View Single Post
Old 08-31-2008 Mã bài: 27781   #33
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Tôi tra trong handbook thấy tích số tan của AgCN là 10^(-15.84) và hằng số không bền của phức Ag(CN)n(1-n) với n = 1-4: K1 = ? (không có giá trị), K12 = K1*K2 = 10^(-19.85). K1-3 = K1*K2*K3 = 20.55 và K1-4 = K1*K2*K3*K4 = 19.42.
Có thể thấy Ag+ tạo phức với CN- có số phối trí 2 là bền nhất. Số phối trí 1 không có giá trị vì nó tồn tại ở dạng kết tủa.
Khi chuẩn độ KCN bằng Ag+ thì nạp Ag+ lên buret và KCN ở erlen. KHi bắt đầu chuẩn độ sẽ dư CN-, thiếu Ag+ --> tạo phức Ag+ + 2CN- --> Ag(CN)2 (-).
Tiếp tục cho Ag+ (1> F > 0.5) thì có sự phá phức Ag(CN)2 (-) + Ag+ --> 2 AgCN hay có thể viết Ag(CN)2 (-) + Ag+ --> Ag2(CN)2 kết tủa.
Như vậy nếu dừng chuẩn độ khi mới xuất hiện kết tủa thì ta có thể tính đuợc số mol KCN = 1/2 số mol Ag+. Có thể gặp sai số thừa vì sự kết tủa có thể xảy ra chậm hơn điểm tương đuơng (mặc dù tủa AgCN là vô định hình) và tùy thuộc vào độ nhạy của mắt người quan sát. Có lẽ do yếu điểm này mà thực tế trong sách hóa phân tích tôi đã đọc người ta không dùng cách chuẩn độ này mà theo cách tôi trích dẫn bên trên.
Tôi không có nhận xét gì về cách viết của các Thầy là chuối hay không do mỗi ngừoi có một nhận thức và thói quen riêng.
Thân ái

thay đổi nội dung bởi: giotnuoctrongbienca, ngày 09-01-2008 lúc 07:15 AM.
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn