Chủ Đề: Hóa học và Tôi
View Single Post
Old 04-19-2008 Mã bài: 22921   #56
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default Ðề: Hóa học và Tôi

Xin chân thành cảm ơn những góp ý của các bạn, sai sót vẫn là sai sót, khi công tác chuẩn bị ít người và thời gian ngắn, BTC đã cố gắng hết sức để ngày mai có một trận chung kết hoàn chỉnh về mặt chuyên môn và đạt về mặt hình thức. Xin chân thành cảm ơn những góp ý và ủng hộ của các bạn.

Thay mặt BTC, Mình xin trả lời những bạn như sau:

Trích:
Qua mấy chặng thi vừa rồi, mình có một số ý kiến như sau:
Thứ nhất là về mặt kiến thức chuyên môn. Theo mình có một số câu trả lời sai, sai nặng lá khác. Ví dụ như câu hỏi "Nguyên tố nào không có đồng vị?" trong bảng bán kết phổ thông. Bất cứ nguyên tố nào cũng có đồng vị cả, không tự nhiên thì cũng nhân tạo. Lẽ ra câu hỏi nên là: "Nguyên tố nào trong tự nhiên không có đồng vị?" thì mới chính xác. Lúc đó câu trả lời là P31 hay F19đều chấp nhận được. (câu trả lời của một đội đáng lẽ đúng mà bị đánh sai. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể vào wikipedia tham khảo.).
Phần này được trích trong sách giáo khoa và kiến thức được chấm căn cứ theo những gì các bạn đã học ở phổ thông. Tất nhiên không thể biện bạch sai sót này rằng phổ thong học như vậy, lên đại học sẽ sửa lại. BTC xin nhận sai sót này và sẽ sửa chữa. Trận bán kết bảng phổ thông là trận đầu tiên tổ chức nên công tác còn cập rập, nên sai sót là khó tránh khỏi. Mong các bạn thông cảm.

Trích:
Ở bảng Đại Học rõ ràng có một sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận hơn, nhưng tiếc là vẫn có lỗi. Trong phần xem video thí nghiệm, dung dịch có Mn2+ khi cho tác dụng với xút sẽ tạo thành Mn(OH)2 kết tủa trắng. Sau đó Mn(OH)2 bị O2 có trong không khí oxi hóa thành MnO(OH)2 (hay còn gọi H2MnO3) kết tủa màu nâu đỏ.
Phần này mình xin trả lời bạn rằng đáp án đã ghi rõ là Mn(OH)2 tạo thành bị oxi hóa ngay lập tức bởi oxi hòa tan trong nước, và không thể có kết tủa trắng tạo thành, còn dạng kết tủa bạn thấy là MnO2 vô định hình, có tài liệu ghi là MnO2 (giáo trình hóa nước, TS Nguyễn Đức Nghĩa), cũng có tài liệu ghi là MnO(OH) nhưng vấn đề ở đây là xác định dạng tồn tại của mangan trong dung dịch là Mn(IV).

Cũng xin mở ngoặc nói thêm là khi quay đoạn video clip này ban đầu mình sợ lượng oxi hòa tan trong không khí không đủ nên đã định sục thêm oxi vào đến bão hòa nhưng khi thực nghiệm thì thấy kết quả ngoài mong đợi như bạn thấy, không cần sục thêm oxi vào.

Và cũng xin nói thêm là từ màu sắc thực tế đến máy quay là có khoảng cách lớn, đến khi chuyển vào laptop rồi sang projector và kết quả cuối cùng là ra màn chiếu thì khó có thể nói là phân biệt được rõ ràng màu đen và màu nâu đỏ, nên chỉ có quan sát thực nghiệm mới rõ được.

Như vậy bạn nói câu hỏi này giải thích sai nặng thì cũng hơi bị... nặng cho BTC.



Trích:
Mình thấy rõ ràng kết tủa trên ống nghiệm là nâu đỏ chứ không phải đen của MnO2 như đáp án các bạn đưa ra. Đó là những cái sai kiến thức mà không gì bào chữa được. Ngoài ra có một số câu hỏi mà mình cho rằng... hơi bị kì lạ. Ví dụ như bảng Đại học lại hỏi những câu như "Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị,..." thì chẳng khác nào cho điểm cả. Đó là sự không cân xứng về độ khó giữa hai bảng phổ thông và đại học, giữa các đợt thi với nhau.
Về câu hỏi dễ hay khó thì đó là chủ quan của khán giả, đến phần thi bán kết đại học thì đề thi đều được duyệt từ trước với ban giám khảo. Những câu hỏi dễ cũng một phần "thoáng" một chúng cho không khí thi, giống như năm ngoái đưa toàn câu hỏi khó thì hội trường có không khí khá căng thẳng, và cũng nên nhớ chúng ta đang ở hội thi chứ không phải là kì thi, nghĩa là 1 sân chơi nên cũng phải để khán giả tham gia vào, để họ không cảm thấy mình đang bước vào sân chơi với toàn những câu hỏi trên trời, và bảng đại học cũng không nên nghĩ là những sinh viên đều bước lên từ môi trường chuyên chọn, đội tuyển quốc gia mà cũng nên nhớ trong đó còn có những người hết sức bình thường, và họ bước đến trận bán kết bằng suy luận, sự phán đoán trên nền kiến thức sẵn có chứ không phải là trả bài những kiến thức đã biết và đánh đố nhau xem ai biết nhiều hơn ai. Mục đích chúng tôi tổ chức sân chơi này hoàn toàn không phải vậy. Và bằng chứng là trên sân kháu lúc đó có những người là cựu thành viên của đội tuyển olympic quốc tế, quốc gia, từng đoạt giải này nọ, hoàn toàn có thể trả lời tất cả câu hỏi nhưng vẫn không đoán được hình nền, trong khi người giải được hình nền là 1 SV hết sức bình thường, như vậy dễ hay khó là do chủ quan từng người.


Trích:
Thêm một dạng câu hỏi nữa mà mình góp ý là dạng câu hỏi điền từ. Ví dụ như câu "Oxi là..." thì có thể điền vào đó "chất khí", "đơn chất", "phân tử",... đầu có thể chấp nhận được chứ không nhất thiết cứng nhắc theo đáp án đã đưa.
Về vấn đề này thì phải xem từ bạn điền vào có phù hợp với nghĩa của toàn đoạn văn hay không. Nếu nói oyx là gì thì bạn có thể nói đó là chất khí, phân tử,... nhưng nếu đưa vào 1 đọan văn thì chỉ có 1 nghĩa duy nhất, phù hợp với nội dung của đoạn đó.

Trích:
Nguyên nhân của khuyết điểm thứ nhất này, theo mình đó là do không có sự chuyẩn bị, quan tâm đúng mức (hay đúng hướng). Những lỗi sai ấy lẽ ra đã tránh được nếu các bạn check câu trả lời trước.
Những câu hỏi chúng tôi đưa ra đều được tham khảo từ tại liệu tin cậy, tất nhiên kiến thức của chúng tôi cũng có hạn nên sai sót và kiểm chứng lại là điều khó tránh khỏi, chỉ mong sai sót ở mức thấp nhất trong khả năng cho phép.

Trích:
Ngoài ra, trong thành phần ban giám khảo hai đợt thi bản bán kết vừa rồi không có giáo viên nào thuộc bộ môn hóa vô cơ cả, đánh giá sai là điều khó tránh khỏi.
Chúng tôi luôn mong muốn có thành phần BGK đầy đủ các bộ môn, nhưng khi các thầy cô bận rộn và không thể đến với hội thi được thì đó là điều bất khả kháng của ban tổ chức.
Tuy nhiên hội đồng giám khảo đã được mời là những người có kiến thức chuyên môn chắc, những câu hỏi đưa ra cũng chỉ ở mức đại cương (với trình độ bán kết) nên không thể nói hỏi 1 câu vô cơ đại cương mà giám khảo chỉ có hóa lý, hữu cơ và phân tích thì chắc chắn sẽ chấm điểm sai câu này, điều này là vô lý!

Trích:
Thứ hai là phần chuẩn bị cơ sở vật chất. Bản phổ thông sai sót kĩ thuật vẫn có (máy không chạy được, micro không hoạt động, không xem được clip trên máy,...) ở bản đại học được chuyẩn bị kĩ càng hơn, chu đáo hơn nên có thể xem như không có sai sót kĩ thuật xảy ra (không kể việc câu hỏi về đích bị hiện lên trước, cái câu hỏi dây tóc bóng đèn ấy)
Nguyên nhân: vẫn là sự chuyẩn bị chưa đến. Lẽ ra các bạn có thể check thử trước và tránh được những sai sót này mới phải.
Cũng xin bạn thông cảm vấn đề này, tháng 3 tháng 4 là tháng thanh niên, nếu nhìn bandroll căng ở trường bạn cũng hiểu mức độ "nóng" của các hoạt động, gần như khoa nào cũng có hội thi học thuật nên giảng đường được mượn gần như kín chổ, đó là lý do trận chung kết bảng phổ thông phải tổ chức ở năng khiếu là chuyện chẳng đặng đừng, cho nên chúng tôi chỉ có khoảng thời gian gần khoảng 1 tiếng để biến 1 giảng đường học tập thành 1 sân khấu học thuật, không thể nào check trước được và khi mọi việc đã ok thì cái này cái kia trở chứng không hoạt động, dây điện bị lỏng, power point nhạy nên bị nhảy slide là những cái không muốn nhưng không biết làm sao cấm nó đừng xảy ra, hơn nữa chúng tôi cũng là những con người,chúng tôi cũng phải lên lớp, học tập, làm bài tập như các bạn, trong khi các bạn làm khán giả còn chúng tôi là BTC. Mogn các bạn thông cảm điều này, chỉ cần 1 khán phòng đầy kín khán giả cũng là 1 nguồn động viên to lớn cho chúng tôi, còn đằng này dù đã thông báo... chúng tôi cũng biết là những người đến với hội thi là những người đam mê hóa học, chúng tôi cũng không chú trọng số lượng nhiều, nhưng đã là sân chơi, thu hút càng đông vẫn càng vui chứ, mình đi giao lưu mà không có ai đến với mình, giống như đứng giữa đường nhoẻn miệng cười mà không có ai đáp lại vị bảo rằng cuộc sống tất bật quá nên cũng không dành cho nhau 1 giây để nhoẻn miệng cười

Và điều cuối cùng mình cũng muốn nói là HHVT rất muốn tổ chức vào 1 thời gian khác để tránh việc kẹt giảng đường, trùng thời gian các bạn thi HK và thi Olympic, nhưng nếu tổ chức trong năm thì không có dễ mượng giảng đường vì lịch học và vì 1 số lý do khác

Xin cảm ơn Ken vì bài viết của bạn mà có dịp bày tỏ, và HHVT lần 7 đã là hoạt động tình nguyện cuối cùng của mình, năm sau mình cũng sẽ ngồi ở hàng ghế khán giả, và những con người yêu thích đam mêm hóa học lại cùng trông chờ cho đến tháng 4 - 2009, ẹn gặp nhé HHVT lần 9, và hi vọng rằng trận chung kết ngày mai sẽ đàng hoàng hơn, tươi đạp hơn, để lại dấu ấn trong lòng các bạn.
Một lần nữa xin cảm ơn sự ủng hộ của các bạn

Trích:
MÌnh biết công sức các bạn bỏ ra không phải là nhỏ, các bạn đã rất cố gắng. Mình đã từng tham gia tổ chức một dạng tương tự và mình hiểu cảm giác này là như thế nào. Trân trọng công sức của các bạn. Những điều mình nêu trên chỉ là góp ý để cuộc thi có thể tốt hơn. Mặt khác, những điều mà các bạn đã làm được, đã đạt được cũng không phải là ít, đánh hoan nghênh lắm chứ. Ủng hộ các bạn.

Chữ kí cá nhânKhi mặt trời lặn dần ở cuối chân trời, viên đá cuội nhỏ nhoi có một cái bóng đổ dài và nó thấy mình vĩ đại.


thay đổi nội dung bởi: aqhl, ngày 04-20-2008 lúc 12:41 AM.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tigerchem vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
quanph (04-20-2008)