao giờ được sử dụng 100% nước qua cột C18, mình có một vài ý kiến sau. Trước đây, cột C18 được chế tạo tạo trên nên SiO2, và pha tĩnh được siland hóa , quá trình này diễn ra với hiệu suất không cao làm cho trên bề mặt SiO2 còn rất nhiều nhóm -OH, đương nhiên nó có tính acid, và dể bị thuỷ phân (đặc biệt trong môi trường pH lớn hơn 7.5), điều này dẫn đến sự mất cấu trúc hạt và làm giảm khả năng lưu giử.

Tuy nhiên, hiện nay, các cột C18 được sử lý endcap rất tốt, đặc biệt là với các loại cột C18 bond phase theo kiểu polymeric, các nhóm -OH còn lại rất ít và hầu như không có cơ hội tiếp xúc với H2O khi bạn chạy 100%, vì vậy, sự thủy phân xảy ra rât ít và không ảnh hưởng đến chất lượng cột ( ngoại trừ trường hợp bạn bảo quản cột trong H2O thì quá trình thẩm thấu vào sâu bên trong hạt có thể gây ra sự thủy phân đáng kể). Như vậy, với thế hệ Cột C18 mới, việc cho H2O 100% chạy qua là hoàn toàn được phép (vì nếu không được thì trong user guide của cột đã cấm rồi ), thậm chí việc chạy với H2O 100% còn giúp cho việc rửa các loại đệm muối ra khỏi cột nhanh chóng và hoàn toàn hơn.

Tóm lại, việc sử dụng H2O 100% hay không là tùy thuộc vào bản chất loại cột C18 đang sử dụng, với kinh nghiệm của mình thì các loại cột Purophers, Lichropher, ACE C18 hầu như không bị suy giảm khả năng lưu giử do chạy 100% H2O trong vài chục phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Một vài ý kiến cùng trao đổi với các bạn

thay đổi nội dung bởi: cbier01, ngày 04-26-2009 lúc 01:49 PM.
cbier01 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn cbier01 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
lifetime157 (05-11-2009), Mr. Helium (04-29-2009), Ocean (04-26-2009), petiti (04-25-2009), tranviet1011 (10-02-2009), tungocthanh (09-16-2010)