View Single Post
Old 10-25-2010 Mã bài: 71187   #8
hoanganhx
Thành viên ChemVN
 
hoanganhx's Avatar

Hoang-ITC
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Location: 579/11 Phạm Văn Chí P7, Q6
Tuổi: 33
Posts: 43
Thanks: 44
Thanked 12 Times in 9 Posts
Groans: 0
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 0 hoanganhx is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to hoanganhx
Default

Trích:
Nguyên văn bởi quocthanhvu View Post
Chào bạn, dựa vào một ít kiến thức và kinh nghiệm mình có xin được chia sẻ với bạn các vấn đề đang quan tâm

Vấn đề thứ nhất:
Công thức chung mà bạn nêu ra là ở dạng truyền thống và rất kinh tế. Hiện nay, xu hướng mới người tiêu dùng không những cần sạch và bọt nhiều mà còn quan tâm đến sức khỏe (không hại và khô da tay) và yếu tố môi trường nữa. Cho nên, công thức NRC sẽ có thêm những chất HĐBM dịu nhẹ hơn và chất làm mềm/ẩm da... Tuy nhiên, giá thành sẽ cao hơn và không phù hợp khi bạn làm sản phẩm để cạnh tranh với các loại NRC đang có trên thị trường.

Vấn đề thứ hai
I) LAS (Linear Alkyl Benzene Sulfonate)
1. Bình thường ở dạng acid, LAS NaOH là ở dạng đã trung hòa rồi
2. LAS là chất HĐBM anionic có các lợi điểm: tẩy rửa tốt, bọt nhiều, giá thành rẻ nhưng gây kích ứng mạnh cho da và mắt nên thường sử dụng cho sản phẩm tẩy rửa gia dụng, không dùng cho sp chăm sóc cá nhân.

II) SLES (Sodium Laureth Sulfate)
1) LES có thể là cách nói chại/ ngắn gọn, chính xác là SLES. Ete cũng là tên nói tắt từ Sodium Lauryl Ether Sulfate
2) Về so sánh độ tẩy rửa 2 sản phẩm này, mình không có tài liệu cụ thể nhưng có thể nói là 9/10 thui
3) Đúng là SLES bọt nhỏ và bền LAS. Theo mình, bạn vẫn giữ 12% LAS (15% làm khô da tay lắm) và có thể tăng thêm SLES lên đến tỉ lệ LAS:SLES 1:1. Bạn làm thí nghiệm và cân đối với giá thành nha.
4) Đã trả lời ở trên
5) Bạn có thể ngâm qua đêm với nước thì khuấy sẽ nhanh tan hơn.

III) SLS
1) Sodium Lauryl Sulfate
2) Là chất HĐBM anionic giống như LAS và SLES
3) SLS có tính tạo bọt tốt, tẩy rửa tốt, giá thành kinh tế, tương thích tốt với da và mắt hơn LAS nên thường được sử dụng chung với SLES trong sp chăm sóc cá nhân (dầu gội, sữa tắm...)
4) Cái này mình chưa làm thử nên cũng không giúp được bạn. Nhưng theo mình thấy SLS ít dùng trong NRC, vì dùng SLES là cũng được rồi. Hơn nữa, SLES khi gặp muối (NaCl) tạo đặc tốt hơn SLS.

Một vài góp ý nhỏ, chúc bạn thành công nha!
to quocthanhvu
Xin chào quocthanhvu, rất vui được trao đổi với bạn.

Vấn đề thứ nhất mình đồng ý với bạn về xu hướng hiện thời, và những nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe người dùng mình rất đề cao tuân thủ, bởi xã hội ta hiện nay đã là 1 xã hội văn minh nên nhu của những người tiêu dùng không còn ở mức cơ bản nữa mà phải được nâng cao hơn (không những sản phẩm của ta phải nâng cao về chất lượng mà còn nâng cao về tính mỹ thuật, sức khỏe con người, môi trường, lợi ích nhiều mặt mà sản phẩm mang lại cho người dùng...).

Do đó cần phải bổ sung hoặc thay thế một số CHĐBM để đáp ứng những điều nói trên, vậy bạn có thể cho mình biết những chất HĐBM dịu nhẹ và chất làm mềm da, ẩm da nào ta nên dùng thêm trong công thức được không ?.

II) SLES (Sodium Laureth Sulfate)
3)
cảm ơn bạn đã trả lời mục số 3 này, nhưng mình vẫn còn 1 thắc mắc đó là khi phối hợp LAS:SLES theo tỉ lệ 2:1 mình thấy sản phẩm tẩy rửa yếu đi, không biết là do đâu, vấn đề này mình chưa có thời gian để làm lại thí nghiệm để tìm hiểu chính xác.

III) SLS
4)
"Hơn nữa, SLES khi gặp muối (NaCl) tạo đặc tốt hơn SLS.". Ý bạn là tạo bọt hay là tạo đặc ?. Bạn xác minh lại dùm mình nhé, mình đang phân vân sợ bạn ghi nhầm, nếu đúng rồi thì thôi, mong bạn hồi âm.

Rất cám ơn về những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Chúc bạn vui, rất cảm ơn bạn đã tham gia.
hoanganhx vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn hoanganhx vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
johncena (11-14-2010), lienthanhquyet (01-20-2011)