View Single Post
Old 11-24-2010 Mã bài: 72992   #11
hoamo
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Nov 2010
Posts: 26
Thanks: 0
Thanked 10 Times in 7 Posts
Groans: 0
Groaned at 7 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 hoamo can only hope to improve
Default

Trích:
Nguyên văn bởi ncaothach View Post
1. Đúng là quá trình hydrat hóa là quá trình tỏa nhiệt, sự hydrat hóa sẽ khiến cho các phân tử nặng nề kém linh động độ mất trật tự thấp suy ra S bé hơn 0, để một quá trình hidrat hóa xảy ra thì Gibbs Free energy phải bé hơn 0.
G = H - TS vì S âm nên G = H + TS để G âm thì chỉ có nước là H âm mà H âm thì là quá trình tỏa nhiệt.
2. Một liên kết hóa học luôn là quá trình tỏa nhiệt, ví dụ như để liên kết các e gép cặp trong vân đạo sẽ kích thích lên các vân đạo trống để tạo ra e độc thân đây là quá trình tiêu tốn năng lượng, để liên kết được hình thành và bền vững thì nhiệt tỏa ra phải đủ để bù vào phần năng lượng kích thích đã tiêu tốn.
Có gì sai mong anh em điều chỉnh nhé

Mình làm tài khôn diễn giải lại ý bạn ncaothach một chút nhé, không hợp lý chỗ nào thì mọi người góp ý :)

1. Quá trình hidrat hóa là quá trình tỏa nhiệt. Vì sao?

+ Thứ nhất, sự hidrat hóa làm cho các tiểu phân chất tan kém linh động hơn; các tiểu phân dung môi do có xu hướng tương tác với các tiểu phân chất tan nên độ linh động cũng sẽ giảm theo. Kết quả là, độ hỗn độn của hệ giảm, nên S giảm [so với ban đầu]. Như vậy sau khi quá trình hidrat hóa kết thúc, delta(S) của hệ <0.

+ Thứ hai, quá trình hidrat hóa là tự diễn biến, nên delta (G) của hệ hidrat hóa <0.

Mà Delta(G) = Delta(H) - T.Delta(S) (1). Do vậy, kết hợp với 2 ý trên, ta suy ra Delta(H) bé hơn 0 => quá trình hidrat hóa là quá trình tỏa nhiệt (dpcm).

Bạn hình như bị nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả, lại lấy một thời điểm để suy diễn cho một quá trình nên không được chính xác. Có những chỗ diễn đạt hơi tối nghĩa và cũng hơi cảm tính thì phải :p.

2. Quá trình tạo liên kết là một quá trình có thể tỏa nhiệt, cũng có thể thu nhiệt. Tại sao?

Khi liên kết hình thành, độ hỗn độn của hệ [bao gồm các tiểu phân tạo liên kết] giảm => delta(S)<0.

+ Như vậy, nếu toàn bộ quá trình tạo liên kết là tự diễn biến [delta(G)<0] thì delta(H)<0 => Sự tạo liên kết sẽ tỏa ra nhiệt.

+ Ngược lại, nếu delta(G)>0, nghĩa là không tự diễn biến, cần phải có sự kích thích, thì có thể áp dụng phương trình (1) để suy luận sơ lược như sau (cụ thể thế nào thì cần phải có số liệu):

++ Lượng nhiệt tỏa ra sau khi hình thành liên kết, nếu bù trừ được lượng nhiệt cần thiết để kích thích hệ lên trạng thái có thể tạo liên kết (năng lượng giúp hệ vượt qua hàng rào thế năng) thì delta(H)<0 => Quá trình tạo liên kết là tỏa nhiệt.

++ Còn nếu như lượng nhiệt tỏa ra ở thời điểm tạo liên kết không bù trừ được đoạn màu đỏ kia thì toàn bộ quá trình tạo liên kết sẽ là thu nhiệt. Nghĩa là người ta phải sử dụng nhiệt độ, ... để cung cấp năng lượng.

3. Thấy bạn bàn cụ thể về sự tạo liên kết nên mình cũng hóng hớt một tẹo cho dzui.

Theo mình biết thì quá trình tạo nên 1 liên kết sẽ bao gồm:

+ Sự khuếch tán các tiểu phân lại gần nhau => delta(S) âm. Thường thấy người ta bỏ qua chỗ này khi giải thích sự tạo từng liên kết riêng rẽ, nhưng mình thấy điều đó không hợp lý lắm, hì hì.

+ Các yếu tố động học và nhiệt động tiếp tục xảy ra sau đó, sẽ làm kích thích các electron lên mức năng lượng cao hơn so với bình thường. Điều này có thể làm cho electron bị kích thích có xác suất xuất hiện lớn hơn ở AO có năng lượng cao hơn, nếu so sánh với AO ban đầu. Tuy nhiên, sự kích thích này vẫn phải tuân theo những nguyên lý và quy tắc sắp xếp electron trong nguyên tử, nên không có chuyện xác suất chiếm lĩnh các AO của các e bị kích thích - kể cả AO ban đầu và AO có năng lượng cao hơn - là như nhau. Vậy nên, mới có giả định là các electron sẽ chiếm ở các AO khác nhau - cả thấp lẫn cao - tạo nên các electron độc thân.

+ Và sau đó, sự quay spin sao cho đối xong sẽ là một điều kiện tiếp theo trước khi tạo liên kết. Điều này nằm trong điều kiên của nguyên lý ngoại trừ Pauli.

Như vậy, trừ quá trình 1 thì cả hai quá trình 2 và 3 ở trên đều thu nhiệt.

+ Tiếp đến, Khi liên kết được hình thành, độ hỗn độn của hệ giảm rất mạnh, điều này làm cho hệ tỏa ra một lượng nhiệt lớn, nếu chỉ xét quá trình bắt đầu từ cận trước đến cận sau của sự tạo liên kết.

Vì vậy, nếu gộp tất cả các quá trình của sự tạo liên kết lại thì tổng quá trình có thể là tỏa nhiệt hoặc thu nhiệt. Còn nếu bỏ qua quá trình đầu tiên như bạn ncaothach thì cũng không thể khẳng định điều gì, hì hì.

thay đổi nội dung bởi: hoamo, ngày 11-24-2010 lúc 08:09 PM.
hoamo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn hoamo vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
doraemon-btrang (11-25-2010), dzoikoan (11-25-2010), hoangminhnhan (12-23-2010), men_100 (11-24-2010)