View Single Post
Old 04-03-2008 Mã bài: 22433   #9
huy_hpt
Thành viên ChemVN
 
huy_hpt's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2007
Location: Hà Nội
Posts: 65
Thanks: 5
Thanked 13 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 25 huy_hpt will become famous soon enough huy_hpt will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to huy_hpt
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tieulytamhoan
Nhưng thầy ơi, có lần em thử "chơi" ngược lại, tức là hoán đổi vị trí của NaOH & H2C2O4 trên buret & erlen thì kết quả thể tích chuẩn độ giữa 2 cách ra sai khác nhau đến 0.3 ml lận . Em hỏi CB trẻ gác thực tập thì nhận dc câu trả lời rằng ko ai làm và ko bao giờ làm việc như em đã làm. Như vậy, có nghĩa là có 1 nguyên tắc nào đó trong phép chuẩn độ này chứ ko fải là do tính liên hoàn trong thí nghiệm như thầy nói...
Hix, quái lạ nhỉ mình thử như bạn 5ml H2C2O4 0,05M chuẩn bằng NaOH 0,1M (nồng độ hơi lệch nhưng vì tiện sẵn hóa chất mà) kết quả chuẩn độ trên máy đo pH với điện cực màng thủy tinh. Kết quả: NaOH (trên buret), H2C2O4 (dưới) máy báo V tương đương 4,94ml
Khi chuẩn ngược lại máy báo 4,90ml (như vậy phép chuẩn độ không có sự chênh chệch đáng kể) (với các hóa chất như thế kết quả đúng phải =5,0ml). Còn chuẩn độ với chất chỉ thị và quan sát bằng mắt bề cong của mức dung dịch thì trùng nhau luôn 5,0ml. là việc lựa chọn chất chỉ thị hoàn toàn phụ thuộc vào bước nhảy pH, một cách gần đúng khi tính pH tại điểm tương đương (nấc 2 của pứ do nấc 1 là không rõ thậm chí ở nồng độ bé không thấy xuất hiện bước nhảy) của pứ này = 8,3. Như vậy việc lựa chọn pp là rất hợp lý do khoảng đổi mầu 8-10. Tất nhiên trong chuẩn độ này bước nhảy pH cũng không thật (thẳng) đứng như acid mạnh và base mạnh, thêm nữa bạn có thể băn khoăn về sự đổi màu của chất chỉ thị ở 8 hay ở 10 khi đổi ngược các hóa chất chuẩn độ, tuy nhiên sai số này hoàn toàn nằm trong sai số của phép chuẩn độ trên đường định phân. Sự dụng chỉ thị PP thì cần phải cho 1 lượng tương đối lớn, nếu cho không đủ sẽ bị mất mầu trước điểm tương đương. Nếu có điều kiện TN tiếp bạn thử cho nhiều hơn chất chỉ thị xem sao (8-10 giọt chẳng hạn)
Còn với những bài thí nghiệm tại ĐHBKHN thì toàn cho axit lên trên buret thôi (xác định nồng độ HCl bằng Na2B4O7 và xác định nồng độ NaOH, xác định hỗn hợp NaOH+Na2CO3 bằng HCl) Tất nhiên BKHN là trường CN không đào tạo chuyên ngành phân tích, môn pt chỉ là môn cơ bản học chung toàn khóa thôi.

Thực sự câu hỏi khá hay, không có nhiều sv có những thắc mắc trong khi TN như bạn. bạn tiếp tục trao đổi với các thầy cô trong đó xem sao và thông tin tiếp nhé. THÂN.

thay đổi nội dung bởi: huy_hpt, ngày 04-03-2008 lúc 10:02 AM.
huy_hpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn