View Single Post
Old 10-07-2010 Mã bài: 70018   #8
diepgl
Thành viên ChemVN
 
diepgl's Avatar

BlueSun>>CFC<<
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 38
Posts: 78
Thanks: 21
Thanked 49 Times in 31 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 1 Post
Rep Power: 18 diepgl is on a distinguished road
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Gaushinichi View Post
Mình cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này!!!!Nếu nguyên liệu của mình là thịt thì phương pháp phân tích nào là tối ưu???Mong các bạn giúp đỡ!!!!
Theo mình nên dùng pp cực phổ là tốt nhất vì mẫu của bạn khó xử lý

Xử lý mẫu: phương pháp nghiền và phương pháp ngâm chiết, hai phương pháp này đều có những hạn chế nhất định. phương pháp nghiền làm cho dịch nghiền có màu ảnh hưởng đến phép xác định nitrat. Phương pháp ngâm ít bị ảnh hưởng của màu nhưng thời gian ngâm chiết lầu do đó kéo dài thời gian phân tích.


phương pháp chiết mới đó là phương pháp chiết dùng năng lượng vi sóng.

Khái niệm về vi sóng:

Vi sóng theo thuật ngữ tiếng Anh "microwave" là các sóng cực ngắn hay còn gọi là sóng vi ba có bước sóng từ 1 mm đến 1m. Năng lượng của vi sóng là năng lượng điện từ. Tần số của vi sóng thường được sử dụng trong công nghiệp, y tế và khoa học là 915 MHz, 2450 MHz, 5800 MHz, và 22125 MHz. Tần số 2450 MHz (tương đương bước sóng 12,2 cm) được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị dân dụng và các thiết bị chuẩn bị mẫu cho phân tích.

Năng lượng vi sóng được phát ra từ một nguồn phát sóng điện từ. Bản chất của vi sóng là sóng điện từ gồm hai yếu tố : yếu tố từ trường B và yếu tố điện trường E. Quá trình chuyển hoá năng lượng điện từ thành năng lượng nhiệt bao gồm hai cơ chế

+ Cơ chế chuyển dẫn ion

+ Cơ chế quay cực phân tử.

Sự đốt nóng bằng kỹ thuật vi sóng dựa trên sự hấp thụ trực tiếp năng lượng vi sóng của mẫu, do vậy các hiện tượng như dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình cân bằng nhiệt.

Để đánh giá khả năng chiết của lò vi sóng chúng tôi đã tiến hành trên mẫu rau cải được chuẩn bị như sau

Chuẩn bị mẫu : Mẫu rau cải được rửa sạch sau đó được thái nhỏ và trộn đều. Cân mỗi mẫu 10 g cho vào các cốc định mức 250 ml, thêm nước cất vào mỗi cốc đến khoảng 200 ml.

Chúng tôi đã nghiên cứu khả năng chiết của lò vi sóng ở các mức năng lượng khác nhau và thời gian đun vi sóng ở các mức năng lượng ấy, kết quả cho thấy:

+ Mức năng lượng đun vi sóng càng cao thì càng chiết nhanh nitrat ra khỏi mẫu.

+ Với mức năng lượng cao thì chỉ cần 7 phút đã chiết hết nitrat ra khỏi mẫu.

So sánh với một số phương pháp chiết thông thường ( nghiền, ngâm) chúng tôi thấy phương pháp chiết bằng năng lượng vi sóng có một số ưu điểm sau:

+ Thời gian chiết nhanh

+ Dịch chiết không có màu thuận lợi cho phép xác định nitrat

+ Hiệu suất chiết cao hơn so với một số phương pháp chiết thông thường.

+ Thiết bị dễ sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường.

Sau khi chiết, để xác định hàm lượng nitrat trong dịch chiết thì phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp trắc quang vì phương pháp này đơn giản và có độ nhạy khá cao đối với ion nitrat. Tuy nhiên để xác định nitrat bằng phương pháp này trước hết phải tiến hành cô cạn mẫu. Phương pháp cô cạn thường được sử dụng trước đây là cô cạn cách thuỷ. Chúng tôi đã dùng lò vi sóng (với mức năng lượng trung bình) để cô cạn dịch chiết rau và so sánh với cô cạn cách thuỷ cho kết quả tương đương.

Phương pháp chiết nitrat và cô cạn bằng vi sóng sau đó xác định bằng phương pháp đo quang đã được so sánh với phương pháp sắc ký ion cho kết quả tương đối phù hợp
diepgl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn diepgl vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (12-10-2010)