Chủ Đề: Vật liệu MDF
View Single Post
Old 09-08-2008 Mã bài: 28107   #7
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi huyngoc View Post

Nguyên văn bởi Teppi
Câu hỏi đặt ra trong thảo luận là:
1) tại sao MDF có yêu cầu kiểm nghiệm về tính trương nở trong khi các loại composite khác như polyester/ sợi thủy tint lại không yêu cầu?
2) tại sao MDF lại có yêu cầu tiêu chuẩn về lực giữ đinh vít?
3) Ván ép đi từ bột gỗ có khác biệt gì về cơ lý / ứng dụng so với ván ép đi từ ván lạng?
4) Quy trình ướt có lợi điểm gì so với quy trình khô?
5) Tại sao ván ép MDF nói riêng và các loại ván ép khác có hiện tương thải formaldehyde trong qua trình phục vụ? Nguyên nhân ?
6) Các hướng khắc phục hiện tượng này có thể có?

cái thứ nhất em nghĩ là do đặc tính của xenlunoze là hút ẩm thôi
2, vì đây là hề dị thể lên độ bền tương đối là do lực nén ép cơ học keo chỉ có tác dụng như chất kết dính chứ ko tạo liên kết hóa học
5,do khi sấy nóng ở nhiệt độ cao thì phân hủy ra (là do tác dụng nhiệt thôi)
Mình tiếp tục vấn đề này qua một thời gian chờ thêm ý kiến của các bạn.

1) 60% là xenlulo trong MDF có tính hút ẩm mạnh. Nhưng chúng ta chỉ xét đến tiêu chuẩn kiểm tra này khi sản phẩm composite đi từ sợi xenlulo đã qua xử lý tách loại lignin, tẩy. Nếu như xét ở gỗ cứng hay ở lõi thì ta sẽ thấy gỗ không trương nở như MDF. MDF gặp nước có thể trương nở gấp 2-3 lần độ dày ban đầu. Lưu ý là chỉ thấy rõ sự trương nở theo độ dày. Chứ còn chiều ngang và chiều dài ( kích thước mặt) thì thay đổi ít hơn. Còn 40% là do bản chất keo, chất kết dính, trong MDF.

2) Do thực tế ứng dụng và tính chất cơ học của hệ composite nền nhựa gia cường bằng sợi ngắn. MDF là composite gỗ đi từ hệ này có một nhược điểm là độ bền cắt xé kém. Trong ứng dụng , MDF không thể dùng trong lắp ghép bằng đinh đóng, mà phải là vít. Thường ván ép ( plywood) chịu đinh, vít tốt hơn MDF.

5) Sự thải ra formaldehyde từ MDF không phải trong quá trình sấy nóng không, mà ngay cả trong quá trình phục vụ của nó ở nhiệt độ thường. Lý do là từ keo tổng hợp dùng làm chất kết dính sợi xenlulo có gốc formaldehyde. Đi sâu vào cơ chế , cta cần xem qua phản ứng trùng ngưng. tất cả các keo polymer nhiệt rắn UF, PF, MF đều được tổng hợp và đóng rắn bằng phản ứng trùng ngưng-đa ngưng tụ. Quá trình này tạo:
- hợp chất trung gian chứa các nhóm chức methylol
R(H)n + nHCHO --> R- (CH2OH)n ( n=2 đến 3)
- hợp chất trung gian này ngưng tụ tiếp tạo ra prepolymer có chứa liên kết -CH2-O-CH2- ( chưa khâu mạng 3 chiều , vd. nhựa novolak)
2 R-(CH2OH)n --> (HOCH2) - R -CH2-O-CH2-R-(CH2OH)[n-1] + H2O
- Trong quá trình đóng rắn, mạng 3 chiều hình thành với 2 kiểu nối ngang -CH2-O-CH2- và -CH2- (methylene). Nối ngang -CH2- tạo ra từ:
-CH2-O-CH2- --> -CH2- + HCHO

Như vậy những nối ngang -CH2-O-CH2- còn lại trong nền MDF sẽ tiếp tục chuyển hóa trong quá trình nối ngang methylene -CH2- (bền hơn) trong quá trình phục vụ và tạo ra formaldehyde HCHO.

Như vậy, chúng ta đi tiếp tới câu hỏi thảo luận:

7- Tại sao 40% hiện tượng trương nở của MDF là từ keo?
8- Tại sao MDF cho sự trương nở theo chiều dày khác biệt lớn so với hướng kích thước mặt?
9- Yếu tố gì ngoài nhiệt độ gây chuyển hóa nối ngang còn lại -CH2-O-CH2- trong UF, PF, MF sau đóng rắn thành -CH2-?

thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 09-08-2008 lúc 09:50 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
bluemonster (09-09-2008)