View Single Post
Old 06-23-2009 Mã bài: 41048   #8
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tigerchem View Post
Hi,
Thực ra không phải khoa Hóa trường ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM không nghĩ ra được chuyện đăng lên website khoa những bài luận văn các năm trước như khoa sinh đã làm, công việc này đã có từ thời của cố giáo sư Lê Văn Thới, cho tới hiện nay khoa vẫn còn lưu trữ một khối lượng đồ sộ kiến thức từ những năm trước 1975 tới nay, từ luận văn tới tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Tất nhiên khoa cũng không hẹp hòi gì mà không công bố cho các bạn sinh viên tài sản tri thức vô giá này, và bản thân em, trong những ngày đầu thành lập diễn đàn cách đây 3 năm cũng đã tính tới vấn đề này với tiêu chí diễn đàn là môi trường hỗ trợ trao đổi giữa thầy cô và sinh viên.
Nhưng lý do gì khiến chúng ta không thực hiện?
Thứ nhất là nếu công bố toàn văn thì vi phạm bản quyền là một, bị copy sao chép là 2. Những năm trước đây rất nhiều sinh viên trong và ngoài khoa, cũng như các trường khác đến mượn luận văn rồi sao chép đến từng câu từng chữ, tạo hậu quả là lười đầu tư suy nghĩ đề tài, sao chép luận văn. Do đó khoa quyết định chấm dứt việc cho mượn luận văn. Tất nhiên không phải cấm tham khảo nhưng việc tham khảo tuân theo qui định của thư viện khoa, nhằm hạn chế tình trạng sao chép.
Thứ hai, nếu chỉ công bố tên đề tài thôi thì sao, thoạt tiên sẽ không có vấn đề gì, nhưng về lâu dài, chỉ cần 1 chuỗi tên đề tài, ta có thể xâu chuỗi thành 1 hệ thống nghiên cứu của 1 nhóm giáo sư, đó có khi là công trình tâm huyết của cả đời người nhưng chỉ cần tên đề tài của các SV thực hiện là 1 nhóm khác có thể sao chép và ăn cắp, cả nước ngoài với google translate cũng có thể lờ mờ đoán ý được và ăn cắp ý tưởng. Thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có ai muốn bị ăn cắp pattern không?
Và cuối cùng, với tên đề tài, chỉ với cái tên cũng đã là 1 ý tưởng. Chẳng hạn nếu nói chung chung tổng hợp mạch nhánh taxol thì không sao, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho thấy ở VN có thực hiện đề tài này, càng nhiều đề tài thực hiện cho thấy đó là 1 trào lưu "hot", vậy là các nhóm khác cũng nhảy vô làm. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, với những đề tài quá cụ thể như tổng hợp thuốc kháng sinh A từ chiết xuất tinh dầu của cây B.... thêm 5 phút google là 1 nhóm nghiên cứu khác hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhóm cũ mà không tốn chút công sức nào để tìm tòi ý tưởng.
Tóm lại, như em đã nói ở trên, chút ta bỏ tiền hoang phí được chứ không thể phung phí thời gian làm 1 công việc chung chung. Không thể lấy lại thời gian đã mất, cũng như không thể chuộc lại hậu quả nếu làm 1 công việc nhất thời không suy tính kĩ.
PS: có thể em suy nghĩ hơi trầm trọng vấn đề, nhưng theo quan điểm của em, nếu thật sự cần tham khảo, ở VN ta không quá khó khăn, chỉ cần các bạn bỏ ra 5 phút suy nghĩ, năng động 1 chút, là có kết quả. Cách làm này có vẻ là 1 "cần câu" tốt hơn là đưa ra "con cá" danh sách các đề tài. Tất nhiên mỗi khoa, mỗi ngành đều có cách làm riêng, mỗi người có 1 quan điểm và tất cả ý kiến của em đã được trình bày ở trên.
Thân!


Các ý kiến của bạn phát biểu theo tôi đều không có căn cứ xác đáng. Các ví dụ bạn đưa đều không phải tiêu biểu, phổ biến và mang tính đại diện.

* Phần lớn các ý tưởng và sản phẩm khoa học đều được phổ biến rộng rãi:
+ dưới dạng báo cáo ở Hội nghị, hội thảo khoa học (oral, poster)
+ dưới dạng bài báo khoa học
+ dưới dạng bằng phát minh sáng chế

Tất cả các thông tin này (từ bản tóm tắt đến bản đây đủ) đều được phổ biến rộng rãi.

* Các đề tài nghiên cứu đòi hỏi tính bí mật (confidental) như đề tài đặt hàng từ công nghiệp, đề tài quốc phòng... thường có quy chế riêng như hạn chế số lượng thành viên tham gia hay chỉ cho các nghiên cứu viên thực thụ làm việc hưởng lương (permanent) tham gia

* Chuyện tìm ý tưởng mới từ những cái đã có là công việc hàng ngày, hàng giờ của tất cả những người làm nghiên cứu khoa học và cả công nghệ.

Làm điều này bằng cách
+ tìm hiểu tổng hợp những nghiên cứu đã qua (như đọc các bài review...)
+ tìm hiểu hướng đi mới thế nào (như đọc các bài phát hiện mới trên Nature, Science...)
+ dự các hội nghị chuyên sâu theo hướng mình quan tâm

Làm điều này để:
+ tránh trùng lặp đề tài
+ tránh lặp lại những thí nghiệm, những kỹ thuật người khác đã làm


(mọi đề tài khoa học lớn hay luận án tiến sỹ đều phải có 1 phần bắt buộc là state of art. Luận án thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp không đòi hỏi hay đòi hỏi ở mức thấp)

* Ở Việt Nam trước đây đúng là có chuyện nhiều nhóm làm cùng 1 hướng (nhóm trứoc, nhóm sau, nhóm B copy từ nhóm A...). Trên thế giới chuyện này cũng là chuyện bình thường, có cạnh tranh mới có phát triển, có tiến bộ.

* Quay lại việc anh Teppi đưa ra (luận văn tốt nghiệp):
+ Việc đưa fulltext là khó (mặc dù cá nhân tôi thấy không quá khó)
+ Việc đưa tên tuổi là dễ
Ta có thể làm dễ trước, làm khó sau. Việt Nam đã bắt đầu công khai toàn bộ Luận án Tiến sỹ, không lý gì khóa luận sinh viên mà không đưa lên được.

* Danh sách Khóa luận tốt nghiệp, ngày giờ trình, thứ tự trình, tên đề tài, tên thầy cô hướng dẫn và phản biện luôn luôn công khai. Bộ môn nào ở trường Đại học nào cũng phải gõ Word và dán cho sinh viên xem cả. Nếu được sự đồng ý của các thầy cô trong Bộ môn thì việc công khai rất dễ dàng, không tốn bao nhiêu công sức hết

Thân

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 06-23-2009 lúc 09:59 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn