View Single Post
Old 06-23-2006 Mã bài: 2307   #2
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi nguyencyberchem
Lâu lắm không làm hữu cơ, hum bữa có người hỏi bài, thấy hay hay lên post lại cho mọi người
So sánh tính acid

2-cloro benzoic acid
3-cloro benzoic acid
4-cloro benzoic acid

câu 2, cũng so sánh tính acid

2-cloro benzoic acid
2-Fluoro benzoic acid
2-Bromobenzoic Acid
2-iodobenzoic acid

bài này là đề thi của sv năm 2 khối Hóa không chuyên ở toulouse.
Trời, dạng đề thi này em nghĩ chỉ xuất hiện ở VN thôi chứ, té ra ở nước ngoài cũng phổ biến !!!
Những loại đề này rất khó nói, vì nó toàn đánh vào những điểm nhạy cảm của acid benzoic, đó là vị trí ortho, vị trí số 2. Dài dòng quá, em trả lời thử trước nhé !!!
câu 1 : ta đã biết, nhóm hal là nhóm phản hoạt hóa, nên chắc chắn sẽ làm acid mạnh hơn acid benzoic chưa gắn nhóm thế !
Bao giờ ở vị trí ortho, nhóm thế bất kể bản chất đều làm tăng tính acid của benzoic, nên vị trí 2 là vô địch.
còn ở vị trí số 3- và 4- thì... hơi khó nói, vì Cl là nhóm phản hoạt hóa chỉ đơn thuần bằng hiệu ứng cảm, nên ảnh hưởng sẽ rất yếu khi ở vị trí 4-, nên theo BM, 3-chloro benzoic acid > 4-chloro benzoic acid ;
Câu 2: đây là bài tập có vẽ nếu chỉ để suy đoán và giải thích thì ko hợp lí lắm, mà phải đưa số liệu thực nghiệm ra rồi bắt giải thích thì được.
Cả bốn chất đều có tính acid cao bất thường so với acid benzoic, nhờ hiệu ứng ortho, khi mổ sẻ hiệu ứng ortho ra, ta thấy ở đây, xét ba ảnh hưởng chính, đó là lập thể, cản trở sự liên hợp của vòng với nhóm C=O, tiếp theo là hiệu ứng cảm (tức là độ âm điện của nhóm), và thêm một phần hiệu ứng trường, làm bền hóa COO- khi đã tách proton, còn lại, chúng ta không bao giờ được wên ảnh hưởng của liên kết yếu được tạo thành, đó là liên kết hidro.
Nói đến đây, chắc các bạn đã đoán ra được cách sắp sếp của tôi:
2-chloro benzoic acid > 2-bromo benzoic acid = 2-iodo benzoic acid > 2-fluor benzoic acid
Giải thích : 2-chloro không tạo liên kết hidro kìm hảm thằng proton phóng thích, gây chướng ngại lập thể tương đối lớn, làm ngăn cản gần như hoàn toàn sự cộng hưởng của vòng với C=O => vô địch
2-fluoro tạo liên kết hidro, nên làm ci yếu hơn mấy thằng còn lại.
Hai thằng bromo- và iodo thì một chín một mười, không sao so được, vì ảnh hưởng duy nhất của nó là lập thể thì hai thằng cũng gần ngang nhau, độ âm điện cũng gần ngang nhau !
Có gì anh em trao đổi thêm nhé !!!

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn bluemonster vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (08-28-2008)