View Single Post
Old 01-18-2008 Mã bài: 19807   #9
napoleon9
Cựu Moderator

"học hoc nữa học mãi ...tới khi
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Location: cần thơ
Tuổi: 37
Posts: 480
Thanks: 88
Thanked 49 Times in 37 Posts
Groans: 0
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 48 napoleon9 will become famous soon enough napoleon9 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to napoleon9
Default

2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ CỒN KHÔCó rất nhiều phương pháp khác nhau dùng để điều chế cồn khô như:
1/ Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà.
Khi trộn Calci acetat bão hòa trong dung môi nước với rượu thì sẽ tạo thành
cồn khô dưới dạng keo Calci acetat.
Kết quả trên có thể được giải thích bằng “phương pháp thay dung môi”: Khi
thông số trạng thái thay đổi làm cho hóa thế cấu tử tồn tại trong môi trường phân
tán trở nên lớn hơn ở trạng thái cân bằng, do đó xu hướng của quá trình sẽ diễn ra
theo chiều chuyển về trạng thái cân bằng, tức là pha mới được tạo ra. Trong
phương pháp này dung môi được thay thế, tức là thay đổi thành phần môi trường.
Do vậy, Calci acetat bão hòa trong môi trường nước, nhưng nó trở thành quá bão
hoà trong môi trường rượu - nước (Calci acetat không tan trong rượu) nên quá trình ngưng tụ sẽ xảy ra.
1.1/Công thức điều chế

Trong phương pháp này cồn khô được điều chế từ 75 ml rượu Etylic (Etanol)
và 10 ml Calci acetat bão hoà (được điều chế từ 3g Calci acetat và 10ml nước)17
tương ứng với tỷ lệ 7,5:1. Và từ 40ml Etanol và 10 ml Calci acetat bão hoà.
2/Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm.

2.1/Trong alcol nóng, acid béo được hòa tan tốt hơn và phản ứng nhanh với kiềm
tạo thành một tác nhân tạo gel là xà phòng acid béo và nước.

C17H35COOH + NaOH -----> C17H35COONa +H2O
Natri stearat được tạo thành sẽ hòa tan một phần trong nước và hình thành
một lớp vỏ cứng. Khi đó rượu sẽ thấm vào lớp vỏ cứng này và tạo thành cồn khô.
2.2/sản phẩm

Sản phẩm thu được theo bằng phát minh số 4436525 của Barney J. Zmoda có
+ Không bị hoá lỏng trong suốt quá trình cháy.
+ Vẫn duy trì được hình dạng ban đầu của nó.
+ Sản phẩm cháy sạch, không có bồ hóng.
+ Khi cháy không có khói, không mùi và ngọn lửa có thể nhìn thấy được.
Trong thành phần của nhiên liệu cồn khô dạng gel này cũng có thể được trộn
vào một số chất mà vẫn không có ảnh hưởng bất lợi đến tính chất của sản phẩm.
Các chất đó có thể là: thuốc nhuộm (như Phenolphtalein, Rose Bengal) dùng để
chỉ thị hoặc để gia tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm; những chất dùng để tạo
màu ngọn lửa như muối Natri và muối Kali của Nitrat và Clorat, cũng như các
muối của Li, Bo, Cu…Những thành phần này chỉ được sử dụng với một lượng
nhỏ, thường thì sử dụng không vượt quá 1% khối lượng và thích hợp nhất là 0,5%.
3/Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một
lớp ngăn chặn sự hydrat hoá.
4/ Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng nhiên liệu vô cơ.

Chữ kí cá nhânNguyễn Hoàng Quốc Vũ
quocvu1986@gmail.com



napoleon9 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn napoleon9 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
vina_star (06-02-2009)