Chủ Đề: Vật liệu MDF
View Single Post
Old 08-30-2008 Mã bài: 27682   #2
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

-MDF: medium density fiberboard

Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt, người ta dựa vào thông số cơ lý, độ dày và cách xử lý bề mặt.

Đây là sản phẩm composite gỗ nhân tạo. Họ composite gỗ gồm: plywood, MDF, OSB, PB, WB. Bình dân trong dân nghề gỗ thường nói là ván ép gỗ lạng ( plywood), MDF ( ván ép bột sợi), ván ép dăm (OSB, PB, WB).

-MDF có các thành phần cơ bản gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

-Sản phẩm composite gỗ nói chung và MDF nói riêng có những tính chất cơ lý cơ bản như sau:

Tỷ trọng ( kg/m 3)
Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)
Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)
Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)
Lực giữ đinh vít ( đơn vị N)
Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )
Độ hấp thụ nước ( %)
Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)
Lượng formaldehyde thải ra (ppm)

- Có hai kiểu quy trình sản xuất MDF: quy trình khô, quy trình ướt.
Quy trình khô : keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuátra , cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

- Keo: chất kết dính thông dụng cho sản xuất MDF cũng như các lọai ván khác trong hiện nay là UF, PF, MF-UF, MF-PF.

- Ứng dụng: Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có :

MDF dùng trong nhà ( nội thất)
MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
MDF mặt trơn : để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer) lên hay các mặt trang trí bằng melamine.

- Vấn đề môi trường: Hiện nay, từ các nghiên cứu về MDF cho thấy, sự thải ra formaldehyde của MDF trong qua trình sử dụng là rất cao. Formaldehyde gây ảnhh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng khi tiếp xúc lâu dài. Cho nên, pháp luật của Mỹ buộc các nhà sản xuất đồ gỗ từ Trung quốc, VN, Nhật và EU phải cam kết dùng các loại MDF thải ra formaldehyde rất rất là ít vào đầu năm 2009 và hoán toàn không có formaldehyde vào 2010. Điều này đưa đến cuộc chạy đua nước rút trong nghiên cúu sản xuất MDF không formaldehyde.

Câu hỏi đặt ra trong thảo luận là:
1) tại sao MDF có yêu cầu kiểm nghiệm về tính trương nở trong khi các loại composite khác như polyester/ sợi thủy tint lại không yêu cầu?
2) tại sao MDF lại có yêu cầu tiêu chuẩn về lực giữ đinh vít?
3) Ván ép đi từ bột gỗ có khác biệt gì về cơ lý / ứng dụng so với ván ép đi từ ván lạng?
4) Quy trình ướt có lợi điểm gì so với quy trình khô?
5) Tại sao ván ép MDF nói riêng và các loại ván ép khác có hiện tương thải formaldehyde trong qua trình phục vụ? Nguyên nhân ?
6) Các hướng khắc phục hiện tượng này có thể có?

thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 08-30-2008 lúc 05:16 PM. Lý do: chính tả
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
bluemonster (08-30-2008)