Chủ Đề: Máy đo pH
View Single Post
Old 11-19-2010 Mã bài: 72680   #8
voicoibk
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2008
Posts: 8
Thanks: 1
Thanked 8 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 voicoibk is an unknown quantity at this point
Default

Chào các bạn,
Mình mạo muội góp ý mọi người như sau.
Máy đo pH có 2 bộ phận chính: Cảm biến (Sensor) có nhiệm vụ chuyển tín hiệu pH thành tín hiệu điện thế (mV). Tín hiệu điện thế này tỷ lệ thuận với pH của dung dịch theo công thức Nerst. Thứ hai, Transmitter (còn gọi là pH meter) có nhiệm vụ chuyển tín hiệu điện thế nhận được từ cảm biến sang giá trị pH hiển thị. Vì thế các máy đo pH đều có tính năng hiển thị giá trị đo được là mV hoặc pH. Bạn chú ý là máy đo pH chỉ có thể đo điện thế, nhưng qua giá trị điện thế này sẽ quy đổi về giá trị pH qua biểu thức Nerst.
Về cảm biến, bằng 1 bầu thủy tinh trong chứa dung dịch KCl 3M, có 2 điện cực (điện cực đo và điện cực tham khảo). Thực tế điện cực tham khảo cấu tạo tương đối phức tạp, nhưng nôm na gồm có 1 dây Ag và mạ AgCl nhúng trong dung dịch KCl, để có điện thế 0 mV. Bầu thủy tinh có 1 junction để cho dung dịch electrolyte chảy từ từ ra môi trường đo (vì thế sau 1 thời gian phải bổ sung KCl vào trong cảm biến). Hầu hết các loại cảm biến đều có 1 lỗ nhỏ, để thông bên trong với bên ngoài, nhưng cũng khá nhiều người khi đo quên mở lỗ này ra.
Việc bảo quản cảm biến là nhúng vào dung dịch KCl 3 M. Trong môi trường này pH ~7 nên điện thế sinh ra ~0 mV. Bạn tưởng tượng cảm biến giống 1 quả pin, vì thế có tuổi thọ nhất định. Nhúng vào trong KCl để cảm biến không bị khô (tắc juction) và giống như để cái "pin" đó không làm việc. Lúc làm việc, tuổi thọ sẽ cao hơn. Còn nhiều nữa, nếu bạn nào quan tâm gửi email về nvphuong.hut@gmail.com, tớ sẽ trao đổi thêm!

Thân :)
voicoibk vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn voicoibk vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (11-19-2010)