View Single Post
Old 05-26-2009 Mã bài: 39572   #2
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi thanhluanpes View Post
Mình đang học Tổng hợp và tính chất polymer. Có một câu hỏi mà mình vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ, đó là " Những tiêu chí và yếu tố nào để đánh giá độ mạnh, yếu hay là hoạt tính của các chất khơi mào?". Các bạn, anh chị và các sư phụ thông thạo vấn đề này thì chia sẻ cho em chút thông tin nhé!Thanks!
Hi Luân,
Câu hỏi của em hơi rộng, em cần chi tiết hơn ở vài vấn đề sau:

1. Chất khơi mào ionic (cationic hay anionic) hay radical. Việc phân loại rất quan trọng, vì chả ai đi so radical này có hoạt tính mạnh hay yếu hơn cation/anion kia cả... Ngoài ra, việc so sánh hoạt tính của cation và anion khá đơn giản, nhưng so sánh giữa các radical với nhau hơi phức tạp.

2. Ít có qui luật chung nào đánh giá các chất khơi mào có cấu trúc khác nhau, để so sánh hoạt tính với nhau được. Thế nên, chỉ học "những tiêu chí và yếu tố đánh giá độ mạnh, yếu về mặt hoạt tính của các chất khơi mào" bằng việc so sánh những đối tượng cụ thể, có kèm theo giá trị thực nghiệm hoạt phản ứng minh hoạ, từ đó rút ra nhận xét chung cho mình.

Còn nhiều vấn đề khác, nhưng trước mắt, em chỉ nên tiếp cận vài yếu tố đơn giản sau, giúp em đánh giá hoạt tính của một initiator. (Nhắm mắt bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh)
+ Độ bền: Các initiator thường kém bền mặt nhiệt động, do đó, initiator càng bền thì khả năng phản ứng/duy trì phản ứng càng cao, không bị tự phá huỷ (destruction). Ngoài ra còn xét đến độ bền động học, có nghĩa đánh giá năng lượng/điện tích của chính reactive site (anionic/cationic/radical site) cao hay thấp, khả năng phản ứng với nhau thuận lợi hơn hay phản ứng với đối tác thuận lợi hơn...

+ Đối tác phản ứng: Đây lại là mặt động học. Đối tác phản ứng bao gồm, hoặc các vị trí phản ứng khác nhau trên cùng một molecule, hoặc trên các molecules.

Tất cả các yếu tố độ bền cũng như đối tác phản ứng liên quan chặt chẻ đến cấu trúc phân tử.

Không biết còn thiếu yếu tố nào không. Nhưng nhìn một cách chung chung chỉ có vậy.
Khi đi vào từng trường hợp cụ thể sẽ nắm bắt vấn đề rõ ràng hơn.

Em đọc thêm bài viết sau về đánh giá cấu trúc/hoạt tính/minh hoạ radical reaction:
http://chemvn.net/chemvn/showthread....hlight=radical


Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn bluemonster vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (05-26-2009), thanhluanpes (05-26-2009)