View Single Post
Old 05-04-2009 Mã bài: 38547   #15
mdlhvn
Thành viên ChemVN

một thời hóa học
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 48
Thanks: 74
Thanked 61 Times in 31 Posts
Groans: 5
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 mdlhvn will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi longraihoney View Post
Đừng lầm giữa đơn vị và THỨ NGUYÊN.
Theo em biết ( đã từng đọc ) thì không chỉ có sách ở Việt Nam mới cho rằng hằng số cân bằng có thứ nguyên đâu ạ! Và vấn đề không thể chỉ được giải quyết ổn thỏa theo cách suy luận thông thường từ những công thức đơn giản như các anh vừa đưa ra được!

Dạo này em bận thi đại học quá nên là không có thời gian để tụ tập lại những tài liệu mình có về vấn đề này ngay để cùng các anh thảo luận. Nhưng nếu đã đọc sách của PGS.TS Trần Thành Huế thì sẽ có thể "tạm" chấp nhận hằng số cân bằng có thứ nguyên!
(Sau tháng 7 em mới có thể bàn tiếp được, xin lỗi mọi người^^)
À, lưu ý chút, không phải chất điện li mạnh nào cũng là chất tan tốt, và ngược lại! (vấn đề này đã được nói ở box phổ thông, ai có hứng thú thì search nhé!)
Q>0 = tỏa, Q<0 = thu
Ngược lại:
deltaH <0 = tỏa, deltaH >0 = thu!

Xanh:
Uh, phải đính chính lại là Kcb không có thứ nguyên, sorry. Vấn đề không phải là ai cho rằng hay ai không cho rằng nó không có thứ nguyên, mà là bản chất của nó như thế. Việc cho hay không là do qui ước (thông thường là cho những bạn không chuyên sâu dễ hiểu chứ không chính xác) của một số người. Sách của thầy Huế thì mình cũng đã đọc nát bét cách đây 7 năm rồi, và lúc đó mình cũng tin như bạn. Vì nếu lúc đó thầy có giải thích cặn kẽ thì bọn mình làm sao hiểu nổi.

Đỏ: Chú ví dụ dùm anh một chất điện li mạnh mà không tan phát (đang nói dung môi là nước nhé), thế nào là điện ly? thế nào là tan?

----------------------

P/S: Vấn đề này khá thú vị, các vị tiền bối trong ngành Hóa Lý cho ý kiến cái nhỉ.

thay đổi nội dung bởi: mdlhvn, ngày 05-04-2009 lúc 08:19 AM.
mdlhvn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn