View Single Post
Old 04-20-2007 Mã bài: 8146   #5
Night Wind
Thành viên ChemVN
 
Night Wind's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Posts: 33
Thanks: 0
Thanked 14 Times in 8 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 Night Wind is on a distinguished road
Talking

Longraihoney kết luận như vậy có vội vàng quá không? Nguyên tắc bảo quản hóa chất như các bạn đã biết, nếu ta biết yếu tố tương tác là gì thì ta cô lập hóa chất của ta khỏi các yếu tố đó. Quan trọng là hiểu tính chất và mục đích sử dụng của hóa chất ta bảo quản.
Thực tế, nhiều nơi vẫn bảo quản dung dịch NaOH để dùng cho chuẩn độ pH và các mục đích khác trong phòng TN. Vấn đề của dung dịch NaOH là hấp thụ mạnh CO2 và H2O trong không khí dẫn đến việc thay đổi nồng độ của dung dịch. Vậy việc bảo quản dung dịch NaOH trong phòng thí nghiệm như sau: pha dung dịch NaOH bão hòa 50% (w/w) (thực tế hay pha quá bảo hòa vì NaOH rắn đã hấp thụ CO2 và hơi H2O rồi), dung dịch này có độ nhớt rất lớn, chứa nó trong bình nhựa PVC hay PE (chú ý: không gian trên (headspace) càng nhỏ càng tốt). Vặn chặt nắp. Sau đó để bình nhựa này trong bình hút ẩm (decicator). Nếu để lâu không sử dụng, thì thổi khí Nito7 (nitrogen N2) hoặc rút chân không (nhớ kiểm tra là vành nắp của decicator đã phủ bằng mỡ (grease) hay silicon, tác dụng: tăng độ kín và sau này dễ mở)). Với cách này, thực tế thì sau 2 năm ta vẫn có thể sử dụng để chuẩn độ pH vì khi chuẩn độ lại thì thấy nồng độ NaOH không thay đổi lớn.
http://www.labx.com/v2/spiderdealer2...m?LVid=3402411
Giải thích: mỗi lần sử dụng, ta chỉ hút ra một lượng nhỏ dd NaOH gốc, pha loãng tới nồng độ sử dụng. Do CO2 trong không khí, nồng độ trung bình khoảng 400 micro-g/m3, cho dù ta hấp thụ hết lượng CO2 trong 1m3 không khí, nhưng sau đó dung dịch gốc đã pha loãng đi rất nhiều lần để sử dụng thì con số thay đổi này chưa ảnh hưởng đến phép phân tích chuẩn độ.
Vấn đề chủ yếu ở đây là sai số thao tác khi pha loãng và thời gian phơi nhiễm của dung dich gốc khi trong điều kiện không bảo quản. Nên sau khi pha xong dd NaOH, chuẩn độ lại dung dịch mới pha là điều tất yếu.
Trong trường hợp có máy chuẩn độ tự động, mọi thao tác pha loãng đều là hệ thống kín thì quá khoẻ.
Còn nếu chỉ sử dụng làm PỨ trong tổng hợp hay xử lý bề mặt vật liệu thì không phải lo chuẩn độ lại.
Về bản chất bảo quản dung dịch này không khác việc bảo quản NaOH dạng rắn, nhưng ưu điểm là rất tiện khi sử dụng dung dịch NaOH ở nồng độ thấp. Vì hạt NaOH có kích thước không nhỏ, lại khá "nặng" (vì nếu hạt nhỏ thì rất mau tan chảy khi hấp thu nước). Khi pha dung dịch nồng độ thấp dùng pasteur pipet hút dung dịch bảo hòa NaOH "sướng" và nhanh hơn ngồi cân lượng lớn hạt NaOH rồi pha, sau đó lại đổ lượng thừa đi vì dùng không hết.
Lý thuyết và thực tế khi đi làm khác lắm. Ý kiến của các bạn thế nào?
Chúc vui

thay đổi nội dung bởi: Night Wind, ngày 04-20-2007 lúc 10:39 PM.
Night Wind vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn