View Single Post
Old 05-13-2010 Mã bài: 59967   #82
Trần Văn Quyết
Thành viên ChemVN
 
Trần Văn Quyết's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 30
Posts: 84
Thanks: 52
Thanked 34 Times in 24 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 20 Trần Văn Quyết is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Trần Văn Quyết
Default

Em thấy những bài toán tính pH có liên quan đến cân bằng tan rất phức tạp. Em đã vài lần đưa ra cách giải tổng quát cho mình sau khi làm một số bài tập. Tuy nhiên khi áp dụng thì có lần bị sai.
Sau bài này, em rút kinh nghiệm cho mình như sau:
- Trước hết, chưa đụng chạm gì tới cân bằng tan (A(+) + B(-) ---> AB kt). Ta đi xét các cân bằng ảnh hưởng tới nồng độ A(+) và B(-), để tính [A+], [B-]. Tính [A+][B-] xem nó lớn hay nhỏ hơn Ks(AB). Nếu không có kết tủa AB thì pH của dd không có gì thay đổi. Nếu có kết tủa thì làm bước 2.
- Kết hợp cân bằng tan với các cân bằng khác trong dd có liên quan tới nồng độ A+ và B- để được 1 cân bằng duy nhất biểu thị mối quan hệ giữa các ion trong dd và kt AB với nhau, do đó không bỏ sót 1 chất nào nào (như em mắc lỗi ở trên).
Em lí giải là: Nếu tích nồng độ A+, B- chưa đạt đến Ks thì chưa có kết tủa, các ion trong dd vẫn còn nguyên, không có thêm bất cứ 1 sự chuyển dịch cân bằng mới nào. Nếu có kết tủa, thì cân bằng tan này lại kéo theo sự chuyển dịch của nhiều cân bằng khác nữa, do đó phải kết hợp chúng lại để xét.

Anh Phúc xem giúp em nhé. Em không có nhiều kinh nghiệm, cũng không có thầy dạy nên không biết hỏi ai. Anh xem giúp, nếu em hiểu có gì sai thì chỉ giùm nhé.
Định luật hợp thức mà anh nói là gì vậy, em muốn biết thêm.
Cám ơn anh nhiều!
Trần Văn Quyết vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn