Chủ Đề: Ielts
View Single Post
Old 04-20-2009 Mã bài: 37772   #52
phu_thuy_hoa_hoc
Thành viên ChemVN

Phu_thuy_hoa_hoc
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Location: Ha Noi
Posts: 12
Thanks: 4
Thanked 23 Times in 6 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 phu_thuy_hoa_hoc is an unknown quantity at this point
Default

2.Listening skills.

Thông thường nghe là kỷ năng khó nhất của người Việt vì: tiếng việt thường không nói theo kiểu trọng âm (nhấn câu, nhấn vần) như tiếng anh và hơn nữa là do tiếng anh quan trong nhất là âm cuối (ending sounds) và phát âm (pronunciation). Do đó, dễ bị nhầm khi nghe (nhầm từ này qua từ khác), cũng như thường mắc các lỗi như thiếu âm cuối (số nghiều trong danh từ, S trong sở hữu cách…). Thêm vào đó, bài thi nghe trong IELTS thường bao gồm cả giọng người Anh (British Anglish), người Mỹ (American English) và cả người Úc. Nên thí sinh thường cảm thấy bị shock khi nghe thấy 1 kiểu giọng lạ hoắc trong bài thi. Ngoài ra, trong đề nghe IELTS chứa rất nhiều loại câu hỏi (chắc các bạn chuẩn bị thi IELTS cũng đã biết rồi) nên ko có kiểu ko nghe cứ đoán mò như trong TOEFT mà phải nghe mới điền được từ, câu, hoặc cùm từ được chứ.

2.1.Tổng quan về phần thi nghe.

Bài thi nghe thường có 4 phần (section). Phần 1,2,3 thường là các chủ đề liên quan đến đời sống hàng ngày hoặc trong học tập. Phần 4 là 1 bài giảng ngắn (nimilecture). Phần 2 và 4 thường chỉ 1 người nói. Phần 1 thường 2 người trò chuyện với nhau. Phần 3 thường 2-4 người thảo luận về 1 chủ đề nào đó. Bạn sẽ có 10 phút để chuyển phần trả lời từ đề thi (khi nghe nên viết trực tiếp vào đề thi) vào Listening answersheet.

2.2.Cách luyện nghe.
Nghe không thể lên nhanh trong một thời gian ngắn được vì vậy ban phải hết sức kiên trì, chịu khó và đừng bao giờ nãn chí khi thấy mình luyện đã 2 tháng rồi mà vẫn chưa thấy tiến bộ bao nhiêu. Đừng bao giờ bắt đầu với các cuối sách nghe rất khó như Practice test Plus… mà phải bắt đầu từ những cuốn đơn giản sau đó mới đến phức tap. Theo kinh nghiệm của mình thì nên học thứ tự các cuối sách như sau: listen Carefully --> Foundation -->Achieve for IELTS 4.5-5.5 -->202 useful Exercise. Sau đó mới nói đến các cuối prepare for IELTS khác và cuối cùng là các cuối Practice test.
Đối với kỷ năng nghe số, ngày tháng, địa chỉ, spelling (là những kỷ năng rất cơ bản nhưng rất quan trong trong nghe IELTS vì nếu các bạn không tốt các phần này thì mình nghĩ các bạn khó mà đạt 6.0 trong phần nghe) các bạn nên chọn 2 cuối listen carefully và 202 để luyện. Bạn phải biết cách ghi các tên thông thường và rất hay dùng trong tiếng anh như Thomas, David, …tên các thành phố và thủ đô nổi tiếng như Paris, London, … vì các tên này ko bao giờ họ spelling, chú ý rằng người Anh hay dùng các màu để đặt tên người và hay dùng Forest, Queen, Forrest, Hope, ..để đặt tên cho đường phố. Các bạn cũng phải học nói ngày, tháng, năm theo các cách khác nhau, cách đọc số điện thoại, cách đọc mã số của các loại thẻ (credit card, master card, visa card…). Bạn phải biết cách nghe trong phần chỉ đường vì đây là phần hay có trong section 1.

Đối với luyện phát âm thì nên chọn cuối Ship or Sheep (gồm 3 tâp để luyện) hoặc Here and There. Và phải chú ý nếu 1 từ nào đo các bạn chưa tự tin để nói hoặc nói ko chuẩn thì phải tra lại từ điển cách phát âm và tập đi tập lại nói cho được mới thôi. Chú ý với các từ hay dùng như Have, Think, Thing, improve, believe, give, taugh, … là hay bị sai phát âm và các ông thầy chấm thi IELTS rất ko ưa thí sinh sai các từ này trong khi nói nên nếu bạn phát âm sai thì RẤT NGUY HIỂM phải sửa gấp mới nghe và nói tốt được.
Về thời gian: Mỗi ngày bạn nên dành 1 tiếng cho phần nghe: 15 phút cho phần nghe số, spelling, rèn phát âm. 40 phút cho phần luyện bài mới, và 5 phút cho ghi lại tất cả những gì cần lưu ý (cái mà bạn chưa biết, cái mà ban sai, cách phát âm từ …) vào 1 cuốn sổ tay nhỏ để ổn lại khi cần thiết.

Cách nghe. Trước hết bạn nghe lần 1 và kiểm tra các câu trả lời xem bao nhiêu câu sai (mọi người thường đếm câu đúng, nhưng thực chất đếm câu sai mới biết được mình yếu cái ghì mà luyện chứ), sau đó xem vì sao câu đó mình sai: sai do ko nghe kip, sai do nghe nhầm, sai do ko hiểu đề, sai do viết thiếu, thừa từ; sai do spelling, …và đánh dấu vào các câu sai cũng như gi nguyên nhân vì sao sai. Nghe lại lần 2 sau đó check lại xem sau khi đã tìm ra nguyên nhân sai mình có khắc phục được ko!. Nếu khắc phục được thế là bạn đã học thêm được kiến thức còn nếu chưa được thì cũng không sao, vì ngôn ngữ là thói quen mà. Sau đo nghe tiếp lần 3, vừa nghe vừa dò tapescript để kiểm tra lại phát âm các từ chưa biết và tìm lời giải thích cho các câu sai. Lần 4: bạn hãy đọc lại bài đó xem có được ko? từ nào ko được nên tra từ điển để đọc cho đúng, cách làm này rất hữu ích cho bạn làm quen với các dạng bài nghe, luyện kỷ năng phát âm và vốn từ vựng. Nếu có thể thì bạn thử thu lại bài đọc của bạn và so sánh với bài nghe xem thử thế nào. (nhiều bạn ko làm bước này vì nghĩ mất thời gian hoặc ko hiệu quả nhưng mình chắc rằng đây là bước quan trọng nhất để bạn có thể improve listening and speaking skills nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thử đi bạn sẽ thấy tuyệt vời
).

Bạn cũng nên nghe thêm radio trên “Voa special English” hay BBC đây là nguồn tài liệu học tiếng anh cực hữu ích. Bạn cứ mở Radio, nghe và cố gắng nắm nội dung của bài nghe. vừa làm việc vừa nghe, nghe trước khi đi ngủ, cốt là để tập cho bạn phản ứng tốt với tiếng Anh cũng như cách sử dụng tiếng anh của người bản xứ.
2.3.Các chiến thụât khi nghe:
1-Phải luôn đặt ra cho mình 3 câu hỏi trước khi nghe: (nghĩ và tìm ra trong vòng 5-10 giây)
-Bài nói này diễm ra ở đâu?
-Mục đích của bài nói này để làm gì? họ nói về cái gì?
-Người nói là ai?
Ví dụ: Khi bạn gặp trong bài nghe 1 application form cho 1 club. Thì bạn phải xác định được club gì, ai nói, để làm gì và từ đó bạn có thể đoán được các câu hội thoại, các từ cần dùng, các thông tin trong bài nói. Nếu bạn làm được điều này thuần thục thì mình chắc bạn dễ dàng khi nghe rất nhiều hơn là ko biết mình đang nghe cái ghì.
2-Phải biết dùng câu hỏi đề tìm câu trả lời, loại thông tin cần tìm cũng như ngữ pháp.
Bạn phải xác định khoảng tróng cần điền cần mấy từ, loại từ ghì, ngũ pháp và nếu có thể thì đoán luôn từ trước khi nghe.
Ví dụ: trong một bài nghe có Passport number:……. Thì sau đó chắc là số hoặc chữ (thông thường có cả số và chữ trong passport number).
3-Đừng bao giờ quá tập trung vào 1 câu để luột qua các cấu khác trong khi nghe.
Vì ban chỉ nghe 1 lần thôi, nên nếu ko nghe được câu nào đó thì bỏ qua để tiếp tục nghe câu khác, chưa nếu bạn quá tập trung vào 1 câu nào đó thì bạn ko thể bắt kịp phần nghe và hậu quả ban cũng đã biết. Xin hẹn tiếp kỳ sau
(mình nghĩ đâu viết đó, hy vọng các bạn đọc được)

Chữ kí cá nhân"Kiến thức mà ta biết được chỉ là giọt nước giữa đại dương bao la"

phu_thuy_hoa_hoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn phu_thuy_hoa_hoc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
tieulytamhoan (06-14-2009), tuan.huu2007 (04-27-2009), tv_X (05-23-2009)