View Single Post
Old 10-29-2006 Mã bài: 5135   #14
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Default Trả lời thắc mắc của Ptnk_TriZ

Trích:
Nguyên văn bởi Ptnk_TriZ
a) về tọa độ peak : sau khi bắt đầu thí nghiệm được 1s , sắc kí đồ của chất A thế này ( peak cao nhất có vị trí 2cm ) , còn của chất B thế khác ( peak cao nhất có vị trí 1.5 cm chẳng hạn ). Điều này có nghĩa là chất A có ái lực mạnh hơn với pha động , được kéo đi nhanh hơn chất B.
b) về cường độ peak : nếu A và C có cùng vị trí , nhưng A có cường độ peak lớn hơn , peak cao hơn
vậy A bị pha động kéo đi nhiều hơn C.

Nhưng em thắc mắc ở chỗ : những sự so sánh trên ,gồm tọa độ peak , cường độ peak đều phải tại cùng 1 thời điểm, và có những điều kiện thí nghiệm như nhau.

Nếu có những phổ sắc kí chuẩn cho từng chất để làm mẫu đối chiếu, thì những mẫu phổ chuẩn này phải được thực hiện ở cột sắc kí thế nào? điều kiện thế nào ? thời gian quy ước là bao nhiêu?

ko biết suy nghĩ của TriZ có phải ko? mong các bạn chỉ thêm.

Sắc ký đồ ứng dụng thế nảo? có phải là so sánh với sắc kí đồ đối chiếu chuẩn để xác định được chất phân tách ko?
ví dụ : sau khi cho hỗn hợp vào cột sắc kí, ta thu được sắc kí đồ gồm 2 peak , so sánh trong ngân hàng , ta thấy peak 1 hợp với chất A , peak 2 trùng với chất C , vậy có thể suy ra hỗn hợp gồm A và C ????? thực tế người ta làm sao nhỉ?
Ptnk_TriZ đã thắc mắc rất hay. Để phân biệt các chất (định tính ) trong sắc kí thì người ta xài giá trị thời gian lưu, không căn cứ vào chiều cao, vì chiều cao còn tùy thuộc vào nồng độ và đáp ứng với detector. Minh Trúc nhấn mạnh vào chữ định tính, vì ngày nay người ta còn đưa ra khái niệm định danh, sẽ có dịp Minh Trúc nói sâu hơn.

Khi hai chất A và C có cùng thời gian lưu, chất A có peak cao hơn thì hoặc là nó có nồng độ cao hơn, hoặc là đáp ứng của nó với đầu dò cao hơn.

Trong thực hành sắc kí, muốn kết luận về điều gì (định tính, định danh, định lượng) thì trước tiên phải tách các peak ra khỏi nhau đã.

Khi muốn định tính bằng thời gian lưu thì người ta phải tiến hành so sánh với một mẫu chuẩn của chất đó, bằng cách tiêm mẫu chuẩn chất đó vào LC và chạy với cùng điều kiện với mẫu, rồi so sánh thời gian lưu của hai peak chuẩn và mẫu.

Còn về ý nghĩ giống như Ptnk_Triz đề cập thì, có phần liên quan đến, hoặc giống như thư viện khối phổ trong GC hoặc LC, mình sẽ nói sâu hơn trong dịp nào đó.


Về chiều cao peak, ngoài việc phụ thuộc vào nồng độ, và đáp ứng với detector, nó còn phụ thuộc vào thời gian lưu của nó (như Ptnk_TriZ đã thắc mắc). Mà thời gian lưu lại phụ thuộc vào ái lực với cột và ái lực với dung môi động. Khi ái lực với cột mạnh, hoặc ái lực với dung môi động yếu thì, chất càng ra chậm, thời gian lưu càng lớn. Khi chạy trong cột mãi không ra, thì Ptnk_TRiZ cứ tưởng tượng, chất đó càng trải dài ra trong cột, và ta thu được một peak rất bành rộng, hiện tượng này là hiện tượng bành rộng (không mong muốn trong LC, GC), chiều cao khi đó sẽ nhỏ đi

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn minhtruc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (07-19-2010)