View Single Post
Old 10-14-2010 Mã bài: 70502   #13
Zero
Moderator
 
Zero's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2006
Tuổi: 30
Posts: 387
Thanks: 19
Thanked 226 Times in 111 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 56 Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice
Default

Vô tình đi ngang đây, góp một đôi lời chấp nhặt, vì dù sao bản thân cũng là thầy giáo ^^

Một ý kiến đưa ra, có thể có nhiều cách hiểu, và không có cách hiểu nào sai cả. Quan trọng là mình nhìn nhận vấn đề như vậy có thực sự phù hợp hay không.

1. "Không thầy đố mày làm nên", cái này có trường hợp thì đúng, và có trường hợp thì chưa hẳn đúng, như sẽ phân tích ở dưới

Đồng ý là không nên tuyệt đối hóa vai trò của nhà giáo, vì ngày nay đã khác xưa. Nếu ngày xưa học sinh chỉ có thể tiếp nhận thông tin từ duy nhất giáo viên thì ngày nay học sinh đã có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến tình trạng giáo viên nếu không nhanh chóng cập nhật tri thức sẽ dễ dàng bị học sinh qua mặt và đánh giá thấp. Đây là chuyện thường nhật trong các lớp ôn tập chọn học sinh thi HSG quốc gia cũng như trong trại huấn luyện ôn tập 4 thành viên thi quốc tế.

Tuy nhiên đó là chuyện của học sinh chuyên biệt, những người có năng khiếu hẳn hoi, và có khả năng thể hiện kiến thức. Còn đối với học sinh bình thường thì sao? Họ chỉ có thể dựa vào giáo viên để tiến lên dần dần chứ khả năng tự học vẫn chưa đủ. Tại sao các lớp luyện thi đại học năm nào cũng đông? Tại sao tình trạng học thêm năm nào cũng có? Vì đơn giản là có cung ắt có cầu, học sinh muốn được biết nhiều hơn từ thầy cô thì phải ôm tập đi học ngoài giờ chứ sao. Đó là chuyện của tuyệt đại đa số học sinh bình thường.

Trong cả hai trường hợp phải thấy rằng nếu không có sự hướng dẫn của GV, dù tận tình chỉ từng con chữ, hay chỉ là hướng dẫn đường lối tự học thì cũng không thể bác bỏ vai trò của họ, cũng không thể quá tuyệt đối vai trò của họ, cái thời thầy đọc - trò ghi đã qua lâu lắm rồi.

2. Về câu "học một biết mười" thì xin miễn, câu này thực sự không đúng. Nó chỉ đúng với các thần đồng, nghe một có thể suy ra được nhiều hơn thế. Ngày nay đa phần học sinh học một chỉ hiếu có một nửa, thậm chí còn ít hơn. Lý do đơn giản là cách dạy đổi mới, chương trình đổi mới làm cho học sinh cảm thấy khó thích nghi. Họ đã quen với lối đọc - chép từ xưa nên giờ lên cấp 3 hay Đại học chuyển sang đường lối tự học rất khó. Thế là để bù lại cho phần hiểu biết còn thiếu thì hàng loạt chuyện bi hài xảy ra, từ đi học thêm cho tới đi xin điểm... Nếu học sinh học một mà biết được vừa đủ thì giáo viên đã hạnh phúc lắm rồi, nói gì đến mười ^^

Em hoàn toàn đồng ý với anh Teppi, cái lỗi ở đây không phải ở GV, vì họ chỉ là người thừa hành, mà lỗi nằm ở những người làm trách nhiệm quản lý giáo dục thể hiện một tầm nhìn hạn hẹp, không thể đưa ra được những chính sách thay đổi kịp thời, và vẫn còn bị tâm lý "vị nể" đè ép khiến cho mọi quyết định đưa ra chỉ còn tính chất nửa vời. Nhiều khi tự hỏi nền giáo dục này nếu cứ tiếp tục sẽ rơi vào đâu? Nhưng thực sự giáo viên hoàn toàn bất lực khi hầu như không có tiếng nói nào trong việc thay đổi chính sách, cứ phải cắn răng mà chấp nhận mỗi năm.

Thôi thì cứ phải cố gắng truyền đạt cho học sinh hiểu hết những gì cần phải hiểu ^^

Chữ kí cá nhânThe Olympeek - Tờ báo kết nối tri thức và cộng đồng Olympiavn
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=217.0


Zero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Zero vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
kuteboy109 (10-14-2010), linh_kc (10-27-2010), xuantung0308 (11-03-2010)