View Single Post
Old 08-16-2010 Mã bài: 66825   #82
dst
Thành viên ChemVN
 
dst's Avatar

ltv1994
 
Tham gia ngày: May 2009
Tuổi: 30
Posts: 39
Thanks: 20
Thanked 23 Times in 17 Posts
Groans: 1
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 dst is on a distinguished road
Default

Nếu bạn thích hỏi rõ thêm câu 2, thì có thể giải thích như sau:
Để trùng hợp thì trước hết các phân tử rời rạc phải liên kết được với nhau, thường thì điều này được đảm bảo bằng sự đứt ra của một liên kết pi trong phân tử (tức là tách sự xen phủ giữa 2 orbital p trong phân tử), mỗi orbital p này sẽ quay ra xen phủ với một orbital p của phân tử khác. Còn về hiệu ứng không gian, nếu phân tử cồng kềnh, khả năng xen phủ orbital p sẽ rất yếu do sự đẩy lẫn nhau của lớp vỏ e của các nguyên tử. Để đơn giản bạn cứ tưởng tượng như sau: các thành viên của lớp bạn cần phải nắm tay nhau thành 1 dãy, trước khi làm việc này thì cứ 2 người lớp bạn tạo thành 1 cặp nắm tay nhau (cả 2 tay nhé). Vậy để làm được như yêu cầu, mỗi bạn sẽ bỏ 1 tay ra và 2 người trên sẽ chỉ nắm nhau bằng 1 tay, sau đó tìm đến cặp bạn khác cũng vừa làm như trên! Kết quả sẽ tạo thành 1 dãy đúng như yêu cầu. Tuy nhiên nếu các bạn làm việc trên giữa 1 nơi chỉ có toàn lớp bạn đương nhiên sẽ dễ hơn là giữa cả 1 sân vận động đầy người => yêu cầu sẽ gần như 0 thể thực hiện được, hoặc nếu có thì rất lâu.
dst vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn dst vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
hely (08-16-2010)