View Single Post
Old 09-24-2008 Mã bài: 28813   #3
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi ketamxuan View Post
nhiu đó thui hả? hix hix hix! hok đủ gòi!
Những cơ bản ban đầu giới thiệu để bạn đọc trước rồi cùng đi vào vấn đề cụ thể mà bạn không hiểu hay muốn trao đổi thì tôi đã nói. Bạn đã xem qua phần nào hay chưa?

Bạn có thể tìm hiểu thêm trên các website tiếng Anh.

Cụ thể:

http://en.wikipedia.org/wiki/Plating

http://en.wikipedia.org/wiki/Metallizing

http://en.wikipedia.org/wiki/Thermal_spray

Mạ , thuật từ khởi nguyên trong tiếng Anh là plating, là phương pháp tạo một lớp kim loại mỏng bám trên một bề mặt kim loại.

Mạ hóa học (electroless plating) , điển hình là mạ nikel , tráng gương thủy tinh (phương pháp Tollen):

AgNO3 + KOH -> AgOH + KNO3

AgOH + 2NH3 -> [Ag(NH3)2]1+ + [OH]1-

[Ag(NH3)2]1+ + [OH]1- + Glucose/Dextrose --> Ag + 2NH3 + H2O

Tuy nhiên không phải công thức dung dịch hóa học nào tạo lớp mạ kim loại bám tốt, mỏng đều, không bị xốp và nhanh.

Mạ điện (electroplating) đã góp phần cải tiến nhược điểm nói trên. Chúng ta có mạ chrom điển hình ( dung dịch cơ bản 250 g/l of Cr03 và 2.5 g/l of S04- với dòng 2A/cm2) tạo lớp chrome mờ cứng trên thép. Ngoài ra, phương pháp mạ điện còn giúp giải lớp mạ cũ hoặc điều chỉnh độ dày lớp mạ đều hơn hay có độ dày khác nhau trên các vùng theo ý.

Mạ hóa học và mạ điện cơ bản chỉ áp dụng mạ trên các bề mặt dẫn. Thế thì còn các bề mặt kém dẫn điện như ABS, polystryrene, PE,... thì sao? Chúng ta có :

a- Mạ chân không (vacumn metallizing)
b- Phun nhiệt (thermal spraying)
c- Xử lý bề mặt + mạ hóa học
d- Xử lý bề mặt + mạ điện
e- Thếp (gilding)

Phương pháp a, b thì thuộc phương pháp công nghiệp ,năng suất cao, cần thiết bị chuyên dùng.Áp dụng cho các bề mặt chịu nhiệt, có yêu cầu chịu mài mòn, chịu ứng suất ...

Phương pháp c,d là phương pháp bán công nghiệp dành cho dân ngành hóa vật liệu. Bí quyết của nghề ở chổ xử lý bề mặt vật liệu hữu cơ hoặc biến tính vật liệu nền để tăng khả năng dẫn điện mà từ đó có thể xử lý tiếp --> chuyên đề polymer dẫn điện, xử lý bề mặt polymer, polymer cơ -kim. Đi theo hướng này là cho sản xuất nhỏ, ứng dụng hàng dân dụng, trang trí nội thất, trang sức

Phương pháp cuối cùng là phương pháp thủ công truyền thống. Dân gian thường có câu nói ví " sơn son thếp vàng" là ở đây đó. Bí quyết của nghề là lá thếp mỏng, có ánh độ sáng và không dễ bị oxy hóa nhanh. Thường áp dụng lên vật liệu gỗ, kiếng. Người ta chuộng ánh giống bạc, vàng của sản phẩm được thếp.

thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 09-24-2008 lúc 09:49 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
flybear (11-02-2008), ThanhLong (12-18-2008)