View Single Post
Old 06-01-2010 Mã bài: 61632   #5
dannguyentrong
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Nov 2008
Posts: 9
Thanks: 9
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 dannguyentrong is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to dannguyentrong
Default

Phương pháp này do Huckel đưa ra năm 1931 để khảo sát các hợp chất hữu cơ liên hợp. Xét các electron pi trong các hợp chất hữu cơ liên hợp độc lập với các liên kết pi. Dựa trên phương pháp MO để tìm hàm sóng và năng lượng cho các MO pi.
Việc giải phương trình bằng phương pháp biến phân để xác định các giá trị Ci và năng lượng ứng với các MO là rất phức tạp. Do đó, Huckel đưa ra qui tắc gần đúng gọi là qui tắc gần đúng Huckel. Các qui tắc này được đưa ra để đơn giản hoá các phép tính của phương pháp biến phân nhằm xác định các gía trị Ci. Do vậy, thực chất của phương pháp Huckel là phương pháp MO được đơn giản hoá, nên còn gọi là phương pháp MO - Huckel. Phương pháp Huckel chỉ nghiên cứu các electron pi, tức là các electron trên obital p tạo thành liên kết pi.
Mặc dù chỉ với một số qui tắc gần đúng, phương pháp MO-Huckel tỏ ra rất có hiệu quả trong việc khảo sát các hệ thơm nói riêng cũng như các hệ liên hợp nói chung và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về lý thuyết các phản ứng hữu cơ cũng như trong lĩnh vực sinh vật học phân tử, vì các phân tử có hệ thống pi không định cư giữ một vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng của hóa hữu cơ và trong các quá trình sinh vật học. Ngày nay, phương pháp MO-Huckel còn được áp dụng trong một ngành khoa học mới là dược lý lượng tử (dự đoán các tính chất dược lý của các hợp chất vòng liên hợp ...)
Còn khi dùng điều kiện chuẩn hóa hàm sóng để tính các giá trị Ci, người ta thường chọn ra một giá trị Ck nào đó dương, các giá trị khác âm hay dương tùy thuộc vào mối tương quan của chúng với Ck trong định thức thế kỷ, với điều kiện chuẩn hóa hàm sóng...
Bạn muốn lấy giá trị âm cũng được, chẳng sao hết, vì theo Cơ học lượng tử, nếu pxi là hàm sóng, thì a.pxi cũng là hàm sóng mô tả trạng thái đó của hệ (a=const).
dannguyentrong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn